Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 6,419
Tất cả: 15,018,785
 
 
PHONG THỦY
1. Bát trạch - Bát biến
2. Huyền không phi tinh
3. Kết hợp Tứ Trụ - Huyền không
4. Thước lỗ ban
5. Phong thủy hóa giải vận mệnh
5. Tài liệu tham khảo
6. Phong Thủy/Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 2 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sự Hoàn Đạo)

MÔN ĐỊA LÝ PHONG THỦY LỤC KHÍ (PHẦN 2)

(Tác giả: Hoàng Văn Trường – Nhất Nam – Nhật Sư Hoàn Đạo)

 

3.2. Đặc điểm chung của Lục khí

Lục khí được cấu tạo, tập hợp từ vô số hạt năng lượng có chứa sóng điện khác nhau để tạo thành từng dòng khí riêng rẽ hoặc hòa quyện vào nhau.

Khi chúng hỗn độn hòa vào nhau thì đó gọi là giao tranh (giao thoa) hoặc là liên kết với nhau. Đó là giao nhau giữa sáng và tối (chiều tối và sáng sớm) thì là âm dương giao thoa; giao nhau giữa hơi nước và ánh nắng thì là thủy hỏa giao thoa; giao nhau giữa địa và thiên (hình thế điền thổ trái đất với gió, nắng, mưa, bức xạ vũ trụ) thì là trời đất giao thoa.

Khi chúng riêng rẽ thành một tổng thể sức mạnh của dòng khí thì đó là trường khí hoặc dòng khí riêng biệt. Đó là lửa mang tính hỏa, nước mang tính thủy, gió và nắng mang tính dương, bóng tối và lạnh mang tính âm, vũ trụ mang tính thiên, đất mang tính địa.

Sáu dòng khí luôn luôn tồn tại trong nhau, trong vạn vật, sự việc, hiện tượng. Cụ thể trong đất (điền thổ, địa) luôn có khí dương, luôn có khí hỏa, luôn có khí âm, luôn có khí thủy, luôn có khí thiên. Trong nước (thủy) luôn có khí địa (năng lượng từ lòng đất bức xạ vào), luôn có khí dương (ánh sáng mặt trời, oxy, năng lượng từ vũ trụ truyền vào), luôn có khí hỏa (nhiệt từ lõi trái đất và nhiệt từ mặt trời), luôn có khí thiên (năng lượng từ vũ trụ truyền vào), luôn có khí âm. Trong khí hỏa luôn có khí thủy, luôn có khí dương, luôn có khí thiên, luôn có khí địa, luôn có khí âm bởi khi sinh và khi diệt. Trong khí thiên luôn có khí âm, luôn có khí dương, luôn có khí hỏa, luôn có khí địa, luôn có khí thủy. Trong khí dương luôn có khí âm, luôn có khí hỏa, luôn có khí địa, luôn có khí thiên, luôn có khí thủy. Trong khí âm luôn có khí dương, luôn có khí thiên, luôn có khí hỏa, luôn có khí thủy, luôn có khí địa.

Sáu dòng khí không tự sinh ra, nó phải do quá trình tương tác của vạn vật, sự việc, hiện tượng mà phân tách ra vô số hạt năng lượng để sinh ra thành các dòng khí. Ví dụ để có đêm tối là khí âm thì trái đất phải quay tròn và quay xung quanh mặt trời, trái đất quay là phải có sự vận hành của 5 nhóm năng lượng và siêu năng lượng màu vàng được liên kết từ trung tâm vũ trụ tới các huyệt mạch tại trái đất để vận hành trái đất quay. Muốn có thủy thì phải có sự tương tác của vô số hạt năng lượng kết tụ gây ra mưa và có nước. Muốn có khí hỏa thì phải có nguyên liệu đốt cháy, đó là than củi, tương tác phản ứng của các chất do được kết tụ bởi vô số hạt năng lượng có sóng điện khác nhau. Muốn có khí thiên thì phải có sự tương tác của năm nhóm năng lượng trong vũ trụ. Muốn có gió (khí dương) thì phải có áp suất không khí bởi chênh lệch trong bầu khí quyển. Muốn có khí địa thì phải có đất đá, tro tàn, hóa thạch. Như vậy, các dòng khí không tự nó sinh ra nó, mà phải có sự tương tác giữa vạn vật, sự việc, hiện tượng từ hạt năng lượng tận cùng cho đến chỉnh thể của vạn vật, sự việc, hiện tượng.

Các dòng khí không tự mất đi. Tức là để mất hoặc chuyển hóa được 1 dòng khí thì phải có sự tương tác với các dòng khí khác hoặc tương tác với vạn vật, sự việc, hiện tượng để phân tách và chuyển hóa giữa các dòng khí với nhau. Ví dụ để tiêu tan và tản mạn cơn gió to thì cần có bức tường hoặc cánh rừng hoặc bụi cây. Để ngăn ngừa nước thủy triều dâng thì cần có bờ đê. Để ngăn ngừa hỏa thiêu cháy cánh rừng thì cần có mưa hoặc thủy dập tắt.

Dòng khí nào vượng quá sẽ tự đẩy (phân tách) đến nơi còn thiếu. Tức là nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, hơi nước tỏa ra xung quanh chỗ chưa có. Hỏa sẽ lan tỏa ra xung quanh… Điều này để thấy rằng các dòng khí luôn vận động, di chuyển do sự thái quá (vượng quá) và sự thiếu hụt. Sự di chuyển sẽ tạo thành dòng hoặc sự hòa nhập, xung đột với nhau.

Các dòng khí khi di chuyển luôn luôn hấp dẫn các dòng khí khác cùng hòa quyện vào nhau để di chuyển. Do đó, thấy âm di chuyển thì luôn nghĩ là có các dòng khí khác quyện vào cùng di chuyển. Thấy khí dương (gió) di chuyển thì luôn nghĩ là có các dòng khí khác quyện vào cùng di chuyển. Tương tự các dòng khí khác cũng vậy.

Sáu dòng khí sẽ luôn tương tác, giao tranh với nhau để tìm ra điểm cân bằng. Điểm cân bằng có khi chỉ là sự giao tranh của hai dòng khí và đạt đến tối đa là sự giao tranh của 6 dòng khí:
- Thủy và hỏa cân bằng sau quá trình giao tranh sẽ gọi là “Thủy hỏa cân bằng”. Ví dụ: ngày là hỏa bởi có mặt trời, nước là thủy sẽ bốc hơi khi về đêm. Nếu xét vào ban ngày thì hỏa vượng, nếu xét về ban đêm thì thủy vượng. Ngày và đêm luôn tuần hoàn, tức thủy và hỏa thay nhau thịnh vượng. Do đó điểm giao hòa, cân bằng của thủy hỏa chính là lúc giờ dậu (17 – 19h), giờ mão (5 – 7h). Bởi lúc đó thời điểm mát mẻ và cân bằng. Tại thời điểm đó ta sẽ thấy hơi nước không bao phủ không gian nữa bởi ánh nắng xua tan khí thủy, và cũng tại thời điểm đó vì có hơi nước mà hỏa chưa phát huy sự phá hủy của tính hỏa. Đó là điểm cân bằng của thủy hỏa.

- Âm dương cân bằng. Âm là bóng tối, là cái lạnh. Dương là ban ngày và nhiệt nóng. Khi âm dương cân bằng chính là cân bằng của ngày và đêm tại giờ dậu và giờ mão. Nhiệt độ ấm, mát mẻ là cân bằng của âm dương.

- Thiên địa cân bằng. Thiên là năng lượng từ vũ trụ truyền tới trái đất, là gió, là bão, là ánh nắng. Địa là năng lượng bức xạ từ lòng đất ra khỏi trái đất, là vận động của long mạch chìm và long mạch nổi. Do đó, điểm cân bằng Thiên Địa chính là mưa thuận gió hòa, khí hậu, thời tiết hiền hòa mát mẻ.

- Thiên, địa, thủy, hỏa, âm, dương giao hòa. Đây là đỉnh cao của sự giao hòa. Đó chính là huyệt mạch kết tụ tại vị trí địa lý cụ thể. Tại huyệt mạch sẽ thấy cột năng lượng màu vàng óng ánh được kết nối từ trung tâm vũ trụ tới điền thổ, nơi có giao nhau của 3 cho đến nhiều hơn mạch nước ngầm dựa trên loan đầu bên trên để bảo vệ sự bền vững của huyệt mạch. Năng lượng của huyệt mạch là tập hợp của vô số hạt năng lượng màu vàng óng ánh từ vũ trụ truyền xuống và được củng cố bởi nhiệt ấm từ lõi trái đất. Ta sẽ thấy trong hạt năng lượng đó có thủy, có âm, có dương, có hỏa, bởi tuyền dẫn và kết nối giữa thiên và địa.

Hình ảnh minh họa cho siêu hạt năng lượng trong huyệt mạch (BÊN DƯỚI)

- Trên là ảnh minh họa cho siêu hạt năng lượng có trong huyệt mạch do 6 dòng khí cân bằng để kết tụ thành huyệt mạch. Trong hạt năng lượng sẽ là màu vàng óng ánh bởi đã kết tinh được 6 dòng khí, mà 6 dòng khí chính là do những hạt năng lượng kết tụ tạo thành.

Sáu dòng khí đều có chứa sóng điện. Mỗi loại dòng khí sẽ chứa đựng sóng điện khác nhau. Do đó bất kể dòng khí nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, an lạc và thịnh vượng của con người. Trong sáu dòng khí, dòng khí nào vượng quá cũng không tốt, thậm chí là nguy hại đến với cuộc sống của con người. Dòng khí nào suy quá cũng không tốt, thậm chí nguy hại tới đời sống con người. Do đó 6 dòng khí phải cân bằng thì mới là lợi ích và mang lại sự thịnh vượng, phát triển, an lành cho đời sống con người.

 

Đặc biệt là không có hướng nào là hướng tốt, hướng nào là hướng xấu. Bởi không hướng nào là hướng mang lại dòng khí tốt cũng như dòng khí xấu, tức là dòng khí tốt xấu không phụ thuộc vào hướng. Điều này xua tan đi quan niệm xa xưa về các hướng tốt theo tuổi và ý nghĩa hướng tốt xấu do văn hóa cổ xưa lưu truyền. Bởi khi hiểu đặc điểm chung của 6 dòng khí thì ta thấy khí nào vượng quá hoặc suy cũng là không tốt. Chỉ khi 6 dòng khí cân bằng mới là tốt. Do đó thấu hiểu 6 dòng khí để lựa chọn địa thế theo môn Hình thế nhằm tạo ra sự cân bằng của 6 dòng khí khi di chuyển tới nơi ta sinh sống. Đó mới là khoa học của sự ứng dụng Khí trong địa lý phong thủy.
....CÒN TIẾP...


Đăng ngày: 11/26/2022 8:18:05 AM
Lần xem: 1178 lần - Phản hồi: 0
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]

Chưa có bài phản hồi nào!

Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 4 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 3 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 2 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sự Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 1 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
NHỮNG HÓA GIẢI VÀ KÍCH HOẠT TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY CỦA NHẤT NAM (Tác giả: Hoàng Văn Trường - Nhất Nam - Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Nhà Thờ - Mộ Kết - Phong Thủy (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
GIỚI THIỆU VỀ PHÁI ĐỊA LÝ PHONG THỦY NHẤT NAM (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Bài 1 (Địa lý Phong thuỷ Dương trạch): Lựa Chọn Khu Vực Địa Lý Xây Dựng Thành Phố, Đô Thị, Làng Xã, Ngôi Nhà (Tác giả: Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat