Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 4,020
Tất cả: 15,772,555
 
 
CHÂN LÝ VẠN VẬT-CHÂN LÝ GIÁC NGỘ-NHÂN QUẢ
1. Học Thuyết
2. Áp dụng thực tiễn
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
Bài Đạo (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)

Bài Đạo

Bài Đạo cũng được hiểu là Đạo Vô Đạo.

Chữ Đạo đầu tiên là khái niệm và bản chất của Đạo, chữ Vô là chân lý vạn vật trong Đạo, chữ Đạo cuối cùng là chân lý giác ngộ của Đạo.

2.1. Khái niệm về Đạo

Đạo là thế giới quan xung quanh chữ nhân, mà chữ nhân phải dùng chân tâm để thấu hiểu và cải tạo thế giới quan vạn vật trong và ngoài vũ trụ, trời và người”.

Thế giới quan xung quanh chữ nhân là bao gồm cả vạn vật trong và ngoài vũ trụ, trời người. Trong đó con người là trung tâm của vũ trụ, bởi con người chính là hóa thân của dạng sống tuệ linh khắp vũ trụ, mà an trụ tại cõi trần nhân sinh này để tồn tại và xây dựng môi trường tu hành cải tạo trụ linh cho tuệ linh khắp vũ trụ.

Mục đích của việc học đạo hay tu đạo là tìm tòi, thấu hiểu chân lý vạn vật của trong và ngoài vũ trụ, trời và người. Từ đó chuyển hóa thành chân lý giác ngộ để tạo ra được bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh, nhằm cải tạo, duy trì phát triển sự sống bền vững của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ. Đồng nghĩa là cải tạo chính ta và cải tạo vạn vật trong và ngoài vũ trụ, trời và người bằng chân tâm.

2.2. Bản chất của Đạo

Đạo có hình tướng và tâm tướng. Hình tướng là sự hiện hữu và phản chiếu của vạn vật trong và ngoài vũ trụ, trời và người. Tâm tướng chính là con đường dẫn dắt chúng sinh trời người cải tạo được trụ linh thành bộ lọc năng lượng, đó chính là bất tử, là niết bàn thực sự của tuệ linh.

2.2.1. Hình tướng của Đạo (Chân lý vạn vật)

Hình tướng của Đạo là sự hợp nhất của không gian Thiên – Địa – Nhân hợp nhất tại mỗi chữ nhân; là sự hợp nhất của bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc tại mỗi chữ nhân, bởi hướng nào cũng có chữ nhân đang sinh sống và tồn tại; là sự hợp nhất của thời gian là Quá khứ - Hiện tại – Vị lai hợp nhất tại hiện tại chữ nhân đang tồn tại. Khi hình tướng đạo được hợp nhất bởi không gian và thời gian sẽ biểu hiện ra thành bốn hình tướng đạo là: đạo đời, đạo lễ, đạo đường, đạo đế vương, và thông qua bốn biểu hiện của hình tướng đạo ta sẽ thấy được luật nhân quả trong chân lý vạn vật của hình tướng đạo.

a) Đạo hợp nhất bởi không gian

Đó là sự hợp nhất của toàn bộ không gian trong vũ trụ thông qua Thiên – Địa – Nhân hợp nhất và bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc hợp nhất tại mỗi chữ nhân.

Hình tướng đạo là sự hợp nhất của Thiên – Địa – Nhân:

Thiên chính là nói về sự sống của các cõi trời trong vũ trụ, nơi đó có các tuệ linh đang an trụ trong thể linh khí và tồn tại phát triển được bởi sự cân bằng năng lượng âm dương. Khi nói đến thiên là chữ nhân nói riêng và nhân loại nói chung sẽ phải trả lời được câu hỏi số 1 trong mỗi kiếp người phải trả lời, đó là trước khi ta sinh ra tại cõi trần nhân sinh này “Ta là ai”? Khi trả lời được câu hỏi này thì mỗi chữ nhân và nhân loại sẽ biết sự thật về cội nguồn của nhân loại, sẽ thấu hiểu rằng chúng ta không phải tiến hóa từ vượn hay khỉ gì đó, mà chúng ta chính là hóa thân của các tuệ linh khắp cõi trời trong vũ trụ. Như vậy tổ tiên của loài người chính là các tuệ linh đang tồn tại trên khắp các cõi trời trong vũ trụ. Đặc biệt khi đã thấu hiểu cội nguồn của vũ trụ và kế hoạch của vị Tuệ linh đầu tiên thì cõi trời của ngài chính là quê hương của loài người, tổ tiên của chúng ta ở đó, ta đã ra đi từ đó để đến với nhân gian này nhằm thực hiện con đường tu hành.

Nhân là nói về sự sống của loài người tại cõi trần nhân sinh này. Khi nói đến sự hiện hữu của mỗi chữ nhân hay sự hiện hữu của cả nhân loại tại hiện kiếp thì ta phải trả lời được câu hỏi thứ 2 trong mỗi kiếp người là “Sứ mệnh của ta tại kiếp người này là gì”? Vì ta đã trả lời được câu hỏi 1 trước khi ta sinh ra tại cõi trần nhân sinh này “Ta là ai”. Đó là ta đã biết được ta và nhân loại chính là hóa thân của các tuệ linh khắp các cõi trời trong vũ trụ xuống nhân gian để tu hành, đó là con đường tu hành trong nhiều kiếp để trải qua hết các kiếp nạn khổ đau nhằm cải tạo được trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng. Như vậy, sứ mệnh chung của cả nhân loại là tu hành trong nhiều kiếp để cải tạo được trụ linh thành bộ lọc năng lượng nhằm duy trì sự sống của tuệ linh đạt đến sự bất tử, và thông qua đó để cải tạo và duy trì sự sống khắp trong và ngoài vũ trụ. Vấn đề của mỗi chữ nhân và nhân loại tại hiện kiếp là sau khi đã biết ta là ai, sứ mệnh của ta tại hiện kiếp là gì rồi, thì vấn đề đặt ra là phải hoàn thành sứ mệnh đó.

Địa là nói về việc sau khi mỗi chữ nhân thoát tục cõi trần nhân sinh này. Khi đó tướng trí tuệ và tướng thân xác sẽ hoại diệt và trả về đất mẹ tại cõi trần nhân sinh này, chỉ còn lại tuệ linh sẽ tiếp tục luân hồi thành kiếp người mới, hay thành súc sinh, hay thành ngã quỷ, hay đọa địa ngục, hay được trở về quê hương với bộ lọc năng lượng đã đạt được. Đó chính là câu hỏi thứ 3 là “Chết đi ta về đâu” mà mỗi chữ nhân phải trả lời khi hiện hữu kiếp người. Để trả lời được câu hỏi này thì mỗi chữ nhân sẽ tự trả lời được khi đã trả lời được câu hỏi 1 và thực hiện được sứ mệnh tại câu hỏi 2. Dựa vào mức độ hoàn thành sứ mệnh trong hiện kiếp mà biết mình được về quê hương với bộ lọc năng lượng hay mình tiếp tục luân hồi thành người tu hành tiếp cho đến khi bao giờ đạt được bộ lọc năng lượng trong trụ linh mới được về. Dựa vào mức độ phá hoại thế giới quan xung quanh ta mà ta sẽ phải đọa vào ngã quỷ hay súc sinh và chìm trong vòng sinh tử luân hồi vô lượng tại cõi trần nhân sinh này.

Như vậy hình tướng đạo chính là sự hợp nhất của Thiên là cội nguồn của nhân loại – Nhân là sứ mệnh hiện kiếp của mỗi người – Địa là kết quả sau mỗi kiếp người sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh tại mỗi chữ nhân. Do đó các tuệ linh, địa ngục, súc sinh, ngã quỷ xung quanh chữ nhân trong vũ trụ hợp nhất tại mỗi chữ nhân chính là hình tướng Đạo.

Hình tướng đạo là sự hợp nhất của bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc:

Trong cõi trần nhân sinh này với vô số chữ nhân đang tồn tại, nơi đâu cũng có chữ nhân đang sinh sống, đó là em bé mới sinh, người già sắp thoát tục cõi trần, người nông dân, công nhân, kỹ sư, học sinh, lao công, giáo viên, tiến sĩ, giáo sư, người bệnh, người khỏe mạnh, người nam, người nữ… Nơi nào cũng có người sinh sống, dù công việc hay độ đuổi của họ như thế nào đi chăng nữa thì tại nơi mỗi chữ nhân đang sinh sống là một thế giới quan nhỏ xung quanh họ. Mỗi một chữ nhân là một trung tâm, bốn hướng đông tây nam bắc tượng trưng cho trước sau phải trái của mỗi chữ nhân đó, xung quanh chữ nhân ở bốn hướng đó đều có các chữ nhân khác và tương tác với nhau tạo thành liên kết để hợp nhất thành nhân loại tại cõi trần nhân sinh này.

Mỗi chữ nhân là trung tâm của bốn hướng đông tây nam bắc và là trung tâm của thiên địa nhân hợp nhất sẽ tạo thành sự hợp nhất không gian của hình tướng đạo. Sự liên kết hợp nhất này tạo thành hình tướng đạo duy nhất cho cả trời người trong vũ trụ.

b) Đạo hợp nhất bởi thời gian

Hình tướng của đạo được hợp nhất qua thời gian là Quá khứ - Hiện tại - Vị lai, hợp nhất tại hiện tại hiện hữu kiếp người.

Quá khứ là việc ta tìm hiểu trong vô số kiếp tu hành về trước, ta đã vượt qua hết các kiếp nạn khổ đau chưa, ta đến nhân gian này tu hành từ khi nào, và trước kiếp hiện hữu này thì phẩm vị đạt được trong quá trình cải tạo trụ linh của tuệ linh đã đạt đến mực độ nào rồi. Việc thấu hiểu quá khứ là ta thấu hiểu duyên trong duyên của sự hiện hữu Ta trong cõi trần nhân sinh này. Thấu hiểu các kiếp quá khứ và việc ta đến nhân gian này từ đâu sẽ giúp cho trí tuệ hợp nhất với tâm, từ đó trở về chân tâm để hành đạo gột rửa hết nghiệp lực, tinh tấn thấu hiểu chân lý vạn vật và giác ngộ để cải tạo chính Ta và sự sống vạn vật trời người trong vũ trụ.

Hiện tại là sự hiện hữu, hiện diện của ta tại kiếp này. Khi ta đã thấu hiểu các kiếp quá khứ, ta từ cõi trời nào đến nhân gian này, trong các kiếp quá khứ ta đã gieo duyên bằng chân tâm hay gieo duyên bằng ngã quỷ, đã đạt được mức độ cải tạo trụ linh và vũ trụ đến đâu rồi, và từ đó ta sẽ biết được sứ mệnh và nhiệm vụ kiếp này ta phải làm gì. Khi biết được sứ mệnh của ta ở kiếp này thì ta phải gieo duyên để hành đạo tu hành, đó là phải gieo duyên bằng chân tâm chứ không phải gieo duyên bằng ngã quỷ, bởi chỉ có gieo duyên bằng chân tâm thì ta mới nhanh chóng hoàn thành quá trình tu hành dưới nhân gian. Việc gieo duyên của ta như thế nào sẽ cho ta thấy được tương lai của ta và sau khi ta thoát tục cõi trần nhân sinh này ta sẽ đi về đâu.

Vị lai là tương lai của chính hiện kiếp và sau khi ta thoát tục cõi trần nhân sinh. Tương lai này sẽ nhìn thấy thông qua việc ta gieo duyên ở hiện tại, nếu gieo duyên bằng chân tâm giúp đỡ hết thẩy trời người thì ta sẽ nhận vô số phước báo về sau và kiếp sau. Hoặc được trở về nơi ta đã xuống nhân gian tu hành với bộ lọc năng lượng của trụ linh. Hoặc ta sẽ phải đọa vào ngã quỷ, súc sinh hay địa ngục nếu ta phá hoại thế giới quan.

Hiện tại sẽ cho ta thấu hiểu quá khứ dựa trên kết quả hiện tại và cho ta thấy tương lai dựa trên duyên ta đã và đang gieo ra.

Như vậy, hình tướng của Đạo đã là sự hợp nhất của không gian trong toàn bộ vũ trụ và toàn bộ thời gian từ quá khứ cho đến hiện tại và tương lai, mà trung tâm là chữ nhân, là nhân loại. Đó là hình tướng Đạo hoàn chỉnh nhất, và hình tướng Đạo chính là toàn bộ vũ trụ và trời người.

c) Đạo biểu hiện qua bốn hình tướng đạo

Thông qua việc thấu hiểu cội nguồn sự sống của vũ trụ và kế hoạch của người cha vĩ đại, thông qua việc thấu hiểu hình tướng Đạo là sự hợp nhất của không gian và thời gian tại mỗi chữ nhân hiện kiếp. Việc cõi trần nhân sinh này có vô số chữ nhân đang tồn tại và sinh sống, nên tạo thành sự tương tác giữa người với người và giữa người với vạn vật khắp bốn hướng đông tây nam bắc. Điều đó giúp cho nhân loại thấy Đạo có 4 biểu hiện của hình tướng. Bốn biểu hiện hình tướng của Đạo được thể hiện rất rõ tại cuộc tập kết lịch sử của người cha vĩ đại khi ngài đưa các tuệ linh xuống nhân gian tu hành. Để có được môi trường lý tưởng cho các tuệ linh tu hành thì đó là quá trình trải qua vô số thời gian mà ngài đã gieo vô số phôi năng lượng âm dương, để tạo ra sự sống với sự phong phú của điều kiện tự nhiên và vạn vật tại cõi trần nhân sinh này. Khi thời cơ thuận lợi đến, ngài đã phát động các tuệ linh tại cõi trời của ngài phát nguyện xuống nhân gian tu hành để tìm ra con đường Đạo nhằm cải tạo, duy trì sự tồn tại, phát triển tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ trời người.

 Cuộc tập kết lịch sử khởi đầu cho sự hình thành loài người: tại vô số nơi trên trái đất, tại ven sông, tại ven biển, tại đồng bằng, tại trên núi, tại trong rừng, tại những nơi đó có vô số các điểm tập kết lịch sử. Tại các điểm tập kết lịch sử đó, người cha vĩ đại đã dùng quyền năng của mình để triệu tập tất cả muông thú về nghe ngài truyền dạy và những lời ngài truyền dạy chính là luật, là luật nhân quả mà tất cả muông thú cùng với các tuệ linh sống tại trái đất phải tuân thủ theo. Tại mỗi điểm tập kết sẽ có các tuệ linh được hóa thành từng cặp vợ chồng và hai con nhỏ, có một con gái và một con trai. Mỗi điểm tập kết sẽ có hai đến nhiều hộ gia đình và muông thú đến nghe ngài truyền dạy. Đây là cơ sở để loài người hình thành các bộ lạc, bộ tộc và ngày nay là quốc gia.

Người cha vĩ đại truyền dạy tại các điểm tập kết lịch sử: ngài nói với các cặp gia đình là “Ta đưa các ngươi xuống đây bằng chân tâm thì về cũng phải bằng chân tâm”; ngài nói với các cặp bố mẹ “Ta giao sứ mệnh các ngươi phải gả con cái cho nhau để xây dựng nhân loại”; ngài nói với các cặp gia đình “Các ngươi sẽ phải trải qua nhiều kiếp, trải qua hết các khổ đau và kiếp nạn, lấy kinh nghiệm trải qua đó để cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng, khi chưa cải tạo được thì chưa được trở về ”; ngài nói với các hộ gia đình và muông thú “Ta giao cho các ngươi nhiệm vụ thuần hóa muông thú để chúng cũng làm người và cùng xây dựng nhân loại”. Ngài nói với tất cả các hộ gia đình và muông thú: “Ta cho các ngươi biết, để nhanh cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng thì các ngươi hãy tìm kiếm chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ trong khổ đau và kiếp nạn”.

Trong các cuộc tập kết lịch sử này, người cha vĩ đại đã sắp đặt và gợi ý về luật nhân quả. Luật nhân quả chính là chân lý vạn vật của vạn vật trong và ngoài vũ trụ, mà tất cả các dạng sống dưới nhân gian sẽ phải thông qua khổ đau kiếp nạn để tìm và thấu hiểu. Không những ngài gợi ý việc thông qua khổ đau kiếp nạn để tìm được chân lý vạn vật mà còn gợi lý luôn là phải tìm ra chân lý giác ngộ để giải thoát hết các khổ đau đó thì mới luyện được bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh. Luật nhân quả là luật công bằng đã được ngài chuyển hóa từ chân lý vạn vật sau quá trình quan sát sự vận hành của vạn vật vũ trụ và xây dựng nó hoàn chỉnh nhằm tạo ra môi trường tu hành cho tuệ linh khắp vũ trụ tại cõi trần nhân sinh. Chân lý vạn vật là luật công bằng vì nó bảo vệ và duy trì sự tồn tại, phát triển sự sống của vũ trụ, cải tạo những yếu tố gây nguy hại đến sự sống khắp vũ trụ.

Thông qua những sự sắp đặt trong các cuộc tập kết cho tuệ linh xuống nhân gian tu hành cùng muôn thú và những lời truyền dạy của ngài. Thông qua sự tương tác hợp nhất bởi không gian và thời gian của mỗi chữ nhân mà tạo thành hình tướng Đạo. Hình tướng Đạo được biểu hiện ra 4 hình tướng: Đạo đời, Đạo lễ, Đạo đường, Đạo đế vương. Bốn hình tướng Đạo này chính là luật nhân quả, chính là chân lý vạn vật của trong và ngoài vũ trụ mà mỗi người tu hành phải thấu hiểu, không được phép vi phạm. Vì luật nhân quả là luật công bằng để bảo vệ sự bình đẳng của chúng sinh trời người nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ.

Mỗi một chữ nhân hiện diện tại cõi trần nhân sinh này phải thể hiện được chí khí “Đầu đội trời, chân đạp đất, gánh vác trên vai bốn hình tướng đạo, không được bỏ hay làm gãy hình tướng đạo nào”. Trong hình tướng đạo lễ, đó là tri ân báo hiếu cha mẹ tổ tiên, trả nghĩa vợ chồng, huynh đệ, con cái; đạo đời là đối nhân xử thế và mưu sinh; đạo đường là con đường tri thức, giác ngộ, tôn giáo, nền giáo dục; đạo đế vương là trung quân ái quốc. Do đó trời người tu hành dưới nhân gian không được phép vi phạm hay làm tổn thương vào 4 hình tướng đạo nào, bởi chỉ có như vậy mới tìm ra chân lý vạn vật và tiếp tục duy trì sự tồn tại, phát triển được tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ .

Thông qua 4 biểu hiện hình tướng trong chữ Đạo, ta sẽ tham chiếu vào mỗi chúng sinh để thấu hiểu chúng sinh nào tu hành đúng và chúng sinh nào tu hành không đúng:

-     Khi chúng sinh tương tác với 4 biểu hiện hình tướng Đạo mà tạo nghiệp lực thì chữ Đạo sẽ quay ngược theo chiều kim đồng hồ mà hút hết nghiệp lực, tinh tà mà quỷ về thân tâm, chúng sinh đó sẽ phải luân hồi trong vô lượng kiếp. Như vậy việc tạo nghiệp lực trong 4 biểu hiện hình tướng Đạo là vi phạm nhân quả, là đi sai con đường tu hành.

-     Khi chúng sinh không thực hiện trọn vẹn 4 biểu hiện hình tướng Đạo, nếu làm hỏng hay bỏ 1 hình tướng nào thì chữ Đạo sẽ bị quay ngược theo chiều kim đồng hồ mà gãy những hình tướng khác dẫn đến hỏng chữ Đạo. Do đó cũng là tu hành sai, và sẽ phải luân hồi trong vô lượng kiếp.


Hình: bốn biểu hiện hình tướng Đạo

-     Khi chúng sinh thực hiện đúng và đủ 4 biểu hiện hình tướng Đạo, không vi phạm luật nhân quả thì chữ Đạo sẽ quay thuận theo chiều kim đồng hồ mà phát ra dòng năng lượng tốt từ tâm do đã cải tạo được thế giới quan, nên họ dễ dàng đắc được bộ lọc năng lượng viên mãn.

Bốn biểu hiện hình tướng Đạo chính là luật nhân quả:

Hình tướng Đạo lễ:

-     Con người không được phép bất hiếu với tổ tiên loài người: phỉ báng, chửi rủa thiên địa, xúc phạm những người có công xây dựng bảo vệ tổ quốc.

-     Con cháu không được phép bất hiếu với tổ tiên: chửi rủa, phá mồ mả, đập phá ban thờ.

-     Con cái không được phép bất hiếu, bất nhân với cha mẹ: chửi rủa, chà đạp, đánh đập, bỏ mặc, giết hại cha mẹ và người nuôi dưỡng.

-     Vợ chồng không được phép bất chung, bất nhân: ngoại tình, thông dâm, tà dâm, đánh đập, chà đạp nhân phẩm của nhau, bỏ nhau, giết hại nhau.

-     Anh em không được phép bất nghĩa, bất nhân: tranh giành lợi ích, đánh đập, chà đạp, giết hại nhau.

-     Cha mẹ không được phép bất nghĩa, bất nhân với con cái: bỏ rơi con cái, giết hại con cái, chà đạp đánh đập con cái, dạy con cái làm điều ác hại người.

-     Không được sống độc thân, không được bỏ bố, bỏ mẹ, bỏ vợ, bỏ chồng, bỏ con cái để sống cuộc sống cuộc sống ích kỷ.

Hình tướng Đạo đời:

-     Không được sát sinh: giết hại muông thú, hành nghề sát sinh.

-     Không được thông dâm, tà dâm: khi đã lập gia đình và đang chung sống với nhau dưới sự bảo hộ của luật pháp quốc gia thì không được phản bội lại vợ chồng mà đi lấy thêm vợ, chồng hoặc thông dâm với người khác; không được hiếp dâm, không được lạm dụng tình cảm của người khác để thỏa mãn dục vọng.

-     Không được chửi rủa, chà đạp nhân phẩm người khác, không được đánh đập người khác.

-     Không được giết hại người khác và giết hại chính mình, không được nạo phá thai nhi.

-     Không được buôn người: trẻ em, phụ nữ, nô lệ.

-     Không được hành nghề mại dâm.

-     Không được dối trên lừa dưới, không được lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

-     Không được phép sản xuất buôn bán những thứ gây tổn hại cho con người và muông thú, không được buôn bán và sản xuất những thứ mà pháp luật quốc gia không cho phép.

-     Không được lười lao động.

-     Người chủ lao động không được bóc lột sức lao động của người lao động, không được chửi rủa, không được chà đạp nhân phẩm, không được đánh đập và giết hại người lao động.

Hình tướng Đạo đường:

-     Học trò không được phép bất kính, bất nhân với thầy: chửi rủa, chà đạp nhân phẩm, đánh đập, giết hại Thầy.

-     Các học trò, các môn sinh không được gây mất đoàn kết, không được hãm hại nhau, không được chia rẽ xung đột.

-     Các môn sinh không được nói dối nhau, không được nói dối thầy.

-     Thầy không được phép bất nhân, bất nghĩa với trò: chửi rủa, chà đạp nhân phẩm, đánh đập, giết hại trò, dạy trò làm những điều ác, truyền dạy cho học trò đi ngược nhân quả vạn vật.

-     Không được dùng tâm linh để lừa đảo hại người, trục lợi về mình, phá hủy giá trị đạo đức nhân văn của dân tộc và nhân loại.

-     Không được kích động, xung đột tôn giáo, không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền giáo lý sai khiến cho con người đánh mất giá trị đạo đức nhân văn tốt, khiến cho nhân loại u mê mà lừa hại hoại diệt lẫn nhau.

Hình tướng Đạo đế vương:

-     Vua, quan không được phép bất trung với quốc gia, dân tộc: kích động chiến tranh, đi chiến tranh xâm lược, tham ô tham nhũng, bán nước hại dân, đàn áp giết hại dân chúng, để người dân đói nghèo dịch bệnh.

-     Người dân không được phép bất trung với quốc gia: lười lao động, hành nghề mê tín dị đoan, xúi giục kích động phản động chia rẽ dân tộc, phản bội tổ quốc, chạy trốn khi quốc gia lâm nguy.

Bốn biểu hiện hình tướng Đạo chính là luật nhân quả. Luật nhân quả là luật công bằng, là sự phản chiếu lại nghiệp lực của chúng sinh đã tạo ra, nếu chúng sinh nào vi phạm vào 4 biểu hiện hình tướng đạo thì sẽ phải chịu quả nghiệp ở nhiều kiếp sau, thậm chí sẽ phải chịu quả nghiệp nhãn tiền trước mắt, và sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh sẽ phải đọa vào các cửa ngục ngã quỷ.

Trải qua nhiều đời nhiều kiếp tu hành, vượt qua hết các kiếp nạn khổ đau mà Tuệ linh của tôi đã tìm và thấu hiểu được chân lý vạn vật của trong và ngoài vũ trụ. Cơ chế phân tách, liên kết hạt năng lượng là cơ chế vận hành của chân lý vạn vật trong và ngoài vũ trụ. Bởi Tuệ linh của tôi khi ở nhân gian trong các kiếp tu hành đã thấu hiểu mình từ đâu đến nhân gian tu hành, mình đã trải qua vô số kiếp nạn khổ đau trong nhiều đời nhiều kiếp nên thấu hiểu rằng “luật nhân quả là phản chiếu lại nghiệp lực, phước báo trong nhiều đời nhiều kiếp”. Do đó nếu ta vi phạm vào nhân quả giết người kiếp trước thì kiếp này ta sẽ bị người khác giết hại hoặc bị tai nạn mà chết.

Chân lý vạn vật mà Tuệ linh của tôi đã tìm ra là: “Vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài vũ trụ không tự nó sinh ra, không tự nó mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do duyên nghiệp, hay còn gọi là nhân quả”. Bởi Tuệ linh của tôi thấu hiểu cội nguồn của vũ trụ, kế hoạch và những lời truyền dạy của Đấng tạo hóa, vượt qua vô số kiếp nạn khổ đau trong nhiều kiếp mà ngài đã thấu hiểu triệt để chân lý vạn vật của vạn vật trong và ngoài vũ trụ. Trong chân lý vạn vật chính là nhân quả, là nguyên nhân của kết quả, và là gieo duyên để nhận quả. Chân lý vạn vật chính là tướng không của vạn vật trời người trong vũ trụ, đó là chữ duyên, chỉ có gieo duyên bằng chân tâm để duy trì và phát triển sự sống của tất cả các dáng sống trong và ngoài vũ trụ.

Sau khi Tuệ linh tôi tìm ra chân lý vạn vật ở kiếp quá khứ, ngài quan sát chân lý vạn vật này vào chính cỏ cây, muông thú và con người. Quá trình quan sát đã giúp Tuệ linh tôi thấu hiểu cơ chế vận hành của chân lý vạn vật là cơ chế phân tách, liên kết dây, thêm nữa là thấu hiểu học thuyết tam hợp, học thuyết hạt năng lượng, học thuyết quay tròn. Cuối cùng ngài tìm ra được chân lý giác ngộ để giải thoát hết tất cả khổ đau, đó là con đường tâm đạo, con đường duy nhất cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng của tuệ linh để tuệ linh bất tử, để tuệ linh có niết bàn thật sự, để tuệ linh cải tạo và duy trì sự sống của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ.

2.2.2. Tâm tướng của Đạo (Chân lý giác ngộ)

Khi Tuệ linh của tôi ở kiếp quá khứ thấu hiểu chân lý vạn vật nên ngài thấu hiểu sự hợp thành của mỗi chữ nhân và vạn vật trời người như thế nào. Đó là học thuyết tam hợp để cấu thành chỉnh thể các dạng sống của vạn vật trong và ngoài vũ trụ. Để học thuyết đó vận hành được thì phải có cơ chế phân tách, liên kết dây, học thuyết hạt năng lượng, học thuyết quay tròn mới cấu tạo thành chỉnh thể của các dạng sống trong và ngoài vũ trụ. Mỗi một chữ nhân được hợp thành bởi 3 yếu tố gọi là tam hợp nhân, đó là do duyên của người cha và người mẹ mà tạo ra thai nhi, đến tháng thứ 7 sẽ được một tuệ linh ở cõi trời nào đó hoặc được một linh hồn là muông thú được chuyển sinh làm người đi theo bảo vệ bà mẹ và thai nhi đến khoảng 9 tháng thì em bé chào đời, đó là thân tướng. Khi cất tiến khóc chào đời là đánh dấu mốc tuệ linh hoặc linh hồn thiết nhập vào để tạo ra năng lượng duy trì sự sống cho em bé sống được một kiếp người, được gọi là Tâm. Khi người mẹ mang thai đến lúc sinh em bé thì chính tuệ linh của người mẹ truyền năng lượng, nuôi dưỡng cho thai nhi tồn tại và phát triển. Khi em bé lớn lên học tập kinh nghiệm sống của cha mẹ, học tập ở trường lớp và thông qua lao động sản xuất mà có thêm tướng Trí tuệ. Trong 3 yếu tố hợp thành chữ nhân thì Thân tướng được coi như ngôi nhà thân tướng, Tâm được coi như người sống trong ngôi nhà thân tướng, Trí tuệ được coi như cánh cửa của ngôi nhà thân tướng. Ngài thấu hiểu mỗi chữ nhân chính là một hình tướng của Đạo, ngài thấu hiểu rằng mỗi chữ nhân phải gánh vác trên vai bốn hình tướng của đạo và đầu đội trời chân đạp đất để hành đạo trong nhiều kiếp người.

Từ việc ngài thấu hiểu chân lý vạn vật của vạn vật trong và ngoài vũ trụ, căn nguyên của vũ trụ và trời người, do đó ngài đã tìm ra chân lý giác ngộ. Chân lý giác ngộ chính là Tâm Đạo, là con đường duy nhất cải tạo thành công trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng để tiếp tục cải tạo sự sống của tất cả các dạng sống của trong và ngoài vũ trụ.

Khi ngộ ra chân lý giác ngộ trong chân lý vạn vật của vạn vật trong và ngoài vũ trụ trời người, nên tôi của kiếp quá khứ nói rằng: “À, đời là bể khổ. Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau ở bên trong và bên ngoài vũ trụ, trời và người”.

Trong chân lý giác ngộ, ta thấy đời là bể khổ, không có gì khác ngoài khổ, và khi phân dòng thì ta sẽ thấy khổ đau do quy luật tự nhiên và khổ đau tại tâm, trong các khổ sẽ có các khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, và phương pháp diệt khổ đau.

Khổ là gì?

-     Hiểu theo khổ của con người là sự bí bách luẩn quẩn của Tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng bởi cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng mà đóng lại. Đó là hiểu theo cách đơn giản.

-     Hiểu theo cách bản chất và tận cùng của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, trời và người, thì khổ đau chính là sự bí bách, đấu tranh xung đột, duy trì sự tồn tại của cấu trúc mã sóng trí tuệ và trạng thái năng lượng sinh phát ra từ mã sóng trí tuệ. Đó là khổ đau của việc thay đổi cấu trúc mã sóng trí tuệ cho đến việc bị đồng hóa, bị hoại diệt hoàn toàn.

Trí tuệ là đối tượng phải được giác ngộ để diệt đi khổ đau của tâm.

Tâm chính là đối tượng của khổ đau. Sự giải thoát khổ đau của tâm gắn chặt với việc cải tạo được được 4 biểu hiện hình tướng Đạo.

a) Khổ đau do quy luật tự nhiên

Khổ đau do quy luật tự nhiên là những khổ đau mà chúng ta đều biết, đều nhận thấy, nó sẽ xảy ra, không ai là không thoát khỏi khổ đau do quy luật tự nhiên. Đó là những khổ đau mang đặc tính lặp đi lặp lại bởi đặc tính này chính là chân lý vạn vật.

Các khổ đau do quy luật tự nhiên:

-     Sinh khổ: mỗi người được sinh ra đã là khổ, cái khổ của thân tướng thai nhi nằm trong bụng mẹ chật hẹp và bị o ép, cái khổ của tuệ linh hoặc linh hồn phải đi theo bảo vệ bà mẹ và thai nhi để chờ ngày thai nhi chào đời. Khi chào đời thì tuệ linh hoặc linh hồn đã thiết nhập vào thân thân tướng em bé yếu ớt đó để bắt đầu một kiếp người đầy rẫy khổ đau mà cất tiếng khóc báo hiệu cho trời người biết. Sinh ra mới có sự hiện hữu của vạn vật trời người, và con người chúng ta hiện hữu cũng phải sinh, đó là sự thật hiển nhiên của chân lý vạn vật.

-     Già khổ: đó là cái khổ khi mỗi người chúng ta lớn lên và rồi già yếu, khi đó thân tướng ta không còn được khỏe mạnh, chân tay yếu mềm, răng yếu, mắt nhìn không rõ, tai nghe cũng kém đi, trí nhớ không còn minh mẫn, nỗi sợ khi đối diện với sự cô đơn lẻ loi về già khiến cho chúng ta sợ hãi và đau khổ. Cái khổ này ai cũng phải trải qua, không ai là không trải qua, bởi nó là chân lý vạn vật.

-     Bệnh khổ: đó là bệnh tật, từ cảm nắng, cảm lạnh, hắt hơi sổ mũi cho đến những bệnh nặng như bệnh nan y hay những bệnh không thể chữa khỏi. Bệnh tật không chừa một ai cả, dù giàu có, địa vị hay nghèo khó, những bệnh không chữa được thì có giàu có, địa vị đến đâu, vẫn không thể chữa nổi. Nỗi khổ của người bệnh là luôn luôn sợ chết, luyến tiếc với gia đình và tiền tài giả tướng.

-     Tử khổ: đó là cái chết, ai rồi cũng phải chết, không ai là không chết, có chăng mỗi người trải qua cái chết như thế nào, có người già rồi mà chết, có người chết vì bệnh tật, có người chết vì chiến tranh, có người chết vì tai nạn, có người chết vì giết hại nhau. Khi chết, tuệ linh tách ra và nhìn thân tướng mình an trụ bao lâu nay mà luyến tiếc không lỡ xa rời, có tuệ linh hoặc linh hồn khi chết rồi còn bị con cháu nhờ thầy pháp về trấn yểm vong làm cho cái khổ chồng chất cái khổ, vừa mới luyến tiếc thân tướng và con cháu chưa nguôi ngoai đã bị thầy pháp bắt yểm và bị tra tấn làm cho nỗi đau khổ tăng tột cùng, khiến cho nhiều tuệ linh hoặc linh hồn trở nên sân hận mà đọa thành quỷ.

-     Sinh ly khổ: đó là cái khổ của người đang sống phải chia ly nhau, đó là bố mẹ chia ly con gái về nhà chồng, chồng chia ly vợ khi đất nước có chiến tranh, người yêu chia ly nhau để ra chiến trận bảo vệ tổ quốc, những đôi yêu nhau không hợp cũng chia ly nhau, vợ chồng không hạnh phúc chia ly nhau. Đây là cái khổ do quy luật tự nhiên, bởi không ai bên ai mãi mãi hay bất tử cả, bởi do duyên mà đến với nhau thì cũng do duyên mà rời xa nhau, khi rời xa nhau sẽ khiến cho chúng ta lưu luyến mà khổ đau trong tâm. Cái khổ của chia ly nó tăng gấp bội khi đất nước có chiến tranh, cha mẹ già chia tay con ra chiến trận, vợ chia tay chồng ra chiến trận, con thơ chia tay cha ra chiến trận, nỗi đau đó rằng xé trong tâm không hề nguôi ngoai, sự đau khổ trong sự oán hận kẻ thù.

-     Tử biệt khổ: đó là cái khổ của người sống phải chứng kiến và tiễn biệt người thân nằm vào đất mẹ, chứng kiến người thân chết do tai nạn, chết do chiến tranh, chết do bệnh, chết do già, chết do tự tử. Ai cũng phải chết, không ai là không chết, đó là cái chết của thân tướng và trí tuệ trở về với đất mẹ. Nhưng cái chết của những con người vì binh đao khói lửa, phải vùi thân tướng nằm xuống nơi đất mẹ, những người thân đau khổ khóc thành những dòng nước mắt của sự oán hận, oán hận của sự tham sân si của nhân loại mà gây ra vô số cuộc chiến tranh trên khắp thế giới để cho oán khí nghi ngút khắp đất trời.

-     Khổ của tất cả các dạng sống của trong và ngoài vũ trụ là sự biến đổi, hoại diệt của cấu trúc mã sóng trí tuệ.

Căn nguyên của khổ đau do quy luật tự nhiên:

Vì khổ đau do quy luật tự nhiên là sự thật hiển nhiên nó phải đến, phải xảy ra và sẽ trải qua, nó là khổ đau trong chân lý vạn vật nên không có nguyên nhân khổ đau. Khổ đau do quy luật tự nhiên là phải đối mặt, không thể chạy trốn hay chạy thoát được khổ đau do quy luật tự nhiên.

Phương pháp diệt khổ đau do quy luật tự nhiên:

“Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm chạy đua với thời gian, hi sinh lợi ích của mình để mang lại lợi ích, niềm vui và hạnh phúc cho tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, trời và người”.

Khi chạy đua với thời gian để mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người thì đó là tâm đã dẫn dắt được trí tuệ để điều khiển thân tướng hành đạo, nên tâm sẽ an vui mà diệt được khổ đau do quy luật tự nhiên tại kiếp người. Tuệ linh cũng hi sinh lợi ích mà chạy đua với thời gian để thông qua khổ đau kiếp nạn nhằm tìm được phương pháp duy trì sự sống của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, trời và người.

Vì những cái khổ do quy luật tự nhiên là nó phải đến và trải qua, không ai trốn thoát được, mà một kiếp người thì có hạn, nó trôi qua rất nhanh, khi ta vừa sinh ra đã thấy già rồi, khi ta đang khỏe mạnh đã thấy bệnh rồi, khi ta đang bên nhau đã thấy chia ly rồi. Do đó nếu không chạy đua với thời gian để thấu hiểu vạn vật trong và ngoài vũ trụ, trời người, thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, tiếp tục chạy đua với thời gian để hành đạo, cải tạo thế giới quan thì sẽ lãng phí một kiếp người. Lịch sử nhân loại của các quốc gia đã chứng minh sự giác ngộ khổ đau do quy luật tự nhiên, khi quốc gia có ngoại bang xâm lăng, tất cả những người con dân tộc cùng nhau đoàn kết ra chiến trường để đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bình yên và hòa bình cho dân tộc, cho xóm làng. Nếu mỗi người dân không chạy đua với thời gian để đoàn kết đánh giặc mà lại nghĩ là khổ do quy luật tự nhiên, cứ đón nhận thì sẽ làm cho máu chảy đầu rơi trên khắp đất nước, người người chìm trong tang thương khổ đau. Do đó quốc gia nào cũng có những bậc thánh nhân có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, họ đắc quả vị thánh nhân vì họ giác ngộ được khổ đau do quy luật tự nhiên, họ không màng thân xác, họ ra chiến trận để bảo vệ quê hương và dân tộc họ được hòa bình ấm no. Một người bị bệnh thì cũng phải chạy đua với thời gian để chữa khỏi, để còn giúp cho gia đình, xã hội ngày càng tốt đẹp, chứ không phải có bệnh rồi mặc kệ đối mặt chờ chết.

b) Khổ đau tại Tâm

Khổ đau tại tâm là những khổ đau mà ta không biết trước, nó như những cơn bão tâm đi qua cuộc đời của mỗi người, có khi có vô số cơn bão tâm khổ đau đi qua, và cũng có khi chỉ vài cơn bão tâm khổ đau đi qua. Khổ đau tại tâm là tâm ta bí bách trong ngôi nhà thân tướng bởi cánh cửa trí tuệ định vào (bám vào, dính vào) các giả tướng mà đóng lại làm cho tâm nó bí bách luẩn quẩn không được hành đạo tại kiếp người.

Các khổ đau tại Tâm:

-     Tâm đau khổ vào giả tướng có: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng có, đó là có địa vị, giàu sang, tiền tài, danh vọng… mà không thấu hiểu được chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh ở kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ bí bách của tâm là vì trí tuệ chỉ biết định vào, vơ vét, giữ lấy các giả tướng mình đang có để thụ hưởng ích kỷ nơi thân tướng nó mà không chuyển hóa các giả tướng đó thành lợi ích cho chúng sinh trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng không có: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng không có, đó là không có địa vị, tiền tài, giàu sang, sức khỏe… mà không thấu hiểu được chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ bí bách của tâm là vì trí tuệ chỉ biết định vào, vơ vét những giả tướng mà mình không có một cách ích kỷ về mình mà gây tổn thương cho mọi người và vạn vật trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng yêu thương, sở thích: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng yêu thương, sở thích, đó là thông dâm, tà dâm, sắc dục, ngoại tình, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút… mà không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào cho thân tướng được thụ hưởng trụy lạc, sắc dục với giả tướng khác mà gây tổn thương cho vô số người khác và vạn vật trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng thù ghét: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng thù ghét, đó là không thích ai đó, thù hận ai đó, không thích cái gì đó… mà không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào các giả tướng không thích hay thù ghét mà ích kỷ thỏa mãn sự thù hận để gây tổn thương cho mọi người và vạn vật trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng cầu được: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng cầu được, đó là cầu được danh, cầu được tiền tài giàu có, cầu được cờ bạc, cầu được tình duyên, cầu được con… mà không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào cho thân tướng cầu được cái mình không có để trở thành có, rồi luẩn quẩn trong các giả tướng có và yêu thích để vì ích kỷ về mình mà gây tổn thương đến mọi người và vạn vật trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng cầu không được: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng cầu không được, đó là cầu không được địa vị, không được giàu có, không được con, không được cờ bạc, không được tình duyên… mà không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào cho thân tướng cầu mà không được nên ích kỷ dẫn đến thù ghét mà gây tổn hại mọi người và vạn vật trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng có trí tuệ: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng có trí tuệ, đó là coi mình là người có trí tuệ hơn người, vì nghĩ mình có chức sắc, địa vị, giàu sang, bằng cấp, tầng lớp trí thức… mà không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào cho thân tướng mình có trí tuệ mà khinh khi, ngạo mạn, chà đạp người khác để thỏa mãn sự ngạo mạn về mình.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng không có trí tuệ: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng không có trí tuệ, đó là coi mình là người nghèo hèn, không bằng cấp, lao động, nông dân, công nhân, không địa vị, không giàu có, không phải tầng lớp trí thức… mà không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào cho thân tướng mình u mê không có trí tuệ mà tự ti, sợ hãi khi gặp người giàu có, địa vị hay trí thức mà không cố gắng trau dồi trí tuệ để mang lại lợi ích cho mọi người và vũ trụ trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng hành: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng hành, đó là hành động tạo nghiệp, do không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào cho thân tướng hành vì lợi ích ích kỷ về mình mà gây tổn thương mọi người và vạn vật trời người.

-     Tâm đau khổ vào giả tướng không hành: đó là tâm bí bách đau khổ vì cánh cửa trí tuệ định vào giả tướng không hành, đó là không hành động tạo phước, do không thấu hiểu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ để tâm hành đạo cải tạo trụ linh của tuệ linh tại kiếp người ngắn ngủi, nên tâm như tù nhân trong ngôi nhà thân tướng không được tự do hành đạo mà đau khổ bí bách. Cái đau khổ này của tâm là vì trí tuệ định vào cho thân tướng không hành vì lợi ích cho mọi người nên gây tổn thương cho mọi người và vạn vật trời người.

Căn nguyên khổ đau tại tâm:

Khi thấu hiểu tam hợp nhân, thấu hiểu tướng, trí tuệ, tâm thì nguyên nhân khổ đau tại tâm là do trí tuệ định vào 1 trong 10 giả tướng mà làm cho tâm bí bách đau khổ luẩn quẩn trong thân tướng. Vì trí tuệ u mê không mở cánh cửa trí tuệ cho tâm hành đạo và mang lại sự giác ngộ cho trí tuệ nên tâm tự khổ đau bí bách. Để tâm không còn khổ đau mà chuyển sang an vui tự tại thì trí tuệ phải sáng suốt, trí tuệ không được định vào các giả tướng nào, khi đó tâm dẫn dắt trí tuệ hành đạo chuyển hóa từ các giả tướng thành lợi ích cho mọi người và trời người. Do được hành đạo nên tâm an vui mà không còn khổ đau bí bách nữa.

Phương pháp diệt khổ đau tại tâm:

“Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm chạy đua với thời gian, hi sinh lợi ích của mình để mang lại lợi ích, niềm vui và hạnh phúc cho tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, trời và người”.

Phải chạy đua với thời gian vì một kiếp người rất ngắn ngủi và luôn luôn phải đối mặt với quy luật tự nhiên.

Phải thấu hiểu cội nguồn nhân loại, sứ mệnh của nhân loại, chân lý vạn vật, nhân quả và chân lý giác ngộ để trí tuệ không định vào các giả tướng. Tâm sẽ phải dùng chân tâm dẫn dắt trí tuệ thấu hiểu vạn vật trời người mà chuyển hóa thành trí tuệ giác ngộ. Khi có trí tuệ giác ngộ sẽ không còn định vào các giả tướng, do đó tâm sẽ không còn bí bách đau khổ vì được hành đạo cải tạo vũ trụ trời người.

Như vậy phương pháp diệt khổ đau do quy luật tự nhiên và tại tâm đều phải chạy đua với thời gian để thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, hành đạo vì mọi người mà không màng gì về mình. Đó là con đường tâm đạo, con đường duy nhất để cải tạo trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng và tiếp tục cải tạo sự sống khắp vũ trụ trời người sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh.

c) Biểu hiện của sự giác ngộ

Vì mỗi chữ nhân phải sống trong đầy đủ hình tướng đạo, đặc biệt phải gánh vác trên vai 4 biểu hiện hình tướng đạo, do đó cuộc đời là bể khổ, cho nên việc giác ngộ khổ đau do quy luật tự nhiên và khổ đau tại tâm của chữ nhân phải gắn liền với biểu hiện ra bốn hình tướng của Đạo. Đây cũng chính là luật giác ngộ.

Hình tướng Đạo lễ:

-     Con người phải thấu hiểu thiên địa, thấu hiểu về Đấng tạo hóa là người cha vĩ đại của vũ trụ trời người, do đó phải tri ân đối với thiên địa.

-     Con cháu phải tưởng nhớ, tri ân với những vị anh hùng dân tộc đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc; phải tưởng nhớ và tri ân với cha ông đã hi sinh thân xác để xây dựng và bảo vệ quốc gia mình đang sinh sống.

-     Con cái phải báo hiếu cha mẹ: phụng dưỡng, chăm sóc, thậm chí hi sinh thân xác để bảo vệ cha mẹ.

-     Vợ chồng phải chung thủy tuyệt đối: yêu thương nhau, hi sinh vì nhau.

-     Anh em phải nghĩa tình viên mãn: đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau.

-     Cha mẹ phải trả nghĩa con cái: dạy con cái thành người tốt, thấu hiểu đạo lý làm người, hi sinh vì con cái.

-     Phải kết hôn lập gia đình và chăm sóc gia đình hạnh phúc để duy trì phát triển nhân loại.

Hình tướng Đạo đời:

-     Phải thương yêu muông thú, bảo vệ muông thú, bảo vệ thiên nhiên.

-     Phải tôn trọng những người khác giới, giữ các mỗi quan hệ khác giới trong sáng.

-     Phải giúp đỡ người khó khăn, khổ đau, hoạn nạn, nghèo khó.

-     Phải hy sinh lợi ích của mình để bảo vệ nhân loại, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân loại.

-     Phải sống có nghĩa tình, phải giữ chữ tín đối với nhau.

-     Phải quan tâm chăm sóc người già, trẻ em, phụ nữ.

-     Kinh doanh, sản xuất phải tuân thủ pháp luật quốc gia và phải mang lại được lợi ích cho mọi người.

-     Phải chăm chỉ lao động, hăng say lao động sản xuất.

-     Người chủ lao động phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ người lao động.

Hình tướng Đạo đường:

-     Học trò phải kính trọng thầy dạy.

-     Các học trò, các môn sinh phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau.

-     Các môn sinh phải nói lời thật tâm, phải chia sẻ thật.

-     Thầy phải yêu thương trò và phải truyền dạy cho trò thấu hiểu đạo lý làm người để cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn.

-     Phải tôn tạo và bảo tồn những giá trị trong sáng của tín ngưỡng văn hóa, của các dòng đạo.

-     Phải bài trừ mê tín, u mê lạc lối trong các tín ngưỡng, trong các tôn giáo.

-     Phải thấu hiểu thiên địa nhân, thấu hiểu người cha vĩ đại của trời người, phải thấu hiểu các dòng đạo đều là con dân của ngài, do đó nhân loại phải đoàn kết, đoàn kết tôn giáo để cùng nhau cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn.

Hình tướng Đạo đế vương:

-     Vua, quan phải xây dựng được quốc thái dân an, đời sống nhân dân ấm no, hòa bình, hạnh phúc, phải hi sinh lợi ích của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích của dân tộc.

-     Người dân phải đoàn kết dân tộc, hăng say lao động sản xuất, hi sinh trí tuệ và thân xác để bảo vệ dân tộc, phát triển quốc gia ngày càng cường thịnh.

-     Phải đoàn kết nhân loại, phải bài trừ sự kích động dân tộc, bài trừ chiến tranh.

Như vậy con đường tâm đạo chính là phải đối mặt, hi sinh lợi ích ích kỷ của mình để mang lại niềm vui hạnh phúc, lợi ích cho mọi người và vạn vật trời người. Sự thấu hiểu khổ đau và chuyển hóa thành sự giác ngộ của mỗi tuệ linh hoặc chữ nhân luôn luôn gắn liền với 4 biểu hiện hình tướng đạo và phải gắn liền với cõi trần nhân sinh này.

Thông qua bản chất của Đạo cho chúng ta thấy tu đạo chính là phải sống đúng và đủ bốn hình tướng của đạo để đối mặt với các kiếp nạn khổ đau. Thông qua các kiếp nạn khổ đau đó mà thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để chuyển hóa từ khổ đau thành an vui hạnh phúc, chuyển hóa sự an vui hạnh phúc đó cho mọi người và vạn vật trời người. Đó là con đường cải tạo trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng và cải tạo sự sống của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ viên mãn nhất. Đó cũng chính là xây dựng được giá trị đạo đức nhân văn cho nhân loại và trời người.

2.3. Chân lý vạn vật – Vô (Duyên)

Chân lý vạn vật là: “Vạn vật, sự việc, hiện tượng trong và ngoài vũ trụ không tự sinh ra, không tự mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do duyên nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.

Như vậy ứng dụng chân lý vạn vật trong Đạo sẽ là: “Đạo không tự sinh ra, không tự mất đi, khổ đau không tự đến và không tự đi, tất cả do duyên nghiệp hay còn gọi là nhân quả”.

Chân lý vạn vật chính là luật nhân quả, chính là chữ Vô, Vô là tướng không, vì nó không bất tử, vì nó không vĩnh cửu, vì nó không trường tồn, nó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định rồi lại chuyển hóa sang tướng khác do duyên. Do đó chân lý vạn vật, luật nhân quả được đúc kết thành chữ duyên, duyên chính là tướng không, không có cái gì là của ta, thân xác ta cũng không phải của ta, mọi giả tướng không của ta, không của ai đó và bản thân giả tướng cũng không phải của chính nó. Thấu hiểu chữ duyên thì ta sẽ thấu hiểu được căn nguyên của Đạo, cội nguồn của vũ trụ, cội nguồn của nhân loại, cội nguồn của các dòng đạo, thấu hiểu được hình tướng vạn vật trời người, thấu hiểu được trí tuệ của trời người, thấu hiểu được tâm của chúng sinh trời người. Đặc biệt là thấu hiểu được hình tướng Đạo hoàn chỉnh, và con đường tâm đạo duy nhất để cải tạo nhân loại, cải tạo tuệ linh có được bộ lọc năng lượng và cải tạo sự sống của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ. Đạo do duyên sinh và do duyên diệt, sự sinh ra và hoại diệt nằm ở việc gieo duyên.

2.3.1. Đạo do duyên sinh

Đạo là chỉnh thể thống nhất của hình tướng và tâm tướng, hình tướng do duyên sinh và tâm tướng do duyên sinh.

Hình tướng Đạo do duyên sinh:

Hình tướng Đạo chính là vạn vật trong vũ trụ, vạn vật trong vũ trụ được sinh ra là do cơ chế phân tách, liên kết hạt năng lượng, do tam hợp, do thuyết quay tròn mà cấu thành vật chất cũng như toàn bộ vũ trụ, trời và người.

Hình tướng Đạo chính là Tuệ linh trong vũ trụ, các tuệ linh được sinh ra cũng là do duyên hợp các hạt năng lượng có sóng điện âm, dương hợp lại thành phôi năng lượng để rồi được sinh ra và hình thành các tuệ linh, đó là dạng sống của tuệ linh.

Hình tướng Đạo chính là con người, con người được hình thành là do Đấng tạo hóa gieo duyên tạo ra cõi trần nhân sinh với môi trường tu hành khắc nghiệt và với sự đảm bảo lý tưởng về sự sống, ngài gieo duyên đưa các tuệ linh xuống hóa thân thành những con người để tạo ra môi trường tu hành.

Hình tướng Đạo hình thành 4 biểu hiện ở nhân gian để cho trời người cùng tu hành là vì dạng sống tuệ linh không có sự ràng buộc, trách nhiệm với nhau nên không đủ độ nén, sức ép mà tu luyện tạo ra các siêu năng lượng. Chính vì thế bốn hình tướng đạo được người cha vĩ đại thiết lập nhằm tạo ra sự tương tác cho các tuệ linh, để các tuệ linh thông qua các kiếp người mà xây dựng được tình yêu thương, quan tâm, trách nhiệm với nhau, trách nhiệm với cả vũ trụ trời người. Đó là sợi dây gắn kết trời người. Đặc biệt là thông qua bốn hình tướng đạo sẽ giúp cho cơ chế phân tách, liên kết hạt năng lượng được phát huy sức mạnh, để giúp tuệ linh tu luyện tạo ra được các siêu năng lượng có cấu trúc mã sóng trí tuệ bền vững để bảo vệ sự sống trong và ngoài vũ trụ.

Các dòng Đạo được hình thành cũng là hình tướng, những bậc giác ngộ tìm được ra chân lý vạn vật và giác ngộ cũng là do Đấng tạo hóa gieo duyên để họ tìm ra hình tướng của Đạo.

Sống đúng và đủ bốn hình tướng Đạo cũng là do duyên, do duyên mà thấu hiểu nhân quả, thấu hiểu chân lý vạn vật mà không được vi phạm hay làm tổn thương bất kỳ hình tướng đạo nào trong đạo đời, đạo lễ, đạo đường, đạo đế vương.

Tâm Đạo do duyên sinh:

Để tìm ra được con đường tâm đạo thì Tuệ linh của tôi đã phải trải qua nhiều đời nhiều kiếp, vượt qua hết các kiếp nạn khổ đau, sống đúng và không vi phạm hay đánh hỏng hình tướng đạo nào. Đó là duyên mà tôi trong kiếp quá khứ cũng như hiện tại tìm ra chân lý vạn vật của trong và ngoài vũ trụ và tìm ra được cả con đường tâm đạo.

Tâm đạo là sự đối mặt để giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau. Do đó để có khổ đau thì phải sống trong khổ đau, sống trong khổ đau là sống đúng và đủ bốn hình tướng của Đạo, chỉ có sống, đối mặt với các hình tướng đạo mới tìm ra con đường giải thoát khổ đau viên mãn nhất. Như vậy do duyên mà sống đúng, đủ với bốn hình tướng đạo thì mới thấu hiểu nhân quả, chân lý vạn vật, từ duyên đó mới sinh ra được con đường Tâm đạo.

Đạo viên mãn nhất là phải hoàn chỉnh cả hình tướng và tâm tướng, và phải dẫn dắt chúng sinh trời người cải tạo được cõi trần nhân sinh duy trì sự sống và ngày càng tốt đẹp hơn, cải tạo được trụ linh của tuệ linh thành bộ lọc năng lượng, và phải cải tạo duy trì sự sống bền vững của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ. Đạo viên mãn được sinh ra cũng là do vô số duyên mà Đấng tạo hóa gieo ra để cho các tuệ linh tu hành dưới nhân gian tìm ra được Đạo viên mãn.

2.3.2. Đạo do duyên diệt

Có sinh và có diệt là quy luật tự nhiên, là chân lý vạn vật của vũ trụ.

Hình tướng đạo do duyên diệt:

Do duyên mà Ma vương hay còn gọi là quỷ chúa và cõi quỷ gieo ra để phá môi trường tu hành của các tuệ linh. Chúng đã gieo duyên cho người tu hành phân chia thứ bậc cao thấp, phân chia sự cao quý, lạm dụng tôn giáo để hành nghề mê tín, lễ nghi và sống trong các cảnh sống của quỷ. Do duyên đó mà các dòng đạo rơi vào thời kỳ mạt pháp và mất niềm tin của chúng sinh.

Do duyên quỷ gieo rắc vào trí tuệ chúng sinh mà tâm ngã quỷ, chúng sinh gây ra vô số chiến tranh giết hại nhau, con người sát sinh vô kể, con người giết hại nhau mà vi phạm luật nhân quả và đi ngược lại dòng chảy của quy luật tự nhiên là cân bằng âm dương để tồn tại và phát triển trong sự hợp nhất. Do duyên đó mà con người vi phạm nhân quả mà hoại diệt hình tướng đạo.

Do duyên quỷ gieo rắc cho chúng sinh định vào giả tướng mà tham lam, vơ vét, ích kỷ cho bản thân mình mà gây tổn hại đến lợi ích mọi người, lợi ích dân tộc, lợi ích của chúng sinh. Điều đó làm cho chúng sinh đánh gãy mất 1 cho đến cả 4 hình tướng đạo: đạo đời, đạo lễ, đạo đường, đạo đế vương. Do duyên đó mà vi phạm nhân quả.

Do duyên quỷ gieo rắc cho chúng sinh mà chúng sinh không thấu hiểu cội nguồn của nhân loại, không thấu hiểu được tổ tiên của loài người là các tuệ linh, do đó không tin vào nhân quả, không tin vào mình là ai, sứ mệnh của mình ở cõi trần nhân sinh này là gì. Do duyên đó mà không thấu hiểu thiên địa nhân.

Do duyên là trí tuệ của con người định vào giả tướng nên hợp với duyên mà quỷ gieo rắc làm cho trí tuệ u mê, dẫn đến tâm ngã quỷ mà vi phạm và đánh hỏng hình tướng đạo.

Quỷ cũng do duyên mà từ tuệ linh hóa thành quỷ, đó là do năng lượng hoại diệt xâm nhiễm, đồng hóa cho đến khi hoại diệt. Do duyên mà năng lượng hoại diệt xâm nhập hủy diệt toàn bộ vũ trụ và trời người.

Tâm Đạo do duyên diệt:

Do duyên của quỷ gieo ra và trí tuệ của con người định vào giả tướng mà vi phạm vào nhân quả, đi ngược quy luật tự nhiên, không thấu hiểu chân lý vạn vật. Khi con người không thấu hiểu thiên địa nhân, không thấu hiểu nhân quả, không thấu hiểu chân lý vạn vật nên đã đánh gãy, làm hỏng các hình tướng đạo, do đó con người sẽ không đi đúng con đường Tâm đạo nữa.

Do duyên quỷ gieo rắc và trí tuệ của người tu hành trong các tôn giáo định vào sự giác ngộ mà biên soạn chỉnh sửa kinh sách gốc của các bậc giác ngộ. Vì vậy các tôn giáo và con người đều hiểu sai về con đường tâm đạo, họ cho rằng phải xuất gia tu hành hay niệm danh hiệu vị nào đó để được giải thoát khổ đau về các cõi trời nhiệm màu an lạc hơn. Họ hoàn toàn không thấu hiểu và biết họ phải làm gì ở dưới cõi trần này rồi dựa trên thành quả đó mới được trở về quê hương, họ lầm đường lạc lối trong sự vọng tưởng chạy trốn khỏi khổ đau dưới nhân gian.

Hình tướng có tồn tại thì tâm mới an trụ được, không có tâm thì hình tướng không có sự sống. Do hình tướng Đạo bị hỏng dẫn đến tâm đạo không còn an trụ được, cũng đồng nghĩa tâm đạo không còn đúng, dẫn đến sự hoại diệt của con đường tâm đạo.

Do duyên của quỷ gieo rắc và trí tuệ u mê của con người mà làm cho con người hiểu sai, không hiểu đúng về tu Đạo, họ u mê từ bỏ gia đình, ích kỷ mà chạy trốn vào chùa hay vào rừng sâu để tu luyện mong được giải thoát. Sự u mê đó kéo theo cho chúng sinh u mê theo bao nhiêu đời qua, làm cho đạo đức xã hội không ngừng tha hóa, con người sống ngày càng ích kỷ và lừa hại nhau.

Như vậy Đạo do duyên sinh và Đạo cũng do duyên diệt, đó là nhân quả, là quy luật tự nhiên, là chân lý vạn vật, bởi chân lý vạn vật là tướng không, nó không trường tồn hay bất tử. Do đó khi thấu hiểu chân lý vạn vật thì mỗi người chúng ta và cả nhân loại cùng trời người phải đối mặt để gieo duyên cho chúng sinh trời người thấu hiểu thiên địa nhân, cội nguồn nhân loại, thấu hiểu đúng và hoàn chỉnh về Đạo. Tiếp tục gieo duyên duy trì sự tồn tại Đạo, lan tỏa nó khắp vũ trụ trời người để vũ trụ trời người không ngừng tồn tại và phát triển.

2.4. Chân lý giác ngộ

Chân lý giác ngộ là: “À, đời là bể khổ. Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài vũ trụ, trời và người”.

Dùng chân lý giác ngộ trong Đạo là: “Đạo là bể khổ, chúng sinh phải dùng chân tâm đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau”. Đạo ở đây bao gồm tất cả vạn vật vũ trụ trời người, bao gồm cả hình tướng Đạo và tâm Đạo đều là khổ, khổ vì nó nằm trong chân lý vạn vật, nó không chỉ là cái khổ của nhân loại mà là cái khổ của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ.

Hình tướng Đạo là khổ, khổ vì trong hình tướng Đạo có hình tướng của vạn vật vũ trụ trời người, có trí tuệ của cả trời người, có tâm của cả trời người, có hành của cả trời người. Khổ vì để thấu hiểu hình tướng đạo đã phải mất nhiều đời nhiều kiếp luân hồi trong nhân gian, phải trải qua vô số kiếp nạn khổ đau, khổ vì phải tuân thủ và không vi phạm nhân quả, không đi ngược quy luật tự nhiên; khổ vì vi phạm nhân quả, đi ngược quy luật tự nhiên. Khổ là vì phải tương tác với thiên địa nhân, tương tác với quá khứ hiện tại và tương lai, tương tác giữa người với người khắp bốn hướng đông tây nam bắc. Do chẳng có gì ngoài khổ nên chỉ có dùng chân tâm đối mặt, chạy đua với thời gian cải tạo thế giới quan vũ trụ tốt đẹp hơn, mang lại lợi ích, niềm vui hạnh phúc cho nhân loại, cho trời người, cho tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ.

Tâm Đạo là khổ, cái khổ của con đường tâm đạo là để tìm ra đã phải trải qua vô số kiếp nạn khổ đau để thấu hiểu nhân quả, chân lý vạn vật, để tìm ra được con đường giác ngộ viên mãn nhất đã là khổ đau rồi. Và khi chứng kiến con đường tâm đạo bị sai lệch và hoại diệt thì đó là cái khổ của cả trời người vũ trụ. Do đó chỉ có dùng chân tâm, chạy đua với thời gian để xây dựng lại con đường tâm đạo cho chúng sinh trời người hành theo đến giác ngộ viên mãn nhất.

Đạo là khổ, khổ vì đã tìm được ra rồi lại hoại diệt do duyên. Do đó hành giả, nhân loại, trời người phải dùng chân tâm gieo duyên để xây dựng lại, duy trì và bảo vệ con đường Đạo dẫn dắt nhân loại duy trì phát triển sự sống mang đầy giá trị đạo đức nhân văn, hàn gắn hết tất cả những vết thương của nhân loại và trời người bằng sự đoàn kết và tình yêu thương. Hành giả cùng nhau đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua vô vàn kiếp nạn khổ đau để dẫn dắt tuệ linh khắp vũ trụ cải tạo được bộ lọc năng lượng viên mãn nhất, tiếp tục duy trì bảo vệ sự sống của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ.

Như vậy Đạo Vô Đạo là thế giới quan vũ trụ, trung tâm là chữ nhân, mà con đường tâm đạo là con đường duy nhất và viên mãn nhất để cải tạo thế giới quan vũ trụ duy trì sự sống ngày càng tốt đẹp, con đường tâm đạo đó chính là chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ. Đó là con đường giác ngộ viên mãn nhất cho chúng sinh trời người khắp vũ trụ hành theo. Để có niết bàn cho tuệ linh thì chúng sinh phải xây dựng cho mình được niết bàn an lạc hạnh phúc tại cõi trần nhân sinh này trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là sự bất tử của tâm từ bi vô lượng, mà tâm từ bi vô lượng chính là sức mạnh vi diệu của siêu năng lượng màu vàng và siêu năng lượng xanh ngọc lưu ly. Những siêu năng lượng từ bi này sẽ cải tạo, duy trì phát triển sự sống của tất cả các dạng sống trong và ngoài vũ trụ, trời và người.

Bài Đạo là đưa ra phương pháp duy nhất, con đường duy nhất để cho trời người tu luyện, hành theo để đắc được bộ lọc năng lượng viên mãn. Để chi tiết hóa, cụ thể hóa từng bước đi, cách thức đi trên con đường duy nhất này, chúng ta hãy trau dồi và hành theo bài Tướng, Trí, Tâm, Hành, Tuệ để nhanh đến đích trên hành trình chuyển hóa trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn cho tuệ linh.

 

Đăng ngày: 2/1/2020 5:06:36 PM
Lần xem: 5426 lần - Phản hồi: 1
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]
buiquangchinh77 | Đăng ngày 2/1/2020

https://www.youtube.com/watch?v=lenG4k0S9aQ&feature=emb_logo
Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
Trí tuệ của vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhân gian (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
PHÂN BIỆT TUỆ LINH, CHÂN LINH, VONG LINH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Ý NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH BÀI THẦN CHÚ (THÁNH CA) HAI CHÂN LÝ (Hoàng Văn Trường)
11/26/2022
Giới thiệu về Bát Không Chân Kinh (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Nguyện (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Đạo (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Quả không (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Trí (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tướng (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tâm (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Hành (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bài Tuệ (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
2/1/2020
Bộ lọc năng lượng sẽ hoại diệt khi nào (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Vận hành bộ lọc năng lượng trong trụ linh (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Phương pháp chuyển hóa thành bộ lọc năng lượng bằng hai chân lý (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Năng lượng hoại diệt với bộ lọc (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Năm nhóm năng lượng trong vũ trụ và trời người với bộ lọc (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Bộ lọc năng lượng với hai chân lý (Tác giả: Hoàn Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Điều kiện để chuyển hóa thành công trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020
Ánh sáng hai chân lý nơi cuối con đường (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/17/2020


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat