Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 1,482
Tất cả: 14,945,974
 
 
CHÂN LÝ VẠN VẬT-CHÂN LÝ GIÁC NGỘ-NHÂN QUẢ
1. Học Thuyết
2. Áp dụng thực tiễn
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
Bài Nguyện (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)

Bài Nguyện

Bài Nguyện này cũng được hiểu là Nguyện Vô Nguyện.

Chữ Nguyện đầu tiên là khái niệm và bản chất của nguyện, chữ Vô là chân lý vạn vật của nguyện, chữ Nguyện cuối cùng là chân lý giác ngộ của nguyện.

1.1. Khái niệm về Nguyện

Nguyện là sự tự phát và thực hiện được từ một cho đến nhiều mong muốn mà không chịu bất kỳ sự ép buộc nào”.

Nguyện chính là những mong muốn thực hiện được và phải là sự tự phát ra từ chính chỉnh thể của sự sống chứ không chịu bất kỳ sự ép buộc hay bị bắt buộc từ chỉnh thể sự sống khác. Thậm chí nguyện không chịu sự chi phối từ những yếu tố chủ quan của những chỉnh thể sống khác. Ví dụ: con người không thể dùng ý chí chủ quan của mình mà phán hay gắn việc những ai thành phật sẽ không còn hoá thân xuống nhân gian; con người không thể dùng ý chí chủ quan của mình mà phán hay gắn việc những người giàu có không được làm từ thiện cứu người bằng tiền của họ.

Nguyện có từ một cho đến vô số các mong muốn muốn thực hiện được.

1.2. Bản chất của Nguyện

Khi nói đến nguyện là ta phải hiểu được cội nguồn sự hình thành, phát triển của vũ trụ, cội nguồn của dạng sống tuệ linh, cội nguồn của nhân loại. Cội nguồn của nhân loại chính là các tuệ linh của dạng sống tuệ linh ở cõi trời nhiệm màu nhất vũ trụ, phát nguyện xuống trái đất tạo ra dạng sống của nhân loại để tu hành. Do đó nguyện sẽ được chia ra làm đại nguyện của các tuệ linh và tâm nguyện của chân tu (con người).

1.2.1. Đại nguyện của tuệ linh

Nói đến đại nguyện là nói đến nguyện lực của các tuệ linh của dạng sống tuệ linh trong vũ trụ. Khi các tuệ linh phát nguyện để thực hiện nhiệm vụ hay sứ mệnh gì đó sẽ được tuệ linh khắp các cõi trời khác biết và ghi nhận nguyện lực đó. Đặc biệt tất cả các nguyện của tuệ linh sẽ được hội đồng biên bản luật của cõi trời của vị Tuệ linh đầu tiên (người cha vĩ đại của vũ trụ trời người) ghi lại để làm căn cứ chứng minh nên gọi là đại nguyện.

Những đại nguyện khi phát ra của các tuệ linh sẽ phải được người cha vĩ đại thông qua, những đại nguyện đó phải đảm bảo nguyên tắc không đi ngược dòng chảy của quy luật tự nhiên, không vi phạm luật nhân quả. Đặc biệt những đại nguyện phát ra phải tuân thủ luật phẩm vị quả vị đã đạt được của các tuệ linh:

-     Các tuệ linh cõi trời của người cha vĩ đại và tuệ linh ở khắp các cõi trời khác mà phát nguyện với người cha vĩ đại để xuống nhân gian tu hành, thì những lời phát nguyện chính là luật để làm căn cứ khi nào họ thực hiện xong thì mới là hoàn thành đại nguyện. Họ phải tu hành trong vô số kiếp cho đến khi hoàn thành con đường tu hành cải tạo được trụ linh thành bộ lọc năng lượng cho tuệ linh. Không được vi phạm luật nhân quả, nếu vi phạm thì sẽ phải luân hồi trong vòng sinh tử dưới nhân gian để gột hết nghiệp lực đã tạo ra. Khi có tuệ linh phát đại nguyện với người cha vĩ đại là xuống nhân gian dẫn dắt chúng sinh tu hành, luật đại nguyện của tuệ linh này sẽ là phải trải qua hết các kiếp nạn khổ đau để cải tạo được bộ lọc năng lượng trước, và sau đó tiếp tục phải dẫn dắt, truyền dạy cho những người khác tu hành theo đạt được bộ lọc năng lượng, nếu không làm được thì đại nguyện chưa hoàn thành, sẽ phải tiếp tục xuống nhân gian để hoàn thành đại nguyện.

-     Các tuệ linh ở các hội đồng nghiên cứu của cõi trời người cha vĩ đại mà nghiên cứu được các công trình, các phương pháp để xây dựng nhân loại, thúc đẩy nhân loại phát triển, họ phải phát nguyện với ngài xuống nhân gian để lan tỏa công trình đó, các phương pháp đó cho nhân loại. Họ sẽ phải tuân thủ theo luật nhân quả và luật phát nguyện là xuống nhân gian phải đưa được công trình hay phương pháp đó lan tỏa cho nhân loại, nếu thực hiện thành công ở 1 kiếp thì sẽ được trở về mà không phải xuống, nếu chưa thành công trong 1 kiếp thì phải tiếp tục luân hồi để thực hiện thành công. Những trường hợp các tuệ linh ở các hội đồng nghiên cứu trên cõi trời của người cha vĩ đại khi phát nguyện xuống nhân gian để lan tỏa các công trình nghiên cứu, các phương pháp xây dựng nhân loại, họ sẽ được gieo duyên đặc biệt để nhanh chóng hoàn thành trong một kiếp để được trở về.

-     Các tuệ linh đã đắc phẩm vị Thánh nhân, khi thấy dân chúng của quốc gia dưới nhân gian mà mình đã có công xây dựng bảo vệ quốc gia đó đang trong cảnh khổ đau bởi chiến tranh hay nghèo khó. Họ sẽ phát nguyện với vua trời và người cha vĩ đại để xuống cứu giúp dân chúng quốc gia đó vượt qua chiến tranh để có được hòa bình hoặc thoát hoàn cảnh nghèo khó. Khi họ xuống, họ phải tuân thủ theo luật nhân quả và phải tuân thủ theo luật đại nguyện là thực hiện được nhiệm vụ đó. Khi họ hoàn thành xong đại nguyện đó thì họ vẫn phải tuân thủ hành trình tu hành trong nhiều kiếp cho đến khi đạt được bộ lọc năng lượng thì mới không phải luân hồi.

-     Các tuệ linh đã đắc phẩm vị Bồ tát, khi phát nguyện với người cha vĩ đại để xuống nhân gian cứu độ chúng sinh thì họ sẽ phải tuân thủ luật nhân quả và luật quả vị. Đó là họ sẽ phải làm tròn nhiệm vụ cứu độ dân tộc của quốc gia mà họ hóa thân xuống và phải cứu độ dân chúng khắp nơi trên thế giới trong sự không phân biệt. Họ vẫn phải tiếp tục hành trình tu hành trong nhiều kiếp cho đến khi đạt được bộ lọc năng lượng.

-     Các tuệ linh đã đắc phẩm vị Phật, khi phát nguyện xuống nhân gian thì họ phải tuân thủ luật nhân quả và luật quả vị. Họ phải phải làm được nhiệm vụ cứu độ cho dân tộc họ được sinh ra, phải cứu độ được dân chúng khắp nơi trên thế giới, phải thuyết pháp về hai chân lý cho chúng sinh trời người trong sự không phân biệt. Nếu họ chưa đạt được bộ lọc năng lượng thì sẽ phải tiếp tục hành trình tu hành trong nhiều kiếp để đạt được bộ lọc.

-     Khi Quả Không (tuệ linh đã đắc được bộ lọc năng lượng trong trụ linh) phát nguyện xuống nhân gian để Hóa độ chúng sinh, thì phải tuân thủ theo luật đại nguyện và luật nhân quả. Có thể Đức Phật Thích Ca phát nguyện xuống để dẫn dắt chúng sinh đi theo chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, dẫn dắt chúng sinh cải tạo được bộ lọc năng lượng trong trụ linh như ngài đã đạt được. Khi hóa thân xuống nhân gian thì ngài sẽ phải làm được nhiệm vụ của đại nguyện là cứu độ của hàng thánh nhân, cứu độ của hàng bồ tát, phổ độ được của hàng phật và ngài phải dẫn dắt ít nhất 1 cho đến nhiều chúng sinh thực hành cải tạo được bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh; ngài không được phép vi phạm luật nhân quả. Nếu ngài không hoàn thành nhiệm vụ truyền dạy giáo lý thực hành cải tạo trụ linh thành công thì ngài sẽ phải tiếp tục xuống nhân gian để truyền dạy. Hoặc nếu ngài vi phạm luật nhân quả thì ngài sẽ phải xuống tiếp nhân gian để gột rửa nghiệp lực đã tạo ra.

-     Các tuệ linh đạt được phẩm vị cao từ hàng Thánh nhân cho đến Quả Không, khi phát nguyện với người cha vĩ đại của vũ trụ trời người, để được ngài tạo lập sự sống ở một hay nhiều cõi trời, để về an trụ hay quản lý cõi trời đó nhằm giáo hóa chúng sinh trời người ở cõi đó và dưới nhân gian. Khi đó các tuệ linh có phẩm vị mà không hoàn thành đúng nhiệm vụ sẽ bị phế truất phẩm vị, hoặc khi tiếp tục xuống nhân gian tu hành nhưng vi phạm luật nhân quả của quả vị thì cũng bị phế truất phẩm vị và tuệ linh khác sẽ thay thế đảm nhiệm nhiệm vụ.

Như vậy trong luật đại nguyện phải đảm tuân thủ nguyên tắc như sau: phải tu hành dưới nhân gian cho đến khi đạt được bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh, có thể thời gian luân hồi sẽ dài ngắn khác nhau; phải tuân thủ luật nhân quả, nếu vi phạm vào sẽ phải đọa trong luân hồi cho đến khi gột rửa được nghiệp lực mới thôi; phải tuân thủ và thực hiện thành công nguyện lực đã phát, nếu không thành công thì phải tiếp tục xuống để hoàn thành nguyện lực. Tất cả đại nguyện của các tuệ linh được hội đồng biên bản luật của cõi trời của người cha vĩ đại ghi chép để làm căn cứ và hợp nhất với luật nhân quả. Như thế luật nhân quả sẽ thay đổi theo phẩm vị quả vị đã đạt được: luật nhân quả của tuệ linh chưa đắc được phẩm vị gì thì chỉ dừng lại ở không vi phạm 4 biểu hiện hình tướng đạo; tuệ linh hàng Phật không những không được vi phạm 4 biểu hiện hình tướng đạo mà không được vi phạm việc không cứu độ và phổ độ chúng sinh, cũng như vị phật nào đó hóa thân xuống nhân gian mà không phổ độ, cứu độ chúng sinh, mặc dù không vi phạm 4 biểu hiện hình tướng đạo, thì vị phật đó sẽ bị mất quả vị vì vi phạm luật nhân quả trong quả vị; cũng như quả vị bồ tát xuống nhân gian, dù không vi phạm 4 biểu hiện hình tướng đạo, nhưng lại không cứu độ chúng sinh, do đó cũng bị mất quả vị.

1.2.2. Tâm nguyện của chân tu

Tâm nguyện là do chân tu của các tuệ linh hay cũng là tâm nguyện của con người khi họ muốn thực hiện được điều gì đó, và từ tâm họ phát ra nguyện lực thì được gọi là tâm nguyện. Đặc biệt tất cả các tâm nguyện của con người đều được hội đồng biên bản luật của cõi trời của người cha vĩ đại ghi lại để làm căn cứ chứng minh.

Những tâm nguyện khi phát ra của con người phải đảm bảo nguyên tắc không đi ngược dòng chảy của quy luật tự nhiên, không vi phạm luật nhân quả. Đặc biệt, những tâm nguyện phát ra phải tuân thủ luật đại nguyện của tuệ linh, đó là phải phát tâm nguyện bằng hoặc lớn hơn đại nguyện mà tuệ linh đã phát ra. Cụ thể :

-     Các hóa thân của các tuệ linh các cõi trời phát đại nguyện xuống nhân gian tu hành thì chân tu sẽ phải phát tâm nguyện là vượt qua hết tất cả các khổ đau kiếp nạn để cải tạo được trụ linh thành bộ lọc năng lượng. Chân tu của tuệ linh phát đại nguyện xuống dẫn dắt chúng sinh tu hành thì sẽ phải phát tâm nguyện là công tâm truyền dạy giáo lý giác ngộ cho chúng sinh.

-     Các hóa thân của các tuệ linh tại cõi trời của người cha vĩ đại phát nguyện xuống nhân gian để lan tỏa công trình nghiên cứu hay các phương pháp xây dựng nhân loại thì chân tu phải phát tâm nguyện là lan tỏa được công trình hay phương pháp đó cho nhân loại.

-     Các hóa thân của các bậc Thánh nhân thì phải phát tâm nguyện hi sinh thân xác và lợi ích riêng để cứu độ dân tộc quốc gia mình sinh sống.

-     Các hóa thân của các vị Bồ tát thì phải phát tâm nguyện hi sinh lợi ích và thân xác để cứu độ được dân tộc quốc gia mình sinh ra và cứu độ cả dân chúng khắp thế giới, cứu độ tất cả chúng sinh trời người trong sự không phân biệt.

-     Các hóa thân của các vị Phật phải phát tâm nguyện là hi sinh thân xác và lợi ích riêng để hoàn thành cứu độ dân tộc, cứu độ của bồ tát và thuyết pháp hai chân lý khắp thế gian và trời người.

-     Hóa thân của Quả Không thì phải phát tâm nguyện là công tâm dẫn dắt chúng sinh thực hành cải tạo được bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh, đồng thời phải cứu độ của hàng Thánh nhân, cứu độ của hàng Bồ tát và thuyết pháp của hàng Phật.

Như vậy tâm nguyện của chân tu phải hợp nhất hoặc sau hợp nhất thì phải phát nguyện lớn hơn chứ không được phát nguyện ít hơn đại nguyện của tuệ linh. Nếu chân tu không phát tâm nguyện và hoàn thành tâm nguyện thì tuệ linh sẽ bị mất phẩm vị quả vị và phải đọa trong sinh tử luân hồi.

Để các chân tu biết được sứ mệnh cũng như nhiệm vụ mà phát tâm nguyện thực hiện đại nguyện cho tuệ linh thì các tuệ linh của mỗi chân tu phải có trách nhiệm thông báo cho chân tu biết trong giấc mơ hoặc trong tâm có sự thôi thúc. Để phân biệt được là tuệ linh báo thì các tuệ linh sẽ báo nhiều lần trong giấc mơ. Tuy nhiên Ma vương vẫn xâm nhập vào giấc mơ để xui khiến chân tu đi ngược dòng chảy của quy luật tự nhiên, do đó để nhận biết là tuệ linh báo thì lời báo đó không được đi ngược dòng chảy quy luật tự nhiên. Thông qua hành thiền đúng phương pháp thì các chân tu cũng được báo sứ mệnh của tuệ linh và lời báo phải không đi ngược dòng chảy của quy luật tự nhiên. Đặc biệt, thông qua giáo lý Bát Không Chân Kinh thì chúng sinh sẽ biết được mình là ai, mình từ đâu đến, sứ mệnh của mình là gì, chết đi mình về đâu, và việc còn lại là chúng sinh hành động thực hiện tâm nguyện sau khi phát. Tức là sứ mệnh lớn nhất, đại nguyện lớn nhất của tất cả các tuệ linh chính là cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn, đó là tu luyện đắc quả vị Quả Không. Do đó chúng ta cũng không cần tìm hiểu chi tiết tuệ linh phát những nguyện nhỏ hay chi tiết ra sao, chúng ta chỉ cần tập trung phát tâm nguyện và hoàn thành đại nguyện cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn.

1.3. Chân lý vạn vật – Vô (Duyên)

Chân lý vạn vật là:“Vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài vũ trụ không tự sinh ra, không tự mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do duyên nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.

Như vậy, ứng dụng chân lý vạn vật trong Nguyện sẽ là: “Nguyện không tự sinh ra, không tự mất đi, khổ đau không tự đến và không tự đi, tất cả do duyên nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.

Chân lý vạn vật chính là luật nhân quả, chính là chữ Vô, Vô là tướng không, vì nó không bất tử, vì nó không vĩnh cửu, vì nó không trường tồn, nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định rồi lại chuyển hóa sang tướng khác do duyên. Do đó chân lý vạn vật, luật nhân quả được đúc kết thành chữ duyên, duyên chính là tướng không, không có cái gì là của ta, thân xác ta cũng không phải của ta, mọi giả tướng không của ta, không của ai đó và bản thân giả tướng cũng không phải của chính nó. Thấu hiểu chữ duyên thì ta sẽ thấu hiểu được căn nguyên do đâu mà sinh khởi thành nguyện và do đâu mà nguyện hoại diệt. Bởi nguyện do duyên sinh, nguyện do duyên diệt.

1.3.1. Nguyện do duyên sinh

Dù là đại nguyện hay tâm nguyện thì đều do trí tuệ thấu hiểu được quá trình duyên hợp của các hình tướng, thấu hiểu dòng chảy quy luật tự nhiên, thấu hiểu nhân quả, thấu hiểu chân lý vạn vật mà phát nguyện lực để thực hành cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn.

Vị Tuệ linh đầu tiên vì quan sát thấy nhiều tuệ linh hoại diệt do năng lượng hoại diệt xâm nhập mà đồng hóa, thấy nguy cơ hoại diệt của vũ trụ nên ngài đã dùng trí tuệ đặc biệt để phát đại nguyện lực duy trì phát triển sự sống khắp vũ trụ. Để thực hiện được đại nguyện lực của ngài thì ngài lại có vô số nguyện lực nhỏ hay còn gọi là các kế hoạch xây dựng và phát triển sự sống khắp vũ trụ và giúp dạng sống tuệ linh luyện được bộ lọc năng lượng viên mãn.

Các tuệ linh khi quan sát và đối mặt với sự hoại diệt của chính mình và vũ trụ, nên đã dùng trí tuệ để phát nguyện lực xuống nhân gian tu hành cải tạo trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng bất tử, để có khả năng duy trì và phát triển sự sống của vũ trụ.

Đức Phật Thích Ca thấy trời người mê lầm lạc lối, khổ đau vì đối mặt với sự hoại diệt của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, nên ngài đã phát đại nguyện lực để tìm ra con đường đạo dẫn dắt chúng sinh trời người hoàn thành các nguyện lực.

Có người giàu có, họ thấy nhiều người nghèo đói do thiên tai, dịch bệnh, họ phát nguyện lực mang tiền của giúp đỡ dân chúng nơi dịch bệnh, thiên tai vượt qua khó khăn. Có người thấy chúng sinh mê lầm trong mê tín dị đoan, họ phát nguyện lực lan tỏa sự thật để diệt mê khai ngộ cho chúng sinh. Có người có sức khỏe, họ phát nguyện lực đi cứu giúp những người yếu đuối. Có người họ có địa vị, họ phát nguyện giúp đỡ nhân tài lên điều hành đất nước. Có người vì tình thương yêu trẻ thơ bị bỏ rơi, họ phát nguyện lực nhận nuôi các cháu...

1.3.2. Nguyện do duyên diệt

Dù là đại nguyện hay tâm nguyện sẽ đều hoại diệt do duyên, thời gian thực hiện từ lúc sinh khởi cho đến khi hoại diệt là khác nhau, nhưng nguyện hoại diệt là do các căn nguyên sau:

-     Nguyện hoại diệt do tuệ linh và chân tu đã hoàn thành thành công nguyện lực đó.

-     Nguyện hoại diệt do chân tu không thực hiện hoặc hủy bỏ giữa chừng khi đang thực hiện.

-     Nguyện hoại diệt là do tuệ linh và chân tu bị hoại diệt khi chưa hoàn thành xong nguyện lực, trong trường hợp này là tuệ linh đã bị hoại diệt hoàn toàn, tức là đã bị năng lượng hoại diệt đồng hóa hoàn toàn hoặc bị năng lượng hoại diệt kích nổ mà hoại diệt.

Như vậy nguyện do duyên sinh, nguyện do duyên diệt, nó không bất tử. Do đó khi hiểu chân lý vạn vật trong nguyện thì chúng sinh trời người luôn luôn sinh khởi nguyện lực để thực hành cải tạo và duy trì phát triển sự sống khắp vũ trụ ngày càng tốt đẹp hơn.

1.4. Chân lý giác ngộ

Chân lý giác ngộ là :“À, đời là bể khổ. Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài vũ trụ, trời và người”.

Dùng chân lý giác ngộ trong Nguyện là: “Nguyện là bể khổ. Chúng sinh phải phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau”. Nguyện ở đây chính là đại nguyện của tuệ linh và tâm nguyện của chân tu, tất cả đều là khổ đau.

Đại nguyện của tuệ linh là bể khổ: khổ của tuệ linh khắp các cõi trời là sự đối mặt không biết có thực hiện được đại nguyện hay không, cái khổ của sự thực hiện dang dở mà hoại diệt tuệ linh , cái khổ của sự không hoàn thành đại nguyện ; cái khổ của sự hoàn thành, cái khổ của hoàn thành cải tạo bộ lọc năng lượng thành công rồi lại chuyển hóa thành cái khổ của sự sinh khởi phát nguyện đại nguyện dẫn dắt các tuệ linh và chúng sinh thực hành cải tạo được bộ lọc năng lượng. Cái khổ của tuệ linh chỉ hết khi tuệ linh đạt được bộ lọc năng lượng và dùng tình yêu thương bao la để giúp đỡ các tuệ linh trời người khác đạt được hoàn đạo viên mãn.

Tâm nguyện của chân tu là bể khổ: cái khổ của tâm nguyện là không biết đại nguyện của tuệ linh mà phát tâm nguyện, cái khổ của trí tuệ con người định vào giả tướng và thân tướng của chính mình mà thấy mình không thực hiện được, cái khổ của u mê nhiều đời nhiều kiếp làm cho chân tu không có sức mạnh để quyết tâm phát tâm nguyện, cái khổ của sự sợ hãi không hoàn thành tâm nguyện, cái khổ của sự bí bách khi tâm nguyện dang dở. Cái khổ của tâm nguyện chỉ hoại diệt khi hoàn thành và chuyển hóa nó thành lợi ích an vui cho chúng sinh.

Như vậy nguyện là khổ, chúng sinh chỉ có dùng chân tâm đối mặt, đón nhận đại nguyện và hoàn thánh hết các đại nguyện của tuệ linh, hoàn thành được quá trình tu hành cải tạo tuệ linh có được bộ lọc năng lượng viên mãn.

1.5. Đại nguyện lực của Đấng tạo hóa (vị Tuệ linh đầu tiên)

Đấng tạo hóa chính là người cha vĩ đại của vũ trụ và trời người, ngài là vạn vật, vạn vật chính là ngài, ngài là nhân quả, nhân quả chính là ngài, ngài chính là hình tướng đạo, hình tướng đạo chính là ngài. Ngài chỉ có duy nhất một đại nguyện lực, đó là “Thông qua chân lý vạn vật (cơ chế phân tách, liên kết dây) để duy trì sự tồn tại và phát triển tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ”. Đó là đại nguyện lực xây dựng hình tướng đạo để duy trì sự tồn tại và phát triển tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ. Để thực hiện được đại nguyện lực này thì ngài thực hiện vô số kế hoạch, đó chính là các nguyện nhỏ để tạo ra môi trường tu hành, gieo duyên dẫn dắt các tuệ linh khắp các cõi trời người luyện được bộ lọc năng lượng để duy trì và phát triển sự sống khắp vũ trụ. Đại nguyện lực của ngài chính là vô số nguyện lực và cũng là không có nguyện lực nào nếu ta đã thấu hiểu tướng không của nguyện trong chân lý vạn vật. Như vậy đại nguyện lực của ngài vẫn đang trong quá trình thực hiện, vẫn chưa hoàn thành và chưa kết thúc, do đó ngài vẫn gieo vô số duyên để đại nguyện lực của ngài từng bước hoàn thành.

1.6. Đại nguyện lực của Nhật Sư Hoàn Đạo

Đại nguyện lực của Nhật Sư Hoàn Đạo từ khi bắt đầu hóa thân xuống nhân gian từ thời đầu tiên mà các tuệ linh phát nguyện xuống tu hành là “Dẫn dắt chúng sinh trời người tu hành tuân thủ hình tướng đạo của Đấng tạo hóa mà đắc được bộ lọc năng lượng để duy trì sự tồn tại, phát triển tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ trời người”. Cho đến khi tuệ linh của tôi đắc quả vị Quả Không, tuệ linh vẫn tiếp tục thực hiện đại nguyện lực duy nhất của ngài là dẫn dắt chúng sinh đắc được quả vị không để có được bộ lọc năng lượng duy trì phát triển tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, đó là đại nguyện lực truyền dạy tâm đạo. Đại nguyện lực của tuệ linh vẫn đang được thực hiện, nó chưa kết thúc và chưa hoàn thành. Đó là đại nguyện lực của người Thầy, tuy là duy nhất nhưng lại là vô số nguyện lực và cũng là không có nguyện lực khi thấu hiểu chân lý vạn vật. Tuệ linh luôn luôn gieo vô số duyên bằng chân tâm để chúng sinh thấu hiểu được chân lý vạn vật và giác ngộ được chân lý giác ngộ của vạn vật trong và ngoài vũ trụ, để tu hành hoàn đạo viên mãn.

Thông qua bài Nguyện, chúng ta và nhân loại sẽ hiểu được việc chúng ta có mặt nơi nhân gian này là để thực hiện đại sứ mệnh cao cả, đó là đại nguyện lực cao cả nhất vũ trụ trời người. Do nguyện lực của dạng sống tuệ linh trong vũ trụ mà có nhân loại, do nguyện lực đó mà có sự hiện hữu của ta nơi nhân gian này, do đó chúng ta phải xây dựng được hệ tư tưởng vững chắc để hoàn thành đại nguyện của tuệ linh. Hoàn thành đại nguyện của tuệ linh chính là xây dựng được bộ lọc năng lượng viên mãn trong trụ linh để duy trì, phát triển sự sống của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ. Đó chính là ý nghĩa của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống chính là đem lại sự an vui, hạnh phúc, sự bền vững của cấu trúc mã sóng trí tuệ cho tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ.

 

Đăng ngày: 2/1/2020 5:07:26 PM
Lần xem: 1295 lần - Phản hồi: 1
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]
buiquangchinh77 | Đăng ngày 2/1/2020

https://www.youtube.com/watch?v=E_WfluYmrgY&feature=emb_logo
Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
Trí tuệ của vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhân gian (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHÂN BIỆT TUỆ LINH, CHÂN LINH, VONG LINH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH BÀI THẦN CHÚ (THÁNH CA) HAI CHÂN LÝ (Hoàng Văn Trường)
11/26/2022
Giới thiệu về Bát Không Chân Kinh (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Nguyện (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Đạo (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Quả không (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Trí (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tướng (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tâm (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Hành (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tuệ (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bộ lọc năng lượng sẽ hoại diệt khi nào (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Vận hành bộ lọc năng lượng trong trụ linh (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Phương pháp chuyển hóa thành bộ lọc năng lượng bằng hai chân lý (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Năng lượng hoại diệt với bộ lọc (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Năm nhóm năng lượng trong vũ trụ và trời người với bộ lọc (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Bộ lọc năng lượng với hai chân lý (Tác giả: Hoàn Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Điều kiện để chuyển hóa thành công trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Ánh sáng hai chân lý nơi cuối con đường (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat