Bài Trí
Bài Trí cũng được hiểu là Trí Vô Trí.
Chữ
Trí đầu tiên là khái niệm và bản chất của Trí tuệ, chữ Vô là chân lý vạn vật
trong Trí tuệ, chữ Trí cuối cùng là chân lý giác ngộ trong Trí tuệ.
5.1. Khái niệm về Trí
tuệ
“Trí
tuệ là sự thấu hiểu thế giới quan xung quanh chữ nhân bằng chân tâm”.
Thế
giới quan được hiểu là từ môi trường sống và làm việc xung quanh mỗi con người
(chữ nhân) cho đến toàn bộ trong và ngoài vũ trụ. Thế giới quan của người nông
dân là đồng ruộng, công cụ lao động, thời tiết, sâu bọ, mùa màng. Thế giới quan
của sinh viên là trường học, bạn bè, thầy cô, sách vở. Thế giới quan của người
thợ xây là sắt thép, gạch, xi măng, cát, bản vẽ, công trường, tiến độ. Thế giới
quan của người giáo sư, tiến sĩ là các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, thực
nghiệm, lĩnh vực. Thế giới quan của bác sĩ là bệnh nhân, bệnh viện, bệnh tật,
thuốc, dụng cụ mổ xẻ, sống chết. Thế giới quan của vua chúa, quan quyền là
chiến lược, sách lược, ngoại giao, đối nội, chính sách, quân đội, an ninh… Mỗi
một thế giới quan xung quanh chữ nhân dù là hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành
nghề nào đi chăng nữa thì đều vẫn có sự liên kết với nhau tạo thành xã hội,
nhân loại, đó là thế giới quan của cả nhân loại.
Thế
giới quan của nhân loại là trái đất, nước, lửa, thiên tai lũ lụt, nạn đói, dịch
bệnh, chiến tranh, tôn giáo, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, dải thiên hà, vũ
trụ. Tổ tông của loài người, trước khi được sinh ra thì con người là ai, sứ
mệnh kiếp người, sau khi chết đi về đâu, các nền văn minh ngoài trái đất, người
ngoài hành tinh, thần thánh, tiên, phật, chúa, bồ tát, quỷ, tinh tà, ma, cô
hồn, các cõi trời có sự sống.
Thế
giới quan của nhân loại chính là thế giới quan của mỗi một chữ nhân. Thế giới
quan của mỗi một chữ nhân nằm chung trong thế giới quan của nhân loại, đó là vũ
trụ rộng lớn bao la. Sự thấu hiểu chân thật nhất về vũ trụ, thấu hiểu về thế
giới vật chất (sắc giới) và thế giới vô hình (vô sắc giới) chính là trí tuệ của
con người và cũng là trí tuệ của nhân loại.
5.2. Bản chất của Trí
tuệ
Như
đã biết, mỗi một chữ nhân được hợp thành bởi 3 yếu tố gọi là tam hợp nhân. Đó
là do duyên của người cha và người mẹ mà tạo ra thai nhi, đến tháng thứ 7 sẽ
được một tuệ linh ở cõi trời nào đó hoặc được một linh hồn là muông thú được
chuyển sinh làm người đi theo bảo vệ bà mẹ và thai nhi. Khoảng 9 tháng thì em
bé chào đời, đó là thân tướng. Khi cất tiếng khóc chào đời là đánh dấu mốc tuệ
linh hoặc linh hồn thiết nhập vào để tạo ra năng lượng duy trì sự sống cho em
bé sống được một kiếp người, được gọi là Tâm. Khi người mẹ mang thai đến lúc
sinh em bé thì chính tuệ linh của người mẹ truyền năng lượng, nuôi dưỡng cho
thai nhi tồn tại và phát triển. Khi em bé lớn lên học tập kinh nghiệm sống của
cha mẹ, học tập ở trường lớp và thông qua lao động sản xuất mà có thêm tướng
Trí tuệ. Trong 3 yếu tố hợp thành chữ nhân thì Thân tướng được coi như ngôi
nhà, Tâm được coi như người sống trong ngôi nhà, Trí tuệ được coi như cánh cửa
của ngôi nhà.
Trí
tuệ được ví như cánh cửa trong ngôi nhà để chữ nhân trong ngôi nhà là tâm có
thể mở ra, hướng đến thế giới quan xung quanh, học tập, thấu hiểu thế giới quan
xung quanh. Cánh cửa trí tuệ không bị đóng nơi thân tướng sẽ giúp cho chữ nhân
là tâm sẽ mang lại được những kiến thức chân thật của thế giới quan về ngôi nhà
và giúp cho trí tuệ từ sơ khai ban đầu phát triển thành trí tuệ giác ngộ. Có
những ngôi nhà thân tướng chữ nhân không mở cánh cửa trí tuệ để tâm hướng đến
thế giới quan học tập, không thấu hiểu hoặc không thấu hiểu chân thật về thế
giới quan xung quanh nên cánh cửa trí tuệ không có sự phát triển mà vẫn sơ khai
như ban đầu hoặc phát triển được vài phần. Do đó bản chất của trí tuệ chính là
trí tuệ u mê và trí tuệ giác ngộ.
Trí
tuệ giác ngộ của con người sẽ được sinh khởi, nuôi dưỡng và phát triển thông
qua các kiếp nạn khổ đau, thông qua an vui hạnh phúc. Mỗi kiếp nạn khổ đau, mỗi
an vui hạnh phúc đều chứa đựng các mã sóng trí tuệ có trạng thái năng lượng. Do
đó khi trải qua và hấp thụ được mã sóng trí tuệ về trụ linh sẽ giúp cho trời
người thấu hiểu chân lý vạn vật và chuyển hóa thành giác ngộ để chuyển sinh
thành các siêu năng lượng tốt.
5.2.1.
Trí tuệ u mê
Trí
tuệ u mê là trí tuệ bị định vào các hình tướng hay còn gọi là các giả tướng.
Trí tuệ định ở đây cũng được hiểu là cánh cửa ngôi nhà đóng chặt lại không chịu
mở ra để tâm hướng đến và mang lại sự thấu hiểu thế giới bên ngoài về cho trí
tuệ. Trí tuệ định cũng được hiểu trí tuệ như con trâu hoặc con bò bị buộc vào 1
gốc cây nên nó chỉ quanh quẩn biết mỗi gốc cây đó mà không hiểu biết xung
quanh. Trí tuệ định cũng được hiểu là sự bám chặt vào, dính vào giả tướng.
Hình
tướng vạn vật gọi là giả tướng vì nó do duyên sinh và nó hoại diệt cũng do
duyên. Sự sinh diệt chính là quá trình chuyển hóa của hình tướng, vì có sinh và
có hoại diệt nên nó là giả tướng, tức là sự tồn tại tạm thời, sự tồn tại không
vĩnh cửu hay không bất tử. Trong vạn vật vũ trụ trời người, giả tướng sẽ được
phân ra làm 10 giả tướng, và 10 giả tướng chính là 5 cặp phạm trù của hình
tướng: giả tướng có và không có; giả tướng yêu thương, sở thích và thù
ghét, không thích; giả tướng cầu được và không cầu được; giả tướng có trí tuệ
và không có trí tuệ; giả tướng hành động và không hành động. Trí tuệ u mê
chính là trí tuệ định vào 10 giả tướng này mà không hiểu bản chất, không hiểu
sự thật về các giả tướng mà cố tình bám lấy, vơ lấy các giả tướng về thân tướng
mình mà khiến trí tuệ u mê.
Mười
giả tướng được ví như màn đêm tối mịt mù của sự giả dối, màn đêm tối của nghiệp
lực, màn đêm tối của ngã quỷ. Khi trí tuệ định và sống trong màn đêm tối sẽ
không thể thấu hiểu được thế giới quan xung quanh, nó như người mù chỉ thấy mỗi
nơi thân tướng nó. Do đó khi trí tuệ định vào bất cứ một giả tướng nào thì nó
tượng trưng cho trí tuệ đang sống và định trong màn đêm của sự giả dối của sự u
mê.
Trí tuệ định vào giả tướng có: con
người định vào cái ta có. Như là mắt, tai, mũi, miệng, chân tay, có thân tướng
đẹp đẽ hay xấu xí, có ngôi nhà to, có tiền tài giàu sang phú quý, có địa vị, có
chức cao trọng vọng, có xe cộ, có nhiều đất đai, có sức khỏe, có nhiều mối quan
hệ…. Trí tuệ của những người lãnh đạo các quốc gia thì định vào việc có sức
mạnh quân sự, định vào việc có nhiều tài nguyên thiên nhiên, định vào việc có
sức mạnh kinh tế, định vào việc có lãnh thổ rộng lớn, định vào việc có dân số
đông, hùng mạnh hơn quốc gia khác… Khi một người định vào thân tướng ta đẹp đẽ
nên họ chỉ biết rằng ta mới là xinh đẹp mà khinh khi những người không đẹp bằng
ta; thậm chí còn dùng thân tướng xinh đẹp đó để vi phạm vào đạo đức xã hội,
hành nghề mại dâm, dùng thân tướng đó để cặp với những người giàu có để hưởng
lợi ích cho mình và vi phạm luật nhân quả về thông dâm tà dâm. Có người định
vào việc giàu có mà khinh khi người không giàu có, thậm chí có người còn ăn
chơi trụy lạc đến nỗi không còn gì. Có người có địa vị chính trị, họ có chức
sắc cao, họ nghĩ và cho rằng mình là cao sang, họ khinh khi những người không
thuộc tầng lớp như họ; họ sẵn sàng lợi dụng chức vụ của họ để tham ô tham
nhũng, chạy chức chạy quyền; họ chỉ giúp đỡ những người bất tài nhưng nhiều
tiền cho họ, họ không biết sử dụng nhân tài cho đất nước; họ ảo tưởng vào chức
vụ và sức mạnh của họ mà sẵn sàng bán nước hại dân, tham quyền cố vị để trục
lợi về họ, về gia đình và dòng họ của họ… Những người lãnh đạo quốc gia thì
định vào việc quốc gia họ có binh hùng tướng mạnh, kinh tế lớn mạnh mà coi
thường nhân quả, họ đem binh đi xâm chiếm quốc gia khác, kích động tạo ra các
cuộc chiến tranh giữa các quốc gia để trục lợi cho quốc gia họ, khiến cho dân
chúng lầm than khổ đau, tang thương chết chóc trên mọi mảnh đất khắp trái đất
này. Những người lãnh đạo của các quốc gia định vào việc quốc gia họ có nhiều
nguồn tài nguyên, sẵn sàng khai thác cạn kiệt để trục lợi mang về cho nhóm
người lãnh đạo, khiến cho thiên tai xảy ra, cho con cháu đời sau cạn kiệt tài
nguyên, thiếu tiềm lực phát triển quốc gia; họ định vào việc sẵn có tài nguyên
mà không thúc đẩy phát triển được các nguồn lực phát triển khác để vẫn đảm bảo
được nguồn lực tài nguyên cho quốc gia. Những người lãnh đạo quốc gia định vào
sức mạnh làm thay đổi kinh tế thế giới hoặc kinh tế của quốc gia khác; họ sẵn
sàng làm lũng đoạn nền kinh tế thế giới hoặc can thiệp vào kinh tế quốc gia
khác để trục lợi về quốc gia họ; điều này làm cho nhiều quốc gia nghèo đói điêu
đứng và chìm sâu trong nghèo đói bởi ảnh hưởng của sự lũng đoạn kinh tế và sự
can thiệp của họ dẫn đến kinh tế nhiều quốc gia bị suy thoái và khủng hoảng.
Như vậy, trí tuệ của mỗi cá nhân cho đến nhóm người lãnh đạo quốc gia, vì định
vào giả tướng mà chỉ biết vơ vét về mình, bám chặt vào nó mà không biết chia sẻ
và chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và nhân loại. Đó là trí tuệ u mê, u
mê vì không thấu hiểu nhân quả, không thấu hiểu chân tướng của vạn vật là do
duyên sinh và do duyên diệt, nếu chỉ biết lợi mình mà hại người thì sẽ sớm phải
nhận quả báo do nghiệp lực tạo ra.
Trí tuệ định vào giả tướng không có: cái không có từ mỗi một chữ nhân
cho đến những người lãnh đạo của các quốc gia là sự đối lập với giả tướng có.
Có người con gái có thân tướng xinh đẹp thì định vào việc không có nhiều tiền
mà sẵn sàng quan hệ bất chính với những người giàu có để thỏa mãn việc được
hưởng lạc tiền tài từ người giàu có. Người giàu có vì định vào việc mình giàu
có mà không có người đẹp bên cạnh nên sẵn sàng quan hệ bất chính để thỏa mãn
nhu cầu dục vọng. Có người định vào việc nghèo khó, họ sẵn sàng buôn bán trẻ
em, sẵn sàng môi giới mại dâm, thậm chí hành nghề mại dâm để thỏa mãn việc giàu
có. Có người định vào việc không có nhiều tiền và giàu sang như người khác, họ
tìm mọi phương pháp làm giàu, họ bất chấp thủ đoạn vi phạm pháp luật để làm
giàu như buôn bán ma túy, đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn bán những thứ gây
nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mọi người để nhanh chóng giàu có và
trục lợi về mình. Có người định vào việc mình chưa đủ giàu có bằng những người
giàu có khác, chưa dư thừa tiền của để giúp người nghèo khó hơn, nên họ luôn
coi mình không có điều kiện giúp người. Có người định vào việc mình có chức có
quyền, họ coi người cấp dưới và những người khác không có được địa vị như họ mà
sẵn sàng khinh khi, coi thường, thậm chí xúc phạm và chà đạp người không có địa
vị như họ. Có người định vào việc họ có chức quyền nên họ không giúp đỡ những
người có tài thật sự mà không có tiền hối lộ cho họ để thăng quan tiến chức…
Những người lãnh đạo của nhiều quốc gia định vào việc quốc gia họ không có
nhiều nguồn tài nguyên nên họ kích động chiến tranh xâm lược để vơ vét tài
nguyên thiên nhiên của quốc gia khác. Có nhiều lãnh đạo quốc gia định vào việc
lãnh thổ quốc gia họ nhỏ bé mà đem binh đi xâm lược để mở rộng lãnh thổ. Sự
tham lam, sự u mê từ mỗi chữ nhân cho đến những người lãnh đạo các quốc gia do
định vào cái không có khiến cho vô số người chịu khổ đau, vô số người ngã xuống
vùi thân tướng của mình nơi chiến trận, khiến cho mỗi bước chân trên mặt đất là
nơi có người gửi thân xác nằm xuống do chiến tranh. Nhiều gia đình, người già
và trẻ nhỏ vô tội phải sinh ly tử biệt, nỗi đau của sự mất mát khiến cho những
người chết tạo thành oán khí khắp nhân gian, khiến cho người sống không thể
nguôi ngoai đau khổ.
Trí tuệ định vào giả tướng yêu thương,
sở thích: đó
là do mắt ta nhìn thấy và đôi tai ta nghe thấy bởi giả tướng ta đang có hoặc ta
không có, mà khiến cho trí tuệ ta định vào, bám vào để hưởng lợi ích về mình,
gây tổn hại người khác. Có người định vào việc yêu thương gia đình của mình,
mải miết chăm chút cho gia đình, họ chỉ nhất nhất làm mọi thứ vì gia đình của
họ mà không màng đến việc giúp đỡ và quan tâm đến mọi người xung quanh; họ chỉ
ích kỷ cho gia đình họ và coi những việc khác là của xã hội, là việc chung không
cần phải quan tâm và giúp đỡ. Có người đàn ông đã có gia đình, vì định vào
người phụ nữ khác xinh đẹp hơn vợ mình, dù người phụ nữ đó có gia đình hay chưa
mà yêu thương mù quáng, dẫn đến ngoại tình để rồi vi phạm giá trị đạo đức, phạm
vào tội thông dâm tà dâm. Có người phụ nữ dù có gia đình rồi nhưng lại định vào
người đàn ông đã có gia đình hay chưa có gia đình, vì thấy ở người đàn ông đó
hơn người chồng của mình mà yêu thương mù quáng dẫn đến vi phạm giá trị đạo
đức, phạm vào tội thông dâm tà dâm. Có người phụ nữ chưa lập gia đình, vì định
vào người đàn ông có gia đình mà yêu thương mù quáng dẫn đến vi phạm giá trị
đạo đức là ngoại tình. Có người vợ hay chồng vì định vào việc vợ hay chồng mình
đã ngoại tình mà cũng ngoại tình để trả thù. Có người định vào sở thích dùng
những hình tướng, giả tướng, là sản phẩm hàng hiệu, sẵn sàng vay mượn để thỏa
mãn sở thích đó mà không màng đến sự khó khăn hay lợi ích của vợ chồng con cái.
Có người định vào sở thích chơi bời, cờ bạc, rượu chè, dẫn đến ngạo mạn để rồi
chìm đắm trong những sở thích đó mà không màng đến lợi ích của gia đình và mọi
người xung quanh… Như vậy, việc trí tuệ định vào yêu thương mù quáng dẫn đến
hành động ngoại tình, thông dâm, tà dâm để thỏa mãn dục vọng ích kỷ của cá nhân
mà gây khổ đau cho nhiều người thân và xã hội. Sở thích để thỏa mãn lợi ích ích
kỷ cá nhân mà gây tổn thương hay không đem lại lợi ích cho người thân và xã hội
cũng là trí tuệ u mê.
Trí tuệ định vào giả tướng thù ghét: đó
là do mắt ta nhìn thấy và đôi tai ta nghe thấy bởi giả tướng nào đó đã khiến
cho trí tuệ của ta định vào giả tướng mà ta không thích, ta thù ghét. Khi trí
tuệ của ta không thấy được chân tướng của sự thật, của giả tướng mà chìm đắm
trong u mê để rồi vì cái ích kỷ của ta mà gây tổn thương cho mọi người. Có người
định vào việc không thích người khác ở tính cách hay điều gì đó mà nói xấu
người ta. Có người định vào việc không thích những người cùng đẳng cấp mà khinh
khi họ. Có người định vào việc ai đó không thỏa mãn được sự mong mỏi và kỳ vọng
của mình mà không thích hay ghét họ. Có người định vào việc ai đó mắng mình mà
sân hận rồi thù ghét họ. Có người định vào việc ai đó ngăn cản mình làm việc gì
mà sân hận rồi thù ghét họ. Có người định vào việc bị ai đó lừa hại mình mà coi
họ là kẻ thù và tìm mọi cách để trả thù họ. Có người định vào việc ai đó đánh
hay mưu hại mình hoặc người thân của mình để rồi đánh lại hay mưu hại lại nhằm
thỏa mãn sự trả thù nơi thân ta. Có người vì định vào sở ghét điều gì đó, có
khi là mưa, có khi là nắng, có khi là sự bẩn thỉu, có khi là điều gì đó mà dẫn
đến khó chịu, sân hận để rồi dẫn đến hành động thỏa mãn sở ghét đó mà gây tổn
thương cho người khác.
Trí tuệ định vào giả tướng cầu không
được: khi
ta không thỏa mãn hay không có các giả tướng để thỏa mãn thì sẽ dẫn đến sinh
khởi của trí tuệ mong muốn, cầu thị, nhờ vả ai đó hay thậm chí là cầu xin thánh
thần để có được các giả tướng. Việc cầu để thỏa mãn giả tướng có vô số giả
tướng như: cầu giàu sang, cầu có nhà cửa, cầu có xe cộ tốt hơn, cầu bình an,
cầu có con trai hay cầu có con, cầu thăng quan tiến chức, cầu nên duyên vợ
chồng, cầu thành công việc gì đó, người tu hành cầu pháp để có thần thông cao
hơn người khác, thậm chí cầu cho người khác gặp họa để mình đạt được giả tướng
mình cầu... Khi ta cầu từ việc nhờ vả ai đó, làm lễ cầu xin thần thánh mà khi
kết quả không được sẽ khiến cho ta thất vọng, chán nản, thậm chí sân hận và phỉ
báng cả thần thánh đã không trợ giúp cho ta đạt được điều ta đang cầu. Khi đó
trí tuệ định vào giả tướng cầu không được và vì sự ích kỷ sẽ sẵn sàng gây tổn
thương đến nhiều người và xã hội. Có người định vào việc bỏ nhiều tiền để chạy
chức chạy quyền, và khi tiền mất mà không đạt được mong cầu đó dẫn đến thù ghét
người mà không giúp mình. Có người định vào việc cầu sinh được con trai mà
không có dẫn đến chán nản mà đi ngoại tình để tìm người có thể sinh con trai
cho người đó. Có người định vào việc làm bao nhiêu lễ cầu xin thần thánh phù hộ
cho mình giàu sang, làm ăn thành công, khi kết quả ngày càng khiến cho nợ nần
chồng chất thì người đó quay sang phỉ báng thánh thần và trời đất, họ lại định
vào việc thù ghét. Người tu hành, đệ tử vì định vào giả tướng thần thông, pháp
lực, khi cầu không được từ người thầy, họ sẵn sàng khi sư diệt tổ, đánh lại
đồng đạo.
Trí tuệ định vào giả tướng cầu được: khi
con người cầu và đạt được sẽ khiến cho trí tuệ định vào giả tướng là ta đã cầu
được. Khi cầu được rồi sẽ chuyển sang trí tuệ định vào giả tướng ta đã có, và
lại tiếp tục định vào giả tướng mình không có để lại định vào giả tướng cầu.
Khi con người định vào giả tướng cầu được rồi sẽ khiến cho trí tuệ con người dễ
ngạo mạn vào khả năng của trí tuệ, vào khả năng may mắn, vào sự mê muội trong
mê tín dị đoan bởi lễ bái, dễ dàng ngạo mạn với những người cầu không được. Khi
con người cầu vào các giả tướng và đạt được sự cầu đó sẽ lại khiến cho trí tuệ
tiếp tục định vào các giả tướng để tham lam, vơ vét các giả tướng khác về cho
thân tướng của họ được thỏa mãn.
Trí tuệ định vào giả tướng có trí tuệ: khi
con người có bằng cấp, được sắc phong, được phong tặng, có địa vị trong xã hội,
có sự giàu sang, có danh tiếng, có đức cao trọng vọng trong tôn giáo, người tu
hành có thần thông pháp lực… họ sẽ rất dễ định vào việc họ có trí tuệ. Họ nghĩ
họ hơn người khác bởi cái giả tướng đó mà u mê khinh khi những người không có
được giả tướng như họ. Có người định vào việc mình có bằng cấp cao trong xã hội
mà coi mình là tầng lớp thượng lưu có trí tuệ hơn người, khinh khi coi thường
những người không có bằng cấp như mình. Có người định vào việc mình đọc nhiều
kinh điển hơn người khác mà cho rằng mình là bậc trí tuệ, họ đọc nhiều mà không
phân biệt được lý luận đó có đúng với quy luật tự nhiên không, có mang lại được
lợi ích cho mọi người không, họ định vào mà u mê. Có người định vào việc mình
giàu sang mà coi mình có trí tuệ hơn người, dẫn đến khinh khi coi thường những
người không giàu có như họ. Có người định vào việc mình có thần thông pháp lực,
có khả năng về tâm linh, họ coi họ là bậc trí tuệ hơn người, sẵn sàng dẫn dụ
lừa mọi người để trục lợi, họ tạo ra sự huyền bí và biến thành mê tín dị đoan
khiến cho nhiều người khổ đau. Có người định vào việc có chức có quyền, mà miệt
thị hay khinh khi người nông dân và các tầng lớp xã hội thấp khác. Họ u mê khi
trí tuệ của họ định vào bằng cấp, định vào giàu sang phú quý, định vào địa vị,
định vào chức vụ trong tôn giáo mà không hiểu rằng sự hiểu biết của họ cũng chỉ
giới hạn trong phạm vi lĩnh vực và công việc chuyên môn. Họ không hiểu bậc trí
tuệ giác ngộ là phải thấu hiểu hết tất cả thế giới quan khắp vũ trụ, vì họ định
nên họ u mê mà coi họ là bậc trí tuệ, họ sẵn sàng vì lợi ích của họ mà gây tổn
hại lợi ích của mọi người và xã hội.
Trí tuệ định vào giả tướng không có trí tuệ: khi
những người không được học hành nhiều, không có bằng cấp, không có địa vị,
không giàu sang, không có chức sắc gì trong tôn giáo, họ là những người lao
động ít học, trí tuệ của họ luôn định vào việc họ không có trí tuệ bằng người
khác. Có người định vào việc trí tuệ họ không có học hành và không có bằng cấp
nên họ tự ti và sợ hãi khi giao tiếp với những người có bằng cấp, với những
người giàu sang và có địa vị. Có người định vào việc mình không có trí tuệ thấu
hiểu tâm linh nên dễ dàng bị những người dùng tâm linh để lừa hại và chiếm đoạt
tiền của dựa trên tín ngưỡng tâm linh và niềm tin tôn giáo. Dù định vào có trí
tuệ hay không có trí tuệ thì đều là trí tuệ u mê, u mê ở sự định vào mà không
hiểu rằng con người có sự bình đẳng, không có sự phân chia giai cấp, mỗi chữ
nhân tồn tại hiện kiếp đều có sự hiểu biết ở các lĩnh vực khác nhau. Do đó
không thể đem sự hiểu biết ở lĩnh vực này đi nói là ta có trí tuệ hơn người
hiểu biết ở lĩnh vực khác, sự so sánh khập khiễng như vậy sẽ dẫn đến sự u mê
của sự ngạo mạn hay tự ti.
Trí tuệ định vào giả tướng hành động: khi
chúng ta đã định vào các giả tướng như có, không có, yêu thương, thù ghét, cầu
được, cầu không được, có trí tuệ, không có trí tuệ, thì sẽ dẫn đến việc trí tuệ
của chúng ta lại định vào giả tướng hành động. Vì trí tuệ đã u mê định vào các
giả tướng để thỏa mãn lợi ích của mình nên họ sẽ sẵn sàng hành động tạo nghiệp
hại người và vạn vật. Có người định vào việc yêu thương người con gái khác khi
đã có vợ con, họ sẽ hành động quan hệ ngoại tình với người con gái đó, như thế
là nghiệp đã tạo. Có người định vào có chức có quyền, họ định vào người hối lộ
nhiều tiền thì mới giúp, và tiếp đến họ hành động giúp thăng quan tiến chức cho
người đó, như thế nghiệp lực đã tạo. Có người định vào việc không có nhiều tiền
mà dẫn đến hành động buôn bán, làm ăn vi phạm pháp luật, nghiệp lực đã tạo. Có
người định vào việc mình có chức sắc trong tôn giáo hoặc được gọi là thầy tâm
linh mà dẫn đến hành động lợi dụng tâm linh, tôn giáo để trục lợi hại người,
nghiệp lực đã tạo. Như vậy trí tuệ định vào hành động là hành động tạo ra
nghiệp lực để thỏa mãn và đạt được lợi ích về mình mà gây tổn thương cho người
khác và xã hội.
Trí tuệ định vào giả tướng không hành động: khi chúng ta đã định
vào các giả tướng như có, không có, yêu thương, thù ghét, cầu được, cầu không
được, có trí tuệ, không có trí tuệ, thì sẽ dẫn đến việc trí tuệ của chúng ta
lại định vào giả tướng không hành động. Đó là vì lợi ích ích kỷ của mình mà
không hành động giúp đỡ mọi người, xã hội. Có người định vào trí tuệ mà coi
mình là cao sang và thượng lưu, khi gặp người nghèo khó nhờ giúp, họ định vào
mà không giúp đỡ. Có người định vào có và yêu thương gia đình, họ chỉ chăm chăm
lo toan cho gia đình họ mà họ không hành động giúp đỡ người khác. Có người định
vào chức sắc trong tôn giáo, vị thế trong tâm linh, họ định vào cao sang và trí
tuệ nên họ không giúp đỡ những người nghèo khó đến nhờ. Có người định vào việc
mình chưa đủ trí tuệ giác ngộ, chưa đủ pháp lực, chưa đủ sức lực nên không hành
động giúp người gặp nạn hay gặp khó khăn khổ đau.
Vì
10 giả tướng đều là màn đêm tối mịt mù nên khi con người chúng ta định vào 1
giả tướng nào thì hình ảnh như ta đang sống giữa đêm tối mịt mù đó. Khi đó ta
sẽ không phân biệt được thật giả trong đêm tối, ta sẽ không biết đâu là đúng và
đâu là sai, ta không nhận biết được hiểm nguy trong màn đêm tối đó. Từ việc
định vào 1 giả tướng sẽ dẫn đến định vào hết tất cả các giả tướng khác mà hành
động hay không hành động, đó là vì sự ích kỷ cá nhân mà gây tổn thương cho
người khác.
5.2.2.
Trí tuệ giác ngộ
Trí
tuệ giác ngộ là cánh cửa trí tuệ của ngôi nhà thân tướng đã chủ động mở ra mà
không định, để tâm hướng đến với thế giới quan xung quanh, tiếp nhận sự thật
của thế giới quan xung quanh và truyền lại cho trí tuệ để đạt được sự giác ngộ
ở trí tuệ. Để có được trí tuệ giác ngộ thì người tu hành, hành giả, mỗi một chữ
nhân phải thấu hiểu và luôn luôn dùng 2 chân lý (chân lý vạn vật và chân lý
giác ngộ) để tham chiếu, soi thấu, thấy chân tướng của tất cả các giả tướng là
do duyên sinh và do duyên diệt, là nhân quả. Để rồi chuyển hóa các giả tướng đó
thành lợi ích cho trời người, không màng gì đến lợi ích cá nhân ta.
Chân
lý vạn vật và chân lý giác ngộ như là mặt trời tỏa ánh sáng hào quang rực rỡ,
khi chiếu vào màn đêm tối mịt mù của giả tướng nào thì sẽ xua tan sự giả dối
của u mê và nghiệp lực cũng như ngã quỷ. Hai chân lý sẽ phơi bày sự thật cho vũ
trụ trời người thấu hiểu sự thật, và mặt trời của 2 chân lý chiếu đến tất cả
các giả tướng thì tất cả màn đêm giả dối của giả tướng đó sẽ bị xua tan và sự
thật sẽ hiện hữu. Khi thấu hiểu hết sự thật trong và ngoài vũ trụ, trời và
người thì đó là trí tuệ giác ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng có: khi
trí tuệ thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, thì đó chính là ánh sáng
mặt trời soi thấu vào trong giả tướng có. Do đó sẽ thấy sự thật của giả tướng
có, ta tham chiếu vào giả tướng có để chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và
cho chúng sinh, đó chính là trí tuệ giác ngộ ở giả tướng có. Có người giàu có,
họ không định vào việc họ giàu có mà coi thường người không giàu có; khi họ
thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, họ không ích kỷ cho bản thân họ,
họ tham chiếu vào điều kiện mà họ có để chuyển hóa thành lợi ích cho cộng đồng
xã hội là cứu giúp dân chúng vùng nghèo đói, vùng thiên tai dịch bệnh, đó là
trí tuệ giác ngộ đã có để lan tỏa tình yêu thương nhân loại. Có người có địa
vị, có chức có quyền, họ thấu hiểu được chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ; họ
không định vào đó mà phân biệt cao sang hay địa vị, họ không lạm dụng quyền lực
để tham ô tham nhũng, họ tham chiếu vào địa vị quyền lực họ đang có mà giúp đỡ
những nhân tài vào các vị trí đúng với năng lực của họ và mang lại nhiều lợi
ích cho đất nước, đó là trí tuệ giác ngộ. Có người có địa vị chức sắc trong tôn
giáo, họ không định vào đó mà khinh khi không tiếp những người nghèo, khi họ
thấu hiểu 2 chân lý, họ sẽ thương yêu và giúp đỡ tất cả mọi người mà không phân
biệt người đến nhờ là người giàu hay nghèo, đó là trí tuệ giác ngộ. Có người có
gia đình với cuộc sống hạnh phúc, khi họ thấu hiểu 2 chân lý, họ không định vào
sự chăm chăm chỉ lo cho gia đình mình, họ tham chiếu vào cuộc sống mình đang có
để đi chia sẻ, giúp đỡ những người khác vượt qua khó khăn khổ đau, đó là trí
tuệ giác ngộ. Có người giàu có, họ thấu hiểu 2 chân lý, họ không định vào việc
thỏa mãn sự giàu có đó để hưởng lợi ích, khi họ thấu hiểu 2 chân lý, họ tham
chiếu vào điều kiện họ có để họ kinh doanh hay tạo ra sản phẩm có lợi ích cho
người dân mà không màng gì đến lợi ích cá nhân mình, đó là trí tuệ giác ngộ. Có
người có cuộc sống gia đình không hạnh phúc, họ thấu hiểu 2 chân lý, họ tham
chiếu vào cuộc sống của mình mà không định vào giả tướng bên ngoài để dẫn đến
gia đình ly tán, họ vun vén và xây dựng cuộc sống gia đình tốt đẹp hơn, đó là
giác ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng không có: đó
là dùng ánh sáng mặt trời của hai chân lý để soi thấu bản chất của giả tướng
không có, tham chiếu vào nó mà chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng
sinh, đó là trí tuệ giác ngộ giả tướng không có. Có người không giàu có, họ
thấu hiểu hai chân lý, họ không định vào việc phải giàu có bằng mọi cách mà gây
tổn hại cho mọi người, họ lao động chân chính, cố gắng cải tạo cuộc sống tốt
đẹp hơn và mang lại được nhiều lợi ích cho mọi người, đó là giác ngộ. Có người
không có địa vị cao, họ thấu hiểu hai chân lý, họ không định vào việc không có
địa vị cao mà chạy chức chạy quyền hay tham ô tham nhũng, họ cố gắng cống hiến
hết mình cho đất nước bằng trí tuệ không ngừng học tập trau dồi, đó là giác
ngộ. Có người không định vào việc không có chức sắc trong tôn giáo, họ thấu
hiểu hai chân lý, họ luôn luôn giúp đỡ tất cả mọi người mà không màng đến địa
vị chức sắc, đó là giác ngộ. Có người không định vào việc không có thần thông
pháp lực cao hơn bạn đồng tu hay thầy dạy, họ thấu hiểu hai chân lý, họ không
màng đến sự cao thấp hơn thua mà luôn sống đúng đạo thầy trò, không ngừng hành
thiện giúp đỡ mọi người, đó là giác ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng yêu thương,
sở thích: đó
là dùng ánh sáng mặt trời của hai chân lý để soi thấu giả tướng yêu thương, sở
thích, từ đó tham chiếu và chuyển hóa giả tướng đó thành lợi ích cho mọi người
và chúng sinh, đó là trí tuệ giác ngộ vào giả tướng yêu thương, sở thích. Có
người con gái xinh đẹp, họ thấu hiểu 2 chân lý, họ không dùng sắc đẹp đó để đi
yêu thương người có gia đình hoặc tà dâm mà vi phạm luật nhân quả, họ tham
chiếu vào thân tướng họ mà chuyển hóa thành lao động chân chính, yêu thương
chân chính, tuân thủ luật pháp quốc gia và luật nhân quả để đem lại hạnh phúc
cho chính mình và mọi người khác, đó là giác ngộ. Có người khi đã có gia đình,
cuộc sống vợ chồng không được viên mãn, họ thấu hiểu hai chân lý, họ không định
vào đó mà đi yêu thương ngoại tình, thông dâm, họ cùng vợ chồng vun vén và xây
dựng cuộc sống tốt đẹp hơn và không ảnh hưởng đến hạnh phúc của người khác, đó
là giác ngộ. Có người thích cờ bạc, ăn chơi, mua sắm phung phí, khi họ thấu
hiểu hai chân lý, họ sẽ không định vào sở thích đó, họ chuyển hóa thành lao
động chân chính, lo lắng cho mọi người xung quanh, cải tạo cuộc sống tốt đẹp
hơn, đó là giác ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng thù ghét: đó
là dùng ánh sáng mặt trời của hai chân lý để soi thấu giả tướng thù ghét, tham
chiếu và chuyển hóa nó thành lợi ích cho mọi người, đó là trí tuệ giác ngộ ở
giả tướng thù ghét. Có người sân hận người nào đó đã làm cho mình tổn thương,
khi thấu hiểu hai chân lý, họ không định vào thù ghét người đó nữa, họ an vui
và mang lại lợi ích cho mọi người và chính người mà họ đã thù ghét, đó là giác
ngộ. Có người nào đó khi không thỏa mãn được các giả tướng nên thù ghét và sân
hận với người mà không cho mình được thỏa mãn, khi họ thấu hiểu hai chân lý, họ
không còn định vào giả tướng đó, họ tham chiếu và chuyển hóa để mang lại lợi
ích cho mọi người và chính người mà mình đang thù hận, đó là giác ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng cầu được hay
cầu không được: đó
là dùng ánh sáng mặt trời của hai chân lý để soi thấu giả tướng cầu là không
có, để mọi người không còn định vào cầu, khi đó mọi người hăng say lao động sản
xuất, lao động chân chính, tu tập chân chính, cố gắng cải tạo cuộc sống tốt đẹp
hơn và mang lại lợi ích cho mọi người khác, đó là giác ngộ vào giả tướng
cầu.
Trí tuệ không định vào giả tướng có trí tuệ: đó là dùng ánh sáng
mặt trời của hai chân lý để soi thấu giả tướng có trí tuệ, tham chiếu vào nó để
chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người, đó là trí tuệ giác ngộ vào giả tướng có
trí tuệ. Có người có chức có quyền, có học hàm học vị cao, họ thấu hiểu hai
chân lý, họ không định vào việc họ có bằng cấp hay địa vị, họ luôn luôn giúp đỡ
mọi người, giúp đỡ những người nghèo, họ quan tâm đến lợi ích của chúng sinh,
đó là giác ngộ. Có người có chức sắc trong tôn giáo, thấu hiểu về tâm linh, họ
thấu hiểu hai chân lý, họ không định vào đó, họ không lừa người để trục lợi, họ
quan tâm và giúp đỡ mọi người mà không phân biệt, đó là giác ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng không có trí
tuệ: đó
là dùng ánh sáng mặt trời của hai chân lý để soi thấu giả tướng không có trí
tuệ, tham chiếu vào nó để cố gắng không ngừng cải tạo trau dồi trí tuệ và
chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người, đó là trí tuệ giác ngộ. Có người nông
dân, họ không có bằng cấp, không có địa vị, khi họ thấu hiểu hai chân lý, họ
tham chiếu và thuyết hai chân lý cho mọi người khác, họ không ngại ngùng hay tự
ti mà đi thuyết giảng, họ chuyển hóa thành lợi ích cho nhiều người, đó là giác
ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng hành
động: đó
là dùng ánh sáng mặt trời của hai chân lý để soi thấu giả tướng hành động, tham
chiếu vào hành động để mang lại lợi ích cho mọi người, đó là giác ngộ vào hành
động. Có người do thấu hiểu hai chân lý nên tham chiếu vào các giả tướng mình
giàu có để chuyển hóa thành hành động là làm từ thiện giúp đỡ người nghèo và
dân chúng vùng thiên tai lũ lụt, đó là trí tuệ giác ngộ. Có người có chức có
quyền, do thấu hiểu hai chân lý, họ tham chiếu vào giả tướng mình có chức có
quyền mà chuyển hóa thành hành động để giúp đỡ các nhân tài vào các vị trí phù
hợp, giúp đỡ dân tộc đất nước cường thịnh, đó là giác ngộ. Người thấu hiểu hai
chân lý, họ luôn luôn gieo duyên để chuyển hóa thành hành động giúp đỡ mọi
người thấu hiểu hai chân lý và vượt qua u mê để có trí tuệ giác ngộ.
Trí tuệ không định vào giả tướng không hành
động: đó
là dùng ánh sáng mặt trời của hai chân lý để soi thấu giả tướng không hành
động. Đó là không hành động tạo nghiệp gây tổn thương đến mọi người, không hành
động vi phạm pháp luật quốc gia nơi mình sinh sống, không hành động vi phạm
luật nhân quả, đó là giác ngộ vào giả tướng không hành động. Có người không
định vào việc mình nghèo, không định vào việc cầu dẫn đến không hành động làm
giàu bằng mọi cách mà vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức con người, do họ
thấu hiểu hai chân lý nên họ lao động chân chính để cải tạo cuộc sống và mang
lại lợi ích cho mọi người và xã hội, đó là giác ngộ. Có người có địa vị quyền
chức, họ thấu hiểu hai chân lý nên họ không hành động giúp đỡ những người nhiều
tiền không có tài, không có đức, chạy chức chạy quyền, họ không hành động đó để
mang lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước, đó là giác ngộ. Có người giỏi thần
thông, có chức sắc trong tôn giáo, họ không định vào việc có địa vị, có thần
thông, họ không định vào việc không có nhiều tiền, họ thấu hiểu hai chân lý, họ
chuyển hóa thành không hành động tạo ra mê tín dị đoan, không hành động lừa hại
mọi người, họ chuyển hóa thành hành động giúp đỡ mọi người bài trừ mê tín dị
đoan, đó là giác ngộ.
5.2.3.
Thang đo các căn cơ trong trí tuệ
Bản
chất của trí tuệ là u mê do định vào giả tướng và trí tuệ giác ngộ khi thấu
hiểu hai chân lý và chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người và chúng sinh trời
người. Để từ cảnh giới của trí tuệ u mê tiến đến cảnh giới của trí tuệ giác ngộ
viên mãn cũng là khoảng cách, khoảng cách này có thể chia ra làm 4 nấc thang để
đo căn cơ của mỗi người tu hành, mỗi chúng sinh trời người. Thông qua 4 căn cơ
này để cho người tu hành, hành giả dễ dàng nhận thấy mình hay ai đó đang ở căn
cơ nào mà dễ dàng vận dụng hai chân lý tiếp tục chuyển hóa mình và mọi người
đạt được trí tuệ giác ngộ viên mãn.
Căn cơ trí tuệ giác ngộ thấp: người
có căn cơ thấp là người không thấu hiểu và không tin về sự thật cội nguồn nhân
loại, về sứ mệnh tu hành dưới nhân gian, không thấu hiểu vạn vật và chân lý vạn
vật, không tin luật nhân quả, họ mải mê và đắm chìm trong việc định và vơ vét
các giả tướng về nơi thân họ để hưởng thụ. Người có căn cơ thấp thường là chưa
trải qua khổ đau nên chưa tin vào nhân quả nghiệp lực, họ chỉ tin vào trí tuệ
mà họ định, tin và đắm chìm trong giả tướng họ có, họ đắm chìm trong mưu cầu,
đắm chìm trong tất cả các giả tướng. Hình ảnh người có căn cơ trí tuệ giác ngộ
thấp là hình ảnh 1 người lặn ngụp dưới đáy dòng sông, vì dưới đáy dòng sông có
nhiều cát bụi nên họ nhắm mắt để hưởng thụ sự mát mẻ của phù du giả tướng, họ
không nhận biết được sự nguy hiểm dưới đáy dòng sông, họ tự hào vào việc họ
thấy và cảm thấy thỏa mãn hay chưa thỏa mãn vào các phù du giả tướng mà vẫn đắm
chìm trong các giả tướng. Họ không màng đến ánh sáng của hai chân lý. Họ sẽ
chuyển hóa căn cơ khi có thủy quái tấn công họ, thì họ chợt nhận ra, họ hoảng
hốt vì bị tổn thương và lo sợ sẽ chết dưới đáy dòng sông nên họ phải ngoi mình
lên mặt nước và đầu họ không còn dưới đáy sông nữa. Những người căn cơ trí tuệ
giác ngộ thấp sẽ phải tiếp tục trải qua vô số kiếp nạn khổ đau và sẽ đắc đạo
vào nhiều đời sau. Tức là những người có căn cơ trí tuệ giác ngộ thấp phải gặp
nhiều khổ đau kiếp nạn đến và nhận ra khổ đau thì họ mới chuyển hóa căn cơ lên
căn cơ trí tuệ giác ngộ trung bình và các căn cơ cao hơn.
Căn cơ trí tuệ giác ngộ trung bình: những người này họ bán tín bán
nghi, nửa tin nửa nghi ngờ về cội nguồn nhân loại, về sứ mệnh tu hành dưới nhân
gian, về luật nhân quả, về quả báo, họ đã trải qua ít nhiều khổ đau rồi, họ vẫn
mải mê chìm đắm trong phù du giả tướng, vẫn muốn vơ vét và định vào các giả
tướng. Hình ảnh tượng trưng cho người có căn cơ trí tuệ giác ngộ trung bình là
một người đằm mình dưới dòng sông, đầu và mặt người đó đã ngoi lên trên mặt
nước, mặt họ đã nhìn thấy mặt trời và ánh sáng mặt trời của hai chân lý, nhưng
họ vẫn còn đắm chìm hay chưa thỏa mãn bởi phù du giả tướng như dòng nước mát mà
không đi lên bờ. Họ không sợ vi phạm luật nhân quả nên họ chưa đi theo ánh sáng
của hai chân lý, họ chỉ hoảng sợ và sợ chết khi có con thủy quái cắn vào thân
họ đang chìm trong dòng nước mà chạy lên bờ. Họ cũng từng trải qua khổ đau,
nhưng khi chịu nhiều khổ đau kiếp nạn đến, lúc đó họ mới tin là việc đằm mình
trong u mê của giả tướng sẽ khiến họ chịu quả báo và cái chết, lúc đó họ sẽ tin
nhân quả và sự an toàn nơi ánh sáng mặt trời của chân lý vạn vật và chân lý
giác ngộ mà đi theo lên bờ sông. Những người căn cơ trí tuệ giác ngộ trung bình
sẽ phải luân hồi trong nhiều kiếp và sớm đắc đạo trong các đời sau khi khổ đau
kiếp nạn đến nhiều với họ. Hình ảnh họ đang đi lên bờ sông là hình ảnh chuyển
hóa thành căn cơ trí tuệ giác ngộ khá.
Căn cơ trí tuệ giác ngộ khá: những
người này họ hoàn toàn tin nhân quả, tin cội nguồn nhân loại, tin sứ mệnh tu
hành dưới nhân gian, họ đã trải qua nhiều khổ đau rồi, họ đang từng bước rời bỏ
sự định vào các giả tướng và từng bước chuyển hóa thành lợi ích cho chúng sinh
để hướng đến ánh sáng mặt trời của hai chân lý. Hình ảnh người có căn cơ trí
tuệ giác ngộ khá là một người đang đi từ dưới dòng sông sâu lên bờ, họ đang đi
và hướng về ánh sáng mặt trời của hai chân lý. Khi lên bờ gặp hai chân lý thì
họ sẽ đắc đạo cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn tại hiện kiếp.
Tuy nhiên vì họ vẫn còn nuối tiếc phù du giả tướng như dòng nước mát nên họ còn
chậm chạp trong việc bước đến với ánh sáng chân lý, chỉ cần có thêm vài khổ đau
hiện hữu với họ thì họ sẽ đẩy nhanh tốc độ rời xa khỏi u mê mà chuyển hóa thành
căn cơ trí tuệ giác ngộ cao để đắc đạo.
Căn cơ trí tuệ giác ngộ cao: là
những người đã có niềm tin tuyệt đối vào cội nguồn của nhân loại, tin vào nhân
quả, tin vào sứ mệnh tu hành dưới nhân gian, họ đã trải qua hết các kiếp nạn
khổ đau trong nhiều đời nhiều kiếp, họ không còn u mê chìm đắm trong sự định về
các giả tướng, họ biết chuyển hóa các giả tướng đó thành lợi ích cho mọi người,
họ có tình yêu thương bao la cho nhân loại và muôn loài. Hình ảnh người có căn
cơ trí tuệ giác ngộ cao là hình ảnh 1 người đã đứng trên bờ sông, đứng dưới ánh
sáng mặt trời của hai chân lý, họ quan sát được thế giới quan xung quanh, thấy
sự thật của tất cả các giả tướng, họ an lạc tự tại nơi thân tâm. Những người
này chỉ cần gặp ánh sáng của hai chân lý là đắc đạo cải tạo trụ linh thành bộ
lọc năng lượng ngay.
Như
vậy bản chất của trí tuệ luôn có hai cảnh giới, đó là cảnh giới của u mê khi
trí tuệ định vào các giả tướng, ở cảnh giới này thì tương đồng với cảnh tâm
chấp ngã mà dẫn đến sân hận. Cảnh giới giác ngộ là trí tuệ đã mở cánh cửa để
tâm hướng đến thế giới quan xung quanh bằng chân tâm là từ bi, hỷ, xả để thấy
được sự thật của vũ trụ trời người, thấy để chuyển hóa thành việc tu hành mang
lại lợi ích cho nhân loại và trời người. Để chuyển hóa căn cơ trí tuệ từ u mê
đến giác ngộ phải thông qua 4 nấc thang căn cơ, phải biết hành giả hay chúng
sinh đang ở căn cơ nào mà ta dẫn dắt cho họ nhìn thấy khổ đau, nhìn thấy sự
thật mà chuyển hóa đến sự giác ngộ cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng
viên mãn nhất. Khổ đau kiếp nạn được coi là món ăn đặc sản, là dòng năng lượng
có sức mạnh nhất để chuyển hóa căn cơ trí tuệ từ u mê thành giác ngộ. Chỉ có
khổ đau kiếp nạn đến và hóa giải để chuyển hóa thành lợi ích cho chúng sinh thì
trí mới có được trí tuệ giác ngộ.
5.3.
Chân lý vạn vật – Vô (Duyên)
Chân
lý vạn vật là: “Vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài vũ trụ không tự
sinh ra, không tự mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do
duyên nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.
Như
vậy ứng dụng chân lý vạn vật trong trí tuệ sẽ là: “Trí tuệ không tự sinh ra,
trí tuệ không tự mất đi, khổ đau không tự đến và không tự đi, tất cả do duyên
nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.
Chân
lý vạn vật chính là luật nhân quả, chính là chữ Vô, Vô là tướng không, vì nó
không bất tử, vì nó không vĩnh cửu, vì nó không trường tồn, nó chỉ tồn tại
trong khoảng thời gian nhất định rồi lại chuyển hóa sang tướng khác do duyên.
Do đó chân lý vạn vật, luật nhân quả được đúc kết thành chữ duyên, duyên chính
là tướng không, không có cái gì là của ta, thân xác ta cũng không phải của ta,
mọi giả tướng không của ta, không của ai đó và bản thân giả tướng cũng không
phải của chính nó. Thấu hiểu chữ duyên thì ta sẽ thấu hiểu được căn nguyên của
trí tuệ u mê, thấy được căn nguyên của trí tuệ giác ngộ, hiểu được bản chất của
trí tuệ mà gieo duyên bằng chân tâm để chuyển hóa từ trí tuệ u mê thành trí tuệ
giác ngộ, gieo duyên để chuyển hóa từ trí tuệ giác ngộ để hành thiện mang lại
lợi ích cho chúng sinh và niềm vui hạnh phúc khi mang lại lợi ích cho chúng
sinh tiếp tục nuôi dưỡng trí tuệ giác ngộ.
5.3.1.
Căn nguyên của trí tuệ u mê
Căn
nguyên cội nguồn của trí tuệ u mê là do trong trụ linh của tuệ linh khi hợp
thành bởi hạt năng lượng có sóng điện âm, hạt năng lượng sóng điện dương. Đó là
sóng điện âm mạnh hơn sóng điện dương. Cụ thể hạt sóng điện âm có trạng thái
năng lượng màu đỏ máu và màu đen, màu xám. Sóng điện âm mạnh sẽ khiến cho tuệ
linh và chân tu có thiên hướng vơ về, hút về, lấy về mà u mê.
Căn
nguyên tiếp theo là do trí tuệ định vào, tham lam, vơ vét các giả tướng về nơi
thân tướng ta để hưởng thụ, để thỏa mãn hay vẫn chưa thỏa mãn. Đó là định vào,
không thấu hiểu được sự thật và chân tướng của các giả tướng có hay không có,
yêu thương hay thù ghét, cầu được hay cầu không được, có trí tuệ hay không có
trí tuệ, hành hay không hành. Khi định vào các giả tướng đó tức là ta sẽ luẩn
quẩn sống trong màn đêm tối mịt mù mà không nhận thấy sự thật của các giả
tướng, dẫn đến hành động hay không hành động để thỏa mãn lợi ích ích kỷ của
mình, của gia đình và dòng họ mình mà gây tổn hại đến lợi ích của người khác,
của xã hội và nhân loại cũng như trời người. Khi đó nhân quả báo ứng sẽ hiện
hữu tại hiện kiếp hoặc trong các kiếp sau do nghiệp lực đã tạo ra bởi trí tuệ u
mê. Như vậy trí tuệ u mê không tự nhiên sinh ra, nó sinh ra do duyên hợp bởi
các giả tướng mà nhân loại không thấu hiểu chân tướng của vạn vật.
5.3.2.
Căn nguyên của trí tuệ giác ngộ
Căn
nguyên cội nguồn của trí tuệ giác ngộ là do trong trụ linh của tuệ linh khi hợp
thành bởi hạt năng lượng có sóng điện âm, hạt năng lượng sóng điện dương. Đó là
sóng điện dương mạnh hơn sóng điện âm thì chân tu sẽ dễ dàng giác ngộ. Cụ thể
hạt sóng điện dương có trạng thái năng lượng màu vàng, màu đỏ lửa, màu xanh lá.
Sóng điện dương mạnh sẽ giúp cho tuệ linh và chân tu có thiên hướng hành thiện,
cho đi, lan tỏa và phát triển cho vạn vật chúng sinh, nên sẽ giác ngộ hơn.
Căn
nguyên thứ hai là sự thấu hiểu chân lý vạn vật, thông qua chân lý vạn vật để
soi thấu chân tướng, căn nguyên của các giả tướng, dùng ánh sáng mặt trời của
chân lý vạn vật để xua tan màn đêm tối u mê của trí tuệ. Khi ta mang ánh sáng
mặt trời chiếu vào màn đêm u mê của từng giả tướng thì chân tướng của sự thật
sẽ được soi sáng, màn đêm sẽ tiêu tan, trí tuệ giác ngộ sẽ hiện hữu ở từng giả
tướng cho đến khi ta soi thấu hết tất cả các giả tướng và sau đó dùng chân lý
giác ngộ để chuyển hóa thành lợi ích cho mọi người, cho chúng sinh thì sẽ đạt
được trí tuệ giác ngộ viên mãn.
Soi
thấu giả tướng có: khi dùng chân lý vạn vật để soi
chiếu vào người có địa vị thì thấy địa vị đó không thuộc về người đó, địa vị đó
không thuộc về ai, và chính địa vị đó nó chẳng thuộc về nó, nó do duyên mà hợp
thành. Do phước báo từ kiếp trước để kiếp này người đó tạm thời có nó, nó cũng
sẽ do duyên mà hoại diệt, do đó không nên ích kỷ về mình mà gây họa cho người
khác, mà hãy tranh thủ thời gian ta đang tạm thời nắm giữ mà chuyển hóa thành
lợi ích cho mọi người. Khi dùng chân lý vạn vật soi thấu vào tài sản người giàu
có, thấy rằng tiền tài mà họ đang nắm giữ cũng chẳng phải của họ, chẳng phải
của ai, chẳng phải của chính nó, nó do duyên mà hợp thành, nó do phước báo từ
kiếp trước mang tiền cứu người hành thiện nên kiếp này được tạm thời nắm giữ nó,
nó cũng sẽ do duyên mà hoại diệt, nó chỉ tạm thời được người đó nắm giữ, do đó
nên tranh thủ thời gian nắm giữ nó mà chuyển hóa thành lợi ích cho chúng sinh,
không nên ích kỷ về mình. Khi dùng chân lý vạn vật soi thấu người có cơ thể
khỏe mạnh là do duyên tạo nhiều phước giúp đỡ người kiếp trước nên kiếp này
được luân hồi trong thân hình khỏe mạnh, do đó nên tranh thủ thời gian khỏe
mạnh để giúp người thì kiếp sau sẽ được khỏe mạnh và tốt đẹp hơn, bởi thân
tướng khỏe mạnh đó cũng do duyên mà hoại diệt. Khi dùng chân lý vạn vật soi
thấu người con gái có thân hình xinh đẹp thì kiếp trước tạo nhiều phước báo,
hành thiện giúp người nên kiếp này được luân hồi trong một thân hình xinh đẹp,
nó là do duyên sinh ra, và cũng do duyên mà hoại diệt, do đó nên làm điều có
lợi ích cho mọi người, tránh dùng thân hình tạo tội tà dâm để tránh kiếp sau bị
đọa thành thân hình xấu xí và bệnh tật…
Soi
thấu giả tướng không có: khi dùng chân lý vạn vật soi thấu
người nghèo, thấy kiếp trước lười lao động, lừa hại người nên kiếp này chịu
trong thân tướng và hoàn cảnh nghèo, cái nghèo này cũng chẳng của ai, chẳng
phải của họ, do duyên mà nghèo thì cũng do duyên mà hết nghèo, và chỉ có lao
động chân chính và mang lại lợi ích cho mọi người thì ta mới thay đổi cuộc sống
tích cực hơn. Khi dùng chân lý vạn vật soi thấu người không có địa vị là do
duyên kiếp trước tham ô tham nhũng, kiếp này không thể có địa vị, do đó có chạy
chức chạy quyền cũng không được, chỉ còn cách duy nhất là chuyển hóa lợi thế
mình đang có để giúp đỡ mọi người và người dân thì sẽ chuyển hóa được cuộc sống
tốt đẹp hơn…
Soi
thấu vào các giả tướng yêu tương, thù ghét, có trí tuệ, không có trí tuệ, cầu
được, cầu không được, hành hay không hành: khi dùng chân lý
vạn vật soi thấu thì thấy rằng để thân tướng kiếp này đang an trụ hoặc sống
trong giả tướng nào thì do kiếp trước gieo duyên mà kiếp này được hưởng phước
báo hay nhận quả nghiệp. Bản chất các giả tướng đều không bất tử, nó không của
ai, và nó không của chính nó nên khi hiểu chân lý vạn vật thì chúng ta không nên
định vào nó mà gây tổn thương cho người khác, vì khi ta gây tổn thương cho
người khác thì kiếp sau ta chính là người bị gây tổn thương, do đó hãy chuyển
hóa nó thành lợi ích phục vụ cho mọi người, cho chúng sinh để tạo cho ta năng
lượng tốt cho kiếp sau. Như người nào đó kiếp này có trí tuệ uyên bác, họ không
định vào giả tướng có trí tuệ mà khinh khi nhân loại, ngược lại họ nghiên cứu
ra nhiều công trình mang lại lợi ích cho nhân loại. Khi thấu hiểu chân lý vạn
vật và kế hoạch tu hành dưới nhân gian của các tuệ linh, các tuệ linh phải trải
qua hết các kiếp nạn khổ đau, trải qua hết các thân tướng giả tướng khác nhau,
do đó hãy dùng chân lý giác ngộ để chuyển hóa các giả tướng thành lợi ích cho
chúng sinh dù trong hoàn cảnh thân tướng nào đi chăng nữa. Đó là trí tuệ giác
ngộ.
Chân
lý vạn vật cũng cho chúng ta thấy rằng trí tuệ u mê cũng không bất tử, không
trường tồn và mãi mãi là u mê, do đó chỉ có gieo duyên bằng chân tâm sẽ giúp
chuyển hóa trí tuệ u mê thành trí tuệ giác ngộ. Chân lý vạn vật cũng cho thấy
trí tuệ giác ngộ cũng không bất tử, nó có thể từ giác ngộ mà trở lại thành u
mê, do đó chúng ta phải gieo duyên bằng chân tâm để duy trì trí tuệ giác ngộ và
chuyển hóa từ trí tuệ giác ngộ thành hành động cải tạo thế giới quan được tốt
đẹp hơn. Cũng thông qua chân lý vạn vật và bản chất của trí tuệ để chúng ta
thấy rằng không ai là không thể không giác ngộ, tất cả chúng sinh trời người
đều giác ngộ được, đều chuyển hóa thành trí tuệ giác ngộ nếu chúng ta dùng hai
chân lý để soi thấu các giả tướng và từng bước chuyển hóa căn cơ giác ngộ cho
chúng sinh trời người.
5.4. Chân lý giác ngộ
Chân
lý giác ngộ là: “À, đời là bể khổ. Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm
đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài vũ trụ, trời
và người”.
Dùng
chân lý giác ngộ trong Trí tuệ là: “Trí tuệ là bể khổ, chúng sinh phải dùng
chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau”. Trí tuệ ở đây
bao gồm cả trí tuệ u mê và trí tuệ giác ngộ đều là bể khổ cả, khổ vì phải đối
mặt với tất cả giả tướng để giác ngộ giải thoát hết tất cả khổ đau để cải tạo
trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn.
Trí
tuệ u mê cũng là bể khổ, cái khổ của trí tuệ u mê là không thấu hiểu được chân
tướng của các giả tướng mà bị định vào, bị luẩn quẩn trong màn đêm tối giả dối
của các giả tướng để rồi vì lợi ích ích kỷ của mình mà gây tổn thương cho mọi
người. Do đó chúng ta cứ luân hồi trong vô lượng kiếp mà không có điểm dừng. Vì
vậy ta phải dùng chính trí tuệ u mê của ta để từng bước thấu hiểu sự thật vạn
vật trời người thông qua hai chân lý để đối mặt, đón nhận tất cả các khổ đau
kiếp nạn, thấu hiểu nó, giác ngộ nó và chuyển hóa thành lợi ích cho chúng sinh,
đó là chuyển hóa thành giác ngộ.
Trí
tuệ giác ngộ cũng là bể khổ, cái khổ của trí tuệ giác ngộ không phải là không
thấu hiểu chân lý vạn vật, mà là vì thấu hiểu rồi, vì thấy chúng sinh còn u mê
nên dùng hai chân lý để đối mặt và giúp đỡ chúng sinh diệt được u mê để cùng
chuyển hóa về trí tuệ giác ngộ, cùng đem lại lợi ích cho chúng sinh trời người,
cùng cải tạo được bộ lọc năng lượng cho trụ linh.
Trong
bài Trí vô Trí sẽ giúp ta thấu hiểu được bản chất của trí tuệ, nguyên nhân và
tướng không của trí tuệ u mê và trí tuệ giác ngộ thông qua chân lý vạn vật, và
rồi thông qua chân lý giác ngộ để đối mặt với tất cả giả tướng để giúp đỡ chúng
sinh cùng diệt đi trí tuệ u mê để có trí tuệ giác ngộ. Chỉ khi chúng ta dùng
chân tâm (từ bi, hỷ, xả) để đối mặt, thấu hiểu trí tuệ của toàn bộ chúng sinh
trời người, thương yêu và đồng cảm với họ như thương yêu chính mình, việc ta hành
động dẫn dắt và giúp đỡ chúng sinh khai ngộ diệt u mê sẽ giúp cho ta nhận được
những dòng năng lượng tích cực từ tâm chúng sinh và vũ trụ trời người, dòng
năng lượng tích cực đó sẽ chuyển vào tâm và trụ linh của ta để chuyển hóa thành
bộ lọc năng lượng. Do đó chỉ có dẫn dắt và giúp đỡ chúng sinh trời người bằng
tâm vô điều kiện sẽ giúp ta nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ tu hành dưới nhân
gian với bộ lọc năng lượng trong trụ linh.
Bài
Trí này chính là những bước sải chân dài trên hành trình của con đường giác ngộ
viên mãn, giúp chúng ta nhanh đi đến đích của cải tạo trụ linh thành bộ lọc
năng lượng viên mãn.