Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 7,506
Tất cả: 14,940,860
 
 
PHONG THỦY
1. Bát trạch - Bát biến
2. Huyền không phi tinh
3. Kết hợp Tứ Trụ - Huyền không
4. Thước lỗ ban
5. Phong thủy hóa giải vận mệnh
5. Tài liệu tham khảo
6. Phong Thủy/Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 4 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)

MÔN ĐỊA LÝ PHONG THỦY LỤC KHÍ (PHẦN 4)

(Tác giả: Hoàng Văn Trường – Nhất Nam – Nhật Sư Hoàn Đạo)

 

3.4. Cơ chế vận hành tương tác của Lục khí

Cũng như vạn vật vũ trụ trời người, lục khí được vận hành và tương tác bởi cơ chế “phân tách liên kết dây”. Cơ chế phân tách, liên kết dây vận hành từ hạt năng lượng tận cùng cho đến chỉnh thể của toàn bộ trong và ngoài vũ trụ. Trong khi lục khí chính là sự kết tụ của 5 nhóm tầng năng lượng để tạo thành các dòng khí di chuyển trong không gian vũ trụ và trong chính chỉnh thể của trái đất. Do đó, thấu hiểu cơ chế phân tách và liên kết dây sẽ thấu hiểu triệt để cơ chế vận hành tương tác của lục khí. Từ đó sẽ dễ dàng giúp chúng ta ứng dụng cơ chế này vào việc cải tạo khí, điều chỉnh khí, kết tụ khí tốt, tán bỏ khí xấu, kiến tạo môi trường sống tốt đẹp hơn.

a) Bản chất vận hành di chuyển của Lục khí như sau:

- Khí Hỏa: Khí hỏa nhẹ, lan tỏa rộng, bay và di chuyển lên cao. Chịu tác động của gió cuốn khí hỏa đi.
- Khí Thủy: Khí thủy nặng khi ở dạng lỏng, nhẹ hơn khi ở dạng khí. Do khí thủy nhẹ hơn ở dạng khí nên di chuyển thấp, bay tản mạn không theo quỹ đạo. Chịu tác động của gió cuốn khí thủy đi.
- Khí Âm: Khí âm nặng, kết tụ và di chuyển thẳng. Khí âm do nặng nên tồn đọng ở phần tiếp giáp địa (điền thổ). Khí âm cũng chịu sự tác động của gió cuốn theo khi gió di chuyển.
- Khí Dương: Khí dương nhẹ, bay nổi và bốc lên cao. Khí dương gắn liền với ánh sáng, hỏa và gió. Do đó, khí dương tản mạn, lan tỏa trên cao.

- Khí Địa: Khí địa nặng có, nhẹ có, cân bằng có. Do đó khí địa di chuyển thấp có, di chuyển lên cao cũng có, di chuyển không cao và không thấp cũng có. Khí địa chứa đựng cả khí âm, khí dương, khí thủy, khí khí hỏa, khí thiên.

- Khí Thiên: Khí thiên có đặc tính của cả 5 dòng khí trên.

Sáu dòng khí này luôn luôn quyện vào nhau trong không gian vũ trụ dù chúng ở dạng khí hay dạng lỏng, hay dạng rắn. Dù ở dạng rắn hay lỏng thì chúng vẫn tồn tại trong nhau. Tuy nhiên trong môn lục khí này ta tập trung ở dạng khí.

Với bản chất di chuyển và tồn tại trong nhau của 6 dòng khí. Do đó ta sẽ nghiên cứu cơ chế vận hành tương tác để đạt đến đỉnh cao của điều chỉnh và vận hành 6 dòng khí. Đó là tìm và tạo ra điểm cân bằng của 6 dòng khí.

b) Cơ chế phân tách của 6 dòng khí:

Cơ chế phân tách 6 dòng khí chính là quá trình chia tách, phân dòng riêng biệt từ sự hòa quyện của 6 dòng khí thành từng dòng khí riêng rẽ dựa trên tính chất, bản chất di chuyển của 6 dòng khí.

Sáu dòng khí phân tách trong điều kiện sau:

- Phải có chỉnh thể để tương tác: Để phân tách, tách lọc từ 6 dòng khí đang quyện vào với nhau thành từng dòng khí riêng rẽ thì cần phải có chỉnh thể tác động vào. Chỉnh thể có thể là vật chất lỏng như nước, vật chất rắn như bức tường, rừng cây, hàng cây, tòa nhà, đồi núi, con đê… và vật chất khí như hỏa, hơi nước, gió, năng lượng.

Ví dụ 1: Gió to cuốn theo cả khí âm, khí hỏa, khí thiên, khí địa, khí dương đến ngôi nhà. Để phân tách thanh lọc những khí âm, khí hỏa, khí địa, khí thiên xấu (nặng và quá vượng) thì ta cần có chỉnh thể thanh lọc đó là hàng cây xanh tươi tốt. Hàng cây là chỉnh thể để điều chỉnh và phân rã quỹ đạo di chuyển của các dòng khí. Khi đó, khí âm vượng quá do nặng sẽ gặp vật cản mà rơi xuống đất, khí địa âm cũng rơi xuống, khí hỏa sẽ tản mạn, khí thiên có âm cũng rơi xuống. Những khí thủy, khí hỏa suy, khí âm suy, khí thiên tốt, địa tốt sẽ luồn lách di chuyển qua hàng cây bởi chúng nhẹ nên di dễ chuyển động qua hàng cây.

Ví dụ 2: Xây đê điều để ngăn sóng biển, nước tràn vào. Bên cạnh đó lại là tách khí thủy di chuyển vào khu dân cư theo gió bởi áp suất không khí tác động.

Ví dụ 3: Khu vực âm khí nhiều ta đặt nhiều khối đá thạch anh (thạch anh chứa đựng silic dioxit) để tách và lọc khí âm chuyển thành khí dương và cân bằng.

Có rất nhiều vật chất dùng để tác động điều chỉnh, phân tách loại bỏ khí xấu (âm vượng, hỏa vượng, thủy vượng, dương vượng) và đón nhận sự cân bằng của các dòng khí. Để chọn lựa chỉnh thể nào phù hợp thì ta phải hiểu được sự tương tác khắc chế của chỉnh thể với bản chất di chuyển của từng loại khí ở trên.

- Cường độ, mật độ tương tác: Đó là quá trình 6 dòng khí tương tác với mật độ lớn, tần suất nhiều. Tức là phải có tốc độ di chuyển lớn và nhiều mới tạo ra độ nén để phân tách các dòng khí riêng biệt.
Ví dụ: Muốn tách khí âm không bay vào nhà thì ngoài việc có hàng cây thì gió có tác dụng rất lớn tạo ra cường độ di chuyển để khí âm va chạm vào lá cây và phân tách rơi xuống đất. Nếu khí âm ít, không có lực gió di chuyển thì nó sẽ không phân tách được vì khí âm ở dạng suy.

- Năng lượng tương tác: Để phân tách được các dòng khí cần có năng lượng. Đó là năng lượng để khắc chế và chuyển hóa lẫn nhau. Đặc biệt phải lấy năng lượng vượng để khắc chế và phân tách năng lượng suy.

Ví dụ: Năng lượng hỏa vượng sẽ khắc chế và phân tách khí âm. Năng lượng thủy vượng sẽ phân tách, khắc chế khí dương và hỏa. Năng lượng dương sẽ đẩy năng lượng âm nếu năng lượng dương vượng. Năng lượng âm vượng sẽ đẩy năng lượng dương suy. Đó là lấy vượng tách suy.

c) Cơ chế liên kết của 6 dòng khí:

Cơ chế liên kết 6 dòng khí chính là quá trình liên kết từng dòng khí riêng rẽ lại với nhau cho đến trạng thái cân bằng của cả 6 dòng khí.

Sáu dòng khí liên kết trong điều kiện sau:

- Phải có chỉnh thể để tương tác: Để liên kết các dòng khí lại với nhau phải có chỉnh thể tương tác. Chỉnh thể có thể là vật chất lỏng như nước, vật chất rắn như bức tường, rừng cây, hàng cây, tòa nhà, đồi núi, con đê… và vật chất khí như hỏa, khí thủy, gió, năng lượng. Để liên kết các dòng khí lại được với nhau thì các dòng khí phải cân bằng, không khí nào quá vượng hoặc quá suy. Bởi sự vượng suy của các dòng khí sẽ gây ra sự phân tách.

Ví dụ: Ngôi nhà cần có hình thế là những chỉnh thể như hàng cây, ngôi nhà, sân, nhà bên trái, nhà bên phải để tạo thành sự tác động phân tách khí xấu và kết tụ khí tốt gắn kết với nhau di chuyển vào nhà.

- Cường độ, mật độ tương tác: Đó là quá trình 6 dòng khí tương tác với mật độ lớn, tần suất nhiều. Tức là phải có sự giao tranh bởi cường độ, mật độ mới tìm ra được sự kết nối liên kết trong sự cân bằng.

Ví dụ: Muốn liên kết cân bằng thủy hỏa thì thủy và hỏa phải giao tranh rồi mới tìm ra được sự kết nối và cân bằng. Muốn âm dương cân bằng thì âm và dương phải giao tranh rồi mới tìm ra điểm cân bằng của âm dương. Thiên và địa muồn cân bằng phải có sự giao tranh rồi mới tìm ra điểm cân bằng.

- Năng lượng tương tác: Để liên kết và liên kết bền vững cần phải có đủ năng lượng trong các dòng khí. Đó là sự cân bằng của từng dòng khí. Chỉ có sự cân bằng mới tạo ra cấu trúc bền vững cho liên kết giữa các dòng khí. Khi mất đi sự cân bằng thì liên kết sẽ tự phân tách.

Như vậy, nắm bắt được cơ chế vận hành, tương tác của 6 dòng khí đã giúp ta hoàn chỉnh mã hóa và thấu hiểu về Lục khí bằng chân lý vạn vật. Tức là sự vận hành theo cơ chế phân tách hay liên kết phải có điều kiện chính là chỉnh thể, cường độ, năng lượng mới giúp cho các dòng khí vận hành. Khi các dòng khí vận hành và tương tác trong địa thế hình thế ở trái đất sẽ tạo ra những điểm giao hòa, những điểm xấu và nguy hiểm. Thấu hiểu được điều này giúp cho ta dễ dàng phân tích và lựa chọn được địa thế, nơi lý tưởng để an cư lập nghiệp. Cũng thông qua đó mà ta có thể cải tạo để kiến tạo ra nơi kết tụ khí tốt.

 

Đăng ngày: 11/26/2022 8:18:05 AM
Lần xem: 1187 lần - Phản hồi: 0
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]

Chưa có bài phản hồi nào!

Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 4 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 3 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 2 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sự Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHONG THỦY LỤC KHÍ PHẦN 1 (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
NHỮNG HÓA GIẢI VÀ KÍCH HOẠT TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY CỦA NHẤT NAM (Tác giả: Hoàng Văn Trường - Nhất Nam - Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Nhà Thờ - Mộ Kết - Phong Thủy (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
GIỚI THIỆU VỀ PHÁI ĐỊA LÝ PHONG THỦY NHẤT NAM (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Bài 1 (Địa lý Phong thuỷ Dương trạch): Lựa Chọn Khu Vực Địa Lý Xây Dựng Thành Phố, Đô Thị, Làng Xã, Ngôi Nhà (Tác giả: Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat