Thiên Khánh nhận xét nhanh: Khi trước tôi có đề cập đến việc có nhiều loại 12 cung chức khác nhau. Mười hai cung chức Tử Vi, và Tử Bình (Quả Lão Tinh Tông) khá phổ biến. Hôm nay tôi lại giới thiệu tiếp 12 cung chức Thái Ất. Tuy nhiên, đây là tài liệu trên Internet nên mong moi người thận đọc. Gạn đục khơi trong là trách nhiệm của người đọc.
Thái Ất Thân Mệnh Thập Nhị Cung (phần 1)
Các trứ tác mệnh lý cổ đại khi thôi diễn vận mệnh cả đời của một người thường đều lấy mệnh vận nhân sinh của người đó phân thành mười hai phương diện: cung mệnh, cung anh em, cung thê thiếp, cung con cái, cung tiền tài, cung điền trạch, cung quan lộc, cung nô bộc, cung tật ách, cung phúc đức, cung tướng mạo, cung phụ mẫu. Mười hai phương diện này (mười hai cung) sẽ tổ hợp thành mệnh vận cả đời của một người. Mệnh cung làm đầu, cũng là quan trọng nhất, bởi vì từ mệnh cung có thể xem được khái quát vận mệnh cả đời người, còn lại các cung khác, mỗi cung phản ánh một phương diện tình huống khác nhau. Như cung anh em có thể tính ra có bao nhiêu anh chị em, anh chị em giàu nghèo, quý tiện; cung tiền tài có thể tính ra tài vận đời người, hoặc giàu hoặc nghèo, hoặc trước nghèo sau giàu, hoặc trước giàu sau nghèo, vân vân. Mười hai cung còn gọi chung là Thân Mệnh Thập Nhị Cung.
Tại sao cần phải phân thành mười hai cung? Bởi vì cổ nhân cho rằng trời có mười hai tầng (mười hai thiên tướng, còn gọi là nguyệt tướng), đất có mười hai thần (mười hai địa chi), người có mười hai cung, vậy là thiên địa nhân tam vị nhất thể, cảm ứng lẫn nhau, tam tài thống nhất. Dùng ngôn ngữ hiện tại mà nói thì là trời đất, giới tự nhiên cùng con người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, những biến hoá trong giới tự nhiên nhất định sẽ ảnh hưởng đến con người; từ những biến hoá, biến dị trong giới tự nhiên, tương ứng sẽ sinh ra hoạ phúc tai ương trong xã hội loài người. Vận mệnh của một người có mối liên hệ chặt chẽ với trời đất và giới tự nhiên. Đây chính là quan điểm nhân sinh “Thiên nhân quan” nổi tiếng trong thời cổ đại, hoặc còn gọi là “Thiên nhân cảm ứng quan”. Loại quan điểm này hầu như ảnh hướng đến tất cả các lĩnh vực trong hình thái ý thức cổ đại. Quan điểm này chính là cơ sở lý luận cho Thân mệnh mười hai cung.
Trời đất tự nhiên thay đổi, nhất là thay đổi về khí hậu, đối với tình trạng thân thể của con người, cũng như tình trạng bệnh tật, sinh sản, sinh hoạt đều sẽ có ảnh hưởng. Điểm này ai cũng đều có thể hiểu được. Nhưng nếu cho rằng những biến hoá trong trời đất, giới tự nhiên có liên hệ với vận mệnh, cát hung hoạ phúc đời người, thì lại vô cùng khó hiểu. Chúng ta có thể dùng lí luận kết hợp với thực tiễn nghiên cứu vấn đề này, nhằm giải thích vấn đề thiên cổ này.
Bây giờ quay lại vấn đề Thân mệnh mười hai cung. Phương pháp đoán mệnh cổ đại bằng tứ trụ bình thường đều dùng Thân mệnh mười hai cung để tiến hành thôi diễn, thuật đoán mệnh Thái Ất cũng cơ bản giống vậy. Nhưng theo thuật Thái Ất mệnh pháp, ngoài trừ thân mệnh mười hai cung, còn có thân cung, nhật cung, và thời cung, thực thế thành Thân mệnh mười lăm cung. Tuy nhiên về mặt tên gọi, vẫn thống nhất gọi là Thân mệnh mười hai cung.
Thái Ất mệnh pháp so với Tứ trụ mệnh pháp tại sao lại có thêm ba cung là thân cung, nhật cung, và thời cung? Nguyên nhân là từ những công cụ và phương pháp suy tính đặc biệt của bộ môn Thái Ất. Cũng chính là nói bởi vì phải thích ứng với phương pháp suy tính của Thái Ất mà mới cần thêm vào thân cung, nhật cung, và thời cung; thực tế dùng thân mệnh mười lăm cung. Vấn đề này thực chất không có gì là lạ.
Phía dưới giới thiệu chi tiết và cụ thể phương pháp suy tính và nội dung phân biệt Thân mệnh mười hai cung (thực tế là mười lăm cung).
Một: Mệnh cung
Mệnh cung quyết định vận mệnh cả đời người, là quan trọng nhất. Mệnh cung là thủ lĩnh của mười hai cung. Mười hai cung sắp xếp theo thứ tự là: mệnh cung, huynh đệ cung, thê thiếp cung, tử tôn cung, tài bạch cung, điền trạch cung, quan lộc cung, nô bộc cung, tật ách cung, phúc đức cung, tướng mạo cung, phụ mẫu cung. Mười hai cung phối mười hai địa chi, trước xác định vị trí mệnh cung, còn các cung khác sắp xếp theo thứ tự thuận hay nghịch.
1. Cách an mệnh cung
Cách khởi mệnh cung là lấy địa chi của tháng sinh chồng niên chi, sau đó theo thứ tự mười hai chi, lấy địa chi giờ sinh định mệnh cung. Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm thì xếp thuận, nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương thì xếp nghịch.
Niên chi, nguyệt chi, nhật chi, thời chi là gì?
Thời cổ đại nước ta sử dụng mười thiên can (Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý) cùng mười hai địa chi (Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi) phối hợp với nhau để ghi nhớ năm, tháng, ngày, giờ. Mười thiên can và mười hai địa chi có bội số chung nhỏ nhất là 60, cho nên mười thiên can phối mười hai địa chi thành 60 cái đơn vị, gọi là Lục thập giáp tý. Lục thập giáp tý theo thứ tự thuận như sau:
1. Giáp Tý, 2. Ất Sửu, 3. Bính Dần, 4. Đinh Mão, 5. Mậu THìn, 6. Kỷ Tỵ, 7. Canh Ngọ, 8. Tân Mùi, 9. Nhâm Thân, 10. Quý Dậu, 11. Giáp Tuất, 12. Ất Hợi, 3. Bính Tý, 14. Đinh Sửu, 15. Mậu Dần, 16. Kỷ Mão, 17. Canh Thìn, 18. Tân Tỵ, 19. Nhâm Ngọ, 20. Quý Mùi, 21. Giáp Thân, 22. Ất Dậu, 23. Bính Tuất, 24. Đinh Hợi, 25. Mậu Tý, 26. Kỷ Sửu, 27. Canh Dần, 28. Tân Mão, 29. Nhâm Thìn, 30. Quý Tỵ, 31. Giáp Ngọ, 32. Ất Mùi, 33. Bính Thân, 34. Đinh Dậu, 35. Mậu Tuất, 36. Kỷ Hợi, 37. Canh Tý, 38. Tân Sửu, 39. Nhâm Dầm, 40. Quý Mão, 41. Giáp Thìn, 42. Ất Tỵ, 43. Bính Ngọ, 44. Đinh Mùi, 45. Mậu Thân, 46. Kỷ Dậu, 47. Canh Tuất, 48. Tân Hợi, 49. Nhâm Tý, 50. Quý Sửu, 51. Giáp Dần, 52. Ất Mão, 53. Bính Thìn, 54. Đinh Tỵ, 55. Mậu Ngọ, 56. Kỷ Mùi, 57. Canh Thân, 58. Tân Dậu, 59. Nhâm Tuất, 60. Quý Hợi.
Dùng Lục thập giáp tý để ghi năm, tháng, ngày, giờ thì bắt đầu khởi từ Giáp Tý, đến Quý Hợi thì ngừng, sau đó tuần hoàn lặp lại. Lấy việc ghi năm làm ví dụ, như năm Giáp Tý, Giáp là niên can, Tý là niên chi. Năm Ất sửu thì Ất là niên can, Sửu là niên chi. Ghi tháng, ghi ngày, ghi giờ cũng tương tự. Trong thực tế thì thường muốn biết niên can chi, nguyệt can chi, nhật can chi, thời can chi có thể dùng lịch vạn niên để tìm.
Cần nói thêm, nguyệt chi còn gọi là nguyệt kiến. Một năm có mười hai tháng, các nguyệt chi cho từng tháng đều là cố định như sau: tháng Giêng Dần, tháng hai Mão, tháng ba Thìn, tháng tư Tỵ, tháng năm Ngọ, tháng sáu Mùi, tháng bảy Thân, tháng tám Dậu, tháng chín Tuất, tháng mười Hợi, tháng mười một Tý, tháng Chạp Sửu.
Mười thiên can và mười hai địa chi cũng có thuộc tính âm dương, cũng có thuộc tính ngũ hành kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ. Giáp Bính Mậu Canh Nhâm thuộc dương, là dương can. Ất Đinh Kỷ Tân Quý thuộc âm, là âm can. Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất thuộc dương, là dương chi. Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi thuộc âm, là âm chi. Giáp Ất Dần Mão thuộc mộc, Bính Đinh Tỵ Ngọ thuộc hoả, Canh Tân Thân Dậu thuộc kim, Nhâm Quý Hợi Tý thuộc thuỷ, Mậu Kỷ Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc thổ.
Phương vị cũng có thuộc tính ngũ hành: phương Bắc thuộc thuỷ, phương Đông thuộc mộc, phương Nam thuộc hoả, phương Tây thuộc kim, trung ương thuộc thổ.
Mười hai địa chi cũng phân chia theo phương vị: Tý là Bắc, Ngọ là Nam, Mão là Đông, Dậu là Tây, Sửu Dần là Đông Bắc, Thìn Tỵ là Đông Nam, Mùi Thân là Tây Nam, Tuất Hợi là Tây Bắc.
(lược bỏ đồ hình an mười hai địa chi trên bàn tay trái)
Trong mười hai địa chi, Dần Thân Tỵ Hợi là tứ mạnh, Tý Ngọ Mão Dậu là tứ trọng, Thìn Tuất Sửu Mùi vì tứ quý. Tứ quý còn gọi là tứ mộ. Ba tháng mùa xuân, tháng Giêng tại tháng Dần, còn gọi là mạnh xuân. Tháng hai là tháng Mão, còn gọi là trọng xuân. Tháng ba là tháng Thìn, còn gọi là quý xuân. Hạ, thu, đông tính tương tự.
Sau khi biết các kiến thức cơ bản, hiện tại chúng ta lại nói đến phương pháp khởi mệnh cung. Nam mệnh sinh năm dương gọi là dương nam, nam mệnh sinh năm âm gọi là âm nam, nữ mệnh sinh năm dương gọi là dương nữ, nữ mệnh sinh năm âm gọi là âm nữ. Đối với phương pháp khởi mệnh cung, không luận mệnh nam hay mệnh nữ, đều là từ địa chi tháng sinh chồng lên địa chi năm sinh, dương nam và âm nữ theo thứ tự xếp thuận mười hai chi, âm nam và dương nữ theo thứ tự xếp nghịch mười hai chi. Lại lấy địa chi giờ sinh định mệnh cung. Sau khi định được mệnh cung, hương nam âm nữ theo thứ tự sắp xếp thuận các cung huynh đệ, thê thiếp, tử tôn, tài bạch, điền trạch, quan lộc, nô bộc, tật ách, phúc đức, tướng mạo, phụ mẫu. Âm nam và dương nữ theo thứ tự xắp xếp nghịch cách cung huynh đệ, thê thiếp, tử tôn, tài bạch, điền trạch, quan lộc, nô bộc, tật ách, phúc đức, tướng mạo, phụ mẫu.
Ví dụ 1: Dương nam sinh vào năm Giáp Tý, tháng Bính Dần, ngày Ất Sửu, giờ Giáp Thân, xem mệnh cung an ở đâu. Lấy nguyệt chi Dần chồng lên niên chi Tý (TK: tức là bấm vào vị ví Tý trên lòng bàn tay trái đọc Dần, thay vì đọc Tý). Theo thứ tự sắp xếp thuận mười hai chi, ta có đồ hình:
Mùi Thân Dậu Tuất
Ngọ Hợi
Tỵ Tý
Thìn Mão Dần Sửu
Để thuận tiện, Thiên Khánh giải thích đồ hình bằng lời văn: Dần (vị trí cũ là Tý), Mão (vị trí cũ là Sửu), Thìn (vị trí cũ là Dần), Tỵ (vị trí cũ là Mão), Ngọ (vị trí cũ là Thìn), Mùi (vị trí cũ là Tỵ), Thân (vị trí cũ là Ngọ), Dậu (vị trí cũ là Mùi), Tuất (vị trí cũ là Thân), Hợi (vị trí cũ là Dậu), Tý (vị trí cũ là Tuất), Sửu (vị trí cũ là Hợi)
Người này sinh vào giờ Thân, trên đồ hình, cung Thân đang ở vị trí của Ngọ trên bàn tay trái. Người này mệnh cung bày như sau (TK: lúc này vị trí các cung tính theo vị trí mười hai địa chi trên lòng bàn tay trái theo kiểu cũ, tức cung Tý ở vị trí chính Bắc): một, mệnh cung Ngọ; hai, huynh đệ cung Mùi; ba, thê thiếp cung Thân; bốn, tử tôn cung ; năm, tài bạch cung Tuất; sáu, điền trạch cung Hợi; bảy, quan lộc cung Tý; tám, nô bộc cung Sửu; chín, tật ách cung Dần; mười, phúc đức cung Mão; mười một, tướng mạo cung Thìn; mười hai, phụ mẫu cung Tỵ.
Ví dụ 2: Âm nam sinh vào năm Ất Sửu, tháng Mậu Dần, ngày Bính Ngọ, giờ Bính Thân, xem mệnh cung an ở vị trí nào. Lấy nguyệt chi Dần chồng lên niên chi Sửu, theo thứ tự sắp xếp nghịch mười hai địa chi được đồ hình:
Tuất Dậu Thân Mùi
Hợi Ngọ
Tý Tỵ
Sửu Dần Mão Thìn
Người này sinh vào giờ Thân, Thân hiện đang ở vị trí của Mùi, cho nên mệnh cung tại Mùi. Người này có mười hai cung sắp xếp như sau: một, mệnh cung Mùi; hai, huynh đệ cung Ngọ; ba, thê thiếp cung Tỵ; bốn, tử tôn cung Thìn; năm, tài bạch cung Mão; sáu, điền trạch cung Dần; bảy, quan lộc cung Sửu; tám, nô bộc cung Tý; chín, tật ách cung Hợi; mười, phúc đức cung Tuất; mười một, tướng mạo cung Dậu; mười hai, phụ mẫu cung Thân.
2. Phương pháp an thân cung
Thân cung và mệnh cung có ý nghĩa đại khái giống nhau, đều là tổng quát về vận mệnh cả đời người, có tác dụng bổ sung và tham khảo cho mệnh cung. Phương pháp định thân cung, trước lấy địa chi tháng sinh chồng lên địa chi năm sinh, dương nam âm nữ sắp xếp thuận, âm nam dương nữ sắp xếp nghịch. Sau đó lấy vị trí mà địa chi ngày sinh chồng lên làm thân cung.
Ví dụ 1: Năm Giáp Tý, tháng Bính Dần, ngày Ất Sửu, giờ Giáp Thân (dương nam), cần xác định vị trí thân cung.
Đầu tiên lấy địa chi tháng sinh chồng lên địa chi năm sinh. Sau đó sắp xếp thuận mười hai chi. Tức là lấy địa chi Dần của tháng Bính Dần chồng lên địa chi Tý của năm Giáp Tý, sau đó sắp xếp thuận mười hai chi. Lại xem địa chi Sửu của ngày sinh Ất Sửu chồng lên cung nào thì lấy cung đó làm thân cung. Phía dưới có đồ hình:
Mùi Thân Dậu Tuất
Ngọ Hợi
Tỵ Tý
Thìn Mão Dần Sửu
Người này sinh ngày Ất Sửu, Sửu hiện chồng lên cung Hợi, thì Hợi là thân cung.
Ví dụ 2: Năm Ất Sửu, tháng Mậu Dần, ngày Bính Ngọ, giờ Bính Thân (âm nam), tìm vị trí an thân cung.
Lấy nguyên chi Dần chồng lên niên chi Sửu, sắp xếp theo thứ tự nghịch mười ai cung, có đồ hình bên dưới:
Tuất Dậu Thân Mùi
Hợi Ngọ
Tý Tỵ
Sửu Dần Mão Thìn
Người này sinh vào ngày Bính Ngọ. Trên đồ hình, Ngọ chồng lên cung Dậu, cho nên vị trí của Dậu trên địa bàn là thân cung.
3. Phương pháp an nhật cung
Phương pháp khởi nhật cung rất đơn giản, không tính dương nam âm nữ, âm nam dương nữ, sinh vào ngày có địa chi gì thì cung đó trên địa bàn chính là nhật cung. Như người sinh ngày Giáp Tý, thì cung Tý trên địa bàn chính là nhật cung. Người sinh ngày Ất Sửu, thì cung Sửu tên địa bàn chính là nhật cung. Người sinh ngày Bính Dần, thì cung Dần trên địa bàn là nhật cung.
4. Phương pháp an thời cung
Phương pháp khởi thời cung cũng giống như khởi nhật cung. Không tính dương nam âm nữ, hay âm nam dương nữ, sinh vào giờ có địa chi gì thì cung đó trên địa bàn chính là thời cung. Như người sinh giờ Giáp Tý thì cung Tý trên địa bàn chính là thời cung. Người sinh giờ Ất Sửu thì cung Sửu trên địa bàn là thời cung. Người sinh giờ Bính Dần thì cung Dần trên địa bàn là thời cung.
5. Xem cát hung mệnh cung
Mệnh cung như gặp cát tinh thì chủ cát, như gặp hung tinh thì chủ hung. Nếu mệnh cung gặp cả cát tinh lẫn hung tinh, nếu cát tinh thắng hung tinh thì luận cát, nếu hung tinh thắng cát tinh thì luận hung. Nếu gặp toàn cát tinh hoặc gặp toàn hung tinh thì độ số cát hung có khác.
Mệnh cung lạc Không là điềm xấu. Vậy mệnh cung lạc Không là gì?
Mệnh cung lạc không là chỉ mệnh cung gặp vị trí Không Vong. Ở đây cần biết nội dung Lục giáp không vong. “Lục giáp” là chỉ “Tuần Lục giáp”. Trong 60 ngày Lục thập Giáp Tý, phân làm tuần Giáp Tý, tuần Giáp Tuất, tuần Giáp Thân, tuần Giáp Ngọ, tuần Giáp Thìn, tuần Giáp Dần, gọi là Tuần Lục giáp. Mỗi tuần có 10 ngày, mà thiên can có 10 vị, địa chi có 12 vị, thiên can và địa chi phối hợp, sẽ dư 2 vị trí địa chi. Như vậy hai địa chi không có thiên can để phối hợp này gọi là Không Vong.
Tuần Giáp Tý, Tuất Hợi Không Vong.
Tuần Giáp Tuất, Thân Dậu Không Vong.
Tuần Giáp Thân, Ngọ Mùi Không Vong.
Tuần Giáp Ngọ, Thìn Tỵ Không Vong.
Tuần Giáp Thìn, Dần Mão Không Vong.
Tuần Giáp Dần, Tý Sửu Không Vong.
Mệnh cung nếu ở vị trí cung vị Không Vong thì gọi là mệnh cung lạc Không. Mệnh cung lạc Không là căn cứ vào can chi. Như sinh vào tuần Giáp Tý, mệnh cung an ở Tuất Hợi thì là lạc Không.
Tuần Giáp Tý có 10 ngày Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu.
Tuần Giáp Tuất có 10 ngày Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi.
Tuần Giáp Thân có 10 ngày Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ.
Tuần Giáp Thìn có 10 ngày Giáp Thìn, Ất tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Thìn, Tân Hợi, Nhâm tý, Quý Sửu.
Tuần Giáp Dần có 10 ngày Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.
Thái Ất mệnh thư tổng cộng có 16 sao, khi 16 sao này lâm mệnh cung đều có ý nghĩa riêng. Quân Cơ, Thần Cơ, Ngũ Phúc, Tiểu Du, Văn Xương, Kế Thần khi lâm mệnh cung, chủ hiển quý. Dân Cơ lâm mệnh chủ đến chỗ cơ quản quản lí dân, tức làm quan, cũng là phát tài, thu hoạch sung túc. Chủ Đại Tướng, Chủ Tham Tướng toạ mệnh cung, chủ về võ nghiệp, binh quyền quý hiển, nhậm chức gần thành thị. Khách Đại Tướng, Khách Tham Tướng đến mệnh cung, chủ võ nghiệp, binh quyền quý hiển, nhậm chức tại biên ải. Mệnh cung lạc Không, chủ hư giả không thực, nhàn cư vi bất thiện, phù phiếm vô định, không thế không thời.
6. Cát hung của thân cung, nhật cung và thời cung
Quan Cơ, Thần Cơ, Thuỷ Kích lâm thân cung, nhật cung, thời cung, chủ bệnh tim, bị thương, ngộ độc, mủ nhọt. Tiểu Du, Phi Phù lâm thân cung, nhật cung, thời cung chủ bệnh huyết dịch, đau nhức, bệnh tim. Thuỷ Kích Thái Ất, Phi Phù đến thân cung, nhật cung, chủ bệnh mắt, hô hấp, bệnh phổi. Thái Ất, Phi Phù đến thân cung, nhật cung, thời cung, chủ bệnh ho lao, bệnh đường ruột. Thân cung lạc Không, chủ ly hương biệt xứ, cáo mượn oai hùm, vô pháp vô thiên, lỗ mãng ngỗ ngáo, phiêu du vô định, ăn nhờ ở đậu nhà chùa đạo quán, đưa thư viết tin (?), ca kĩ tạp hí.
Niên nguyệt lạc Không, chủ tuổi thơ không nơi nương tựa, cha mẹ hình thương, không thể tự lập, không nhờ vả được quê quán. Nhật trụ lạc Không, chủ hại vợ tổn con, tầm thường tất bật, tiến lùi đều thua, nhiều sầu nhiều lo. Thời trụ lạc Không, chủ goá bụa cô độc, nhiều sầu nhiều lo, bệnh lao, suy nhược, tâm thần, vàng da, không thọ, cả đời đau khổ.
7. Cát hung huynh đệ cung
Huynh đệ cung lạc Không, chủ hình thương, ghen ghét, keo kiệt, bạn bè bù khú, cà lơ phất phơ, khắc bạc bất nghĩa.
8. Cát hung thê thiếp cung
Thê thiếp cung như ngộ cát tinh, vợ chồng không hình khắc; như ngộ hung tinh có hình tổn, hoặc hôn nhân chậm muộn. Thê thiếp cung lạc Không, chủ hình khắc quan quả, nửa đường gãy gánh, keo kiệt bủn xỉn, xảo trá thị phi, lừa dối ám muội.
9. Cát hung tử tôn cung
Tử tôn cung gặp cát tinh, chủ sinh quý tử; gặp hung tinh, chủ sinh nữ trước nam sau, hoặc chủ tổn thương, con vợ lẻ mới có thể bình an. Tử tôn cung gặp Tiểu Du, Ngũ Phúc, Quân Cơ, Thần Cơ, chủ có 3 con trai. Tử tôn cung gặp Kế Thần, Khách Đại Tướng, Dân Cơ, chủ 2 có 2 con trai. Tử tôn cung gặp Khách Tham Tướng, chủ có 1 con trai. Tử Tôn cung gặp Chủ Tham Tướng, chủ có 6 con trai. Tử tôn cung gặp Văn Xương, Thiên Ất, chủ có 4 con trai. Tử tôn cung gặp Thuỷ Kích, Phi Phù, chủ có 3 con gái. Tử Tôn cung gặp Tứ Thần, Địa Ất, chủ có 2 con gái. Tử tôn cung lạc Không, chủ con cháu thương yểu, con vợ lẻ, con thừa tự, tàn tật, điên cuồng, bất tài bất nhân.
10. Cát hung tài bạch cung
Tài bạch cung gặp cát tinh, tiền tài đủ đầy; gặp hung tinh tán tài ít tụ. Tài bạch cung lạc Không, chủ gia sản tiêu điều, tài phú thất tán, đạo tặc cướp bóc, li hương (?) bắt cóc, hoạ nạn bất ngờ, lục súc tổn hại.
11. Cát hung điền trạch cung
Điền trạch cung gặp cát tinh, thừa hưởng nhiều tổ nghiệp; gặp hung tinh, không có tổ nghiệp, bạch thủ thành gia, tha hương. Điền trạch cung lạc Không, ăn nhờ ở đậu, nhà tranh vách đất, rào thủng tường đổ, lửa đốt thuỷ dìm, tranh đoạt, hoang tàn.
12. Cát hung quan lộc cung
Quan lộc cung gặp cát tinh, vinh hoa hiển đạt; gặp hung tinh tiến thối đều dở. Quan lộc cung lạc Không, chủ hồ giả hổ uy, có tiếng mà không có miếng, xảo ngôn xảo ngữ, giáng cách chức đến nơi xa xôi.
13. Nô bộc cung
Nô bộc cung gặp cát tinh, chủ được nô bộc hỗ trợ; gặp hung tinh không được nô bộc hỗ trợ. Nô bộc cung lạc Không, chủ bệnh, chết, thương tổn, thất bại, cưỡng hiếp, làm nhục, tai hoạ liên miên, điên đảo lẫn lộn.
14. Tất ách cung
Tật ách cung gặp cát tinh, chủ một đời ít bệnh; gặp hung tinh chủ bệnh tật quấn thân. Tật ách cung lạc Không, chủ hư nhược cực khổ, miệng mắt lệch lạc, tay chân tê cóng, nhiều sẹo, nhiều nốt ruồi, dễ bị phong hàn, si câm điếc hủi, sáu ngón, sứt môi.
16. Phúc đức cung
Phúc đức cung gặp cát tinh, một đời hưởng phúc; gặp hung tinh, khổ cực bạc phúc. Phúc đức cung lạc Không, chủ tăng ni đạo sĩ, ngũ thuật, lang thang, canh cửa, ẩn cư nhàn tản, tiêu dao lánh đời, dựa dẫm quý nhân.
17. Cát hung tướng mạo cung
Tướng mạo cung gặp cát tinh, chủ tướng mạo uy nghiêm, ung dung, tao nhã, tú mỹ; gặp hung tinh chủ xấu xí, lụm cụm, lam lũ. Tướng mạo cung lạc Không, chủ ăn không nói có, mặt mũi phá xấu, gầy guộc, thấp bé, nhiều lo, thiệt thòi, cả đời gian khó.
18. Phụ mẫu cung
Phụ mẫu cung gặp cát tinh, cha mẹ đầy đủ, không mất sớm; gặp hung tinh chủ cha mẹ mất sớm hoặc mẹ mất khi sinh. Phụ mẫu cung gặp Tứ Thần, Thiên Ất, Địa Ất, Phi Phù, nhất định chủ cha mẹ mất sớm, hoặc chủ li biệt, làm con thừa tự, hoặc có mẹ kế. Phụ mẫu cung gặp Tiểu Du, Văn Xương, Kế Thần, Tam Cơ, Ngũ Phúc, chủ hổ phụ sinh hổ tử, cha con đều hiển đạt. Phụ mẫu cung gặp Tứ Thần, hung tinh và Thuỷ Kích, chủ tổ nghiệp hao tổn, cả đời cô khổ. Phụ mẫu cung lạc Không, chủ cha mẹ mất sớm, bất lợi cho lục thân, làm con thừa tự hoặc con nuôi khác họ, tha hương, gian trá tà nguỵ, gian xảo bất minh.