Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 1,926
Tất cả: 15,770,461
 
 
CHÂN LÝ VẠN VẬT-CHÂN LÝ GIÁC NGỘ-NHÂN QUẢ
1. Học Thuyết
2. Áp dụng thực tiễn
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
Bài Hành (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)

Bài Hành

Bài Hành cũng được hiểu là Hành Vô Hành.

Chữ Hành đầu tiên là khái niệm và bản chất của Hành động, chữ Vô là chân lý vạn vật trong Hành động, chữ Hành cuối cùng là chân lý giác ngộ trong Hành động.

7.1. Khái niệm về Hành

Hành là quá trình từ duyên hợp sinh khởi ra pháp thiện hay pháp ác”.

Hành là quá trình tương tác không ngừng nghỉ giữa các hình tướng từ hạt năng lượng tận cùng cho đến vạn vật trong và ngoài vũ trụ, trời và người.

Hành của chữ nhân được sinh khởi sau khi thân tướng của ta tương tác với các giả tướng bởi đôi tai ta nghe, đôi mắt ta nhìn, mũi ta ngửi, thân thể ta cảm nhận thấy, để rồi trí tuệ định hay không định vào các giả tướng đó mà dẫn đến hành động hay không hành động tạo ra thiện pháp hay ác pháp.

Pháp thiện hay pháp ác chính là kết quả, là hình tướng mới bởi sự duyên hợp của hình tướng trước tương tác với nhau thông qua quá trình hành mà tạo ra.

7.2. Bản chất của Hành

Hành bao gồm hành động hay không hành động, hành động tạo nghiệp hay hành động tạo thiện phước, không hành động tạo nghiệp hay không hành động tạo thiện phước.

Hành được chia ra làm hai loại: nội hành và ngoại hành. Nội hành thì luôn luôn tồn tại và vận động trong mỗi chỉnh thể hình tướng. Ngoại hành thì luôn luôn tồn tại và vận động trong sự tương tác giữa các hình tướng, thân tướng riêng biệt khác thông qua cơ chế liên kết dây.

7.2.1. Nội hành

Nội hành của chữ nhân là quá trình xung đột, đấu tranh, luận bàn giữa tướng Trí tuệ và tướng Tâm trong tam hợp nhân của mỗi chữ nhân.

Nội hành diễn ra bên trong nội tại của mỗi hình tướng, nó luôn luôn diễn ra dù hình tướng đó chuyển hóa thành hình tướng mới mà vẫn không ngừng nghỉ diễn ra quá trình nội hành. Bởi hạt năng lượng tận cùng luôn luôn vận động bởi mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng nên khi nó liên kết tạo ra các hình tướng mới thì trong nội tại của các hình tướng mới cũng nội hành.

Khi thân tướng của chúng ta tương tác với vạn vật trời người thông qua đôi mắt ta nhìn thấy, đôi tai ta nghe thấy, mũi ta ngửi thấy, thân thể ta cảm nhận thấy, sẽ khiến cho trí tuệ và tâm tương tác xung đột, tranh luận để định hay không định vào các giả tướng đó, chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người hay chỉ vì lợi ích của chính ta. Quá trình tương tác tranh luận, đấu tranh, xung đột giữa Trí tuệ và Tâm sẽ cho ra 3 hệ tư tưởng, đó chính là kết quả của nội hành. Cũng có thể hiểu nội hành là đưa ra được hệ tư tưởng.

a) Hệ tư tưởng tiêu cực

Hệ tư tưởng tiêu cực là hệ tư tưởng chỉ lợi cho thân tướng của chính ta mà gây tổn thương đến lợi ích của mọi người và vạn vật trời người, đó là lợi ta mà hại người.

Hệ tư tưởng tiêu cực là kết quả của cuộc đấu tranh giữa tâm và trí tuệ, đó là cuộc đấu tranh mà trí tuệ u mê giành thắng lợi, trí tuệ u mê giành thắng lợi vì trí tuệ định vào các giả tướng mà không thấy chân tướng thật sự của giả tướng, trí tuệ u mê giành thắng lợi là vì năng lượng của chân tâm không đủ mạnh để dẫn dắt trí tuệ theo chân tâm. Do trí tuệ u mê chiến thắng, trong khi đó trí tuệ u mê không thấu hiểu chân lý vạn vật của trời người, không tin và thấu hiểu luật nhân quả, lại càng không thấu hiểu về chân lý giác ngộ nên hệ tư tưởng tiêu cực sẽ luôn đi ngược lại chân lý vạn vật, đi ngược lại nhân quả, đi ngược lại sự giác ngộ.

Hệ tư tưởng tiêu cực sẽ dẫn đến suy nghĩ trong trí tuệ luôn luôn có tư tưởng hành động tạo nghiệp để trục lợi về mình và không hành động giúp đỡ mọi người.

Hệ tư tưởng tiêu cực là hiểm họa cho chính ta, cho nhân loại, cho toàn bộ trong và ngoài vũ trụ trời người, bởi nó luôn khiến nhân loại đi vào con đường mê tín dị đoan, chiến tranh dân tộc, chiến tranh tôn giáo mà lừa hại, giết hại lẫn nhau.

Có người khi thấy mình có bằng cấp cao, có học hàm học vị, khi đó trí tuệ họ định vào bằng cấp và sự trọng vọng, họ coi họ là cao quý hơn người, khi đó trí tuệ họ chiến thắng tâm nên họ có hệ tư tưởng coi thường người nghèo, không giao tiếp hay thậm chí là khinh khi người không có bằng cấp cao sang như họ, đó là hệ tư tưởng tiêu cực. Có người thấy mình nghèo, không giàu có, họ nhìn cuộc sống của những người giàu có khiến cho trí tuệ họ định vào việc phải giàu có bằng mọi cách, trí tuệ họ chiến thắng tâm và dẫn đến việc họ suy tính con đường làm giàu bất chấp mọi thủ đoạn vi phạm pháp luật và gây họa cho mọi người, đó là hệ tư tưởng tiêu cực. Có người vì học nhiều kinh điển tôn giáo, trí tuệ định vào việc mình đọc, mình hiểu biết, khi trí tuệ đọc và học những lý luận đi ngược lại quy luật tự nhiên, ngược chân lý vạn vật, ngược sự giác ngộ mà không nhận thấy nó là sai; khi trí tuệ đã định vào kinh điển nên tâm không dẫn dắt được trí tuệ thấu hiểu chân lý vạn vật, do đó trí tuệ không phân biệt được đúng hay sai, nhất nhất tin theo dẫn đến ích kỷ về mình mà gây họa cho mọi người…Đó là sự chiến thắng của trí tuệ u mê, họ luôn nghĩ hành động tạo nghiệp để trục lợi về mình và không hành động giúp đỡ mọi người.

b) Hệ tư tưởng thỏa hiệp

Hệ tư tưởng thỏa hiệp là tư tưởng không thiện cũng không ác, là nửa tin nửa không tin vào giai đoạn ban đầu của quá trình duyên hợp, sau đó nó sẽ chuyển hóa thành tư tưởng tiêu cực hoặc là tư tưởng tích cực.

Hệ tư tưởng thỏa hiệp là kết quả đấu tranh ban đầu của trí tuệ và tâm, khi đó trí tuệ chưa đủ sức mạnh của sự u mê và tâm vẫn có sức mạnh để hai yếu tố này giằng co. Cũng có thể hiểu quá trình đấu tranh mà tâm đã thuyết phục được trí tuệ hãy tạm thời nghe theo tâm, tạm thời không định vào giả tướng để chiêm nghiệm và kiểm chứng để tìm ra sự thật của các giả tướng, tạm thời tin nhân quả để thấu hiểu chân lý vạn vật, thấu hiểu lợi ích của giác ngộ. Kết quả có được hệ tư tưởng thỏa hiệp này chỉ tồn tại thời gian ban đầu, nếu tâm có sức mạnh chứng minh được cho trí tuệ thì sẽ chuyển thành hệ tư tưởng tích cực, nếu tâm không đủ sức mạnh chứng minh cho trí tuệ thấu hiểu, lại để trí tuệ định vào giả tướng thì sẽ chuyển hóa thành hệ tư tưởng tiêu cực.

Hệ tư tưởng thỏa hiệp thì trí tuệ sẽ có suy nghĩ tạm thời không hành động tạo nghiệp và cũng không hành động tạo phước, luôn nghĩ để một thời gian xem thế nào.

Hệ tư tưởng thỏa hiệp là sự khởi đầu cho sự hòa bình nhân loại, là sự khởi đầu cho nhân loại tin và hành theo chân lý vạn vật, tin và hành theo nhân quả, tin và hành theo chân lý giác ngộ. 

Khi có hai quốc gia xảy ra chiến tranh, họ thấy sự thương vong của binh lính và vô số người dân, họ thấy kinh tế ngày càng đi xuống, họ thấy nguy cơ hủy diệt, họ tiến hành mở các cuộc họp đàm phán, và trải qua các cuộc đàm phán dẫn đến hiệp định thỏa hiệp. Như vậy lợi ích ban đầu đã đạt được là chấm dứt gây thương vong cho nhân dân hai nước, và tiếp theo có thể sẽ chấm dứt hoàn toàn hoặc lại tiếp diễn chiến tranh. Có người khi đọc kinh điển, trí tuệ được tâm dẫn dắt nên chưa tin vào kinh điển, tâm và trí thống nhất là hãy quan sát nhân quả, quy luật tự nhiên xem kinh điển đó có đi ngược lại quy luật tự nhiên và nhân quả không, rồi xem nó có giác ngộ để mang lại lợi ích cho mọi người không, do đó trí tuệ đồng ý thỏa hiệp và dành thời gian quan sát để đi đến quyết định cuối cùng. Có người nghe một người thầy giảng triết lý sống, tâm dẫn dắt trí tuệ hãy nghe một thời gian xem sao, thời gian nghe hãy phân tích xem có đúng với chân lý vạn vật và giác ngộ chuyển hóa lợi ích cho mọi người không, cho nên thời gian nghe kiểm chứng có đúng không, đó là thỏa hiệp ban đầu…Hệ tư tưởng thỏa thiệp luôn có suy nghĩ tạm thời ngừng hành động tạo nghiệp và không hành động tạo phước thiện.

c) Hệ tư tưởng tích cực

Hệ tư tưởng tích cực là hệ tư tưởng tiến bộ, nó luôn luôn vì lợi ích mọi người và vạn vật trời người mà không màng đến lợi ích của riêng ta.

Hệ tư tưởng tích cực là kết quả giành chiến thắng của chân tâm sau quá trình đấu tranh xung đột, tranh luận giữa trí tuệ và tâm. Tâm giành chiến thắng là bởi vì tâm có năng lượng sức mạnh của chân tâm để dẫn dắt được trí tuệ tin vào nhân quả, thấu hiểu chân lý vạn vật, thấu và thấy được lợi ích của chân lý giác ngộ. Hệ tư tưởng tích cực có được là do quá trình thỏa hiệp và giành thắng lợi của tâm, và cũng do tâm có sức mạnh bởi nhiều đời nhiều kiếp tu hành hành thiện giúp đỡ mọi người và vạn vật trời người. Hệ tư tưởng tích cực không những tâm giành chiến thắng mà còn truyền được cho trí tuệ sự giác ngộ, để cả tâm và trí tuệ cùng hợp nhất hành đạo tuân thủ nhân quả và chuyển hóa thành lợi ích cho trời người mà không màng gì đến thân tướng của ta.

Hệ tư tưởng tích cực sẽ giúp cho trí tuệ chúng ta luôn suy nghĩ phải hành động cứu giúp mọi người và vạn vật trời người, không hành động tạo nghiệp hay gây tổn thương đến mọi người cũng như vạn vật trời người.

Hệ tư tưởng tích cực là sức mạnh của sự đoàn kết, là sức mạnh để bài trừ đi chiến tranh, sự phân biệt tôn giáo, sắc tộc, bài trừ đi mê tín dị đoan, là sức mạnh của tình yêu thương bao la giữa người với người, giữa người với vạn vật trời người, là sức mạnh để duy trì sự sống của trong và ngoài vũ trụ trời người.

Những bậc chính trị gia khi họ có được hệ tư tưởng tích cực khi tâm đã dẫn dắt được trí tuệ đạt đến sự giác ngộ để xây dựng quốc gia vững mạnh về mọi mặt, họ luôn hướng đến sự hóa giải mọi xung đột dân tộc bằng hòa bình, họ không để chiến tranh xảy ra, họ chấp nhận hy sinh lợi ích riêng để cho dân tộc họ và dân chúng các quốc gia khác không lâm vào chiến tranh giết hại, do đó họ luôn xây dựng cho mình tư tưởng chính sách không hành động gây chiến tranh và dùng mọi hành động ngoại giao để tránh chiến tranh. Có người giàu có, tâm họ có sức mạnh dẫn dắt trí tuệ không định và có được trí tuệ giác ngộ chân lý vạn vật và giác ngộ nên họ có hệ tư tưởng giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ dân chúng khắp nơi bị thiên tai hoặc dịch bệnh, họ luôn hướng đến hành động giúp đỡ mọi người và không hành động tạo nghiệp. Những người tu hành giác ngộ, do tâm họ đủ sức mạnh dẫn dắt trí tuệ có được sự giác ngộ, họ luôn có hệ tư tưởng hy sinh lợi ích riêng để mang lại lợi ích cho mọi người và chúng sinh, họ luôn hướng đến hành động giúp đỡ mọi người và chúng sinh, không hành động tạo nghiệp.

Cả ba hệ tư tưởng trên đều là kết quả của quá trình tương tác, xung đột, đấu tranh của trí tuệ và tâm, nó là kết quả của quá trình nội hành. Sau khi có kết quả nội hành sẽ chuyển hóa thành ngoại hành.

7.2.2. Ngoại hành

Ngoại hành là quá trình tương tác của thân tướng ta bởi mắt mũi tai miệng chân tay với hình tướng vạn vật xung quanh, kết quả của quá trình ngoại hành sẽ tạo ra pháp thiện hay ác, hay nói cách khác là tạo ra hình tướng vạn vật mới.

Ngoại hành chính là quá trình tiếp diễn sau khi có kết quả nội hành là ba hệ tư tưởng, từ ba hệ tư tưởng này sẽ chuyển hóa thành 3 nhóm hành động.

a) Ngoại hành tiêu cực

Vì đã có hệ tư tưởng tiêu cực sau quá trình nội hành cho nên sẽ luôn dẫn đến ngoại hành tiêu cực. Ngoại hành tiêu cực là trí tuệ u mê điều hành thân tướng hành động mang lại lợi ích ích kỷ cho mình mà gây tổn hại đến lợi ích mọi người và vạn vật trời người. Là không hành động giúp đỡ mọi người và bảo vệ lợi ích ích kỷ cho bản thân mình.

Người mà ngoại hành tiêu cực sẽ luôn khiến cho vạn vật trời người tổn thương, họ luôn hành động đi ngược lại chân lý vạn vật, ngược lại quy luật tự nhiên, ngược lại quy luật nhân quả, ngược lại sự giác ngộ giúp đỡ nhau tu hành. Ngoại hành tiêu cực luôn luôn sinh khởi và hành động gây ra chiến tranh giết hại để tranh giành lợi ích ích kỷ, luôn luôn lừa hại nhau để tranh giành tiền tài lợi ích về mình, luôn phân tầng giai cấp, luôn luôn bày đặt lễ nghi làm mê hoặc người dân, luôn sát sinh, tà dâm, thông dâm…

Có người vì có được hệ tư tưởng sau quá trình nội hành là xây dựng đế chế địa vị chính trị cho gia đình và dòng họ, họ có chức sắc trong tầng lớp thống trị, họ hành động đưa hết người nhà vào làm các chức sắc quan trọng, họ không quan tâm đến lợi ích của người dân, họ chỉ vì lợi ích gia đình và dòng họ của họ. Có người vì không giàu có, họ có hệ tư tưởng làm giàu bằng mọi giá, dẫn đến ngoại hành là họ buôn bán ma túy, buôn bán những thứ mang lại giàu sang mà vi phạm pháp luật và gây tổn hại cho mọi người. Có người đọc nhiều kinh điển và định vào đi tu để giải thoát, họ hình thành hệ tư tưởng giải thoát đi ngược quy luật tự nhiên là từ bỏ gia đình để xuất gia đi tu, và họ hành động là từ bỏ gia đình để đi tu, như thế là họ hành động tạo nghiệp là bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa đối với mọi người thân mà chỉ để thỏa mãn sự ích kỷ của mình không phải chịu khổ đau và sự ràng buộc nơi thân tướng họ…

b) Ngoại hành thỏa hiệp

Vì đã có hệ tư tưởng thỏa hiệp nên tâm và trí tuệ cùng thống nhất điều hành thân tướng hành động mang tính thỏa hiệp là không hành thiện cũng không hành ác. Đó là quan sát, học tập, lắng nghe, trải nghiệm trong một khoảng thời gian để chứng thực cho trí tuệ tin và thấu hiểu chân lý vạn vật, nhân quả và lợi ích chuyển hóa bởi sự giác ngộ. Quá trình ngoại hành thỏa hiệp sẽ dẫn đến sự chuyển hóa sang ngoại hành tích cực hoặc chuyển sang ngoại hành tiêu cực.

Ngoại hành thỏa hiệp sẽ mang lại lợi ích ban đầu cho nhân loại tránh gây ra chiến tranh, giúp cho con người không đi vào mê lầm của sự mê tín dị đoan, giúp cho con người thay đổi và thấu hiểu được chân lý vạn vật và hành động chuyển hóa lợi ích cho vạn vật trời người bằng sự giác ngộ.

Các tổ chức liên minh quốc tế được lập ra cũng là để đàm phán, thỏa hiệp và tìm ra lợi ích chung cho mọi quốc gia tham gia. Một người khi nghe một người khác thuyết giảng về chân lý cuộc sống hay đọc các kinh điển về tu hành giải thoát, họ nửa tin nửa không tin, họ sẽ không hành động phản bác hay hành động tin ngay, họ quan sát và trải nghiệm thực tế xem có đúng với quy luật tự nhiên hay đi ngược quy luật tự nhiên; khi họ đã kiểm chứng và lúc đó họ sẽ chuyển hóa thành ngoại hành tích cực là tin và hành theo nếu chân lý đó vì đúng với quy luật tự nhiên; họ sẽ phản bác nếu nó không đúng quy luật tự nhiên, hoặc nếu không đủ chứng minh thì họ sẽ không hành theo.

c) Ngoại hành tích cực

Vì đã có hệ tư tưởng tích cực sau quá trình nội hành, do đó tâm và trí tuệ sẽ hợp nhất để điều hành thân tướng ngoại hành là luôn hành động giúp đỡ mọi người và không hành động tạo nghiệp lực gây tổn thương đến mọi người và vạn vật trời người. Ngoại hành tích cực là độ người mà không màng đến lợi ích của ta.

Ngoại hành tích cực sẽ luôn mang lại sự sống và tình yêu thương đoàn kết cho toàn bộ nhân loại và vạn vật vũ trụ trời người, đó là vô số hành động tuân thủ luật nhân quả vì thấu hiểu chân lý vạn vật và chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người, đó là không hành động gây tổn thương mọi người và vạn vật trời người.

Ngoại hành tích cực là không kích động chiến tranh, bài trừ mê tín dị đoan, chia sẻ khó khăn và giúp đỡ nhau, cùng nhau đoàn kết tu hành tinh tấn đúng với sứ mệnh tu hành dưới nhân gian để cùng nhau cải tạo thành công bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh để hoàn thành con đường giác ngộ viên mãn.

Như vậy bản chất của Hành chính là quá trình cải tạo thế giới quan vũ trụ tốt đẹp hơn hay là phá hoại thế giới quan, đó là quá trình duy trì phát triển sự sống hay là phá hủy sự sống trong và ngoài vũ trụ trời người. Hành chính là quá trình giữa gieo nhân và gặt quả, hay còn gọi là quá trình giữa duyên và nghiệp.

7.3. Chân lý vạn vật – Vô (Duyên)

Chân lý vạn vật là:“Vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài vũ trụ không tự sinh ra, không tự mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do duyên nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.

Như vậy ứng dụng chân lý vạn vật trong Hành sẽ là: “Nội hành hay ngoại hành không tự sinh ra, không tự mất đi, khổ đau không tự đến và không tự đi, tất cả do duyên nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.

Chân lý vạn vật chính là luật nhân quả, chính là chữ Vô, Vô là tướng không, vì nó không bất tử, vì nó không vĩnh cửu, vì nó không trường tồn, nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định rồi lại chuyển hóa sang tướng khác do duyên. Do đó chân lý vạn vật, luật nhân quả được đúc kết thành chữ duyên, duyên chính là tướng không, không có cái gì là của ta, thân xác ta cũng không phải của ta, mọi giả tướng không của ta, không của ai đó và bản thân giả tướng cũng không phải của chính nó. Thấu hiểu chữ duyên thì ta sẽ thấu hiểu được căn nguyên của nội hành và ngoại hành, của hành động hay không hành động, để rồi giác ngộ chuyển hóa thành hành động duy trì cải tạo sự sống khắp vũ trụ tốt đẹp hơn, không hành động gây tổn thương đến sự sống vũ trụ trời người.

7.3.1. Căn nguyên của nội hành

Do mỗi chữ nhân là sự hợp nhất của 3 yếu tố là thân tướng, trí tuệ, tâm, tâm được ví như là người sinh sống trong ngôi nhà thân tướng, trí tuệ là cánh cửa để tâm đi ra quan sát và truyền lại sự thật về thế giới quan cho trí tuệ để có được sự giác ngộ. Hệ tư tưởng là kết quả của quá trình nội hành, mà nội hành trong mỗi chữ nhân chính là sự đấu tranh xung đột giữa trí tuệ và tâm do quá trình tương tác với giả tướng vạn vật trời người để tạo ra hệ tư tưởng. Trí tuệ thì định vào giả tướng mà không thấu hiểu được cội nguồn và tướng không của giả tướng nên u mê. Tâm thì chính là tuệ linh ở các cõi trời khác xuống luân hồi đầu thai vào con người để tu hành, hoặc linh hồn của các con thú được thuần hóa chuyển sinh đầu thai, dù là tuệ linh hay linh hồn thì họ đều tồn tại ở trạng thái năng lượng âm dương cân bằng. Các tuệ linh là những trạng thái năng lượng có sự cân bằng âm dương và có trí tuệ bậc nhất trong vũ trụ, do đó họ thấu hiểu được tướng không của vạn vật nên dùng mọi phương tiện để dẫn dắt trí tuệ thấu hiểu để cùng hợp nhất hành đạo tu hành cải tạo trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng. Tùy theo sức mạnh năng lượng của tâm có thể dẫn dắt chứng minh cho trí tuệ tin vào nhân quả, chân lý vạn vật và lợi ích của sự chuyển hóa giác ngộ để cải tạo thế giới quan thành nội hành tích cực hay không đủ sức mạnh dẫn dắt trí tuệ mà chuyển thành nội hành tiêu cực.

Như vậy do duyên hợp bởi vạn vật giả tướng với thân tướng của ta mà trí tuệ và tâm diễn ra quá trình đấu tranh xung đột để tìm ra 1 trong 3 hệ tư tưởng của nội hành, kết quả tìm ra được hệ tư tưởng nào lại phụ thuộc vào sức mạnh của tâm và sự thấu hiểu của trí tuệ định hay không định vào giả tướng. Nội hành của hạt năng lượng là do sự tương tác giữa các hạt năng lượng với nhau. Do đó nội hành nó không tự nhiên sinh ra, và nó là quá trình đấu tranh khắc nghiệt của vô số con người và vạn vật trời người không ngừng nghỉ nhằm tìm ra các phương pháp ưu việt nhất để duy trì và phát triển sự sống khắp trong và ngoài vũ trụ.

Do đó nhìn vào mục đích hành động của mỗi chữ nhân sẽ biết được quá trình nội hành sinh khởi ra hệ tư tưởng nào, từ đó ta cũng có thể thấu hiểu để từng bước cải tạo những nội hành tiêu cực và kích thích phát triển nội hành tích cực.

7.3.2. Căn nguyên của ngoại hành

Căn nguyên của ngoại hành là nội hành, tức là ngoại hành được sinh khởi sau khi có kết quả của quá trình nội hành là sinh ra 3 hệ tư tưởng. Bởi ngoại hành là sự hành động của thân tướng tương tác với vạn vật trời người thông qua sự chỉ đạo độc đoán của trí tuệ hay có sự hợp nhất dẫn dắt trí tuệ của tâm. Ngoại hành là thành quả của nội hành. Vạn vật, sự việc, hiện tượng hiện hữu hay phản chiếu đều là kết quả của quá trình nội hành và ngoại hành.

Khi ta nhìn vào những thành tựu của nhân loại như sự xuất hiện của các bậc giác ngộ, sự xuất hiện của những bậc hiền triết, những bậc thánh nhân đã tạo ra giá trị sống nhân văn đạo đức, bài trừ chiến tranh, bài trừ mê tín dị đoan, mang lại ánh sáng sự thật của vũ trụ trời người cho nhân loại, mang lại sự giải thoát khỏi khổ đau bởi khổ đau do quy luật tự nhiên và khổ đau tại tâm, thì đó là kết quả của quá trình hành mang tính đấu tranh khắc nghiệt trong chính bản thân mỗi chữ nhân với toàn bộ vạn vật trời người. Do đó khi nhìn vào các thành quả của nhân loại thì ta đều nhận thấy đó là kết quả của quá trình hành tiến bộ tích cực; hoặc nhìn vào những thảm họa chiến tranh, những tệ nạn xã hội, những tham sân si của nhân loại thì đó là kết quả của quá trình hành tiêu cực.

Thông qua chân lý vạn vật, ta thấy tướng không của Hành, hành không bất tử hay trường tồn, bởi hành là quá trình chuyển hóa từ giả tướng này sang giả tướng khác do quá trình tương tác của các giả tướng. Hành chính là quá trình của Nhân và Quả, hay gọi là Duyên và Nghiệp.

Vì Hành cũng là tướng không nên 3 hệ tư tưởng trong hành là tiêu cực, thỏa hiệp hay tích cực cũng không bất tử, nó sinh ra do duyên và hoại diệt do duyên. Vì nó là tướng không nên mỗi chữ nhân và toàn bộ trời người phải nắm bắt được sự thật này để gieo duyên bằng chân tâm nhằm cải tạo và chuyển hóa từ hành tiêu cực chuyển sang hành tích cực, và cùng nhau duy trì hành tích cực để mang lại sự sống ngày càng tốt đẹp của toàn bộ trời người.

7.4. Chân lý giác ngộ

 Chân lý giác ngộ là: “À, đời là bể khổ. Chúng sinh phải dùng chân tâm, đối mặt giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài vũ trụ, trời và người”.

Dùng chân lý giác ngộ trong Hành là: “Hành là bể khổ, chúng sinh phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau”. Hành ở đây bao gồm là nội hành và ngoại hành, dù là nội hành hay ngoại hành đều là bể khổ cả, chỉ có dùng chân tâm để giải thoát hết khổ đau của nội hành và ngoại hành.

Nội hành là bể khổ, khổ vì nó vẫn là giả tướng, nó do duyên sinh và do duyên diệt, nó khổ vì phải đấu tranh xung đột giữa tướng trí tuệ và tướng tâm để ra được hệ tư tưởng tích cực hay tiêu cực, để hành động hay không hành động. Nội hành chính là đấu tranh nội tâm, mà tâm phải dùng tất cả năng lượng để đấu tranh và dẫn dắt trí tuệ, cuộc đấu tranh của nội hành nó không chỉ xảy ra một lần trong một kiếp người, mà nó diễn ra liên tục, từng giây phút của cuộc đời, cho đến khi thoát tục cõi trần này mà chuyển sang nội hành của chính tuệ linh. Nội hành đã là bể khổ rồi thì dù có hành động tạo nghiệp hay không hành động tạo nghiệp, dù có hành động tạo phước hay không hành động tạo phước thì vẫn là khổ, khổ vì đối diện và đón nhận tất cả các kiếp nạn khổ đau để thông qua nó mà tìm ra chân lý vạn vật, thấu hiểu nhân quả và giác ngộ để đưa ra được hệ tư tưởng tích cực nhằm dẫn đến ngoại hành cải tạo thế giới quan tốt hơn. Khi có được hệ tư tưởng tích cực để cải tạo thế giới quan tốt hơn thì việc cải tạo được thế giới quan xung quanh ta sẽ giúp cải tạo được trụ linh thành bộ lọc năng lượng. Nội hành sẽ càng khổ đau trong vô lượng kiếp nếu quá trình đấu tranh giữa tâm và trí tuệ tạo ra hệ tư tưởng tiêu cực để dẫn đến tạo nghiệp lực thì sẽ bị đọa trong sinh tử luân hồi vô lượng và gặp vô số kiếp nạn khổ đau, để rồi không tìm ra con đường giải thoát khỏi luân hồi, thậm chí là hoại diệt cả tuệ linh.

Ngoại hành là bể khổ, khổ là vì để có được ngoại hành thì đã phải trải qua quá trình nội hành đầy khắc nghiệt, khi có được ngoại hành thì thân tướng phải chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân, không màng hiểm nguy để hành đạo tạo phước cho mọi người và không hành đạo gây tổn thương trời người. Khi hệ tư tưởng tích cực dẫn dắt thân tướng ngoại hành thì đó là sự hi sinh lớn lao của thân tướng để mang lại lợi ích cho mọi người và chúng sinh trời người. Ngoại hành sẽ càng khổ đau khi bị hệ tư tưởng tiêu cực dẫn dắt để hành động tạo nghiệp và không hành động giúp đỡ cải tạo trời người thì nghiệp báo đó sẽ bám theo trong nhiều đời nhiều kiếp mà gặp phải vô số khổ đau kiếp nạn, nó sẽ làm cho nội hành trở nên dữ dội mà khó tìm đến được hệ tư tưởng tích cực giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Nội hành hay ngoại hành đều là bể khổ, chẳng có gì ngoài khổ, dù hành động tạo nghiệp hay hành động tạo phước, dù không hành động tạo phước hay không hành động tạo nghiệp cũng đều là khổ. Nhưng chỉ có con đường duy nhất cải tạo được trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng là phải rời xa nghiệp lực và hành động tạo phước để cải tạo chính ta và trời người sẽ giúp cho tuệ linh và chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Muốn hành tạo phước và không hành tạo nghiệp thì phải dùng chân tâm đối mặt, thấu hiểu nhân quả, chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để từng bước độ cho ta và độ cho chúng sinh trời người. Đó là Hành Vô Hành.

Bài hành này cũng là động lực để giúp cho chúng sinh không phải là đi bộ hay đi lùi hay nghỉ nữa. Mà giúp chúng sinh chuyển sang thành chạy nước rút trên con đường tiến đến đích của việc cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn.

 

Đăng ngày: 2/1/2020 5:02:23 PM
Lần xem: 1180 lần - Phản hồi: 1
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]
buiquangchinh77 | Đăng ngày 2/1/2020

https://www.youtube.com/watch?v=bwNdazU4XjQ&feature=emb_logo
Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
Trí tuệ của vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhân gian (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHÂN BIỆT TUỆ LINH, CHÂN LINH, VONG LINH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH BÀI THẦN CHÚ (THÁNH CA) HAI CHÂN LÝ (Hoàng Văn Trường)
11/26/2022
Giới thiệu về Bát Không Chân Kinh (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Nguyện (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Đạo (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Quả không (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Trí (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tướng (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tâm (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Hành (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tuệ (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bộ lọc năng lượng sẽ hoại diệt khi nào (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Vận hành bộ lọc năng lượng trong trụ linh (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Phương pháp chuyển hóa thành bộ lọc năng lượng bằng hai chân lý (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Năng lượng hoại diệt với bộ lọc (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Năm nhóm năng lượng trong vũ trụ và trời người với bộ lọc (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Bộ lọc năng lượng với hai chân lý (Tác giả: Hoàn Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Điều kiện để chuyển hóa thành công trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Ánh sáng hai chân lý nơi cuối con đường (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat