Bài Tâm
Bài Tâm cũng được hiểu là Tâm Vô Tâm.
Chữ
Tâm đầu tiên là khái niệm và bản chất của Tâm, chữ Vô là chân lý vạn vật trong
Tâm, chữ Tâm cuối cùng là chân lý giác ngộ.
6.1. Khái niệm về Tâm
“Tâm
là trạng thái năng lượng, luôn dao động giữa thái cực chân tâm và thái cực ngã
quỷ”.
“Tâm
linh là kéo trạng thái năng lượng của tâm về cực chân tâm để tuệ linh tiếp dẫn
đến tuệ linh trời người và mang lại sự thật cho trí tuệ thấu hiểu và giác ngộ”.
6.2. Bản chất của Tâm
Như
đã biết, mỗi một chữ nhân được hợp thành bởi 3 yếu tố gọi là tam hợp nhân. Đó
là do duyên của người cha và người mẹ mà tạo ra thai nhi, đến tháng thứ 7 sẽ
được một tuệ linh ở cõi trời nào đó hoặc được một linh hồn là muông thú được
chuyển sinh làm người đi theo bảo vệ bà mẹ và thai nhi. Khoảng 9 tháng thì em
bé chào đời, đó là thân tướng. Khi cất tiếng khóc chào đời là đánh dấu mốc tuệ
linh hoặc linh hồn thiết nhập vào để tạo ra năng lượng duy trì sự sống cho em
bé sống được một kiếp người, được gọi là Tâm. Khi người mẹ mang thai đến lúc
sinh em bé thì chính tuệ linh của người mẹ truyền năng lượng, nuôi dưỡng cho
thai nhi tồn tại và phát triển. Khi em bé lớn lên học tập kinh nghiệm sống của
cha mẹ, học tập ở trường lớp và thông qua lao động sản xuất mà có thêm tướng
Trí tuệ. Trong 3 yếu tố hợp thành chữ nhân thì Thân tướng được coi như ngôi
nhà, Tâm được coi như người sống trong ngôi nhà, Trí tuệ được coi như cánh cửa
của ngôi nhà.
Bản
chất của Tâm là trạng thái năng lượng để mang lại và duy trì sự sống cho thân
tướng. Tâm được ví như là con người sống và mang lại sinh khí trong ngôi nhà
thân tướng. Trong trạng thái năng lượng của tâm luôn có hai thái cực là chân
tâm và ngã quỷ, trạng thái năng lượng của tâm sẽ luôn dao động giữa hai thái
cực đó.
6.2.1.
Trạng thái của Tâm ngã quỷ
Khi
tâm ở trạng thái ngã quỷ, tâm thể hiện bản chất là chấp ngã, sân, hận vào các
giả tướng. Cũng có thể hiểu đó là tính quỷ quái, tính xảo quyệt của tâm bởi trí
tuệ định vào, bám vào hay vơ vét giả tướng về nơi thân tướng mình. Trong trạng
thái của tâm ngã quỷ thì cảnh giới chấp ngã được coi là nền móng, tiếp đến là
sân và cảnh giới cao nhất là hận. Ngã quỷ hay có thể gọi chấp ngã, sân, hận là
gốc của nghiệp lực. Gốc ngã quỷ mà vững chắc thì luôn luôn sinh khởi ra hành
động tạo nghiệp lực, luôn vì lợi ích ích kỷ về mình mà gây tổn thương cho chúng
sinh trời người. Do đó muốn đoạn diệt không sinh khởi hành động tạo nghiệp lực
thì phải thấu hiểu được gốc ngã quỷ, thấu hiểu để gieo duyên hoại diệt bỏ gốc
ngã quỷ thì sẽ không còn sinh khởi hành động tạo nghiệp.
a)
Cảnh giới chấp ngã của Tâm
Chấp
là sự bí bách, luẩn quẩn của tâm trong thân tướng. Mà tâm chính là tuệ linh
hoặc linh hồn, luân hồi đầu thai vào chữ nhân để tu hành trong nhiều đời nhiều
kiếp nhằm cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng. Tuy nhiên do trí tuệ chân
tu (con người) không biết hay không nhớ được sứ mệnh tu hành, thay vào đó lại
định vào, ham muốn và vơ vét giả tướng về thân tướng mình mà không tu hành nên
tuệ linh bí bách, luẩn quẩn trong thân tướng. Tuệ linh không hoặc chưa có cách
nào khiến cho trí tuệ chân tu thấu hiểu nên gọi là tâm bí bách.
Ngã là giả tướng, là 10
giả tướng. Chấp ngã chính là Tâm bí bách, luẩn quẩn vì trí tuệ chân tu định
vào, bám vào, vơ vét giả tướng về thân tướng. Bí bách, luẩn quẩn vì trí tuệ
không chịu mở cánh cửa ra để tâm hướng đến thế giới quan xung quanh và truyền
lại sự thật cho trí tuệ để trí tuệ chuyển hóa thành sự giác ngộ và tu hành cải
tạo trụ linh.
Như vậy căn nguyên của
Tâm chấp ngã là trí tuệ u mê định vào các giả tướng khiến cho tâm không có được
dòng năng lượng thuần khiết để truyền lại sự thật của trời người cho trí tuệ
chân tu chuyển hóa thành giác ngộ mà hành đạo.
Tâm chấp vào giả tướng
có: tâm
bí bách, luẩn quẩn vì trí tuệ định vào, bám vào, vơ vét vào thân tướng khi có
địa vị chức tước, đó là tham ô tham nhũng, hối lộ, chạy chức chạy quyền, hãm
hại người hiền tài, chỉ biết lợi ích ích kỷ về mình mà gây tổn hại cho dân tộc,
cho chúng sinh; vì tâm nó thấy quả báo của hành động tạo nghiệp đó nên nó bí
bách đau khổ mà luẩn quẩn như tù nhân trong thân tướng, nó bí bách vì chân tu
không hành đạo để cải tạo trụ linh. Tâm bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào,
bám vào, vơ vét vào thân tướng khi giàu sang phú quý, đó là sự hưởng thụ ích
kỷ, không những không giúp người khó khăn nghèo khổ, mà còn làm giàu dựa trên
những thủ đoạn gây tổn hại cho người khác; tâm nó biết sẽ phải nhận quả báo vì
trí tuệ định vào giả tướng mà thân tướng hành động tạo nghiệp; tâm nó không
được hành đạo cải tạo trụ linh nên nó bí bách đau khổ mà luẩn quẩn. Tâm bí bách
luẩn quẩn vì trí tuệ định vào, bám vào lợi ích của gia đình mà không chia sẻ,
không giúp đỡ mọi người, chỉ chăm chăm vì lợi ích ích kỷ cho gia đình mình mà
không hành đạo để cải tạo trụ linh, nên tâm nó bí bách mà đau khổ luẩn quẩn.
Tâm bí bách, luẩn quẩn vì trí tuệ định vào, bám vào, vơ vét vào thân tướng xinh
đẹp, bất chấp việc làm gia đình người khác tan nhà nát cửa để thỏa mãn sắc dục
thông dâm tà dâm mà mang lại nghiệp lực năng lượng xấu cho tâm; tâm không được
hành đạo cải tạo trụ linh được nên bí bách đau khổ luẩn quẩn…
Tâm chấp vào giả tướng
không có: tâm
bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào thân tướng bệnh tật, không đủ sức khỏe để
giúp đỡ người khác, điều này khiến cho tâm thấy lãng phí một kiếp tu hành nên
bí bách đau khổ. Tâm bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào thân tướng không
giàu có, dẫn đến hành động làm giàu bất chấp gây tổn hại cho mọi người mà để
thỏa mãn lợi ích của mình, tâm nó nhìn thấy kết quả nghiệp báo và không được
hành đạo nên nó bí bách đau khổ luẩn quẩn trong thân tướng. Tâm nó bí bách luẩn
quẩn vì trí tuệ định vào thân tướng không có địa vị cao, nên chạy chức chạy
quyền gây tổn hại đến quốc gia dân tộc, nó nhìn thấy nghiệp lực phải chịu và
không được hành đạo nên nó bí bách đau khổ luẩn quẩn trong thân tướng. Tâm nó
bí bách vì trí tuệ định vào thân tướng không có người đẹp bên cạnh mà dẫn đến
hành động bỏ vợ để đi ngoại tình, thông dâm tà dâm gây đau khổ cho vợ con và
gia đình khác, tâm nó nhìn thấy nghiệp lực và việc không được hành đạo nên nó
bí bách đau khổ luẩn quẩn trong thân tướng…
Tâm chấp vào giả tướng
yêu thương: tâm
bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào, bám vào sắc dục thông dâm tà dâm, để
thỏa mãn dục vọng mà gây tổn thương cho vợ con và gia đình khác, tâm nó nhìn
thấy nghiệp lực, và vì không được hành đạo nên nó đau khổ bí bách luẩn quẩn
trong thân tướng. Tâm bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào, bám vào các thú
vui, sở thích cờ bạc nghiện ngập, chỉ vì lợi ích ích kỷ mà gây cho người thân
và nhiều người đau khổ, tâm nó nhìn thấy nghiệp lực và không được hành đạo nên
nó đau khổ bí bách luẩn quẩn trong thân tướng…
Tâm chấp vào giả tướng
thù ghét: tâm
bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào thù ghét ai đó không thỏa mãn hay ai đó
làm tổn thương cái ta, dẫn đến hành động tạo nghiệp gây tổn hại cho người khác
chỉ vì thỏa mãn sự trả thù, tâm nó thấy được nghiệp lực và không được hành đạo
nên nó đau khổ bí bách luẩn quẩn trong thân tướng. Tâm nó bí bách luẩn quẩn vì
trí tuệ không thích các thân tướng phù hợp với nó, khiến cho tâm không thể hành
đạo giúp đỡ mọi người nên nó đau khổ bí bách luẩn quẩn trong thân tướng…
Tâm chấp vào giả tướng
cầu được: tâm
bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào, bám lấy việc cầu được danh vọng, cầu
được tiền tài, cầu được sắc dục, cầu được bình an… mà chỉ vì lợi ích ích kỷ của
thân tướng mà gây tổn thương đến mọi người và chúng sinh; nó biết trước nghiệp
lực để cầu được sẽ phải đánh đổi con đường tu hành, sẽ phải chịu luân hồi vô số
kiếp mà vẫn chưa cải tạo trụ linh thành công, nên nó đau khổ bí bách luẩn quẩn
trong thân tướng. Tâm nó bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào giả tướng cầu
được rồi và lại chuyển sang định vào giả tướng có, khi đó trí tuệ nó u mê mà
ngạo mạn chỉ vì lợi ích ích kỷ mà gây tổn hại lợi ích của mọi người và chúng
sinh, tâm nó nhìn thấy nghiệp lực và nó không được hành đạo nên nó bí bách đau khổ
luẩn quẩn trong thân tướng…
Tâm chấp vào giả tướng
cầu không được: tâm nó bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào giả tướng cầu
không được về địa vị, về tiền tài, sức khỏe, bình an, con cái… nên nó thù ghét
và hành động phỉ báng thiên địa, gây tổn thương đến người khác, tâm nó nhìn
thấy nghiệp lực và không được hành đạo nên nó bí bách luẩn quẩn đau khổ trong
thân tướng…
Tâm chấp vào giả tướng có
trí tuệ: tâm
nó bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào nó có trí tuệ hơn người bởi bằng cấp,
bởi học hàm, bởi học vị, bởi giàu có, bởi địa vị mà khinh khi người khác, thậm
chí trục lợi về mình mà hại người, tâm nó nhìn thấy nghiệp lực và không được
hành đạo nên nó bí bách, luẩn quẩn đau khổ trong thân tướng. Tâm nó bí bách
luẩn quẩn vì trí tuệ định vào nó có trí tuệ hơn người, định vào nó có chức sắc
trong tôn giáo, định vào nó trí tuệ thần thông hơn người mà lợi dụng vào tôn
giáo, vào tín ngưỡng để trục lợi về mình và gây tổn thương cho chúng sinh, nên
tâm nó bí bách đau khổ luẩn quẩn trong thân tướng. Tâm bí bách luẩn quẩn vì trí
tuệ định vào việc biết và đọc được nhiều kinh điển mà ngạo mạn khinh khi người
khác khi cho rằng mình có trí tuệ hơn người mà không có sự ứng nghiệm vào quy
luật vạn vật xem có đúng không, dẫn đến hành động ngạo mạn khinh khi người
khác, tâm nó bí bách luẩn quẩn khi không được hành đạo và hành không đúng nên
nó đau khổ luẩn quẩn trong thân tướng…
Tâm chấp vào giả tướng
không có trí tuệ: tâm nó bí bách, luẩn quẩn vì trí tuệ định vào việc
nó không có trí tuệ, nên không đủ khả năng thấu hiểu hay giúp đỡ người khác,
khiến cho tâm nó bí bách, luẩn quẩn vì trí tuệ tự ti mà không hành đạo, tâm nó
bí bách luẩn quẩn trong thân tướng. Tâm nó bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định
vào không có trí tuệ, dẫn đến không trau dồi học hỏi để nâng cao trí tuệ, khi bị
người khác lừa hại làm điều sai trái mà không phân định được đúng sai, dẫn đến
hành động tạo nghiệp, tâm nó thấy hành đạo sai nên nó đau khổ bí bách luẩn quẩn
trong thân tướng…
Tâm chấp vào giả tướng
hành động: tâm
bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào hành động vì lợi ích ích kỷ cá nhân, gia
đình, dòng họ mình mà gây tổn thương đến mọi người, đến chúng sinh, tâm nó thấy
được nghiệp lực và không được hành đạo nên nó bí bách luẩn quẩn đau khổ trong
thân tướng.
Tâm chấp vào giả tướng
không hành động: tâm bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào các giả
tướng mang lại lợi ích cho thân tướng của nó, lợi ích cho gia đình và dòng họ
của nó mà gây tổn thương chúng sinh, nên nó khiến cho tâm không hành đạo cải
tạo trụ linh nên tâm đau khổ luẩn quẩn trong thân tướng.
Như vậy chấp ngã là nền
móng của ngã quỷ, khi tâm đã chấp ngã thì sẽ luôn sinh khởi sang cảnh giới cao
hơn là sân và hận.
b)
Cảnh giới sân của Tâm
Sân là ngọn lửa thiêu đốt
tất cả vạn vật, sân có tính dương, nó có tính hủy diệt ngay và luôn. Sân từ
ngọn lửa nhỏ bé ban đầu sẽ trở thành ngọn lửa lớn khi gặp sân hợp lại, và nó sẽ
trở thành ngọn lửa cực đại thiêu đốt thế gian nếu ngọn lửa sân hợp lại bởi
nhiều ngọn lửa sân khác. Ngọn lửa sân sẽ thiêu đốt bất cứ vạn vật trời người
khi mà nó đi qua, đó là ngọn lửa của sự ngạo mạn, ngọn lửa của sự sát sinh,
ngọn lửa của sự giết hại, ngọn lửa của sự bất hiếu, ngọn lửa của sự bất kính,
ngọn lửa của sự bất nghĩa, ngọn lửa của sự bất nhân, ngọn lửa của chiến tranh,
ngọn lửa của sự hủy hoại vũ trụ.
Ngọn lửa sân mang tính
dương, nó bùng phát ngay và luôn nên khi ta thấy bất kỳ chữ nhân hay chúng sinh
nào mang ngọn lửa sân thì ta dễ dàng nhìn thấy. Tuy là ngọn lửa mang tính hủy
diệt, nhưng vì là ngọn lửa sân nên nó dễ dàng bị dòng nước mát của sự từ bi hỷ
xả dập tắt.
Căn nguyên của sự sinh
khởi cảnh giới sân trong tâm: do tâm chấp ngã, chấp vì trí tuệ u mê không mở
cánh cửa trí tuệ để tâm hướng ra thế giới quan xung quanh và truyền lại sự thật
trời người trong vũ trụ cho trí tuệ có được sự giác ngộ. Khi đó tâm nó như tù
nhân luẩn quẩn trong nhà tù thân tướng, nó héo mòn và suy nhược năng lượng, nó
thấy phí hoài một kiếp người tu hành, nó thấy nghiệp lực và vòng sinh tử luân
hồi vô lượng không có điểm dừng với nó nếu trí tuệ vẫn u mê. Chính vì thế từ
việc tâm nó chấp ngã mà trí tuệ không diệt được u mê nên nó phải phản kháng, sự
phản kháng bằng cách sinh khởi nên ngọn lửa thiêu đốt để cho trí tuệ nhìn nhận
lại sự u mê mà mở cánh cửa để tâm hành đạo. Sự phản kháng để chấp nhận tạo
nghiệp mà hoại diệt đi thân tướng ngục tù, để được chuyển sinh sang kiếp mới
với mong muốn được hành đạo đúng. Như vậy từ cảnh giới của ngọn lửa sân sẽ dẫn
đến hành động tạo nghiệp lực nếu năng lượng của sân đủ mạnh, khi năng lượng sân
của tâm đủ mạnh nó sẽ thiêu đốt vạn vật thế gian và trời người trên đường nó đi
qua. Nếu năng lượng ngọn lửa sân không đủ mạnh để phản kháng hay tạo nghiệp lực
thì nó sẽ bị dập tắt mà chuyển hóa sang cảnh giới tối thượng của ngã quỷ là
hận.
c)
Cảnh giới hận của Tâm
Cảnh giới của hận chính
là cảnh giới của băng giá, của sự đóng băng, của sự ẩn trong sâu thẳm, nó mang
tính âm, nó luôn kết lại và được che đậy bởi sự yên bình như mặt nước, mặt
băng.
Căn nguyên của cảnh giới
hận được sinh khởi từ việc tâm chấp trí tuệ định vào các giả tướng mà chuyển
hóa thành hận; hoặc tâm chấp ngã rồi chuyển hóa thành sân, khi sân không đủ
mạnh nó chuyển hóa thành hận.
Hận là cảnh giới tối cao
của ngã quỷ và cả cõi trời của quỷ. Từ hận mà quỷ đã tạo ra vô số pháp thuật
được che đậy bằng hình tướng của các dòng đạo, các tín ngưỡng để nó âm ỉ như
những con vi rút đang ký sinh trong trí tuệ, trong tâm, trong thân tướng chúng
sinh. Pháp thuật được sinh khởi từ hận thù của quỷ như những con vi rút đã và
đang làm cho chúng sinh u mê không biết được cội nguồn tổ tiên loài người,
không biết được sứ mệnh, không thấy được sự thật trời người. Nó khiến cho loài
người như những xác sống chỉ biết ăn chơi trụy lạc, chỉ biết giết hại lẫn nhau,
chỉ biết tranh dành lợi ích, chỉ biết ích kỷ, cứ u mê tin lời quỷ sai khiến mà
không tin vào nhân quả và chân lý vạn vật.
Hận thù nó ẩn sâu bên
trong như những tảng băng, nó truyền từ đời này sang đời khác, từ kiếp này cho
đến nhiều kiếp khác. Nó chỉ chờ cơ hội là sẽ bùng phát thành sự hủy diệt cả
nhân loại, cả trời người bằng cách nó lan truyền lây nhiễm hận từ người này
sang người khác, nó như con vi rút lây nhiễm. Đó là sự hận mà tạo thành mê tín
dị đoan, sự hận mà tạo thành chiến tranh hủy diệt, sự hận mà làm cho các tôn
giáo bị sai lệch kinh sách, làm cho những tín đồ đi ngược lại quy luật tự
nhiên, đi ngược lại sự duy trì phát triển nhân loại, chúng làm cho con người
ích kỷ từ bỏ cuộc sống khi có chút khổ đau, nó làm cho con người từ bỏ cuộc sống
để đi tu nơi rừng sâu hay nơi ẩn mình. Sự hận như vô số con vi rút làm cho con
người tự hoại diệt chính mình, tự tạo ra chiến tranh hủy diệt, nó làm cho con
người mê lầm lạc lối và mê tín dị đoan để rồi chính tự con người hoại diệt lẫn
nhau.
Cảnh giới hận trong tâm
là tảng băng chìm, do đó nếu ta có dùng dòng nước mát của sự từ bi cũng chỉ làm
cho tảng băng đó dày hơn và thêm hận thù. Tảng băng hận thù chỉ bị tan khi gặp
ánh sáng mặt trời của hai chân lý, bởi hai chân lý chính là sự thật của trời
người, là nhân quả, là giác ngộ. Hai chân lý sẽ thiêu đốt sự giả dối che đậy
của tảng băng hận thù trong nhiều đời nhiều kiếp, sẽ đánh tan nghiệp lực, nhân
quả trong tảng băng hận thù.
Bản chất của Tâm ngã quỷ
còn thể hiện ở bản tính tự ái, sợ bị nói sự thật về nhân quả. Người có tâm ngã
quỷ luôn luôn có tính tự ái và sợ bị nói sự thật về nhân quả. Do đó để phơi bày
tâm ngã quỷ là chấp ngã, sân, hận thì chỉ cần dùng ánh sáng của hai chân lý và
sự thật về nhân quả sẽ khiến cho người có tâm ngã quỷ phơi bày ra cảnh giới hận
hay sân hay chấp ngã, dựa vào đó mà dùng cảnh giới khác nhau của chân tâm mà
hóa giải ngã quỷ trong tâm chúng sinh.
6.2.2.
Trạng thái của Chân tâm
Chân tâm chính là gốc tâm
nhân bản, là gốc tâm ban đầu của các tuệ linh khi xuống nhân gian tu hành, cũng
có thể được gọi là chân tâm ban đầu. Khi là chân tâm ban đầu thì tâm sẽ thấu
hiểu sự thật của trời người trong vũ trụ, thấu hiểu cội nguồn của nhân loại,
thấu hiểu sứ mệnh tu hành dưới nhân gian, thấu hiểu các giả tướng vạn vật trời
người, thấu hiểu để không định, không bám vào các giả tướng. Từ chân tâm ban
đầu tiếp dẫn đến tuệ linh trời người để thấu hiểu chân lý vạn vật mà chuyển hóa
thành trí tuệ giác ngộ, từ trí tuệ giác ngộ chuyển hóa thành cải tạo thế giới
quan vũ trụ thì sẽ đạt được chân tâm mới.
Chân tâm ban đầu và chân
tâm mới có điểm chung là cùng có 3 cảnh giới là sự từ bi, hỷ, buông xả. Sự khác
nhau là: ở chân tâm ban đầu chưa có sự thấu hiểu chân lý vạn vật, nhân quả và
chân lý giác ngộ nên sự từ bi, hỷ và xả chưa dẫn đến sự cải tạo thế giới quan
vũ trụ. Ở chân tâm mới thì đã có sự thấu hiểu và giác ngộ được chân lý vạn vật,
nhân quả và chân lý giác ngộ nên sự từ bi, hỷ, xả, đã lan tỏa thành sự cải tạo
được sự sống vô lượng trời người trong và ngoài vũ trụ. Do đó trong bài Tâm vô
Tâm này là phân tích chân tâm mới, cũng là sự phát triển từ chân tâm ban đầu mà
thành.
Chân tâm mới bao gồm 3
cảnh giới là từ bi, hỷ, xả. Đây là gốc của sự sinh khởi hành động thiện phước.
Muốn nuôi dưỡng và sinh trưởng thiện phước thì tâm luôn luôn phải an trụ tại
thái cực chân tâm. Cảnh giới của chân tâm là luôn luôn vì lợi ích của chúng
sinh mà không màng đến lợi ích về mình.
a)
Cảnh giới của Tâm từ bi
Cảnh giới của tâm từ bi
được coi là nền móng vững chắc cho chân tâm, khi xây dựng được nền móng của sự
từ bi thì tâm luôn luôn sinh khởi thành sự an vui và buông xả hết chấp ngã để
hành động tạo thiện phước mang lợi cho chúng sinh trời người. Cảnh giới của tâm
từ bi là cảnh giới mà tâm không còn chấp vì trí tuệ không còn định vào bất kỳ
giả tướng nào, trí tuệ đã chủ động mở cánh cửa trí tuệ để tâm hướng đến với thế
giới quan bên ngoài, truyền lại sự thật về vũ trụ trời người cho trí tuệ chuyển
hóa thành sự giác ngộ. Do đó, đây là cảnh giới mà tâm mang tình yêu thương vì
lợi ích cho trời người mà không màng đến lợi ích cá nhân của mình.
Tâm không chấp vào giả
tướng có: tâm
không bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không định vào giả tướng giàu có, không ích
kỷ hưởng thụ và hưởng lạc trên giả tướng giàu có nữa, tâm đã dẫn dắt được trí
tuệ chuyển hóa thành lợi ích giúp đỡ mọi người và chúng sinh. Tâm không bí bách
luẩn quẩn vì trí tuệ không định vào giả tướng có địa vị, không ích kỷ tham ô
tham nhũng và lợi ích về mình nữa, tâm đã dẫn dắt được trí tuệ chuyển hóa thành
lợi ích cho dân tộc quốc gia và giúp đỡ nhân tài phục vụ đất nước. Tâm không
còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không định vào giả tướng gia đình, không còn
ích kỷ cho gia đình mình nữa, tâm đã dẫn dắt được trí tuệ chuyển hóa thành lợi
ích cho mọi người và chúng sinh. Tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định
vào thân tướng xinh đẹp, không còn ích kỷ cho mình nữa, tâm đã dẫn dắt được trí
tuệ chuyển hóa thành lợi ích và an lạc cho mọi người…
Tâm không chấp vào giả
tướng không có: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không
còn định vào giả tướng không có địa vị nữa, không còn ích kỷ về mình nữa, tâm
đã dẫn dắt được trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng sinh.
Tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không còn định vào giả tướng không
giàu có nữa, không còn ích kỷ về mình mà gây tổn hại người khác, tâm đã dẫn dắt
được trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng sinh. Tâm không
còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ định vào thân tướng không có đủ sức khỏe để
hành đạo giúp người, không có ích kỷ cho mình nữa, tâm đã dẫn dắt được trí tuệ
chuyển hóa thành lợi ích cho chúng sinh…
Tâm không chấp vào giả
tướng yêu thương: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không
còn định vào giả tướng yêu thương thông dâm tà dâm nữa, không vì lợi ích ích kỷ
cá nhân, tâm đã dẫn dắt trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng
sinh. Tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không còn định vào giả tướng
sở thích cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập nữa, không còn ích kỷ cho mình, tâm đã
dẫn dắt được trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng sinh…
Tâm không chấp vào giả
tướng thù ghét: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không
còn chấp vào giả tướng thù ghét ai đó, không ích kỷ thỏa mãn sự trả thù nữa,
tâm đã dẫn dắt được trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng sinh…
Tâm không chấp vào giả
tướng cầu được hay cầu không được: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì
trí tuệ không còn định vào giả tướng cầu, không còn ích kỷ vì lợi ích cá nhân,
tâm đã dẫn dắt được trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng
sinh.
Tâm không chấp vào giả
tướng có trí tuệ: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không
còn định vào giả tướng có trí tuệ, không còn ích kỷ ngạo mạn vì lợi ích cá nhân
nữa, tâm đã dẫn dắt trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích vì mọi người và chúng
sinh. Tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không còn định vào mình có
chức sắc trong tôn giáo hay trong tâm linh, không còn trục lợi về mình, tâm đã
dẫn dắt được trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng sinh…
Tâm không chấp vào giả
tướng không có trí tuệ: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì
trí tuệ không còn định vào giả tướng không có trí tuệ nữa, không còn tự ti và
ích kỷ cho mình nữa, tâm đã dẫn dắt trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi
người và chúng sinh. Tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không còn định
vào trí tuệ u mê, không tự ti mà chịu khó học tập trau dồi trí tuệ để không bị
lừa hại, tâm đã dẫn dắt trí tuệ chuyển hóa giúp đỡ mọi người và chúng sinh
không bị lừa hại…
Tâm không chấp vào giả
tướng hành động: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ không
còn định vào giả tướng hành động gây tổn hại cho mọi người, không vì lợi ích
ích kỷ cá nhân nữa, tâm đã dẫn dắt trí tuệ chuyển hóa thành lợi ích cho mọi
người và chúng sinh…
Tâm không chấp vào giả
tướng không hành động: tâm không còn bí bách luẩn quẩn vì trí tuệ
không còn định vào giả tướng không hành động giúp đỡ mọi người, không còn ích
kỷ vì lợi ích cá nhân, tâm đã dẫn dắt trí tuệ chuyển hóa thành không hành động
tạo nghiệp và hành động giúp đỡ mọi người và chúng sinh.
Như vậy cảnh giới của tâm
từ bi là cảnh giới của trí tuệ không định vào giả tướng, là cảnh giới mà trí
tuệ đã thấu hiểu cội nguồn nhân loại, thấu hiểu sứ mệnh tu hành dưới nhân gian,
thấu hiểu nhân quả, thấu hiểu chân lý vạn vật mà chuyển hóa thành tình yêu
thương cho mọi người và chúng sinh. Khi con người và chúng sinh đã xây dựng
được nền móng của tâm từ bi thì sẽ sinh khởi chuyển thành cảnh giới của an vui
tĩnh tại trong tâm, đó là cảnh giới của sự hỷ nơi tâm.
b)
Cảnh giới hỷ của Tâm
Hỷ là sự an vui tự tại
của tâm, đây là cảnh giới an lạc, an vui, hạnh phúc của tâm.
Căn nguyên của cảnh giới
hỷ là Tâm có đủ sức mạnh để dẫn dắt trí tuệ diệt đi sự định vào giả tướng để
trong tâm không còn sự chấp ngã, không còn sự sân, không còn sự hận. Khi tâm đã
diệt đi gốc của ngã quỷ thì sẽ sinh khởi được cảnh giới từ bi. Vì cảnh giới từ
bi là nền móng của chân tâm, như là dòng nước mát mà sinh khởi thành cảnh giới
hỷ. Cảnh giới an vui tự tại của tâm cũng chính là dòng nước mát tưới mát cho
vạn vật trời người, gột rửa đi lấm bụi trần của chúng sinh và diệt đi tính sân
của ngã quỷ.
Khi tâm đã an vui thì sự
an vui sẽ thể hiện ra thân tướng an vui: đó là sự an vui trong ánh mắt, ánh mắt
nhẹ nhàng và đầy vị tha, ánh mắt tỏa ra niềm vui như nụ cười. Đó là sự an vui
trong cử chỉ hành động của chân tay, đó là sự nhẹ nhàng và điềm đạm bởi dòng
năng lượng an vui lan tỏa ra thân tướng. Đó là sự an vui trong nụ cười, nụ cười
của tình yêu thương chúng sinh bao la, nụ cười của sự không định vào bất cứ giả
tướng, nụ cười diệt đi tính sân hận của người đối diện. Đó là đôi tai an vui,
sự an vui thể hiện ra đôi tai dù phải nghe những thứ mà đối với người chấp ngã
không hề thích chút nào, dù phải nghe ai đó chửi rủa xúc phạm thân tướng mình.
Đó là an vui ở mũi ta, sự an vui ở mũi khiến cho ta ngửi được hương vị ngọt bùi
đắng cay cuộc đời kiếp người tu hành, nó an vui dù phải ngửi những mùi không hề
thú vị chút nào. Đó là an vui nơi trí tuệ, sự an vui ở trí tuệ khi dù đối mặt
với bất cứ hoàn cảnh nào, kiếp nạn khổ đau nào thì trí tuệ luôn thấy an vui để
thấu hiểu và cùng tâm hợp nhất vượt qua tất cả các khó khăn chướng ngại, nó
giúp cho trời người không còn phiền não và vọng tưởng. Tâm an vui đã lan tỏa ra
trí tuệ, lan tỏa ra khắp thân tướng để khắc chế và hoại diệt đi tính quỷ trong
chính ta, trong anh, trong bạn, trong mọi người. Tâm an vui tại kiếp người, bất
chấp mọi hoàn cảnh chướng ngại và đầy rẫy chông gai trên con đường tu đạo dưới
nhân gian thì đó chính là niết bàn, niết bàn tự tại nhất trong vô lượng trời
người.
Khi tâm an vui như dòng
nước mát, tưới mát và sinh khởi sự sống cho vạn vật, nó không những giúp cho
Thân, Tâm, Trí ta an vui mà còn chuyển hóa sự an vui đó cho chúng sinh an vui,
cho trời người an vui, cho vạn vật an vui. Nó không những đem lại lợi ích cho
ta mà còn đem lại lợi ích cho vạn vật và chúng sinh trời người. Từ nền móng từ
bi mà sinh khởi thành tâm an vui, từ tâm an vui lại sinh khởi lên cảnh giới
buông xả.
c)
Cảnh giới buông, xả của tâm
Buông là cả ba tướng
trong tam hợp nhân đều buông: trí tuệ không định vào, không bám lấy, không vơ
vét các giả tướng về thân tướng ta; tâm ta không bị chấp ngã, tâm không bị sân,
tâm không bị hận; thân tướng không hành động tạo nghiệp, không ích kỷ về thân
tướng mình mà hại người. Như vậy cần cả sự hợp nhất của tam hợp nhân để buông
những giả tướng, ngã quỷ, nghiệp lực mà chưa phải của ta, buông đi sự ích kỷ
lợi ích của ta mà mà sẽ gây họa cho chúng sinh. Đó là buông đi cái không phải
của ta, buông đi cái ta đang định lấy.
Xả là xả cả ba tướng
trong tam hợp nhân đều xả: trí tuệ xả đi những giả tướng mà trí tuệ đã định
vào; tâm xả đi sự chấp ngã, sân, hận đã có trong tâm; thân tướng xả đi nghiệp
lực đã tạo bằng cách hành thiện cứu giúp người và chúng sinh. Như vậy cần cả sự
hợp nhất của tam hợp nhân để xả đi những giả tướng, ngã quỷ, nghiệp lực đã là
của ta, xả đi những ích kỷ lợi ích của ta mà đã gây họa cho chúng sinh và trời
người.
Căn nguyên của buông, xả
là do tâm đã xây dựng được nền móng cảnh giới từ bi vững chắc mà sinh khởi lên
cảnh giới của hỷ, và cảnh giới buông xả trong tâm là cảnh giới tối thượng của
Chân tâm. Nó là cảnh giới tối thượng vì nó có sự hợp nhất toàn bộ của trí tuệ
với thân tướng và tâm (tuệ linh) để hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh
thành bộ lọc năng lượng, để duy trì sự sống tồn tại và phát triển của toàn bộ
các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, trời và người.
Khi đạt được cảnh giới
buông xả trong chân tâm thì Ma vương hay còn gọi là quỷ chúa và cõi quỷ sẽ
không thể làm phiền não chúng sinh, không thể dẫn dụ chúng sinh chấp ngã sân
hận, không thể dẫn dụ chúng sinh tạo nghiệp lực. Bởi khi đó chúng sinh luôn
phát ra năng lượng tâm từ bi, hỷ, xả với tầng hào quang màu vàng như ánh sáng
mặt trời để tiêu tan màn đêm giả dối như đêm tối của nghiệp lực, của Ma vương
sẽ khiến ngã quỷ không thể xâm lấn trong tâm và trong trí tuệ chúng sinh.
Cảnh giới buông xả sẽ
khiến cho chúng sinh luôn luôn không vì lợi ích ích kỷ của bản thân, của gia
đình, của dòng họ mà gây tổn thương lợi ích của chúng sinh và lợi ích của trời
người. Mỗi người dù sống trong mọi hoàn cảnh giả tướng nào thì vẫn luôn luôn
chuyển hóa được thành lợi ích cho chúng sinh mà không màng đến lợi ích cho
mình.
Như vậy bản chất của Chân
tâm chính là đã thấu hiểu và sống trong sự thật của ánh sáng mặt trời, sống
trong sự tuân thủ nhân quả, trong sự thấu hiểu vạn vật trời người bằng chân lý
vạn vật và chân lý giác ngộ, sống trong sự yêu thương chúng sinh trời người.
Chỉ cần lan tỏa và cải tạo chúng sinh trời người sẽ giúp cho chúng ta đắc được
bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh.
6.2.3.
Phương pháp dùng chân tâm hóa giải ngã quỷ
Trong bản chất của Ngã
quỷ: chấp ngã là nền móng vững chắc, nó ăn sâu vào trời người, nó mang tính âm;
cảnh giới sân là cảnh giới được sinh khởi từ nền móng chấp ngã, nó mang tính
dương như ngọn lửa thiêu đốt; cảnh giới hận là cảnh giới tối thượng được xây
dựng từ nền móng chấp ngã và sân, nó là thành trì băng giá, nó mang tính âm.
Ngoài ra bản chất của ngã quỷ còn thể hiện ở sự tự ái, sợ nói về nhân quả, nó
là cảnh sống trong màn đêm tối giả dối.
Trong bản chất của chân
tâm có 2 điểm chính: là dòng nước mát của sự từ bi, hỷ, buông xả; là ánh sáng
rực rỡ như mặt trời của sự thật của chân lý vạn vật, của nhân quả, là cảnh sống
hiên ngang giữa ánh sáng mặt trời.
Khi gặp ngã quỷ thể hiện
tính chấp ngã: vì chấp ngã là nền móng của sự giả dối, của sự định
vào giả tướng để lợi mình và hại người nên ta phải dùng chân tâm và nhẹ nhàng
dùng ánh sáng mặt trời của sự thật, của chân lý vạn vật, nhân quả để xua tan và
diệt được nền móng chấp ngã.
Khi gặp ngã quỷ thể hiện
tính sân: vì
sân là ngọn lửa mang tính dương nên ta phải dùng dòng nước mát của chân tâm là
từ bi, hỷ, xả để nhẹ nhàng gột rửa và làm mát chúng sinh đang bị sân, tuyệt đối
không dùng sân để đấu chọi với sân, vì nếu vậy sẽ làm thành ngọn lửa hủy diệt.
Khi gặp ngã quỷ thể hiện
tính hận: vì
hận là tảng băng và mang tính âm nên không thể đơn thuần dùng dòng nước mát của
từ bi, hỷ, xả để hóa giải được, ta phải dùng ánh sáng mặt trời của sự thật, của
chân lý vạn vật, của nhân quả để tiêu tan màn đêm băng giá của sự giả dối, bởi
cảnh giới băng giá hận này chỉ bị tan chảy bởi ánh sáng mặt trời chói chang.
Như vậy tùy từng cảnh
giới nào của ngã quỷ mà ta dùng dòng nước mát hay ánh sáng mặt trời để mà hóa
giải cho chúng sinh. Khi dùng ánh sáng mặt trời thì đó là dùng sự thật, chân lý
vạn vật và nhân quả để mắng nhẹ nhàng, làm cho cảnh giới hận và chấp ngã bị
tiêu diệt. Khi dùng ánh sáng mặt trời sẽ khiến cho chúng sinh lầm tưởng ta mắng
hay thù ghét họ, do đó khi vận hành chân tâm hóa giải ngã quỷ thì hành giả cần
vận dụng tinh tế để phân tích căn cơ trí tuệ của chúng sinh ra sao để lựa mà
hóa độ cho chúng sinh.
6.3.
Chân lý vạn vật – Vô (Duyên)
Chân lý vạn vật là :
“Vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài vũ trụ không tự sinh ra, không
tự mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do duyên nghiệp
hay còn gọi là nhân quả”.
Như vậy ứng dụng chân lý
vạn vật trong Tâm sẽ là: “Tâm ngã quỷ hay Chân tâm không tự sinh ra, không tự
mất đi, khổ đau không tự đến và không tự đi, tất cả do duyên nghiệp hay còn gọi
là nhân quả”.
Chân lý vạn vật chính là
luật nhân quả, chính là chữ Vô, Vô là tướng không, vì nó không bất tử, vì nó
không vĩnh cửu, vì nó không trường tồn, nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian
nhất định rồi lại chuyển hóa sang tướng khác do duyên. Do đó chân lý vạn vật,
luật nhân quả được đúc kết thành chữ duyên, duyên chính là tướng không, không
có cái gì là của ta, thân xác ta cũng không phải của ta, mọi giả tướng không
của ta, không của ai đó và bản thân giả tướng cũng không phải của chính nó.
Thấu hiểu chữ duyên thì ta sẽ thấu hiểu được căn nguyên của tâm ngã quỷ, thấy
được căn nguyên của chân tâm, thấu hiểu được bản chất của chân tâm và ngã quỷ,
thấu được phương pháp hóa giải ngã quỷ để chuyển hóa về chân tâm, từ đó các
hành giả và chúng sinh cùng nhau đoàn kết dẫn dắt ngã quỷ chuyển hóa thành chân
tâm và cùng nhau cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn.
6.3.1.
Căn nguyên của Tâm ngã quỷ
Căn nguyên là khi hình
thành trụ linh của tuệ linh đã có đa sóng điện âm: những tuệ linh được
hình thành bởi trụ linh có sóng điện âm mạnh hoặc trong quá trình tương tác, di
chuyển trong không gian vũ trụ bị nhiễm năng lượng hoại diệt làm đứt liên kết
hạt năng lượng trong tuệ linh, khiến cho cấu trúc sóng trí tuệ trong trụ linh
bị biến đổi đa âm hơn. Khi luân hồi đầu thai vào con người để tu hành thì tuệ
linh trở thành tâm, tuy nhiên tâm vẫn mang theo cấu trúc trụ linh và năng lượng
đa sóng âm đó để duy trì và tồn tại kiếp người, họ trải qua nhiều kiếp người
với bản chất trụ linh đa âm. Khi làm người, vì trụ linh có năng lượng đa âm, mà
bản chất năng lượng âm là kết và hút âm về kết tụ tại tâm, vì thế nó càng làm
cho trụ linh của tuệ linh là tâm ngày càng có năng lượng đa âm, và trong trụ
linh chưa bị hoại diệt vì vẫn còn năng lượng dương trong trụ linh nên vẫn đảm
bảo sự sống cho chân tu và tuệ linh. Tinh tà và ma quỷ tồn tại trong trạng thái
năng lượng âm là mà đỏ máu, màu đen, nên khi chúng sinh hay hành giả nào mà có
trụ linh đa âm thì sẽ tự hấp thụ năng lượng âm của tinh tà ma quỷ vào trong
tâm, và nó càng làm sinh khởi tính ngã quỷ trong chúng sinh và hành giả có trụ
linh đa âm. Khi những chúng sinh, hành giả có trụ linh đa âm, trải qua nhiều
kiếp tu hành dưới nhân gian, họ không thể nhận biết được họ là ai, sứ mệnh làm
gì dưới nhân gian, họ luôn có gốc ngã quỷ vững chắc, do đó họ luôn luôn tạo ra
nghiệp lực gây tổn thương cho chúng sinh và trời người. Trải qua nhiều đời
nhiều kiếp đã làm cho nghiệp lực của họ chồng chất, và khi nghiệp lực quá nhiều
sẽ làm cho trụ linh của họ bị vỡ cấu trúc mã sóng trí tuệ mà gây hoại diệt cả
chân tu và tuệ linh.
Căn nguyên là do trí tuệ
của chân tu định vào giả tướng: trí tuệ định vào giả tướng chủ yếu là
những người có trụ linh đa âm, ngoài ra cũng có vô số người có trụ linh cân
bằng năng lượng âm dương và đa dương. Bởi trải qua nhiều đời nhiều kiếp tu hành
dưới nhân gian, họ quên đi họ là ai, họ không biết sứ mệnh làm gì, họ không
thấu hiểu vạn vật trời người nên trong nhiều kiếp trí tuệ định vào các giả
tướng. Chỉ cần định vào các giả tướng, dù là một giả tướng đã khiến cho tâm
chuyển thành ngã quỷ, nó sẽ sinh khởi và tạo thành nền móng ngã quỷ vững chắc
sau nhiều đời nhiều kiếp và trí tuệ định vào tất cả giả tướng. Trí tuệ định vào
các giả tướng để khiến cho tâm chuyển hóa thành ngã quỷ là thực trạng hầu như
tất cả chúng sinh dưới nhân gian đều mắc phải, tuy nhiên có nhiều chúng sinh đã
thấu hiểu mà diệt đi tính quỷ trong tâm để an trụ tại chân tâm.
Bởi tâm là trạng thái
năng lượng, nó luôn dao động giữa chân tâm và ngã quỷ, và trong mỗi một chữ
nhân đều có hai thái cực này, có điều ai khống chế để trạng thái năng lượng của
tâm an trụ được ở thái cực chân tâm hay để nó trở về thái cực ngã quỷ. Trạng
thái năng lượng của tâm dao động là do trí tuệ định vào giả tướng mà khiến nó
dao động trở về ngã quỷ, và nếu trí tuệ không định vào giả tướng thì nó sẽ trở
về thái cực chân tâm.
Như vậy, căn nguyên cội
nguồn của tâm ngã quỷ là do khi hình thành trụ linh của tuệ linh đã bị đa sóng
điện âm hoặc bị năng lượng hoại diệt đồng hóa, và căn nguyên chính là do trí
tuệ định vào giả tướng mà làm cho trạng thái năng lượng của tâm trở về ngã quỷ
mà hóa thành quỷ rồi bị hoại diệt. Trong hai căn nguyên trên thì căn nguyên trí
tuệ là quyết định cho việc chuyển hóa thành tâm ngã quỷ hay diệt được tâm ngã
quỷ trở về chân tâm.
6.3.2.
Căn nguyên của Chân tâm
Căn nguyên do khi hình
thành trụ linh của tuệ linh đã có đa sóng điện dương hoặc cân bằng âm
dương: những
tuệ linh được hình thành bởi trụ linh có cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái
cân bằng năng lượng âm dương hoặc đa dương, khi luân hồi đầu thai xuống nhân
gian tu hành, họ sẽ nhớ được họ là ai, sứ mệnh tu hành dưới nhân gian làm gì,
họ luôn thể hiện tính hướng thiện, giúp đỡ người và vạn vật chúng sinh. Những
người mà có trụ linh đa dương hoặc cân bằng năng lượng âm dương trong tâm thì
họ có thiên hướng đi tìm con đường cứu giúp chúng sinh vượt qua khổ đau, bài
trừ chiến tranh và dẫn dắt chúng sinh đoàn kết yêu thương nhau, họ hành đạo
trong nhiều kiếp, họ dễ dàng đắc đạo. Vì bản chất của năng lượng dương là cho
đi, phát triển, lan tỏa giá trị lợi ích cho vạn vật trời người, nên những hành
giả có trụ linh đa dương hoặc cân bằng không dễ dàng để giả tướng làm cho trí
tuệ định vào mà mà đẩy tâm bị ngã quỷ. Những hành giả có trụ linh đa dương hoặc
cân bằng năng lượng âm dương trong trụ linh sẽ luôn hành thiện, cứu người trong
nhiều đời nhiều kiếp nên họ không những giúp tâm không về ngã quỷ mà họ còn đẩy
được trạng thái năng lượng tâm trụ về thái cực chân tâm trong nhiều đời nhiều
kiếp. Đây là căn nguyên cội nguồn giúp cho hành giả dễ dàng về chân tâm và thấu
hiểu trời người, thấu hiểu mình là ai, sứ mệnh của mình hiện kiếp và luôn có
tình yêu thương bao la đối với chúng sinh, luôn hi sinh lợi ích và thân tướng của
mình để chuyển hóa thành lợi ích cho chúng sinh. Trong tâm những hành giả như
vậy luôn phát ra hào quang màu vàng, hào quang năng lượng này là hào quang của
công đức vô lượng trong nhiều đời nhiều kiếp sẽ khiến cho tinh tà ma quỷ không
thể xâm lấn vào trí tuệ họ, không thể xâm lấn vào tâm họ. Đó là điều tuyệt vời,
không phải tự nhiên có, mà là quá trình hấp thụ năng lượng của tuệ linh cho đến
việc hành thiện trong nhiều đời nhiều kiếp mà có được.
Căn nguyên là do trí tuệ
của chân tu không định vào giả tướng: trí tuệ của chúng sinh, của hành giả
không định vào các giả tướng, do trí tuệ thấu hiểu các sự thật về các giả tướng
nên đã chuyển hóa thành lợi ích cho chúng sinh. Đây là căn nguyên cho sự cải
tạo và biến tâm ngã quỷ thành chân tâm và chuyển hóa thành giác ngộ viên mãn.
Trí tuệ của hành giả vô cùng quan trọng để hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ
linh và cải tạo vũ trụ trời người. Do đó trí tuệ chính là nguyên nhân chính cho
việc diệt ngã quỷ và chuyển hóa thành chân tâm và sự giác ngộ. Có thể có người
đã từng đọa thành quỷ, nhưng kiếp này tu hành, họ dùng trí tuệ kiên định để
không ngừng trau dồi sự thấu hiểu vũ trụ trời người, họ không định vào giả
tướng, họ kiên trì tu hành cải tạo trụ linh và họ cải tạo thành công. Do đó khi
đã hiện hữu kiếp người thì nguyên nhân chính để gieo duyên chuyển từ ngã quỷ
thành chân tâm là trí tuệ.
Như vậy căn nguyên cội
nguồn của cả chân tâm và ngã quỷ vẫn là trụ linh của tuệ linh, căn nguyên chính
và quyết định cho sự chuyển về ngã quỷ hay về chân tâm là trí tuệ hiện kiếp. Do
đó trí tuệ vô cùng quan trọng cho con đường giác ngộ và cải tạo trụ linh của
tuệ đạt được sự viên mãn nhất.
Chân lý vạn vật cho thấy
không tự nhiên tâm là ngã quỷ, và không tự nhiên tâm là chân tâm, tất cả là do
ta gieo duyên từ trong nhiều đời nhiều kiếp, và hiện kiếp ta tiếp tục phải gieo
duyên để luôn diệt ngã quỷ và an trụ tại chân tâm. Bởi cả chân tâm hay ngã quỷ
đều không bất tử, không trường tồn mãi ở thái cực đó, do đó ta không vội sợ hãi
hay suy nghĩ không chuyển hóa được tâm của chúng sinh về với chân tâm, và ta
không nên tự cao ngạo mạn là tâm ta đã ở thái cực chân tâm rồi. Tất cả đều có
thể thay đổi, nó thay đổi được bởi nó luôn luôn đúng theo chân lý vạn vật, bởi
đó là tướng không, nó luôn thay đổi là do ta gieo duyên. Do đó ta phải luôn trụ
tại thái cực chân tâm để dẫn dắt tâm chúng sinh an trụ tại thái cực chân tâm và
hành đạo cứu giúp chúng sinh đến hơi thở cuối cùng của kiếp người mới được gọi
là thành công.
6.4.
Chân lý giác ngộ
Chân lý giác ngộ
là : “À, đời là bể khổ. Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm đối
mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài vũ trụ, trời và
người”.
Dùng chân lý giác ngộ
trong Tâm là: “Tâm dù là chân tâm hay tâm ngã quỷ đều là bể khổ, chúng sinh
trời người phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ
đau”. Tâm ở đây bao gồm cả chân tâm và ngã quỷ đều là bể khổ cả, khổ vì ta phải
đối mặt giác ngộ giải thoát hết tất cả khổ đau để cải tạo trụ linh thành bộ lọc
năng lượng viên mãn.
Tâm ngã quỷ là bể khổ,
cái khổ của tâm ngã quỷ là sự chấp ngã u mê của trí tuệ vào giả tướng, đó là
cái sân như ngọn lửa thiêu đốt thế gian, là sự hận thù như băng giá trong nhiều
đời nhiều kiếp, cái khổ của người có tâm ngã quỷ đến mức mà trí tuệ của họ còn
không biết là mình khổ. Người có tâm ngã quỷ luôn sinh khởi hành động tạo
nghiệp, việc tạo nghiệp sẽ làm cho họ phải đọa trong khổ đau kiếp nạn lặp đi
lặp lại trong nhiều đời nhiều kiếp mà không tìm ra lối thoát, để rồi khi khổ
quá thì kêu trời là tại sao con khổ quá. Thật là đáng thương cho chúng sinh u
mê bởi trí tuệ mà làm cho tâm đọa thành ngã quỷ và tạo ra vô số nghiệp lực. Cái
khổ lớn nhất là tuệ linh của họ đang bị đồng hóa bởi năng lượng hoại diệt, điều
này khiến tuệ linh họ không thể dẫn dắt chân tu hành đạo cải tạo trụ linh nên trí
tuệ tha hồ định vào giả tướng để chân tu tạo nghiệp mà nhanh hoại diệt cả tuệ
linh và chân tu. Cái khổ của tâm ngã quỷ của chúng sinh sẽ tạo thành nghiệp lực
dẫn đến chiến tranh hủy diệt nhân loại và sự mê lầm cũng làm cho nhân loại bị
hủy diệt theo. Do đó chúng ta luôn luôn phải đẩy trạng thái tâm về chân tâm,
đối mặt, đoàn kết, đồng cảm với tất cả chúng sinh, để cùng nhau dẫn dắt tâm
diệt bỏ tính quỷ mà an trụ tại chân tâm.
Chân tâm cũng là bể khổ,
cái khổ của chân tâm là tình yêu thương, thương cảm với tất cả chúng sinh đang
còn ở ngã quỷ. Khổ vì phải luôn luôn duy trì tâm của mình ở trạng thái chân
tâm. Khổ vì phải chuyển hóa thành cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn, khổ vì
phải cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng. Những hành giả đã về được chân tâm
thì lại càng phải đoàn kết, đồng cảm và giúp đỡ những chúng sinh còn đang là
tâm ngã quỷ chuyển hóa về chân tâm và cùng nhau cải tạo thế giới quan tốt đẹp
hơn, cùng nhau cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn.
Bài Tâm vô Tâm là giúp
hành giả, chúng sinh thấu hiểu được bản chất của tâm, thấu hiểu được bản chất
của ngã quỷ, thấu hiểu được bản chất của chân tâm, thấu hiểu phương pháp chuyển
hóa ngã quỷ thành chân tâm, thấu hiểu tướng không trong chân lý vạn vật của
tâm, thấu hiểu được chân lý giác ngộ là chỉ có đối mặt và dùng chính chân tâm
để đoàn kết, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau chuyển hóa tâm về chân tâm. Đó là
tâm từ bi, hỷ, xả lan tỏa ra khắp thế gian, khắp trời người để cùng đoàn kết,
không phân biệt dân tộc, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt trời người,
tất cả cùng chung chí hướng giúp đỡ nhau tu tập dưới nhân gian tinh tấn để hoàn
thành con đường tu hành dưới nhân gian. Cùng nhau cải tạo và nâng cao giá trị
đạo đức nhân văn của nhân loại ngày càng tốt đẹp và tiến bộ, không ngừng xây
dựng môi trường tu hành dưới nhân gian ngày càng phát triển.
Bài Tâm này đã giúp cho
chúng ta đi được những bước đi rất dài trên con đường giác ngộ viên mãn. Chỉ
cần tiếp tục hành động lặp đi lặp lại việc lan tỏa những tri thức, những giá
trị đạo đức nhân văn, những sự thật của hai chân lý đến với chúng sinh và trời
người thì sẽ tới đích của việc cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên
mãn.