SAO TRONG KỲ MÔN ĐỘN GIÁP
-------------------------------
1- Sao Thiên Bồng (Thuỷ) = Bồng Trời = Thầy mưa.
===================================
1- Tụng đình tranh ngạnh gặp Bồng Trời
2- Trận được tên vang muôn dặm khơi.
3- Xuân với Hè dùng hay quá quá
4- Thu và đông dùng xấu hơi hơi
5- Đi xa dựng gã đều không lợi
6- Chôn cất dựng xây cũng hỏng toi
7- Ví được Sinh môn và Bính, Ất
8- Trăm ngàn công việc hẳn hơn người.
--------------------------------------------
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI THÍCH
(Người giải thích: Bùi Quang Chính)
1- Tụng đình tranh ngạnh gặp Bồng Trời.
2- Trận được tên vang muôn dặm khơi.
Giải thích: Thiên Bồng chỉ thích hợp với vấn đề
+ Kiện cáo, kiện tụng...
+ Đấu tranh, giành giật, chống lại,..
+ Đánh nhau, khởi binh...
Tuy nhiên: tốt đẹp này không có ghĩa là lúc nào cũng tốt ==> mà tùy lúc, tùy thời.
3- Xuân với Hè dùng hay quá quá.
Giải thích: Sự tốt đẹp đó, chỉ tốt vào mùa Xuân và Hè. Tại sao??? Tại sao Thiên Bồng thuộc Thủy, mùa Xuân làm Thủy suy, mùa Hè làm Thủy càng suy vậy tại vì sao lại tốt?
+ Ở đây hiểu cái ý nghĩa của nó, không phải hiểu theo nguông gốc trợ giúp nó. Vì Thủy này có nguồn từ trên Trời, nên không cần quan tâm ở đâu sinh trợ cho nó nữa.
+ Ở đây hiểu, nó giúp được gì cho vạn vật chúng sinh hạ giới, thì nó sẽ có giá trị.
+ Mùa Xuân: Mộc thịnh, nên cần nhiều Thủy sinh trợ ==> nên Thiên Bồng có giá trị lớn vào Mùa Xuân.
+ Mùa Hè: oi bức, vạn vật rất cần nước. Nên Thiên Bồng, rât giá trị vào Mùa Hè.
VÌ VẬY, ĐỌC SÁCH PHẢI THẤU HIỂU VÀ BIẾT VẬN DỤNG. KHÔNG SÁCH NÀO GIẢI THÍCH CHO MÌNH ĐÂU.
4- Thu và đông dùng xấu hơi hơi.
Giải thích:
+ Thu, kim thịnh vạn vật héo tàn. Nên Thủy cần rất ít.
+ Đông, hàn lạnh, thêm Thủy thì vạn vật úng ngập, chết chóc, tang thương.
NÊN KHI ĐỌC PHẢI HIỂU ĐỂ DÙNG MỚI MANG LẠI GIÁ TRỊ KHOA HỌC.
Ví dụ: Tháng 11,12 năm 2020 âm. Sự lạnh quá nặng. Thủy dư thừa quá mức. Vì vậy: Thiên Bồng dùng vào mùa Đông 2020 này ===>>> ĐẠI XẤU, chứ không phải hơi hơi, như câu phú.
5- Đi xa dựng gã đều không lợi.
Giải thích
+ Đi xa: có nghĩa là động (động này khác với cái động của đánh chiếm, sát phạt) ==>> KHÔNG TỐT. Vì Thiên Bồng là sự ngăn, bế tắc, đút đoạn, không thông... Nên nếu tiến hành việc thường thì sẽ bị bế tắc, đứt đoạn, không thông, gián đoạn. Nhưng nếu việc nào đó mang tính đào bới, tách ra, đánh chiếm,....===>>> TỐT. Vì khơi thông cái sự BẾ TẮC ĐÓ.
+ Dựng gã, kết hôn...===>>> KHÔNG TỐT. Vì Thiên Bồng nó chủ về chia tách, chia cắt, tách ra... Kết hôn chủ về HỢP LẠI nên trái ngược Thiên Bồng.
VÌ VẬY, THUẬN THEO Ý NGHĨA CỦA SAO MỌI VIỆC Sẽ TỐT.
6- Chôn cất dựng xây cũng hỏng toi.
Giải thích:
+ Chôn cất: có sự đào bới, có sự chia ly... Nhưng sao lại xấu? Thiên Bồng, chia cắt có tính chiếm hữu, thu được lợi ích.....===>> Nên ý chôn cất... nó trái với ý của Thiên Bồng.
+ Dựng xây: cũng là đào bới, cũng là tạo ra lợi ích sau khi xây... Tại sao lại xấu??? Vì xây dựng, là tạo cái mới, Thiên Bồng như là phá bỏ... Vì vậy nếu xây dựng này mà phá dở cái củ, sửa chữa lại...==> thì sẽ TỐT. Nhưng làm mới từ đầu, hoặc một vấn đề kiên cố ổn định ==>> KHÔNG TỐT.
7- Ví được Sinh Môn và Bính, Ất.
Giải thích:
+ Sinh Môn thuộc Thổ. Môn khắc Thiên Bồng tại sao lại tốt. Vì cửa Sinh mang ý nghĩa là Sống là sự tốt đẹp. Thiên Bồng tưới vào đất, vận vật sinh sôi, nảy nở. Tuy nhiên sự tốt này tùy cung, tùy vào tiết lệnh. Ví dụ: tại cung KHẢM gặp cả SINH + BỒNG thì cũng không thể nào tốt được. Hoặc bị phản/ phục ngâm/nhập mộ/ kích hình..= KHÔNG TỐT. Gặp không vong = MẤT ĐI CÁI TỐT.
+ Bính, Ất vậy Đinh đâu? Chẳng lẽ gặp Bính Ất là tốt, thế Đinh không tốt à? Nói chung gặp Bính/ Ất /Đinh đều tốt. Nhưng sự tốt này tùy vào tổ hợp các CAN cùng cung. Hoặc bị phản/ phục ngâm/nhập mộ/ kích hình..= KHÔNG TỐT. Gặp không vong = MẤT ĐI CÁI TỐT.
8- Trăm ngàn công việc hẳn hơn người.