Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 929
Tất cả: 15,879,257
 
 
TỨ TRỤ-BÁT TỰ
1. Đăng ký xem Tứ Trụ (Tính phí)
2. Hỏi, xem, trao đổi về Tứ Trụ (Miễn phí)
3. Lý Thuyết Chung về Tử Trụ - Tử Bình - Bát Tự
4. Tử Bình Manh Phái
5. Lý thuyết Thập Thần trong Tứ Trụ
6. Cách cục Mệnh lý trong Tứ Trụ
7. Luận đoán về Bố - Mẹ trong Tứ Trụ
8. Luận đoán về Vợ - Chồng trong Tứ Trụ
9. Luận đoán về Huynh Đệ trong Tứ Trụ
10. Luận đoán về Con Cái trong Tứ Trụ
11. Luận đoán về Kinh Tế trong Tứ Trụ
12. Luận đoán về Công Việc - Nghề Nghiệp trong Tứ Trụ
13. Luận đoán về Điền Sản trong Tứ Trụ
14. Luận đoán về Đi xa - Xuất ngoại trong Tứ Trụ
15. Luận đoán về Bệnh tật - Thọ yểu trong Tứ Trụ
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
Manh Phái Sơ Cấp Mệnh Lý Học - Minh Di Đường.
Manh Phái Sơ Cấp Mệnh Lý Học - Minh Di Đường
Chương 1

MANH PHÁI MỆNH LÝ HỌC
Chương 1: Giới thiệu hệ thống mệnh lý Manh Phái
Tiết 1: Phương pháp luận mệnh của mệnh lý Manh Phái
Mệnh lý Manh phái luận mệnh có ba pháp tắc lớn: một là lý pháp, hai là tượng pháp, ba là kĩ pháp.
Lý pháp chính là nhận thức và lý giải mệnh lý. Bát tự của mỗi người giống như một bài văn chương, bạn làm sao để đọc hiểu được, đó chính là vấn đề mà lý pháp cần phải giải quyết.
Lý pháp của mệnh lý tức là nói đến đạo lý của bát tự, điều này là nghĩa làm sao? Xem bát tự thì phải bắt đầu từ đâu? Làm sao để từ bát tự xem ra mệnh phú quý bần tiện? Sau khi học xong phần lý pháp, thì có thể nắm bắt được bát tự, xem ra được cấp bậc phú quý, cũng có thể xem đặc điểm nghề nghiệp. Đương nhiên đối với mỗi đại vận cũng có thể phán đoán được cát hung. Tổng kết lại, lý pháp thực chất chỉ là 1 câu: tức là giúp bạn có thể đọc hiểu bát tự.
Đối với mệnh lý Manh Phái, tượng pháp là trọng yếu nhất, nhằm giảng giải đầy đủ và chi tiết một bát tự. Tượng có tượng can chi, tượng cung vị, tượng thập thần, cùng tượng thần sát. Thông qua tượng, chúng ta có thể luận đoán được vô cùng cụ thể một số sự việc. Ví dụ như lý pháp có thể xem ra một năm nào đó không tốt, nhưng không tốt ở chỗ nào? Là bị bệnh, phá tài, hoặc là quan tai lao ngục; đây là vấn đề mà tượng pháp cần phải giải quyết. Học tốt tượng pháp, thì suy đoán bát tự có thể đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hoá.
Kĩ pháp là bộ phận khó nhất của mệnh lý Manh Phái. Kĩ pháp là gì? Giống như, bạn muốn xem cha mẹ của một người có còn tại thế hay không, có khắc đương số hay không, thì không phải là phạm trù của lý pháp, mà cần phải sử dụng tượng, sau cùng còn cần sử dụng kĩ pháp đến quyết định. Đối với tình huống hôn nhân của một người, cũng có thể luận đoán thông qua kĩ pháp. Căn cứ vào nhu cầu của độc giả, quyển sách này đối với lý pháp, tượng pháp, và kĩ pháp đều có đề cập đến, nhưng trọng điểm vẫn là lý pháp.
Tiết 2: Đặc điểm hệ thống luận mệnh manh sư phái
Hệ thống manh phái cho rằng mệnh lý là sự biểu đạt của nhân sinh con người. Như vậy mệnh lý thông qua điều gì để biểu đạt nhân sinh? Đồng thời biểu thị như thế nào? Chúng ta cần phải hiểu một số công cụ mà manh sư dùng để biểu thị nhân sinh. Bởi vì manh sư thường là khẩu thụ tâm truyền, mà không có lưu truyền bằng hệ thống văn bản; điều này yêu cầu chúng ta cần phải sáng tạo một số khái niệm mà trước đây chưa có để có thể lý giải hệ thống lý luận manh phái.
Một: Khái niệm khách chủ
Trong mệnh lý Manh Phái, khái niệm này có ý nghĩa đặc thù. Khách chủ cho chúng ta biết cái gì thuộc về bản thân ta, cái gì thuộc về người khác. Nhiều loại thuật đoán mệnh của Trung Quốc đều có nói đến khách chủ. Phép Lục Hào có nói: thế hào là chủ, ứng hào là khách; các hào trong quái là chủ, nhật nguyệt và biến hào là khách. Các môn phong thuỷ, kỳ môn, lục nhâm, mai hoa dịch số đều bàn khách chủ, chỉ là các môn này sử dụng từ ngữ các loại bất đồng khái niệm như chủ khách (1), thể dụng, thiên địa nhân. Tuy nhiên những khái niệm này đều dùng để chỉ quan hệ giữa “ta là chủ thể” và “ngoại vật là khách thể”. Kỳ thật cuộc sống của chúng ta cũng như vậy, tức là thông qua quan hệ phát sinh giữa bản thân ta và thế giới xung quanh mà thành ra vận mệnh một đời.
[Ở đây có chú phần (1) là Manh Phái sử dụng “tân chủ”. Nhưng tôi đã dịch thành “khách chủ” cho dễ hình dung, vì chữ “tân” dễ dàng nhầm với chữ “mới” hoặc thiên can Tân.]
Khái niệm khách chủ là để phân tầng thứ. Mọi người đều biết nhật chủ là ta, ta cũng là “chủ”, các can chi còn lại là người ngoài, là cái mà ta cần phải đối diện, là “khách”. Tuy nhiên những can chi còn lại, mỗi chữ đều có tự thân đặc tính và hàm nghĩa: chi mà nhật chủ toạ đại biểu cho người phối ngẫu, trụ tháng lại đại biểu cha mẹ hoặc anh em, trụ năm đại biểu tổ tiên hoặc cha mẹ, trụ giờ đại biểu con cái. Đây đều là những người mà ta phải đối mặt. Biết những điều này rồi, sau đó lại phân ra tầng thứ: trụ ngày là ta và người phối ngẫu, đại biểu là gia đình nhỏ của ta. Gia đình nhỏ của ta lại cần phải đối mặt với thế giới bên ngoài, bao gồm gia đình lớn của ba mẹ ta, và gia đình nhỏ của con cái ta, cùng với gia đình nhỏ của anh chị em ta. Như vậy trụ ngày là chủ, các trụ còn lại là khách. Sau đó ta và con cái của ta làm thành gia đình nhỏ của ta, cùng đối mặt với thế giới bên ngoài. Như vậy trụ ngày và giờ là chủ, trụ năm tháng là khách. Lại có toàn bộ bát tự đại biểu cho đại gia tộc của ta, đại vận và lưu niên từ bên ngoài mà đến tác động vào bát tự của ta, ảnh hưởng đến bát tự của ta. Như vậy, bát tự là chủ, đại vận và lưu niên là khách. Khái niệm khách chủ là như vậy.
[Thiên Khánh chú: giải thích Khách Chủ như vậy chính là Thể Dụng thủ tượng]
Ví dụ như nói bạn có số làm quan hay phát tài, vậy phải xem Tài, Quan ở vị trí nào trong bát tự. Như Tài, Quan tại chủ vị, thì chính là Tài Quan của ta. Nếu như Tài Quan ở khách vị, thì là Tài Quan của người. Sau khi xác định vị trí như vậy, lại xem quan hệ giữa chủ và khách; thông qua mối quan hệ này, có thể biết được rõ ràng Tài Quan trong bát tự có mối quan hệ với ta hay không, có thể thuộc về ta hay không. Như vậy ta có thể rõ ràng là xem bát tự thật chất không có quá nhiều quan hệ với vượng suy của nhật chủ, mà là thông qua quan hệ khách chủ, cũng là quan hệ giữa đương số với các mối giao tế xã hội, mà thể hiện ra năng lực của người đó là lớn hay nhỏ cùng với tình trạng phú quý bần tiện.
Chủ: nhật chủ
Khách: các can chi khác
--
Chủ: trụ ngày
Khách: trụ năm, tháng, và giờ
--
Chủ: trụ ngày giờ
Khách: trụ năm, tháng
--
Chủ: tứ trụ của bát tự
Khách: đại vận và lưu niên
Hai: Khái niệm thể dụng
Khái niệm khách chủ tức là từ góc nhìn của cung vị mà phân thành “ta là chủ thể” và “ngoại vật là khách thể”. Chúng ta cũng có thể phân thập thần trong bát tự thành thể và dụng. Thể là gì? Thể là ta và những công cụ mà ta sử dụng, hoặc cũng có thể nói là những công cụ mà ta thao túng, tức là giống như những công cụ mà bạn được quyền sử dụng trong lúc làm việc. Tỷ như nhật chủ, Ấn, Lộc đều là thể. Vậy còn dụng là gì? Dụng là mục đích của ta, là cái mà ta truy cầu, là cái mà ta muốn đạt được. Tỷ như Tài, Quan là dụng, là cái mà ta muốn đạt được. Tuy nhiên cần chú ý là chữ “dụng” ở đây không phải là chỉ dụng thần trong mệnh lý truyền thống.
Sau đó lại cần phải xem chúng ta sử dụng biện pháp gì để đạt được những mục đích mà mình mong muốn. Ví dụ như làm sao để được Quan? Hoặc làm sao để được Tài? Giả dụ như Quan bày tại một vị trí trong bát tự, chúng ta làm sao mới có thể đạt được chữ Quan này? Nếu chúng ta có biện pháp đạt được thì đương nhiên là mệnh có số làm quan, nếu không thì dĩ nhiên là không thể làm quan, đây là thể hiện vận mệnh trong cuộc sống của một người. Trong ví dụ về Quan này còn cần chú ý, người không có số làm quan không nhất thiết trong bát tự không Quan; mà ngược lại, có khả năng là mệnh cục có Quan quá vượng, lại không có biện pháp nào thao túng chữ Quan này nên tự nhiên là không thể làm quan. Hoặc như Quan trong mệnh cục là cái gây hại, thì Quan lại biểu thị là mệnh có thể bị quan tai ( tù ngục, kiện tụng – người dịch). Tài cũng luận như thế, cũng phải xem Tài bày tại đâu trong bát tự, nhật chủ có biện pháp thao túng Tài hay không. Đây chính là khái niệm thể dụng.
Chúng ta lấy nhật chủ, Ấn tinh, Lộc thần, Tỷ Kiếp làm thể; Tài tinh, Quan Sát tinh làm dụng. Thực Thần và Thương Quan có thể làm thể, cũng có thể làm dụng, bởi vì Thực Thần, Thương Quan thuộc về phạm trù tinh thần và thể nghiệm của một người, bao gồm trí lực, tư tưởng, khoái lạc, hưởng thụ, tài phú; đều là những thứ phụ thuộc vào bản thân, cũng là những thứ mà ta truy cầu. Căn cứ vào tình huống bất đồng của từng mệnh cục mà Thực Thần và Thương Quan làm thể hoặc làm dụng. Nhưng nếu thật sự nhất định phải phân thể dụng, thì Thực Thần thiên hướng thể, Thương Quan thiên hướng dụng.
Ba: Khái niệm công thần, phế thần
Bát tự vốn sử dụng thể dụng và khách chủ để biểu đạt một quá trình nhân sinh. Khi chúng ta xem một mệnh cục, muốn biết mệnh cục này như thế nào, đầu tiên phải xem chủ vị, tức là đầu tiên xem nhật can và nhật chi; xem nhật trụ này là thể hay là dụng. Việc nhật trụ là thể hay là dụng có tác dụng gì? Nếu là thể, tức là thuộc về phe của ta, như vậy thì tất nhiên phải có việc để làm; tức là trong bát tự nó phải có tác dụng đối với các thần khác trong thập thần, cũng tức là không được nhàn rỗi; nếu tại vị trí nào đó mà nhàn rỗi, thì tức là vô sự sinh phi (nhàn cư vi bất thiện – người dịch), tạo thành mệnh xấu. Như Tài tinh và Quan Sát tinh thuộc về dụng, cũng chính là đối với ta là vật ngoài thân, nhất thiết phải phát sinh quan hệ với những yếu tố thuộc về thể, hoặc là bị thế chế, hoặc là bị thể hoá, hoặc là bị thể hợp, thì mới tính là có thành tựu; nếu nhàn mà vô sự, chắc chắn là mệnh chủ không thể phát quan phát phú. Thương Quan và Thực Thần là vật trung tính. Thực Thần đại khái là thiên về thể, Thương Quan thiên về dụng, trong mệnh có thể bị chế, cũng có thể đi chế đối tượng khác, có thể dùng để sinh Tài, chế Quan Sát hoặc tiết tú. Chúng ta gọi mối hệ về mặt tác dụng giữa thể - dụng hoặc khách – chủ là tạo công, lại gọi thần trong bát tự có tham gia quá trình tạo công gọi là công thần, không tham gia gọi là phế thần. Muốn tiêu háo năng lượng mà sản sinh hiệu suất, thì không thể chỉ bằng vào riêng lẻ một chữ nào trong bát tự mà làm được. Trong tình huống bình thường, Tý Ngọ là lực lượng tương đương mà xung nhau, là năng lượng tiêu háo hết, hiệu suất không cao; nhất định phải có một bên hình thành đảng và thế, bên cường chế bên nhược thì mới gọi là tạo công.
Như dùng thể tại chủ vị mà đi truy cầu dụng tại khách vị, chúng ta gọi loại quá trình tác dụng này là tạo công chính hướng. Còn một loại tạo công phản hướng, tức là dụng tại chủ vị và thể tại khách vị có tác dụng qua lại. Thể dụng, khách chủ có tác dụng như thế nào thì mới gọi là tạo công? Các chữ trong thể dụng, khách chủ tiến hành hình, xung, khắc, hại, hợp, mộ đều là những cách thức tạo công.
Những chương tiết phía sau có luận tỉ mỉ hơn về vấn đề này.
Bốn: Khái niệm năng lượng và hiệu suất
Từ những lí luận ở những phần trước, chúng ta biết được manh sư phái khi xem mệnh không xem nhật chụ vượng suy, chỉ chú trọng có tạo công hay không và tạo công như thế nào. Kỳ thật từ “tạo công” này là một khái niệm vật lý. Chúng ta còn có thể dẫn dụng hai khái niệm vật lí khác: năng lượng và hiệu suất, để càng dễ dàng thâm nhập và lý giải bản chất và nội hàm của mệnh lý bát tự.
Vật lý cho rằng tiêu háo năng lượng để sản sinh hiệu suất gọi là tạo công có ích. Bát tự cũng giống vậy, tạo công nhất định cần tiêu hao năng lượng, nhưng năng lượng là gì? Trong bát tự, mỗi chữ đều có năng lượng, thiên can có năng lượng thấp, địa chi có năng lượng cao. Chúng ta có thể chia mười thiên can và mười hai địa chi thành các loại năng lượng thể có các thuộc tính và hương hướng bất đồng. Bởi vì giữa các chữ trong bát tự có phát sinh các quan hệ hình, xung, khắc, hại, hợp mộ, phá; nên giữa các chữ có trường năng lượng, tiêu tán và yên diệt. Sở dĩ gọi là công thần là vì sau khi tiêu háo năng lượng có hiệu suất sinh ra, là có công. Phế thần thì lại không sinh ra hiệu suất sau khi tiêu háo năng lượng, là vô công. Phế thần còn có một trường hợp là không làm tiêu hao năng lượng, cũng không tạo công. Kết cấu bát tự của những người thành công trong cuộc sống bên trong có hiệu suất, đồng thời lợi dụng được loại năng lượng này. Những người bình thường thì không có hiệu suất và lãng phí năng lượng. Những người thành công thì trong bát tự nhiều công thần mà ít phế thần, hoặc công thần tuy ít nhưng hiệu suất đặc biệt cao. Người bình thường thì nhiều phế thần mà ít công thần, hoặc có công thần nhưng hiệu suất thấp. Theo phương pháp này, chúng ta có thể phân biệt đủ loại mệnh phú quý bần tiện. Làm sao biết được tạo công có hiệu suất cao hay thấp, các phần sau sẽ nói tỉ mỉ.
Năm: Khái niệm tặc thần, bộ thần
Đây là khái niệm thường dùng trong manh phái. Nguyên lý của tặc thần, bộ thần được diễn hoá từ khái niệm Khách Chủ, Thể Dụng mà có. Nói một cách đơn giản: cái mà ta làm chủ, hoặc cũng có thể nói cái mà ta lấy làm Thể cần phải chế khử được cái ở Khách vị bên ngoài, hoặc là khống chế được Dụng; đó chính là cái mà ta hi vọng đạt được. Nếu như cái ở chủ vị hoặc là Thể tương đối vượng, còn cái ở Khách vị hoặc là Dụng tương đối nhược, thì lúc đó chúng ta gọi các yếu tố đó là tặc thần và bộ thần. Giống như là cảnh sát bắt trộm vậy, khi lực lượng cảnh sát rất mạnh, mà lực lượng tên trộm lại rất yếu, hoặc là không có tên trộm nào chẳng hạn, thì cảnh sát không có đất dụng võ; cho nên lúc đó cảnh sát lại hi vọng có tên trộm xuất hiện để mà bắt, để mà thể hiện được giá trị bản thân. Đó là nguyên lý tặc bộ thần, và cũng là nguyên lý rất thường dùng trong mệnh lý.
Càn: Quý Tỵ - Đinh Tỵ - Giáp Tuất – Kỷ Tỵ
Phân tích: hoả và táo thổ thành thế nên muốn chế kim thuỷ. Quý thuỷ thành tặc thần, hỷ đại vận hành kim thuỷ vận. Hành Quý Sửu và Nhâm Thân vận, thăng chức thư ký Tỉnh phó. Đây là kết cấu Thực Thương chế Ấn, Ấn là quyền lực. Ấn đã bị chế, tức là đắc Ấn.
Sáu: Tượng
Trong mệnh lý, 80% bát tự xem bằng tạo công, 20% lại xem bằng tượng. Cho nên tượng rất quan trọng, cần phải đào sâu nghiên cứu.
Đăng ngày: 3/12/2020 12:47:42 PM
Lần xem: 2552 lần - Phản hồi: 2
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]
buiquangchinh77 | Đăng ngày 3/12/2020

Manh Phái Sơ cấp Mệnh Lý Học - Minh Di Đường
Chương 2

Chương 2: Thủ tượng của cung vị trong tứ trụ
Manh phái mệnh lý cho rằng các thông tin quan trọng của một đời người đều được phản ánh trong tứ trụ bát tự, cho nên việc ứng dụng loại tượng của cung vị tứ trụ cần đặc biệt được chú trọng.
Phần 1: Tượng của cung vị
1. Ban đầu cung vị trong tứ trụ bao gồm thông tin về bản thân và lục thân, ngoại trừ nhật can đại biểu cho bản thân, các chữ còn lại đều đại biểu cho vị trí của người thân: như niên trụ đại biểu tổ tiên, cha mẹ mình, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng; nguyệt trụ đại biểu cha mẹ, anh chị em; nhật trụ là cung vợ chồng, đại biểu cho vị trí của vợ hoặc chồng; thời trụ là cung con cái, đại biểu cho con cháu của mình. Cha mẹ có thể được thể hiện trên niên trụ, cũng có thể được thể hiện trên nguyệt trụ.
2. Cung vị tứ trụ còn đại biểu cho một đời người theo thứ tự thời gian. Niên trụ đại biểu tuổi thơ, đại khái là khoảng 1-18 tuổi; nguyệt trụ đại biểu thời thanh niên, đại khái khoảng 18-35 tuổi. Nhật chi đại biểu thời kì trung niên, đại khái khoảng 35-55 tuổi; thời trụ đại biểu tuổi về già, đại khái là từ 55 tuổi trở đi. Ngoài cách tính đó ra, từ niên trụ tới thời trụ, còn được tính như là từ lớn tới nhỏ hoặc từ trước tới sau. Ví dụ như một người trong cuộc đời có ba lần kết hôn, từ ba lần đó được tính thuận từ niên trụ cho đến thời trụ mà tìm vị trí tương ứng.
3. Cung vị trong tứ trụ cũng đại biểu không gian sinh hoạt của một con người. Ví dụ như muốn đi xa, thì cung đối ứng trong số mệnh là niên trụ hoặc thời trụ, bởi vì niên trụ đại biểu phương xa, mà thời trụ đại biểu môn hộ. Nguyệt trụ thì lại đại biểu tổ tịch, dòng họ. Nhật chi đại biểu nơi ở hiện tại.
4. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu những người thuộc nhiều độ tuổi và nhiều mối quan hệ khác nhau. Niên trụ đại biểu người ngoài, trưởng bối và người già. Nguyệt trụ đại biểu bạn cùng lớp, đồng nghiệp, lãnh đạo. Nhật chi đại biểu những người có mối quan hệ rất thân cận của bản thân. Thời chi đại biểu người dưới, học sinh, bạn bè, nhân viên.
5. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu những bộ phận khác nhau trên thân thể. Niên trụ cách xa nhật trụ, nên đại biểu cho đùi, chân, tứ chi. Nguyệt trụ đại biểu thân người, như xương sống, vai, lưng. Nhật chi đại biểu các bộ vị quan trọng nhất như ngũ tạng, lục phủ, tim, não, tuỷ. Thời trụ lại đại biểu các khí quan giúp cơ thể tương tác với bên ngoài như đầu, mặt, bàn tay, mắt, miệng, tai, mũi, cơ quan sinh dục, bài tiết.
6. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu vật dụng. Như xem xe cộ, thì xem thời trụ, bởi vì thời trụ đại biểu là môn hộ, cứ ra khỏi cửa mà đi bằng phương tiện giao thông thì nhìn thời trụ. Ngoài ra còn có: niên trụ đại biểu giày dép hoặc đồ đạc của người khác. Nguyệt trụ đại biểu tài sản tổ tiên, gia nghiệp, đơn vị công tác, con đường học vấn. Nhật chi đại biểu nhà cửa, phòng ngủ, tài sản cá nhân. Thời trụ đại biểu xe cộ, cổng, quần áo, mũ nón, mắt kính, son phấn hoá trang, tài sản lưu động.
7. Cung vị trong tứ trụ còn đại biểu tâm chí và tình thương của con người. Có người dễ dàng bị các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng, cũng có người dễ dàng ảnh hưởng người khác. Từ cung vị tứ trụ có thể xem ra một số đặc điểm này.
8. Trong tứ trụ bát tự, thiên can đại biểu cho bề ngoài một người, như các đặc điểm bên ngoài, tính cách bên ngoài, hoặc những đặc điểm dễ bị người ngoài nhìn thấy. Còn địa chi đại biểu những yếu tố nội tại, như thế giới nội tâm, quan hệ gia đình, thường thường là những tư tưởng và tâm chí tinh tế ẩn sâu phía trong.

Phần 2: Cát hung của cung vị
Bình thường mà nói, niên trụ là cát thần đắc lực thì gia cảnh xuất thân khá tốt, tổ tiên có người vinh diệu; nếu thêm bị nguyệt trụ xung khắc thì tổ tiên bị phá sản, thất bại, biến cố. Phần lớn đại biểu tin tức trước khi một người sinh ra.
Cát thần tại nguyệt trụ đắc lực thì chủ bản thân được hưởng phúc của cha mẹ ông bà, có thể đượng thừa hưởng sản nghiệp bên nội hoặc từ cha. Nếu bị nhật trụ xung khắc, thì đại biểu tha hương, duyên với lục thân mỏng, anh em bất hoà.
Cát thần tại nhật chi chủ thê hiền phu quý, trung niên có thể chấn hưng được gia nghiệp. Như bị khắc phá hoặc hoá hợp thành kỵ, thì đại biểu tốt mà không lâu bền, hôn nhân nửa đường gãy gánh, hoặc hôn nhân nhiều lần.
Cát thần tại thời trụ, chủ con cái tài năng xuất chúng, có hiếu. Nếu bị xung khắc thì tốt mà không lâu bền, hoặc con cái rời xa bản thân. Nếu thời trụ là kỵ thần, thì đại biểu con cái bất hiếu, dữ dằn, về già thê lương.
Cách xem cát thần như thề nào, các chương sau sẽ nói rõ.
buiquangchinh77 | Đăng ngày 3/12/2020

Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
Bát Tự Tin Tức Thủ Tượng - Diêu Á Phong.
3/12/2020
Lý Pháp - Tượng Pháp - Kĩ Pháp và Lý Khí Tượng Số Manh Phái Đoàn Thị.
3/12/2020
Tử Bình Tạp Lục. Bát Tự Cửu Cung Phi Tinh Quyết.
3/12/2020
Manh Phái Trấn Sơn Chi Bảo - Xuyên Cung Áp Vận Đoán Mệnh Thuật.
3/12/2020
Manh Phái Sơ Cấp Mệnh Lý Học - Minh Di Đường.
3/12/2020


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat