Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 2,881
Tất cả: 15,108,491
 
 
CHÂN LÝ VẠN VẬT-CHÂN LÝ GIÁC NGỘ-NHÂN QUẢ
1. Học Thuyết
2. Áp dụng thực tiễn
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
SÁCH HÀNH LỄ DƯỚI ÁNH SÁNG PHẬT PHÁP-NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ (ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT) (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)

File Download
images/vanban/Hanh Le duoi anh sang Phat Phap.pdf


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÁC LÝ THUYẾT, CÁC CHÂN LÝ, CÁC CẢNH GIỚI, CÁC BÀI THẦN CHÚ

1. Học Thuyết Tam hợp

2. Sự hình thành chư vị Thần, Thánh, Bồ Tát, Phật

3.  Mức độ phá hoại sự sống khắp vũ trụ của Ngã quỷ

4.  Luật nhân quả và luật giác ngộ

5. Toàn cảnh cõi trời Địa Phủ và hành trình luân hồi sau khi thoát tục cõi trần

6. Bài thần chú Tịnh Độ Tâm

7. Bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú

8. Bài thần chú Địa Phật Tâm Chú

9. Bài thần chú Bát Không Phật Đạo


PHẦN II: NGHI LỄ CHƯ THẦN, THÁNH NHÂN, PHẬT, GIA TIÊN, ĐIỀN THỔ, SỰ VIỆC, CON NGƯỜI

BÀI 1: BÀI LỄ MÙNG 1 VÀ NGÀY 15 HÀNG THÁNG TRONG NHÀ

BÀI 2: BÀI LỄ NGÀY GIỖ CỦA VONG LINH GIA TIÊN DÒNG HỌ

BÀI 3: BÀI LỄ CÚNG CHÚNG SINH CÔ HỒN XUNG QUANH ĐIỀN THỔ

BÀI 4: BÀI LỄ XÁ TỘI VONG LINH THÁNG 7 ÂM LỊCH

BÀI 5: BÀI LỄ TẠ ĐIỀN THỔ CUỐI NĂM (NHÀ Ở, NHÀ MÁY, NƠI SẢN XUẤT, NƠI KINH DOANH)

BÀI 6: BÀI LỄ NGÀY 23 THÁNG 12 ÂM LỊCH (TIỄN TÁO QUÂN VỀ TRỜI) VÀ BAO SÁI CHÂN NHANG (TỈA VÀ HÓA CHÂN NHANG)

BÀI 7: BÀI LỄ TẤT NIÊN NGÀY CUỐI NĂM (30 TẾT) TRONG NHÀ

BÀI 8: BÀI LỄ ĐÊM GIAO THỪA TẠI NHÀ, NƠI KINH DOANH

BÀI 9: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 1 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH

BÀI 10: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 2 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH

BÀI 11: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 3 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH

BÀI 12: BÀI LỄ HÓA TIỀN VÀNG NGÀY 7 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH

BÀI 13: BÀI LỄ TIẾN THẦN NGÀY 15 THÁNG GIÊNG (NHÀ Ở, NHÀ MÁY, NƠI SẢN XUẤT, NƠI KINH DOANH)

BÀI 14: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN DÒNG HỌ KHI VỢ, CON CÁI SINH EM BÉ

BÀI 15: BÀI LỄ ĐẦY THÁNG CHÁU BÉ MỚI SINH

BÀI 16: BÀI LỄ SÁM TÂM TẠI CHÙA

BÀI 17: BÀI LỄ CỬA CHÙA NGÀY MÙNG 1, 15 HÀNG THÁNG (HOẶC BẤT KỲ NGÀY NÀO TRONG NĂM)

BÀI 18: BÀI LỄ CỬA ĐỀN THỜ THÁNH: MẪU, QUAN, HOÀNG, CHÚA, CÔ, CẬU

BÀI 19: BÀI LỄ PHÁ DỠ NHÀ CŨ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH

BÀI 20: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ XÂY DỰNG TRẠCH NHÀ/ CÔNG TRÌNH

BÀI 21: BÀI LỄ ĐỔ MÁI, CẤT NÓC (CÁC TẦNG VÀ TẦNG MÁI) XÂY DỰNG TRẠCH NHÀ/ CÔNG TRÌNH

BÀI 22: BÀI LỄ BỒI HOÀN LONG MẠCH TRẠCH NHÀ/ CÔNG TRÌNH

BÀI 23: BÀI LỄ LẬP THỜ (LẬP BÁT NHANG THỜ) NHẬP TRẠCH TRẠCH NHÀ MỚI

BÀI 24: BÀI LỄ TÁI TẠO LẬP THỜ (LẬP THỜ LẠI LÔ NHANG) ĐỐI VỚI NHỮNG NGÔI NHÀ ĐÃ Ở HOẶC MUỐN LẬP THỜ LẠI CHO ĐÚNG ĐẠO

BÀI 25: BÀI LỄ LẬP THỜ (LẬP BÁT NHANG THỜ) KHAI TRƯƠNG NHÀ MÁY, XƯỞNG, CỬA HÀNG KINH DOANH

BÀI 26: BÀI LỄ THẦN TÀI HÀNG NGÀY

BÀI 27: BÀI LỄ LẬP THỜ BAN THỜ PHẬT, BỒ TÁT TẠI NHÀ

 

PHẦN III: NGHI LỄ CHO NGƯỜI THOÁT TỤC CÕI TRẦN (CHẾT), THỔ TÁNG, HỎA TÁNG, CẢI TÁNG MỒ MẢ, GIA TIÊN ĐỊA PHỦ

I. NHỮNG LÝ GIẢI VỀ VONG LINH, GIA TIÊN ĐỊA PHỦ

1.Tại sao phải quan tâm âm phần và gia tiên dòng họ dòng tộc địa phủ

2. Trí tuệ của vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhân gian

3.Thổ táng hay hỏa táng cho người thoát tục cõi trần (chết)

4.Sự thật về trùng tang hay còn gọi là chết trùng, trấn yểm vong và trấn yểm mộ đúng hay sai

5.Việc gọi hồn nhập phan, nhập quan, nhập mộ như thế nào là đúng

6.Những lưu ý tuyệt đối không làm khi xử lý tang lễ hay cải táng

II.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHI LỄ CHO NGƯỜI THOÁT TỤC (CHẾT) TRONG TRƯỜNG HỢP HỎA TÁNG TỪ LÚC THOÁT TỤC CHO ĐẾN KHI NHẬP MỘ XONG.

BÀI 1: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN, NGÀI NGUYÊN LINH ĐỊA PHẬT (DIÊM VƯƠNG) TIẾP DẪN VONG LINH THOÁT TỤC VỀ ĐỊA PHỦ ĐÚNG ĐẠO

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ ĐÀO HUYỆT MỘ TẠI NGHĨA TRANG CHUẨN BỊ CHO TANG LỄ

BÀI 3: BÀI LỄ THIẾT NHẬP QUAN (NHẬP CHỮ NHÂN THOÁT TỤC CÕI TRẦN VÀO QUAN TÀI)

BÀI 4: BÀI LỄ DI QUAN (TỪ NHÀ Ở ĐẾN NHÀ HÓA THÂN HOẶC TỪ NHÀ TANG LỄ ĐẾN NHÀ HÓA THÂN)

BÀI 5: BÀI LỄ TIẾP NHẬN QUAN CỦA VONG LINH TẠI NHÀ HÓA THÂN

BÀI 6: BÀI LỄ DI QUAN TỪ NHÀ HÓA THÂN ĐẾN NGHĨA TRANG ĐỂ THỔ TÁNG

BÀI 7: BÀI LỄ HẠ QUAN VÀ NHẬP MỘ VONG LINH TẠI ĐẤT NGHĨA TRANG

III. CÁC BƯỚC THỰC THIỆN NGHI LỄ CHO NGƯỜI THOÁT TỤC  (CHẾT) TRONG TRƯỜNG HỢP THỔ TÁNG TỪ LÚC THOÁT TỤC CHO ĐẾN KHI NHẬP MỘ XONG

BÀI 1: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN, NGÀI NGUYÊN LINH ĐỊA PHẬT (DIÊM VƯƠNG) TIẾP DẪN VONG LINH THOÁT TỤC VỀ ĐỊA PHỦ ĐÚNG ĐẠO

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ ĐÀO HUYỆT MỘ TẠI NGHĨA TRANG CHUẨN BỊ CHO TANG LỄ

BÀI 3: BÀI LỄ THIẾT NHẬP QUAN (NHẬP CHỮ NHÂN THOÁT TỤC CÕI TRẦN VÀO QUAN TÀI)

BÀI 4: BÀI LỄ DI QUAN TỪ NHÀ ĐẾN NGHĨA TRANG ĐỂ THỔ TÁNG

BÀI 5: BÀI LỄ HẠ QUAN VÀ NHẬP MỘ VONG LINH TẠI ĐẤT NGHĨA TRANG

IV.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHI LỄ CHO VONG LINH TỪ LÚC SAU KHI NHẬP MỘ CHO ĐẾN NGÀY 49

BÀI 1: BÀI LỄ THIẾT LẬP BÁT NHANG THỜ VONG LINH TẠI NHÀ

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỊNH TÂM VONG LINH TRONG SỰ ĐỊNH VỊ THIÊN CƠ TẠI CỬA CHÙA HOẶC TẠI SÂN NHÀ

BÀI 3: BÀI LỄ CÚNG CƠM VONG LINH HÀNG NGÀY TRONG VÒNG 49 NGÀY

BÀI 4: BÀI LỄ PHỔ ĐỘ VONG LINH TRƯỚC 49 NGÀY SAU KHI MẤT

BÀI 5: BÀI LỄ 49 NGÀY VONG LINH VÀ THIẾT NHẬP VONG LINH VÀO BÁT NHANG HỘI ĐỒNG GIA TIÊN, HÓA BAN THỜ VONG LINH

V.NGHI LỄ  THỰC HIỆN PHỔ ĐỘ VONG LINH GIA TIÊN DÒNG HỌ ĐỊA PHỦ GIÚP GIẢM NGHIỆP ÂM VÀ GIA TĂNG ÂM ĐỨC DÒNG HỌ

VI.CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHI LỄ CẢI TÁNG/ DI CHUYỂN MỘ  PHẦN

BÀI 1: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN, NGÀI NGUYÊN LINH ĐỊA PHẬT (DIÊM VƯƠNG) VỀ VIỆC CẢI TÁNG CHO VONG LINH

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ ĐÀO HUYỆT MỘ MỚI

BÀI 3: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ PHÁ NẤM CŨ

BÀI 4: BÀI LỄ LẬT VÁN THIÊN

BÀI 5: THỦ PHÁP THIẾT NHẬP VONG LINH NHẬP TIỂU MỚI

BÀI 6: BÀI LỄ DI TIỂU (QUÁCH) TẠI NƠI MỘ CŨ ĐẾN NƠI MỘ MỚI

BÀI 7: BÀI LỄ HẠ TIỂU VÀ NHẬP MỘ VONG LINH TẠI ĐẤT NGHĨA TRANG MỚI

 

PHẦN IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI ĐIỆN THỜ, QUỶ, TINH TÀ, ÂM BINH, ĐIỀN THỔ, MỒ MẢ, BÙA CHÚ, TRẤN YỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG DÂN GIAN.

Bài 1: HÓA GIẢI ÂM ĐẤT (QUỶ, TINH TÀ, ÂM BINH, CÔ HỒN) NHÀ Ở, CÔNG TY, VĂN PHÒNG, NHÀ MÁY, XƯỞNG

Bài 2: HÓA GIẢI ÂM KHÍ NHIỄM TRONG NGƯỜI

Bài 3: HÓA GIẢI ÂM KHÍ TẠI CÂY CỔ THỤ/ CÂY TO (DÙ CÓ CHẶT HẠ HAY KHÔNG CHẶT HẠ)

Bài 4: HÓA GIẢI ÂM KHÍ TẠI GIẾNG CỔ, GIẾNG ĐÀO; THỦ TỤC LẤP GIẾNG; BỒI HOÀN LONG MẠCH SAU KHI LẤP GIẾNG

Bài 5: HÓA GIẢI ĐIỆN THỜ (CÂY HƯƠNG, MIẾU THỜ, BAN THỜ), ÂM BINH  ĐỂ THÔI KHÔNG THỜ CÚNG NỮA

Bài 6: HÓA GIẢI NGƯỜI BỊ YỂM BÙA, TINH NHẬP, VONG NHẬP

Bài 7: HÓA GIẢI BÙA

Bài 8: HÓA GIẢI TRẺ KHÓC ĐÊM

Bài 9: HÓA GIẢI ÂM ĐẤT Ở CHÙA, ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU

Bài 10: HÓA GIẢI CUNG ĐƯỜNG HAY XẢY RA TAI NẠN CHẾT NGƯỜI

Bài 11: HÓA GIẢI MỘ PHẦN BỊ ĐỘNG VÀ NẠP KHÍ MỘ PHẦN

Bài 12: HÓA GIẢI PHẦN MỘ (TIỂU, QUAN) DƯỚI NỀN ĐẤT KHI ĐANG THI CÔNG NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH

Bài 13: CHUYỂN MỘ PHẦN VÔ DANH

Bài 14: NGÀY GIỜ TỐT THEO LỊCH LÀM VIỆC CỦA CÕI TRỜI ĐỊA PHỦ VÀ CÕI TRỜI CHƯ THẦN (BAN GIÁM SÁT HỘ THẦN)

 

Đăng ngày: 11/26/2022 8:40:10 AM
Lần xem: 9524 lần - Phản hồi: 1
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]
buiquangchinh77 | Đăng ngày 1/15/2020


 LỜI GIỚI THIỆU

Tâm Trung Hành Lễ là những nghi lễ và phương pháp hóa giải trong nhân gian. Nhật sư – Hoàn đạo là người đã chuyển hóa từ sự nhiệm màu của hai chân lý thành cuốn Tâm Trung Hành Lễ. Đó là ánh sáng nhiệm màu từ chân lý vạn vật (luật nhân quả) và chân lý giác ngộ của Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca).

Tâm Trung Hành Lễ là Tâm từ bi vô lượng của Đức Ngũ Âm Hóa Đồng chiếu ánh sáng nhiệm màu của Phật Pháp lan tỏa trong các hình tướng lễ nghi, trong các phong tục tập quán của các dân tộc, các quốc gia. Phật Pháp như những dòng nước mát len lỏi, lan tỏa gột rửa những lấm bụi bẩn của các hình tướng (nghi lễ và phong tục của các quốc gia, dân tộc) để giúp cho các hình tướng được trong sáng, trong sạch. Sự trong sáng của hình tướng chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ, sự thương yêu của con người với con người, của toàn bộ chúng sinh với nhau. Sự trong sáng của hình tướng chính là con người không còn lừa hại nhau, con người không còn mê tín dị đoan, con người không còn lạm dụng lễ nghi để buôn thần bán thánh, con người thấu hiểu vũ trụ trời người, con người hành đạo bằng tâm.

Tâm Trung Hành Lễ là dùng tâm từ bi để thực hiện các lễ nghi và hóa giải các vấn đề trong nhân gian. Mỗi chúng ta phải dùng tâm từ bi (không chấp ngã, tâm luôn vui vẻ, tâm biết buông xả những chấp ngã, sân hận) để đứng giữa trời đất, bằng sự nhất tâm chí thành cứu độ, hóa giải các vấn đề tâm linh vướng mắc hoặc các phong tục lễ nghi trong nhân gian. Tâm Trung Hành Lễ là các nghi lễ và phương pháp hóa giải tuân thủ luật nhân quả và hướng con người vận hành chân lý giác ngộ. Do đó thực hành theo Tâm Trung Hành Lễ là chúng sinh đứng giữa trời đất, dùng tâm vô điều kiện, không cầu mà tương tác với trời người để hành lễ hóa giải các khúc mắc, vướng mắc, nghi lễ phong tục trong sự tuân thủ luật nhân quả của vạn vật và hành theo sự giác ngộ. Sự không cầu mà hành đúng theo chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ sẽ đem lại sự nhiệm màu vô lượng của Phật pháp đến với tất cả các phong tục, nghi lễ của các quốc gia khác nhau.

Ý nghĩa của cuốn Tâm Trung Hành Lễ được Nhật sư – Hoàn Đạo kết tinh từ chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ:

+ Mỗi người dân tự làm thầy tâm linh của chính mình.

+ Không còn thầy bà lừa đảo hại người, không còn ai hành nghề mê tín dị đoan, không còn buôn thần bán thánh.

+ Người dân đoàn kết, nâng cao giá trị đạo đức và giá trị nhân văn.

+ Thấu hiểu và thực hành Tâm linh trong sáng bằng Tâm vô điều kiện với trí tuệ thấu hiểu.

+ Là cẩm nang, là người thầy giúp đỡ chúng ta trong các nghi lễ phong tục, trong các khúc mắc tâm linh, trong các vấn đề cần hóa giải của nhân gian.

Tâm Trung Hành Lễ được chia ra làm 4 phần:

+ Phần I: Giới thiệu các lý thuyết, các chân lý, các cảnh giới, các bài thần chú.

+ Phần II: Nghi lễ cho phần dương: Lễ Thần, Thánh, chùa, nhà cửa, điền thổ, con người.

+ Phần III: Nghi lễ cho phần âm: Lễ người chết, thổ táng, hỏa tháng, cải táng, mồ mả, gia tiên địa phủ.

+ Phần IV: Phương pháp hóa giải quỷ, điện thờ, tinh tà, âm binh, điền thổ, mồ mả, bùa chú, trấn yểm và các vấn đề trong dân gian.

 

Trong nhân gian, mỗi vùng miền có phong tục và cách thức thực hiện các vấn đề tâm linh khác nhau. Dù phong tục hay cách thức khác nhau thì việc thực hiện các nghi lễ và xử lý tâm linh trong cuốn “Tâm Trung Hành Lễ” được coi là trọng yếu và mấu chốt để giúp cho các cách thực và phong tục đó đạt đến hiệu quả tối đa trong việc xử lý.

Trong cuốn lễ hay có từ “Ngưỡng”, đây chính là nghĩ thật sâu về các ngài để tạo ra sóng rung động tiếp dẫn năng lượng tốt của các ngài để độ siêu thoát cho vong cô hồn, âm binh, tinh tà, quỷ, và gia hộ việc xử lý cho nhân gian.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN I: GIỚI THIỆU CÁC LÝ THUYẾT, CÁC CHÂN LÝ, CÁC CẢNH GIỚI, CÁC BÀI THẦN CHÚ

1. Học Thuyết Tam hợp

Các hình tướng hợp thành Tuệ linh, con người, muông thú, cỏ cây, đất đá…, thông qua 3 yếu tố hợp thành Tuệ linh để ta thấu hiểu cội nguồn sinh ra của Tuệ linh khắp các cõi trời, thông qua 3 yếu tố hợp thành con người để ta thấu hiểu cội nguồn của con người, thông qua 3 yếu tố hợp thành cỏ cây, đất đá và muông thú để ta thấu hiểu cội nguồn của vạn vật:

a) Tam Hợp Tuệ linh, tức là Tuệ linh được hình thành là do 3 tướng hay còn gọi là 3 yếu tố hợp thành để tạo ra các Tuệ linh:

Trụ linh: Là do duyên hợp bởi sự phân tách một phần âm và một phần dương của các dòng năng lượng tạo thành phôi âm dương, phôi âm dương này tiếp tục di chuyển tương tác trong thời gian dài để tiếp tục hấp thụ các dòng năng lượng nhằm phát triển linh khí trong phôi, khi đạt đến đủ lượng âm dương sẽ thấy như quả tinh cầu, đây gọi là Trụ linh;

Hình tướng: Là sau khi quả tinh cầu linh khí đó đủ lượng âm dương và thời gian hấp thụ năng lượng phát triển sẽ chuyển hóa thành hình hài như một em bé, nhưng là dạng năng lượng, đây là hình tướng. Đến giai đoạn này thì Tuệ linh đã được hợp thành bởi Trụ linh và hình tướng; hình tướng này được Trụ linh duy trì sự sống bởi sự cân bằng năng lượng âm dương trong Trụ linh. Tuệ linh sẽ bắt đầu học tập để nhận biết thế giới xung quanh tại chính hành tinh này và các hành tinh khác, tiếp tục hấp thụ các dòng năng lượng hay các tầng năng lượng để tiếp tục cho quá trình phát triển và trưởng thành của Tuệ linh, và trải qua thời gian dài thì Tuệ linh sẽ có hình tướng như người trưởng thành.;

Trí tuệ: Là kinh nghiệm xử lý sự việc, kinh nghiệm tương tác hấp thụ các dòng, các tầng năng lượng, kinh nghiệm di chuyển trong không gian giữa các hành tinh, kinh nghiệm cải tạo thế giới quan tại chính hành tinh đó và các hành tinh khác đã tạo cho Tuệ linh hoàn thiện yếu tố Trí Tuệ.

Như vậy cội nguồn sinh ra Tuệ linh là linh khí trong vũ trụ, là năng lượng âm kết hợp với năng lượng dương mà tạo thành.

b) Tam hợp muông thú, tức là tất cả muông thú được hình thành do 3 tướng hay còn gọi là 3 yếu tố hợp thành tạo ra muông thú:

Thân tướng: Là do duyên của con thú đực với con thú cái, chúng giao phối tạo ra phôi âm dương và phôi âm dương lớn lên trong bụng con thú cái hoặc phôi âm dương hình thành phát triển trong quả trứng, khi con thú con phát triển trong bụng con thú mẹ hoặc trong quả trứng đến ngày sẽ được sinh ra khỏi con thú mẹ hay quả trứng, đó là thân tướng được hình thành và sinh ra, khi đó linh hồn sẽ thiết nhập vào thân tướng;

Linh hồn: Là trạng thái năng lượng âm dương cân bằng đã được đấng tạo hóa gieo duyên bằng phôi âm dương để có khả năng duy trì sự sống, khi thân tướng của muông thú được sinh ra khỏi con thú mẹ thì linh hồn sẽ thiết nhập vào để duy trì sự sống cho muông thú;

Trí tuệ: Sau khi những con thú được sinh ra, chúng sẽ học tập theo những con thú lớn hơn về việc đi đứng, ăn uống, săn mồi, phân biệt nguy hiểm và liên kết với đồng loại để bảo vệ nhau, kinh nghiệm sinh tồn và phát triển trong thế giới quan của chúng được gọi là Trí tuệ;

Như vậy, đối với muông thú cũng được hình thành bởi 3 hình tướng hợp thành con thú hoàn chỉnh. Còn tổ tiên của muông thú chính là năng lượng âm dương do Đấng tạo hóa tạo ra.

c) Tam hợp nhân, tức là con người được hình thành bởi 3 tướng hay còn gọi là 3 yếu tố hợp thành mà tạo ra con người:

Thân tướng: Do duyên người cha và người mẹ, đó là tinh trùng mang tính dương của người cha và trứng mang tính âm của người mẹ; khi trứng và tinh trùng được hợp lại và tạo thành phôi thai, thai nhi sẽ được nuôi dưỡng trong bụng người mẹ bởi năng lượng của người mẹ; trải qua quãng thời gian khoảng 9 tháng 10 ngày, khi thân tướng em bé đã hoàn thiện và em bé được sinh ra, cất tiếng khóc chào đời;

Tâm: Là trạng thái năng lượng luôn dao động giữa cực Chân tâm và cực Ngã quỷ. Khi người mẹ mang thai đến tháng thứ 7, theo luật luân hồi của Đấng tạo hóa thì sẽ có một Tuệ linh được xuống luân hồi đầu thai hoặc Tuệ linh tiếp tục đầu thai sau khi trải qua các kiếp sẽ đi theo bảo vệ bà mẹ và em bé; hoặc là linh hồn của muông thú được thuần hóa thành thú lành trong nhiều kiếp, chúng giúp đỡ được con người nên linh hồn của chúng có đủ sức mạnh năng lượng của sự giúp đỡ con người và không sát hại con thú khác sẽ được Đấng tạo hóa cho phép đi theo bảo vệ bà mẹ và thai nhi để thiết nhập đầu thai. Khi em bé chào đời và cất tiếng khóc thì đó là dấu hiệu Tuệ linh hay linh hồn thiết nhập vào để duy trì sự sống cho thân tướng con người. Theo luật luân hồi, để linh hồn của các con thú được phép đầu thai làm con người thì chúng phải được thuần hóa bởi con người, chúng giúp đỡ và làm được nhiều việc ích lợi cho con người, những việc ích lợi đó tạo thành năng lượng tốt có sự cân bằng âm dương; khi có năng lượng tốt và có sự cân bằng mới được phép đầu thai làm người, và mới có đủ năng lượng duy trì sự sống một kiếp người. Có nhiều linh hồn không đủ năng lượng tốt, do chúng chưa tuân thủ theo luật luân hồi, nhất là linh hồn các con thú dữ, vì bản chất của chúng là giết hại và ăn thịt các con thú khác nên khi chết, linh hồn của chúng muốn đầu thai trộm vào các bà mẹ đang mang thai, nếu chúng đầu thai thành công thì nguy cơ đứa trẻ sẽ chết yểu, nếu chưa được sinh ra thì do duyên các ngài gieo để tránh chúng đầu thai thành người rồi mang bản tính thú dữ để hại người. Dù là Tuệ linh hay linh hồn khi đầu thai vào con người đều được gọi là Tâm.

Trí tuệ: Sau khi em bé được sinh ra và Tuệ linh hay linh hồn thiết nhập vào để tạo ra năng lượng duy trì sự sống cho em bé đó, trải qua quá trình lớn lên, học tập, nghiên cứu, lao động, mưu sinh sẽ phát triển  tư duy trí tuệ, đúc kết các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xử lý và cải tạo thế giới quan được gọi là tướng Trí tuệ.

Như vậy con người được hợp thành bởi 3 tướng gọi là tam hợp nhân, để được đầu thai làm người, thì dù là Tuệ linh hay linh hồn phải đảm bảo được sự cân bằng năng lượng âm dương; đối với linh hồn có nguồn gốc từ muông thú nên phải trải qua nhiều kiếp làm những con thú có công lao giúp đỡ và tạo ra nhiều lợi ích cho con người mới có được năng lượng tốt và cân bằng âm dương để được làm người và duy trì được sự sống cho thân tướng đó.

d) Tam hợp cây, tức là cây cối được hình thành bởi 3 tướng hay còn được gọi là 3 yếu tố hình thành cây cối:

Thân tướng: Cây cối được hình thành từ duyên hợp giữa hạt cây với môi trường đất nước và độ ẩm, làm cho hạt cây nảy mầm rồi sinh trưởng thành thân cây, đó là hình tướng của cây.

Năng lượng: Năng lượng trong cây được ví như là linh hồn để duy trì sự tồn tại và phát triển của thân cây.

Trí tuệ: Là bản năng, khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ sình lầy, những chất để nuôi dưỡng phát triển cây, khả năng hấp thụ CO2 và tỏa ta Oxy, đó là quá trình mang lại Oxy cho cho sự sống xung quanh nơi có cây cối, đó là mang lại lợi ích cho con người và muông thú cũng như vạn vật. Khả năng cải tạo thế giới quan gọi là Trí tuệ.

Cây cối được hợp thành bởi 3 tướng là thân tướng, năng lượng, trí tuệ để tạo thành cây hoàn chỉnh; cây có sự sống, cây mang lại được lợi ích cho muôn loài và con người nhờ vào khả năng tỏa ra Oxy và hấp thụ các khí độc thải nơi có cây được gieo trồng.

e) Tam hợp của vạn vật, cho dù bất kỳ vạn vật như đất đá, nước… đều được hình thành bởi 3 tướng hay còn gọi là 3 yếu tố tạo thành. Cơ bản sẽ có yếu tố hình tướng, yếu tố năng lượng để duy trì sự tồn tại của nó và khả năng hút năng lượng hay tỏa năng lượng gọi là trí tuệ cải tạo thế giới quan của vạn vật.

Bản chất của hình tướng vạn vật trong vũ trụ được thể hiện ở đặc điểm là mỗi một hình tướng khi hợp với hình tướng khác sẽ tạo ra hình tướng mới, hình tướng mới hợp với hình tướng khác lại tạo ra hình tướng mới nữa và cứ thế, cứ thế vạn vật vũ trụ được hình thành do sự hợp của các hình tướng tạo ra, đó là duyên hợp sinh khởi ra hình tướng vạn vật. Thông qua chân lý vạn vật sẽ cho ta thấy cội nguồn của hình tướng vạn vật trong toàn bộ vũ trụ.

 

2. Sự hình thành chư vị Thần, Thánh, Bồ Tát, Phật

Các tuệ linh (các ngài) và linh hồn (muôn thú) khi hóa thân thành con người tu hành cùng nhau, trải qua thời gian có thêm hóa thân của quỷ, yêu tinh cùng sống và tu hành cùng. Tất cả tạo thành sự hỗn độn về cuộc sống cũng như sự khắc nghiệt của hành trình tu hành cải tạo tuệ linh có được bộ lọc năng lượng và cải tạo sự sống khắp vũ trụ. Và mức độ cải tạo được gắn liền từ những giai đoạn đầu nhân loại được hình thành cho đến nay với vô số những tuệ linh đạt được các mức độ cải tạo khác nhau. Mức độ cải tạo dựa theo dòng người Thiên ân (các tuệ linh ở các cõi trời hóa thân làm người) hay Nhân mệnh (linh hồn của muông thu được chuyển sinh làm người) từ cõi trần nhân gian lan tỏa ra khắp vũ trụ.

a)     Ban giám sát hộ thần

Ban giám sát hộ thần là các thần linh, thổ địa, táo quân, sơn thần, thần tài, thủy thần, các linh vật. Ban giám sát hộ thần có một cõi trời riêng, được Đấng tạo hóa lập ra để cho họ an trụ và hấp thụ các tầng năng lượng tốt hơn.

Nguồn gốc của ban giám sát hộ thần chính là muông thú được thuần hóa từ thú dữ thành thú lành và có công giúp đỡ con người, sau đó được chuyển sinh làm người trong nhiều kiếp. Khi được làm người trong nhiều kiếp, họ sống tốt, không hại người, luôn hành thiện và giúp đỡ nhau và giúp đỡ muông thú, do đó mà Đấng tạo hóa cho họ được chuyển sinh làm thần sau khi họ thoát tục dưới cõi trần nhân sinh này.

Các chư thần trong ban giám sát hộ thần do được chuyển sinh từ dòng Nhân mệnh nên tầng năng lượng của họ vẫn còn thấp, không thể so sánh với dòng người Thiên ấn và các Tuệ linh từ các cõi trời khác xuống nhân gian tu hành. Vì thế, họ chỉ hơn con người là không phải tồn tại an trụ trong thân tướng như con người, họ cũng được gọi là Tuệ linh mới được chuyển sinh.

Khi được sinh về cõi ban giám sát hộ thần để thành chư thần, họ tiếp tục sứ mệnh xuống nhân gian cai quản âm đất đai, núi đồi, sông biển… để giúp đỡ con người tu hành dưới nhân gian, để bảo vệ nhà cửa cho con người tránh bị âm binh cô hồn đến phá hoại. Vì pháp lực yếu nên họ không thể chống chọi lại với yêu tinh và quỷ.

Tầng năng lượng trong Tuệ linh ban giám sát hộ thần là màu trắng trong, màu trắng. Đó là năng lượng của sự giúp đỡ nhân loại.

Ban giám sát hộ thần sau quá trình giúp đỡ con người bằng thể Tuệ linh thì sẽ tiếp tục được hóa thân luân hồi đầu thai làm người để tu hành đạt được các tầng năng lượng cao hơn và dần dần cải tạo Tuệ linh thành bộ lộc năng lượng.

b) Hàng tiên

Hàng tiên là những tiên nam, tiên nữ bay lượn trên một cõi trời riêng, họ bay lượn trên mây, họ múa, họ đàn ca tạo ra sự hòa vang và an lạc với những âm thanh và điệu múa.

Hàng tiên là những Tuệ linh được hình thành từ những phôi âm dương mà do Đấng tạo hoa gieo ra ở một cõi trời có các tầng và dòng năng lượng cao hơn cõi trần nhân sinh, nó tương đồng với cõi trời của ban giám sát hộ thần. Do đó pháp lực trong tầng năng lượng của họ cũng tương đương với ban giám sát hộ thần.

Thiền định thấy trong Tuệ linh của hàng tiên có tầng năng lượng màu trong suốt.

Hàng tiên hóa thân xuống nhân gian làm người, lớn lên hầu như họ trở thành những người giỏi về vũ công, âm nhạc, sáng tác, người đẹp để mang lại niềm vui và giúp cho nhân loại tiêu diệt đi những căng thẳng khó khăn trong cuộc sống. Như vậy mức độ cải tạo của họ là mang lại niềm vui và tinh thần cho nhân loại. Họ sẽ phải luân hồi tu hành trong nhiều kiếp để vượt qua khổ đau kiếp nạn mà cải tạo Trụ linh của Tuệ linh.

c) Hàng Tuệ linh cõi A DI DI ĐÀ

Đó là các Tuệ linh tại cõi trời nhiệm màu nhất, họ xuống nhân gian tu hành chỉ để làm nhiệm vụ là mang các công trình họ nghiên cứu được xuống để xây dựng và giúp nhân loại phát triển, làm cho môi trường tu hành dưới nhân gian được tốt đẹp hơn. Khi họ nghiên cứu ra các phương pháp hay công trình nào đó đem lại lợi ích cho người tu hành dưới nhân gian hoặc các công trình giúp cải tạo và phát triển sự sống dưới nhân gian thì họ phải luân hồi đầu thai xuống làm người để truyền công trình đó cho nhân loại. Những Tuệ linh này khi hoàn thành xong kiếp người là họ về, khi cần thì họ lại xuống nhân gian để giúp nhân loại.

Thiền định thấy tầng năng lượng trong Tuệ linh họ phát ra màu trắng bạc tỏa hào quang, đó là tầng năng lượng dương bởi sự giúp đỡ nhân loại mà đã sinh khởi trong Tuệ linh của họ. Tầng năng lượng của họ cao và lớn hơn nhiều so với hàng tiên và ban giám sát hộ thần, vì họ sinh ra ở cõi trời nhiệm màu nhất về các dòng và tầng năng lượng nên pháp lực của họ rất mạnh.

Mức độ cải tạo của họ gắn với sự tiến bộ của nhân loại, gắn với các công trình mang lại lợi ích cho nhân loại: nền nông nghiệp, thâm canh, chăn nuôi, công nghiệp, cơ khí, toán học, vật lý, hóa học, sinh học, thiên văn học, vũ trụ…

d) Hàng Thánh nhân

Thánh nhân là những người có thật gắn liền với lịch sử của các quốc gia dưới nhân gian, họ có công xây dựng và bảo vệ dân tộc, quốc gia mà họ sinh ra mà đắc phẩm vị thánh nhân. Mỗi quốc gia đều có hàng thánh nhân riêng, các hàng thánh này cùng an trụ tại một cõi trời rộng lớn, và các hàng thánh dưới sự cai quản và quản lý của vua trời. Vua trời cai quản các hàng thánh của tất cả các quốc gia, cai quản hàng tiên, cai quản ban giám sát hộ thần. Vua trời có trách nhiệm giữ trật tự và ổn định giữa các hàng thánh của các quốc gia để tránh xảy ra xung đột chiến tranh dưới nhân gian. Khi có chiến tranh giữa các quốc gia dưới nhân gian thì vua trời cùng với hàng thánh họp bàn và chọn lựa vị thánh nhân nào đó hóa thân xuống nhân gian để ngăn chặn chiến tranh hoặc giữ hòa bình giữa các quốc gia hoặc chấm dứt chiến tranh.

Cội nguồn của các vị thánh nhân đều là những Tuệ linh từ cõi trời A DI DI ĐÀ xuống nhân gian tu hành cải tạo Trụ linh của Tuệ linh, khi tu hành dưới nhân gian và cải tạo được thế giới quan ở phạm vi quốc gia dân tộc họ sinh sống sẽ đắc được quả vị thánh nhân. Khi đắc được quả vị thánh nhân thì họ sẽ được Đấng tạo hóa lập ra một cõi trời riêng và đưa họ về đó, dùng năng lượng mà họ đã giúp đỡ nhân dân quốc gia họ để xây dựng và cải tạo sự sống ở cõi trời mới. Như vậy sau khi đắc đạo bậc thánh nhân thì họ được Đấng tạo hóa tạo ra sự sống ở một cõi trời và đưa họ về đó tu hành và họ được dân chúng quốc gia mà họ thành đạo bậc thánh nhân ở dưới nhân gian tôn thờ mà tạo thành tín ngưỡng của các quốc gia khác nhau, và họ tiếp tục tiến trình luân hồi xuống nhân gian tu hành để vượt qua hết tất cả các kiếp nạn khổ đau mà cải tạo Trụ linh của Tuệ linh thành bộ lọc năng lượng và tiếp tục duy trì cải tạo sự sống ở cõi trời của họ và khắp vũ trụ.

Mức độ cải tạo để đắc quả vị Thánh nhân: để đắc đạo bậc thánh nhân thì người tu hành phải đạt được các điều kiện đắc quả vị và mức độ cải tạo của họ khi họ luân hồi dưới nhân gian, dựa trên mức độ đó mà Đấng tạo hóa sắc phong phẩm vị, quả vị cho họ:

+ Hành giả phải giác ngộ được khổ đau do quy luật tự nhiên, đó là giác ngộ được sinh - lão - bệnh - tử - sinh ly - tử biệt. Không màng và chấp nhận hi sinh thân xác để xây dựng, bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước, bảo vệ sự hòa bình, ấm no, bảo vệ cho dân chúng ở quốc gia họ đang sinh sống;

+ Tuy nhiên, họ chưa giác ngộ được khổ đau tại tâm, trong tâm họ vẫn còn chấp vào hình tướng là quốc gia dân tộc, họ chỉ lo lắng cho quốc gia dân tộc mình, họ vẫn còn phải vì dân tộc mình mà cầm binh ra chiến trận để tiêu diệt quân thù, cho nên họ chỉ được phong làm bậc thánh nhân ở phạm vi quốc gia dân tộc họ sinh sống. Họ vẫn chưa thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, họ chỉ vì tình yêu thương dân tộc mà hàng đạo cứu dân tộc họ nên đắc quả vị;

+ Sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh phải được cộng đồng dân chúng ở quốc gia đó hay dân tộc đó ca ngợi công ơn và dựng đền thờ phụng, hoặc được dân chúng thờ phụng ở khắp nơi.

Thiền định kiểm tra tầng năng lượng trong Tuệ linh bậc thánh nhân sẽ thấy năng lượng màu tím, màu xanh, màu hồng. Tầng năng lượng của họ mạnh hơn hàng Tuệ linh cõi A DI DI ĐÀ vì họ có sự giác ngộ hơn và có chân tu dưới nhân gian trong nhiều kiếp. Tầng năng lượng màu xanh, màu hồng, màu tím là vẫn còn chấp ngã về dân tộc nên họ vẫn phải tiếp tục luân hồi tu hành để trả nghiệp lực cũng như vượt qua hết các kiếp nạn khổ đau trên tiến trình cải tạo Trụ linh của Tuệ linh.

e) Hàng Bồ tát đạo Phật (tương đương hàng Thánh thần đạo Thiên chúa)

Họ là dòng người Thiên ấn, con đường tu hành và hành đạo cải tạo thế giới quan gắn liền với lịch sử, họ được biết đến bởi lịch sử hoặc không được biết đến bởi sự hành đạo âm thầm. Họ là những người giàu có, họ chuyển hóa sự giàu có của mình thành việc đi cứu giúp dân chúng khắp các vùng hoặc dân chúng khắp nơi trên thế giới vượt qua nghèo đói, dịch bệnh hoặc thiên tai, họ là những người đi hành thiện cứu người, họ là những bậc tu hành, những bậc lương y đi cứu giúp người trong hoạn nạn… đó là cứu độ. Hàng Bồ tát của đạo Phật hay hàng Thánh thần của đạo Thiên chúa không chịu sự quản lý của vua trời, họ chịu sự quản lý của sư tổ dòng đạo của họ và Đấng tạo hóa.

Cội nguồn của hàng Bồ tát của đạo Phật hoặc hàng Thánh thần của đạo Thiên chúa đều là những Tuệ linh từ cõi trời A DI DI ĐÀ xuống nhân gian tu hành cải tạo Trụ linh của Tuệ linh, khi tu hành dưới nhân gian và cải tạo được thế giới quan ở phạm vi vượt qua biên giới quốc gia dân tộc. Khi đắc được những quả vị đó thì họ sẽ được Đấng tạo hóa và sư tổ của dòng đạo họ sắc phong phẩm vị quả vị và họ được trở về cõi trời của dòng đạo họ theo. Tại cõi trời đó, họ dùng năng lượng của tâm từ bi yêu thương giúp đỡ chúng sinh đã có được khi hành đạo dưới nhân gian để tạo ra, duy trì phát triển sự sống khắp cõi trời họ và tiếp tục độ cho chúng sinh dưới nhân gian. Có nhiều người dưới nhân gian biết được danh hiệu của họ mà trì tụng hay tôn thờ họ. Vì các Tuệ linh này vẫn chưa cải tạo thành công Trụ linh thành bộ lọc năng lượng nên vẫn phải tiếp tục luân hồi xuống nhân gian để trải qua hết tất cả các kiếp nạn khổ đau trong tiến trình tu hành dưới nhân gian.

Mức độ cải tạo để đắc quả vị hàng Bồ tát của đạo Phật hoặc hàng Thánh thần của đạo Thiên chúa: để đắc quả vị hàng Bồ tát của đạo Phật hoặc hàng Thánh thần của đạo Thiên chúa thì người tu hành phải đạt được các điều kiện đắc quả vị và mức độ cải tạo của họ khi họ luân hồi dưới nhân gian, dựa trên mức độ đó mà Đấng tạo hóa và sư tổ dòng đạo của họ tu hành theo sắc phong phẩm vị quả vị cho họ:

+ Hành giả phải giác ngộ giải thoát khổ đau theo quy luật tự nhiên và giác ngộ khổ đau tại tâm. Không phân biệt dân tộc, quốc gia, vùng miền, chúng sinh, muông thú mà sẵn sàng hi sinh thân xác để cứu độ đến tất cả chúng sinh và muông thú;

+ Tuy nhiên, tâm vẫn còn chấp tức : khi chúng sinh kêu cứu thì mới cứu, chúng sinh không kêu cứu thì không cứu. Và mức độ cứu độ của hàng Bồ tát là có hạn, số lượng hạn chế bởi những người kêu cứu và tầng năng lượng của hàng Bồ tát còn hạn chế. Sự hạn chế này là do chưa có được sự thấu hiểu sâu về chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ nên tâm vẫn còn chấp và cảm thọ vào nỗi đau và nỗi khổ của chúng sinh mà chưa thuyết pháp phổ độ chúng sinh như Phật;

Thiền định kiểm tra tầng năng lượng trong Tuệ linh của hàng Bồ tát thì thấy hào quang tỏa ra ánh sáng trắng có màu vàng nhạt, màu trắng là của Chân tâm, màu vàng nhạt của của sự cứu người có kèm theo thuyết nhân quả giác ngộ cho chúng sinh. Tầng năng lượng của hàng Thánh thần bên đạo Thiên chúa thì tỏa hào quang màu trắng.

f) Hàng Phật và chúa Jesu

Họ là dòng người Thiên ấn, con đường tu hành và hành đạo cải tạo thế giới quan có gắn liền với lịch sử, họ được biết đến bởi họ là những người đã để lại giá trị tư tưởng đạo đức, tư tưởng giác ngộ giải thoát khổ đau khắp nhân gian. Họ là những nhân vật lịch sử như Đức Phật Thích Ca và các vị đại đệ tử của ngài, Chúa Jesu. Khi họ còn sống và hành đạo, họ đi truyền giáo, thuyết pháp cho chúng sinh khắp nơi trên thế giới thấu hiểu nhân quả, chân lý vạn vật và dẫn dắt dân chúng khắp thế giới rời xa nghiệp và hành thiện, đó là đi Phổ độ chúng sinh. Hàng Phật và chúa Jesu là ở trên tất cả các hàng và đứng dưới Đấng tạo hóa.

Cội nguồn của hàng Phật hay chúa Jesu đều là những Tuệ linh từ cõi trời A DI DI ĐÀ xuống nhân gian tu hành cải tạo Trụ linh của Tuệ linh, khi tu hành dưới nhân gian và cải tạo được thế giới quan ở phạm vi vượt qua biên giới quốc gia dân tộc, vượt qua hết hoặc gần hết các kiếp nạn khổ đau mà đắc phẩm vị quả Phật. Khi đắc được quả vị Phật hoặc như Chúa Jesu thì họ sẽ được Đấng tạo hóa sắc phong phẩm vị quả vị và họ được trở về cõi trời của dòng đạo cùng sư tổ khai sinh ra dòng đạo. Tại cõi trời đó, họ dùng năng lượng của tâm từ bi yêu thương giúp đỡ chúng sinh đã có được khi hành đạo dưới nhân gian để tạo ra, duy trì phát triển sự sống khắp cõi trời họ và tiếp tục độ cho chúng sinh dưới nhân gian. Có nhiều người dưới nhân gian biết được danh hiệu của họ mà trì tụng hay tôn thờ họ. Vì trong các Phật và Jesu vẫn chưa có được bộ lọc năng lượng trong Trụ linh của Tuệ linh nên họ sẽ tiếp tục luân hồi xuống nhân gian để vượt qua nốt các kiếp nạn và chuyển Trụ linh thành bộ lọc năng lượng.

Mức độ cải tạo để đắc quả vị hàng Phật và Chúa Jesu: để đắc quả v đó thì người tu hành phải đạt được các điều kiện đắc quả vị và mức độ cải tạo của họ khi họ luân hồi dưới nhân gian, dựa trên mức độ đó mà Đấng tạo hóa và sư tổ dòng đạo của họ tu hành theo sắc phong phẩm vị quả vị cho họ:

+ Hành giả phải giác ngộ giải thoát khổ đau theo quy luật tự nhiên và giác ngộ khổ đau tại tâm. Không phân biệt dân tộc, quốc gia, vùng miền, chúng sinh, muông thú và trời người mà sẵn sàng hi sinh thân xác để phổ độ thuyết pháp về chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, cứu độ đến tất cả chúng sinh và muông thú trời người;

+ Phải thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ nên họ không còn phân biệt ai kêu khổ hay ai không kêu khổ, vì họ hiểu tất cả trời người đều là khổ nên họ chạy đua với thời gian, hi sinh thân xác để đi phổ độ theo sứ mệnh của Phật, cứu độ của hàng Bồ tát và hàng Thánh nhân. Tâm đã diệt hết chấp nên tâm không bị chìm theo cảm thọ khổ đau của chúng sinh như hàng Bồ tát;

Thiền định kiểm tra tầng năng lượng trong Tuệ linh của hàng Phật và chúa Jesu sẽ thấy tỏa ra năng lượng hào quang màu vàng rực rỡ. Đó là năng lượng của tâm từ bi, năng lượng của hành đạo thuyết pháp cho chúng sinh thấy sự thật của chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ nên trong tâm - tuệ họ sinh khởi năng lượng của sự thật là màu vàng.

g) Quả vị Không

Quả vị Không chính là quả vị cao nhất, không còn quả vị nào cao hơn, đó chính là bộ lọc năng lượng trong Trụ linh của Tuệ linh. Bộ lọc năng lượng là sự hấp thụ khổ đau, nghiệp lực, năng lượng xấu của vũ trụ trời người và thông qua sự vận hành của chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để chuyển hóa thành tầng năng lượng khí màu vàng rực sáng như mặt trời, tỏa năng lượng duy trì sự cân bằng sự sống khắp các cõi trời trong vũ trụ.

Quả vị Không có hai Tuệ linh đạt được: đó là Đấng tạo hóa (Đức A DI DI ĐÀ), ngài là người cha vĩ đại của cả trời người trong vũ trụ, ngài chính là vị đã thấu hiểu và hoàn thiện chân lý vạn vật, luật nhân quả để vận hành cải tạo sự sống vạn vật vũ trụ; Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên tìm ra chân lý vạn vật của Đức A DI DI ĐÀ và lại giác ngộ được thêm chân lý giác ngộ, khi ngài giác ngộ được hai chân lý và vận hành để đi hành đạo hóa độ, phổ độ, cứu độ chúng sinh, ngài được trời người sắc phong ngài là Thầy của trời người. Hai ngài hợp nhất thành danh hiệu mới là Đức Ngũ Âm Hóa Đồng với ý nghĩa là dẫn dắt chúng sinh toàn bộ vũ trụ đắc quả Không.

Đấng tạo hóa tạo hóa ra vạn vật, hay nói cách khác thì vạn vật chính là ngài, luật nhân quả là ngài và ngài chính là luật nhân quả; Đức Phật Thích Ca là người dẫn dắt chúng sinh thấu hiểu và tuân thủ luật nhân quả, thấu hiểu chân lý vạn vật và chuyển hóa hết các kiếp nạn khổ đau thành lợi ích cho chúng sinh thông qua chân lý giác ngộ.

Như vậy điều kiện để đắc quả vị Không là phải thấu hiểu triệt để hai chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, hành giả phải dùng hai chân lý đó vượt qua hết các kiếp nạn khổ đau thì Tuệ linh sẽ cải tạo được Trụ linh thành bộ lọc năng lượng, đó là con đường cải tạo Trụ linh viên mãn, là bất tử cửa Tuệ linh, là Đạo viên mãn, là Hoàn đạo.

Thiền kiểm tra tầng năng lượng trong Tuệ linh hai ngài thấy tầng năng lượng màu vàng chói sáng rực rỡ như ánh mặt trời. Đó là ánh sáng sự thật của hai chân lý.

 

3.  Mức độ phá hoại sự sống khắp vũ trụ của Ngã quỷ

Mức độ phá hoại của dòng người Thiên ấn, Nhân mệnh và linh hồn của muông thú là phá hỏng và vi phạm luật nhân quả trong 4 biểu hiện hình tướng Đạo. Mức độ phá hoại đã diễn ra từ giai đoạn đầu tiên các Tuệ linh xuống nhân gian tu hành, từ trong phạm vi cõi trần nhân sinh lan tỏa ra khắp vũ trụ. Mức độ phá hoại khác nhau mà tầng năng lượng trong tâm, trong Tuệ linh họ cũng khác nhau, và thông qua các tầng năng lượng đó mà ta nhận biết, phân biệt được các cảnh giới của Ngã quỷ.

a) Địa ngục của các dòng đạo

Những người Thiên ân và Nhân mệnh khi sống trên nhân gian vi phạm luật nhân quả, gây ra nghiệp lực tổn thương đến vạn vật, muông thú và con người, khi chết đi sẽ được các ngài của từng dòng đạo bắt Tuệ linh hoặc linh hồn về giam giữ trong các cửa ngục dưới sự quản lý của các dòng đạo khác nhau để cho họ bị phản chiếu nghiệp lực mà ảo tưởng đang bị các quỷ tra tấn hành hình. Khi họ thấu hiểu nghiệp mình tạo ra trên nhân gian và định tâm để sám tâm thì sẽ không còn phải đọa trong các cửa ngục đó nữa, họ sẽ được tu tập luyện nguyên thần để chờ đầu thai làm người kiếp mới, hoặc đầu thai làm súc sinh để trả nợ nghiệp tiền kiếp gây ra. Trước khi chưa có dòng đạo Phật và Thiên chúa, đạo Hồi, những người tạo nghiệp sau khi chết sẽ được luân hồi để trả nghiệp ngay, họ không có quãng thời gian tu luyện dưỡng nguyên khí trước khi luân hồi, do nghiệp mà đọa thành súc sinh hay tiếp tục làm người.

Những người Thiên ấn hay Nhân mệnh do vi phạm luật nhân quả, phá hoại 4 biểu hiện hình tướng đạo, gây tổn thương cho con người và muông thú tại cõi trần nhân gian này, nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát của các ngài và Đấng tạo hóa.

Khi thiền định tham quan các Tuệ linh, linh hồn bị giam giữ trong các cửa ngục sẽ thấy tầng năng lượng tỏa ra khí xám đen và ẩn bên trong là khí màu đỏ máu.

b) Vong cô hồn

Vong cô hồn là những người dù thuộc Thiên ấn hay Nhân mệnh, do khi sống tạo quá nhiều ác nghiệp mà chết do tai nạn hay bị giết, hoặc do kiếp trước tạo nhiều ác nghiệp mà kiếp này chết do chiến tranh hay bị giết chết, hoặc tự tử. Khi chết sẽ không được các ngài đón về địa phủ hoặc cho chuyển sinh đầu thai trả nghiệp. Vì nghiệp quá nặng, nhất là không trân trọng mạng sống của mình mà tự tử, không trân trọng mạng sống người khác mà giết hại họ kiếp trước hay kiếp này mà khi chết ngoài việc bị giết lại còn phải bị đọa thành vong cô hồn để mà thấu hiểu khi không trân trọng sinh mạng kiếp người.

Thiền nhìn vào Tuệ linh hoặc linh hồn đó sẽ thấy tầng năng lượng tỏa ra màu xám hoặc xám đen. Vì họ bị giết hay tự tử nên khi chết họ vẫn còn chấp và chưa định được tại sao họ chết nên sinh khởi năng lượng màu xám hoặc xám đen trong Tuệ linh và linh hồn của họ.

c) Yêu tinh, yêu quái

 Yêu tinh hay còn gọi là yêu quái, đó là linh hồn của các con thú dữ khi sống hay săn mồi và ăn thịt các con thú khác: hổ, báo, cáo, chó, đại bàng, trăn, rắn… Khi sống giết hại và ăn thịt vô số, khi chết linh hồn của chúng tỏa ra tầng năng lượng màu đen.

Khi các con yêu tinh này nhìn và chứng kiến nhiều muông thú được thuần hóa chuyển sinh làm người, chúng cũng muốn được làm người, nhưng không muốn tuân theo luật luân hồi là phải được thuần hóa và tạo nhiều lợi ích giúp đỡ con người để có năng lượng dương khí mà được chuyển sinh làm người. Để được làm người thì linh hồn muông thú phải có được năng lượng dương, đó là nguyên thần nguyên khí để duy trì sự sống một kiếp người, năng lượng dương chỉ được sinh khởi khi làm nhiều việc thiện và giúp đỡ vạn vật trời người. Do bản chất của thú dữ là giết hại nên linh hồn chúng thường đi tìm những người tạo nghiệp nặng ở các kiếp trước để nhập vào lấy nguyên thần của họ để tăng năng lượng dương trong linh hồn của chúng, bởi những người tạo nghiệp kiếp trước sẽ tỏa ra tầng năng lượng màu đen trong tâm, do trùng hợp với tầng năng lượng của yêu tinh nên nó dễ dàng nhập vào và giết hại những người đã tạo nghiệp kiếp trước. Chúng rất thích giết hại và lấy nguyên thần của những người Thiên ấn vì dòng người này có tầng năng lượng rất mạnh, sẽ giúp chúng nhanh chóng chuyển sinh làm người mà không phải tuân thủ luật luân hồi.

Những con yêu tinh khi đầu thai trộm thành công và lớn lên, chúng sẽ giết người hàng loạt, chúng sẽ làm thầy pháp, thầy phù thủy, thầy tu để tiếp tục tu luyện pháp tà và hấp thụ năng lượng của dòng người Thiên ấn, vì dòng người thiên n có tầng năng lượng rất mạnh. Khi những người này chết, những con yêu tinh sẽ chạy trốn khỏi sự kiểm soát của các ngài để tiếp tục đầu thai trộm làm người hoặc chúng giả danh các vị thánh nhân, thần phật để dẫn dụ và hại dân chúng.

Khi những con yêu tinh đầu thai làm đạo sĩ, thầy tu, thầy pháp, thầy phù thủy, chúng sẽ được cõi trời của quỷ truyền dạy cho pháp, và sẽ làm tay sai của quỷ để phá hoại các tín ngưỡng thờ thần thánh, phá hoại các tôn giáo dưới nhân gian, chúng dẫn dắt con người đi vào u mê của mê tín dị đoan. Sau khi chúng chết, chúng được gọi là Tinh chủ, chúng sẽ giết hại vô số người vì chúng có sức mạnh khủng khiếp hơn các yêu tinh chưa được đầu thai làm người tu luyện đạo pháp.

Khi thiền sẽ thấy yêu tinh chưa đầu thai trộm làm người thì hình hài như muông thú và tỏa ra khí đen, còn Tinh chủ sẽ hiện ra cả hình hài người thầy tu hay thầy pháp và lại hóa thành hình hài con thú và tỏa ra khí đen khi bị niêm phong bằng tâm pháp.

d) Quỷ

Quỷ chính là các Tuệ linh ở các cõi trời khác hóa thân xuống nhân gian tu hành, khi tương tác với thiên địa nhân, bốn hướng đông tây nam bắc, quá khứ hiện tại vị lai, với 4 biểu hiện hình tướng Đạo, trí tuệ họ định vào, ngã vào để chiếm lấy, vơ vét lấy giả tướng về mình mà tâm họ chuyển thành Ngã quỷ. Khi đó họ hành động vi phạm luật nhân quả, gây tổn thương cho vạn vật muông thú và trời người, họ chống đối lại luật nhân quả của đấng tạo hóa. Khi họ đang sinh sống kiếp người thì họ định vào trí tuệ mà chỉnh sửa giáo lý kinh sách trong tôn giáo, hành nghề mê tín dị đoan, làm giàu phi pháp, mua quan bán chức, gây ra chiến tranh… làm cho giá trị đạo đức nhân văn của con người bị tha hóa. Trải qua nhiều kiếp tu hành tạo nhiều nghiệp lực, nên khi chết Tuệ linh họ trốn chạy sự quản lý giáo hóa của các ngài và Đấng tạo hóa, chúng cùng nhau lập ra một cõi trời riêng, đó là cõi trời của quỷ để biến hóa ra các cảnh hưởng thụ trụy lạc, nghiên cứu các phương pháp phá lại các dòng đạo, các tín ngưỡng dưới dân gian, dẫn dụ con người tha hóa về đạo đức. Sau đó chúng biến hóa diện tướng của chúng thành phật, thần và lừa người dân khiến người dân u mê lễ bái chúng để xin công danh tài lộc.

Khi thiền sẽ thấy tầng năng lượng trong quỷ màu đỏ máu và tỏa ra khí đen. Từ cõi trời của quỷ, chúng điều hành và truyền những năng lượng thông tin làm cho người tu hành, con người bị hoang mang, bị chấp ngã mà làm theo những điều chúng điều hành, chúng truyền dạy pháp cho những người tu hành, những người thầy pháp, thầy cúng, thầy phù thủy để làm tay sai phá hoại nhân loại cho chúng.

Quỷ cũng hóa thân xuống để thăng tiến trong quan trường nhằm tạo ra các cuộc chiến tranh, chúng hóa thân xuống thành người tu hành có chức sắc để phá các dòng đạo, chúng hóa thân xuống nhiều để xây dựng và vận hành các cảnh sống suy thoái về đạo đức, vận hành mê tín dị đoan mà khiến cho con người quên đi mình là ai, sứ mệnh của mình làm gì dưới nhân gian.

Trong cõi quỷ thì có quỷ chúa, hay còn gọi là ma vương, quỷ chúa thống lãnh toàn bộ cõi quỷ, thu phục tinh tà và truyền pháp cho tinh tà, khống chế các vong cô hồn làm âm binh cho tinh tà. Đặc biệt ở dưới nhân gian thì chúng biến hóa thành các vị Thánh thần, phật mà truyền pháp cho người tu hành trong các dòng đạo, trong các tín ngưỡng khi họ tham lam về pháp và tài lộc cũng như công danh, để biến họ tạo nghiệp và hóa thành quỷ mới; chúng truyền dạy pháp cho yêu tinh đã hóa thân thành người để làm đạo sĩ, thầy tu, thầy pháp để khống chế yêu tinh khác và cô hồn làm âm binh để phá hoại giá trị đạo đức nhân văn và sự sống của con người. Chúng dẫn dụ cho nhiều Tuệ linh tạo nghiệp lực để rồi chúng bắt họ về làm quỷ mới. Chúng dùng tầng năng lượng âm của chúng để đi phá hủy sự sống ở khắp các cõi trời, gây nguy hiểm đến sự sống ở khắp các cõi trời trong vũ trụ.

 

4.  Luật nhân quả và luật giác ngộ

Luật nhân quả chính là chân lý vạn vật: “Vạn vật, sự việc, hiện tượng không tự nó sinh ra, không tự nó mất đi, khổ đau không tự đến, khổ đau không tự đi, tất cả do duyên và nghiệp, hay còn gọi là nhân quả”. Luật nhân quả được thể hiện rõ qua 4 biểu hiện hình tướng Đạo, đó là những điều mà mỗi con người chúng ta không được phép vi phạm vào. Nếu con người chúng ta vi phạm vào luật nhân quả thì sẽ phải chịu quả báo phản chiếu lại hành vi vi phạm luật nhân quả:

1 - Luật nhân quả trong hình tướng Đạo lễ:

+ Con người không được phép bất hiếu với tổ tiên loài người: phỉ báng, chửi rủa thiên địa, xúc phạm những người có công xây dựng bảo vệ tổ quốc;

+ Con cháu không được phép bất hiếu với tổ tiên: chửi rủa, phá mồ mả, đập phá ban thờ;

+ Con cái không được phép bất hiếu, bất nhân với cha mẹ: chửi rủa, chà đạp, đánh đập,  bỏ mặc, giết hại cha mẹ và người nuôi dưỡng;

+ Vợ chồng không được phép bất chung, bất nhân: ngoại tình, thông dâm, tà dâm, đánh đập, chà đạp nhân phẩm của nhau, bỏ nhau, giết hại nhau;

+ Anh em không được phép bất nghĩa, bất nhân: tranh giành lợi ích, đánh đập, chà đạp, giết hại nhau;

+ Cha mẹ không được phép bất nghĩa, bất nhân với con cái: bỏ rơi con cái, giết hại con cái, chà đạp đánh đập con cái, dạy con cái làm điều ác hại người;

+ Không được sống độc thân, không được bỏ bố, bỏ mẹ, bỏ vợ, bỏ chồng, bỏ con cái để sống cuộc sống cuộc sống ích kỷ.

2 - Luật nhân quả trong hình tướng Đạo đời:

+ Không được sát sinh: giết hại muông thú, hành nghề sát sinh;

+ Không được thông dâm, tà dâm: khi đã có lập gia đình và đang chúng sống với nhau dưới sự bảo hộ của luật pháp quốc gia thì không được phản bội lại vợ chồng mà đi lấy thêm vợ hoặc thông dâm với người khác; không được hiếp dâm, không được làm dụng tình cảm của người khác giới để thỏa mãn dục vọng;

+ Không được chửi rủa, chà đạp nhân phẩm người khác, không được đánh đập người khác;

+ Không được giết hại người khác và giết hại chính mình, không được nạo phá thai nhi;

+ Không được buôn người: trẻ em, phụ nữ, nô lệ;

+ Không được hành nghề mại dâm;

+ Không được dối trên lừa dưới, không được lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác;

+ Không được phép sản xuất buôn bán những thứ gây tổn hại cho con người và muông thú, không được buôn bán và sản xuất những thứ mà pháp luật quốc gia không cho phép;

+ Không được lười lao động;

+ Người chủ lao động không được bóc lột sức lao động của người lao động, không được chửi rủa, không được chà đạp nhân phẩm, không được đánh đập và giết hại người lao động.

3 - Luật nhân quả trong hình tướng Đạo đường:

+ Học trò không được phép bất kinh, bất nhân với thầy: chửi rủa, chà đạo nhân phẩm, đánh đập, giết hại Thầy;

+ Thầy không được phép bất nhân, bất nghĩa với trò: chửi rủa, chà đạp, đánh đập, giết hại trò, dạy trò làm những điều ác, tuyền dạy cho học trò đi ngược nhân quả vạn vật;

+ Không được dùng tâm linh để lừa đảo hại người, trục lợi về mình, phá hủy giá trị đạo đức nhân văn của dân tộc và nhân loại;

+ Không được kích động, xung đột tôn giáo, không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền giáo lý sai khiến cho con người đánh mất giá trị đạo đức nhân văn tốt, khiến cho nhân loại u mê mà lừa hại hoại diệt lẫn nhau.

4 - Luật nhân quả trong hình tướng Đạo đế vương:

+ Vua, quan không được phép bất trung với quốc gia, dân tộc: kích động chiến tranh, đi chiến tranh xâm lược, tham ô tham nhũng, bán nước hại dân, đàn áp giết hại dân chúng, để người dân đói nghèo dịch bệnh;

+ Người dân không được phép bất trung với quốc gia: lười lao động, hành nghề mê tín dị đoan, xúi dục kích động phản động chia rẽ dân tộc, phản bội tổ quốc, chạy trốn khi quốc gia lâm nguy.

Bốn biểu hiện hình tướng Đạo chính là luật nhân quả, luật nhân quả là luật công bằng, là sự phản chiếu lại nghiệp lực của chúng sinh đã tạo ra, nếu chúng sinh nào vi phạm vào 4 biểu hiện hình tướng đạo thì sẽ phải chịu quả nghiệp ở nhiều kiếp sau, thậm chí sẽ phải chịu quả nghiệp nhãn tiền trước mắt, và sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh sẽ phải đọa vào các cửa ngục ngã quỷ. Ví dụ kiếp này có người bị giết oan khi tuổi còn trẻ, đó là nhân quả của việc kiếp trước của người đó đi giết hại người. Ví dụ kiếp này có người con gái bị chồng phản bội và đi ngoại tình, đó là nhân quả của kiếp trước chính người con gái đó phản bội chồng và đi ngoại tình. Ví dụ có người kiếp này không có chồng, đó là nhân quả kiếp trước bỏ gia đình, không lập gia đình để ích kỷ đi tu hay sống ẩn giật.

Luật giác ngộ chính là chân lý giác ngộ: “À, đời là bể khổ. Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm để đối mặt giác ngộ, giải thoát hết tất cả các khổ đau”. Như vậy trong chân lý giác ngộ đã cho thấy tất cả trời người đều là bể khổ, bể khổ vì phải tương tác với tất cả trời người, với bốn hình tướng đạo để chạy đua thời gian cải tạo cuộc sống và sự sống của vũ trụ. Do đó để giác ngộ thì tất cả trời người phải đối mặt và giác ngộ được tất cả các khổ đau. Đây chính là luật giác ngộ:

1 -  Luật giác ngộ trong hình tướng Đạo lễ:

+ Con người phải thấu hiểu thiên địa, thấu hiểu về Đấng tạo hóa là người cha vĩ đại của trời người, do đó phải tri ân đối với thiên địa;

+ Con cháu phải tưởng nhớ, tri ân với những vị anh hùng dân tộc đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc; phải tưởng nhớ và tri ân với cha ông đã hi sinh thân xác để xây dựng và bảo vệ quốc gia mình đang sinh sống;

+ Con cái phải báo hiếu cha mẹ: phụng dưỡng, chăm sóc, thậm chí hi sinh thân xác để bảo vệ cha mẹ;

+ Vợ chồng phải chung thủy tuyệt đối: yêu thương nhau, hi sinh vì nhau;

+ Anh em phải nghĩa tình viên mãn: đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau;

+ Cha mẹ trả nghĩa con cái: dạy con cái thành người tốt, người thấu hiểu đạo lý làm người, hi sinh vì con cái;

+ Phải lập kết hôn gia đình và chăm sóc gia đình hạnh phúc để duy trì phát triển nhân loại.

2 -  Luật giác ngộ trong hình tướng Đạo đời:

+ Phải thương yêu muông thú, bảo vệ muông thú, bảo vệ thiên nhiên;

+ Phải tôn trọng những người khác giới, giữ các mỗi quan hệ khác giới trong sáng;

+ Phải giúp đỡ người khó khăn, khổ đau, hoạn nạn, nghèo khó;

+ Phải hy sinh lợi ích của mình để bảo vệ nhân loại, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhân loại;

+ Phải sống có nghĩa tình, phải giữ chữ tín đối với nhau;

+ Phải quan tâm chăm sóc người già, trẻ em, phụ nữ;

+ Kinh doanh, sản xuất phải tuân thủ pháp luật quốc gia và phải mang lại được lợi ích cho mọi người;

+ Phải chăm chỉ lao động, hăng say lao động sản xuất;

+ Người chủ lao động phải quan tâm, thương yêu và giúp đỡ người lao động.

3 -  Luật giác ngộ trong hình tướng Đạo đường:

+ Học trò phải kính trọng thầy dạy;

+ Thầy phải yêu thương trò và phải truyền dạy cho trò thấu hiểu đạo lý làm người để cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn;

+ Phải tôn tạo và bảo tồn những giá trị trong sáng của tín ngưỡng văn hóa, của các dòng đạo;

+ Phải thấu hiểu thiên địa nhân, thấu hiểu người cha vĩ đại của trời người, phải thấu hiểu các dòng đạo đều là con dân của ngài, do đó nhân loại phải đoàn kết, đoàn kết tôn giáo để cùng nhau cải tạo thế giới quan tốt đẹp hơn.

4 -  Luật giác ngộ trong hình tướng Đạo đế vương:

+ Vua, quan phải xây dựng được quốc thái dân an, đời sống nhân dân ấm no, hòa bình, hạnh phúc, phải hi sinh lợi ích của mình để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích của dân tộc;

+ Người dân phải đoàn kết dân tộc, hăng say lao động sản xuất, hi sinh trí tuệ và thân xác để bảo vệ dân tộc, phát triển quốc gia ngày càng cường thịnh.

Như vậy luật giác ngộ chính là phải đối mặt, hi sinh lợi ích ích kỷ của mình để mang lại niềm vui hạnh phúc, lợi ích cho mọi người và vạn vật trời người. Sự thấu hiểu khổ đau và chuyển hóa thành sự giác ngộ của mỗi tuệ linh hoặc chữ nhân luôn luôn gắn liền với 4 biểu hiện hình tướng đạo và phải gắn liền với cõi trần nhân sinh này. Nếu kiếp này ta chưa giác ngộ được khổ đau, kiếp nạn mà ta đang sống trong nó thì kiếp sau ta sẽ phải lặp lại kiếp nạn khổ đau đó. Do đó đã là bể khổ rồi thì chúng ta hãy cố gắng hi sinh lợi ích kỷ của mình để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Đó là giác ngộ.

 

5. Toàn cảnh cõi trời Địa Phủ và hành trình luân hồi sau khi thoát tục cõi trần

Cõi trời địa Phật hay còn gọi là Địa phủ. Cõi trời địa Phật cũng giống như là một hành tinh, giống như Trái đất mà con người đang sinh sống. Gọi là cõi trời địa Phật vì nó là một cõi trời của dòng đạo Phật, đạo Thiên chúa giáo cũng có cõi trời Địa phủ của dòng đạo họ, đạo Hồi cũng có cõi trời Địa phủ của dòng đạo họ. Cõi trời này rất xa trái đất, con người không thể dùng phương tiện để di chuyển đến được.

Địa phủ được ví như là quán trọ đêm cho hành giả nghỉ ngơi, dưỡng sức, đúc kết kinh nghiệm sau một ngày vất vả trên hành trình đi tìm sự giác ngộ viên mãn. Trên hành trình đi tìm sự giác ngộ viên mãn, hành giả sẽ phải trải qua nhiều kiếp tu hành, mỗi kiếp tu hành cũng được ví như là một ngày hành giả đi đường vất vả, và khi hành giả thoát tục cõi trần trở về Địa phủ thì Địa phủ được ví như là quán trọ đêm cho hành giả sau một ngày vất vả. Cõi trời Địa phủ cũng được hiểu là cõi tạm cho hành giả trên con đường tu hành trong vô lượng kiếp trên nhân gian.

Cội nguồn của cõi trời Địa phủ

Cõi trời Địa phủ được hình thành sau khi Đức Phật Thích Ca truyền được chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ xuống nhân gian, sau khi ngài và các vị đệ tử của ngài nhập diệt trở về, có nhiều vị đệ tử của ngài đắc phẩm vị Phật và phẩm vị Bồ tát. Vì thấy có nhiều Tuệ linh chuyển hóa được tầng năng lượng trong tâm để duy trì phát triển sự sống nên Đấng tạo hóa đã tạo ra sự sống ở một cõi trời mới, gọi là cõi trời Địa phủ, ngài lập ra các cảnh sống, lập ra mô hình bộ máy quản lý cho cõi trời Địa phủ. Đức Phật Thích Ca lập ra phương pháp giáo hóa bằng Chân tâm cho các Tuệ linh và linh hồn sau khi thoát tục cõi trần trở về Địa phủ để tu tập trước khi luân hồi trên nhân gian.

Sau khi Đấng tạo hóa và Đức Phật Thích Ca tạo lập sự sống và mô hình cũng như phương pháp giáo hóa cho cõi trời Địa phủ, có rất nhiều các Tuệ linh đã đắc phẩm vị Phật và Bồ tát phát nguyện với hai ngài để trở về cõi trời Địa phủ quản lý và giáo hóa chúng sinh cõi trời đó bằng tầng năng lượng giác ngộ mà họ đã đạt được. Như vậy cõi trời Địa phủ do hai ngài tạo hóa ra, và các Tuệ linh là đệ tử của Đức Phật Thích Ca phát nguyện lực về cai quản và giáo hóa cõi trời đó. Các Tuệ linh cai quản cõi trời Địa phủ vì chưa đắc được bộ lọc năng lượng nên vẫn phải luân hồi xuống nhân gian để trải qua hết các kiếp nạn khổ đau để cải tạo thành công bộ lọc năng lượng viên mãn.

Đạo Thiên chúa cũng có cõi trời Địa phủ riêng, và để lập ra cõi trời Địa phủ của đạo Thiên chúa thì Đấng tạo hóa đã cùng ngài Jesu tạo lập ra mô hình và bộ máy quản lý cũng như phương pháp giáo hóa riêng theo giáo lý của dòng đạo Thiên chúa. Đạo Hồi cũng như vậy, họ cũng có cõi trời Địa phủ riêng và cũng là do Đấng tạo hóa cùng ngài Mohammed tạo lập ra.

Mục đích tạo lập cõi trời Địa phủ:

Việc các dòng đạo lập ra các cõi trời Địa phủ riêng nhằm dùng giáo lý giáo hóa cho các vong linh để họ nhận thức được việc họ đã tạo ra nghiệp lực trên nhân gian, giúp họ sám tâm với những nghiệp lực đã tạo ra. Thông qua các cảnh giới tại cõi trời Địa phủ để giúp cho các vong linh thấu hiểu được những nghiệp lực mà kiếp sau không vi phạm, thấu hiểu được việc hành thiện để kiếp sau tinh tấn việc hành thiện. Đặc biệt tại cõi trời Địa phủ là nơi tu luyện dưỡng nguyên khí cho các vong linh có đủ năng lượng dương để đảm bảo khi luân hồi họ có đủ sức mạnh để vượt qua các kiếp nạn khổ đau, nhanh chóng vượt qua hết các kiếp nạn khổ đau trong nhiều kiếp để đắc được bộ lọc năng lượng cho Tuệ linh hay linh hồn. Nếu không đảm bảo có năng lượng dương khí là nguyên khí đủ mạnh thì khi luân hồi làm người, họ dễ dàng chết yểu hoặc không đủ sức mạnh vượt qua được các kiếp nạn khổ đau.

Khi chưa có các dòng đạo, chưa có cõi trời Địa phủ nào, hoặc hiện nay chúng sinh không theo dòng đạo nào thì chúng sinh tu hành dưới nhân gian tùy theo nghiệp lực nhẹ hay nặng, tùy theo phước báo, tùy theo mức độ năng lượng nguyên khí bị suy giảm ít hay nhiều mà sẽ luân hồi thành súc sinh hay luân hồi làm người. Nếu chúng sinh tạo nghiệp nhẹ thì được luân hồi đầu thai làm người nếu năng lượng nguyên khí đủ mạnh, nếu chúng sinh tạo nghiệp nặng thì sẽ phải luân hồi đầu thai làm muông thú lành hiền để dưỡng lại nguyên khí và trả nghiệp lực cho việc tạo nghiệp kiếp làm người trước đó. Tất cả việc luân hồi đều do hội đồng biên bản luật của Đấng tạo hóa vận hành. Như vậy những chúng sinh không theo dòng đạo nào hiện nay, và những chúng sinh sống tại các kiếp quá khứ khi chưa có cõi trời Địa phủ thì họ sẽ không có cơ hội được tu luyện sám tâm, không có cơ hội được đúc kết kinh nghiệm tu hành sau một kiếp, họ không có cơ hội được luyện nguyên khí trước khi luân hồi. Do đó khi luân hồi kiếp mới họ sẽ không có kinh nghiệm bởi giáo lý giáo hóa mà nhanh chóng vượt qua được các kiếp nạn khổ đau.

Như vậy cõi trời Địa Phật là cõi trời do những vị Phật, Bồ tát dùng chân lý, giáo lý để giáo hóa các vong linh, trợ giúp cho các Tuệ linh và linh hồn có kinh nghiệm vượt qua các kiếp nạn khổ đau trên con đường tu hành ở nhân gian để nhanh chóng đắc được bộ lọc năng lượng viên mãn. Cõi trời Địa Phật tuy là cõi tạm cho hành giả trên hành trình tu hành trong vô lượng kiếp nhưng nó vô cùng quan trọng để giúp hành giả rút ngắn được hành trình tu hành để nhanh chóng đặc được Hoàn đạo viên mãn.

Cõi trời Địa phủ có 4 hội đồng quản lý và 3 cảnh sống để tiếp dẫn chúng sinh thoát tục cõi trần trở về Địa phủ tu luyện trong 3 cảnh sống để tiếp tục hành trình luân hồi đảo kiếp.

 I- 4 hội đồng quản lý cõi trời Địa phủ

Cõi trời địa Phật được lập ra 4 hội đồng quản lý để cai quản, tiếp dẫn, giáo hóa vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh trở về Địa phủ tu luyện và luân hồi kiếp mới. Mỗi một hội đồng quản lý ở cõi trời Địa phủ có chức năng, nhiệm vụ riêng. Các hội đồng quản lý dưới Địa phủ vận hành và quản lý cõi trời này rất chặt chẽ bằng chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ của Đức A DI DI ĐÀ và Đức Phật Thích Ca. Đức A DI DI ĐÀ và Đức Phật Thích Ca sẽ sắc phong hoặc thay đổi các vị trí quản lý trong cõi trời Địa phủ khi các Tuệ linh cõi trời này có những thay đổi trên con đường tu hành cải tạo Trụ linh thành bộ lọc năng lượng.

a) Hội đồng Hoàn đạo

Đây là hội đồng quản lý tối cao nhất ở cõi trời Địa Phật. Hội đồng Hoàn đạo là những vị Phật quản lý và vận hành toàn bộ cõi trời Địa Phật.

Hội đồng Hoàn đạo là nơi các vị phật an trụ và quản lý. Trong hội đồng hoàn đạo thì Tuệ linh nào có chân tu cao nhất do quá trình tu hành dưới nhân gian đạt được sự giác ngộ và cải tạo thế giới quan tốt nhất sẽ được sắc phong vào vị trí quản lý cả cõi trời này. Danh hiệu là Nguyên Linh Địa Phật, nhân gian hay gọi là ngài Diêm Vương. Nguyên Linh Địa Phật chính là danh hiệu cho vị trí quản lý cõi trời địa phật.

Nhiệm vụ của hội đồng Hoàn đạo:

+ Lưu giữ sổ sinh và sổ tử của chúng sinh trên nhân gian, ghi chép tất cả nghiệp lực và phước báo của chúng sinh trong nhiều đời nhiều kiếp tu hành;

+ Tra xét, xét xử, luận công tội của chúng sinh khi thoát tục cõi trần nhân sinh trở về Địa phủ;

+ Giáo hóa, giảng dạy giáo lý của chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ cho vong linh, đây gọi là phổ độ vong linh;

+ Phổ độ thuyết pháp cho vong linh khi con cháu trên nhân gian dùng tâm thành kính đảnh lễ cứu độ gia tiên dòng họ dưới Địa phủ.

b) Hội đồng quan ngũ quỷ thần

Đây là hội đồng quản lý đứng thứ hai ở cõi trời Địa phủ, thực thi nhiệm vụ quản lý dưới sự điều hành của hội đồng Hoàn đạo.

Hội đồng quan ngũ quỷ thần chính là hội đồng các vị Bồ tát. Hội đồng này làm việc dựa trên sổ tử và dưới sự điều hành của hội đồng Hoàn đạo để thực thi nhiệm vụ để đi bắt chúng sinh thoát tục cõi trần không phải tuân theo tuổi thọ hay cung số đã định trong sổ tử.

Nhiệm vụ của hội đồng quan ngũ quỷ thần:

+ Tiền trảm hậu tấu đối với chúng sinh tạo nghiệp nặng, tức là đi bắt chúng sinh tạo nghiệp nặng trở về Địa phủ mà không cần chờ đến hết cung số, không phải báo cáo trước với hội đồng Hoàn đạo;

+ Thực thi lệnh theo sổ tử để tiếp dẫn chúng sinh tạo nhiều nghiệp từ kiếp trước mà kiếp này chưa gột rửa được nghiệp lực trở về Địa phủ. Ví dụ kiếp trước giết người ở tuổi 25, kiếp này hết 25 tuổi mà chưa cứu người để gột rửa nghiệp thì sẽ bị bắt về, khi đó sẽ bị tai nạn hoặc bị người khác giết;

+ Đi bắt các vong linh của chúng sinh chết đường, chết chợ, chết do tai nạn, chết do đột tử trở về Địa phủ;

+ Đặc điểm chung của hội đồng quan ngũ quỷ thần là bắt vong linh của chúng sinh thoát tục cõi trần trước tuổi 73 và chưa đến cung số đã định trong sổ tử do nghiệp lực từ kiếp trước và hiện kiếp quá nặng. Vì nếu chúng sinh đạt được mốc 73 tuổi và đến cung số theo sổ tử thì khi thoát tục cõi trần sẽ do hội đồng quan hành sai tiếp đón về Địa phủ. Mốc tuổi thọ từ 73 tuổi trở đi là đạt tuổi thọ trên dương gian.

c) Hội đồng quan hành sai

Đây là hội đồng quản lý đứng thứ ba ở cõi trời Địa phủ, thực thi nhiệm vụ quản lý dưới sự điều hành của hội đồng Hoàn đạo.

Hội đồng quan hành sai là hội đồng các vị Bồ tát. Hội đồng này làm việc dựa trên sổ tử và dưới sự điều hành của hội đồng Hoàn đạo để thực thi nhiệm vụ tiếp dẫn, đón tiếp vong linh của chúng sinh thoát tục cõi trần nhân sinh tuân theo tuổi thọ và cung số đã định trong sổ tử.

Nhiệm vụ của hội đồng quan hành sai: thực thi nhiệm vụ tiếp dẫn, tiếp đón các vong linh thoát tục cõi trần khi đã đạt và vượt mốc tuổi thọ 73 tuổi và hết cung số theo sổ tử đã định. Việc đón tiếp và tiếp dẫn chúng sinh thoát tục cõi trần phải tuân thủ theo sổ tử đã định tuổi thọ để tiếp dẫn về. Khi tiếp dẫn về sẽ giao cho hội đồng hoàn đạo tra xét, xét xử công tội. Có người thoát tục trước 73 tuổi nhưng do đến cung số đã định trong sổ tử, nên hội đồng quan hành sai sẽ đi tiếp dẫn, đón tiếp vong linh về Địa phủ.

d) Hội đồng quan hành chính

Đây là hội đồng quản lý đứng thứ tư ở cõi trời Địa phủ, thực thi nhiệm vụ quản lý dưới sự điều hành của hội đồng Hoàn đạo.

Hội đồng quan hành chính là các vị Bồ tát. Hội đồng này làm việc dựa trên sự điều hành của hội đồng Hoàn đạo trong việc quản lý các cảnh sống và quản lý sự vận hành bộ máy quản lý của cả cõi trời Địa phủ.

Nhiệm vụ của hội đồng quan hành chính:

+ Quản lý cửa khẩu âm dương, cửa khẩu âm dương là người trên dương gian sau khi thoát tục cõi trần đi về Địa phủ và vong linh dưới Địa phủ lên luân hồi trên nhân gian;

+ Quản lý vận hành các cửa ngục trong cảnh sống địa ngục Ngã quỷ;

+ Quản lý vận hành cảnh sống âm, quản lý vong linh gia tiên của các dòng họ, quản lý cảnh sống lao động tự do, buôn bán, mưu sinh ở cảnh âm;

+ Quản lý cảnh sống địa phật, đó là quản lý cảnh sống của các ngôi đồi âm đức của từng gia tiên dòng họ.

Các hội đồng hoạt động và thực thi nhiệm vụ chặt chẽ và khoa học dưới sự điều hành của ngài Nguyên Linh Địa Phật trong việc giáo hóa chúng sinh sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh và quá trình luân hồi lên kiếp mới trên nhân gian.

II- Cõi trời Địa Phật có 3 cảnh sống

Để giáo hóa chúng sinh sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh trở về Địa phủ biết nhìn nhận nghiệp lực đã tạo ra mà sám tâm, để có kinh nghiệm hành thiện cho kiếp sau, có kinh nghiệm vượt qua các kiếp nạn khổ đau ở kiếp sau, để luyện nguyên khí đảm bảo cho kiếp mới có sức mạnh của tâm để nhanh chóng tu hành đắc được bộ lọc năng lượng thì ngài Ngũ Âm Hóa Đồng đã tạo ra cõi trời Địa phủ với 3 cảnh sống khác nhau. Ba cảnh giới hay còn gọi là 3 cảnh sống ở cõi trời Địa phủ tương ứng với nghiệp lực, phước báo, sự giác ngộ của chúng sinh trên nhân gian mà khi thoát tục cõi trần sẽ an trụ ở cảnh giới tương ứng.

Cõi trời Địa Phật không có ngày và đêm, các cảnh giới có các tầng năng lượng khác nhau là do năng lượng của nghiệp lực, năng lượng của chấp ngã và năng lượng giác ngộ của các vong linh hay Tuệ linh ở mỗi cảnh giới khác nhau mà tạo ra không gian sống có ánh sáng hay màn đêm khác nhau.

a)     Cảnh sống Địa ngục - Ngã quỷ

Cảnh sống địa ngục - Ngã quỷ là cảnh sống dành cho các vong linh khi còn sống trên nhân gian tạo nghiệp lực. Khi thoát tục cõi trần sẽ phải đọa vào 7 đại cửa ngục a tỳ trong cảnh sống địa ngục - Ngã quỷ.

Cảnh sống địa ngục - Ngã quỷ do là cảnh sống của những vong linh khi sống tạo nghiệp lực trên nhân gian, mà nguồn gốc của nghiệp lực là Ngã quỷ, đó là chấp ngã, sân và hận. Cho nên không khí trong cảnh sống địa ngục và Ngã quỷ bao trùm là màu xám tối, đen tối và màu đỏ máu nơi các vong linh bị giam giữ trong các cửa ngục. Tầng năng lượng xám tối, màu đen của nghiệp lực và tầng năng lượng màu đỏ của Ngã quỷ là tầng năng lượng xấu, do đó những hành giả tu thiền du linh xuống cảnh giới này nếu không có năng lượng tốt của màu trắng và màu vàng sẽ dễ bị nhiễm âm khí mà sinh khởi bệnh tật. Thậm chí có những hành giả thiền du linh vào cảnh Ngã quỷ dưới dịa phủ đã bị các Ngã quỷ giết hại, khi đó con cháu hoặc người thân tưởng người đó đột tử mà chết. Để thiền du linh xuống các cửa ngục và các cửa Ngã quỷ thì hành giả phải có tầng năng lượng tốt trong tâm mới có thể an toàn đi tham quan các cảnh giới nơi Địa phủ.

Trong 7 đại cửa ngục a tỳ sẽ chia ra làm 6 đại cửa ngục dành riêng cho dòng người Nhân mệnh được hóa thân từ linh hồn của muông thú và một đại cửa ngục dành riêng cho dòng người Thiên ấn là hóa thân của các Tuệ linh. Tổng có 72 cửa ngục nhỏ từ 7 đại cửa ngục lớn. Cửa ngục của dòng người Nhân mệnh gọi là cửa địa ngục với 6 đại cửa lớn và tổng là 54 cửa ngục nhỏ. Cửa ngục của dòng người Thiên ấn là cửa Ngã quỷ với một đại cửa Ngã quỷ lớn và tổng là 18 cửa Ngã quỷ nhỏ.

Ngoài ra còn có những phòng tạm giam vong linh trong vòng 49 ngày sau khi thoát tục cõi trần để chờ đến ngày thứ 49 trên nhân gian sẽ xét xử, luận công tội mà phân vào các cảnh sống khác nhau. Có những phòng giam dành riêng cho những vong linh thoát tục cõi trần do nghiệp lực nhưng chưa đến cung số đã định, sẽ phải bị tạm giam đến khi đến cung số đã định trên nhân gian mới được đưa ra xét xử công tội, sau đó mới phân vào các cửa địa ngục - Ngã quỷ khác nhau. Ví dụ có người được hưởng dương thọ là 80 tuổi, nhưng do nghiệp lực từ kiếp trước và kiếp này không gột rửa được nghiệp lực, đến 60 tuổi bị yêu tinh giết chết, do đó quan ngũ quỷ thần về dẫn giải vong linh xuống phòng giam giữ, tránh yêu tinh khống chế vong linh theo chúng. Và phải chờ 20 năm sau khi được 80 tuổi theo nhân gian thì hội đồng hoàn đạo mới xét xử luận công tội mà phân vào các cửa ngục khác nhau.

Sáu đại cửa địa ngục cho dòng người Nhân mệnh:

Sáu đại cửa địa ngục giam giữ vong linh sau khi thoát tục cõi trần, trải qua 49 ngày tạm giam và xét xử vào ngày 49, khi vong linh sống trên nhân gian mà phạm vào các nghiệp lực nhóm tội tương ứng sẽ phải đọa vào các cửa ngục khác nhau. Nếu vong linh phạm nhiều nghiệp lực thì sẽ phải trải qua hết tất cả các cửa ngục cho đến khi nào vong linh nhận thức và sám tâm được nghiệp lực mình đã tạo thì mới được chuyển sang cảnh sống địa âm. Các cửa địa ngục được sắp xếp từ nhẹ đến nặng như sau:

1- Cửa địa ngục lao động khổ sai:

+ Trong cửa lao động khổ sai được chia ra làm 9 cửa nhỏ, mỗi cửa tương ứng với nhóm tội mà khi sống vong linh đã gây ra;

+ Cảnh sống trong cửa ngục lao động khổ sai là hình ảnh các vong linh phải lao động khổ sai, khuân vác, đập đá, lao động cật lực không được ăn uống gì khi mà chân tay bị xiềng xích và bị hình ảnh quỷ đánh đập;

+ Khi sống trên nhân gian mà tạo các nghiệp lực sau thì vong linh sẽ phải đọa vào cửa địa ngục lao động khổ sai: lười lao động; chửi rủa đánh đập người lao động, chà đạp nhân phẩm người lao động; bóc lột, chiếm đoạt sức lao động của người khác.

2- Cửa địa ngục hành xác:

+ Trong cửa địa ngục hành xác được chia ra làm 9 cửa nhỏ, mỗi cửa tương ứng với nhóm tội mà khi sống vong linh đã gây ra;

+ Cảnh sống trong cửa ngục hành xác là một khu vực gồm các con mãng xà, con trăn, con rắn, con thú khổng lồ. Những vong linh bị ném hay vứt vào trong đó. Những con ác thú đó trườn, truy đuổi cắn xé thân xác của các vong linh. Cảnh tượng này không ngừng nghỉ và diễn ra liên tục trong thời gian rất dài;

+ Khi sống trên nhân gian mà tạo các nghiệp lực sau thì  vong linh sẽ phải đọa vào cửa địa ngục hành xác: nói dối gây thiệt hại về của cải, sức khỏe và tính mạng người khác; tội lừa đảo; tội trộm cướp; tội chiếm đoạt tài sản người khác.

3- Cửa địa ngục lao tối lạnh giá:

+ Trong cửa địa ngục lao tối lạnh giá được chia ra làm 9 cửa nhỏ, mỗi cửa tương ứng với nhóm tội mà khi sống vong linh đã gây ra;

+ Cảnh sống trong cửa ngục lao tối lạnh giá là hình ảnh đêm tối lạnh giá, có mưa, có tuyết rơi, những vong linh bị những mũi tên băng bay xuyên vào tim, những vong linh hoảng loạn chạy trong đêm tối lạnh giá và bị các con thú khổng lồ truy đuổi để cắn xé ăn thịt, những vong linh không mặc quần áo bị treo trên cột và bị những con thú nhảy lên ăn thịt. Khi các vong linh chết rồi lại tỉnh lại và lại bị truy giết đến chết rồi lại tỉnh lại, quá trình này lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian rất dài;

+ Khi sống trên nhân gian mà tạo các nghiệp lực sau thì vong linh sẽ phải đọa vào cửa địa ngục lao tối lạnh giá: hành nghề sát sinh; giết hại muông thú làm thú vui; thông dâm, tà dâm, hiếp dâm; chửi rủa, đánh đập người khác; chà đạp nhân phẩm người khác.

4- Cửa địa ngục hành hình:

+ Trong cửa địa ngục hành hình được chia ra làm 9 cửa nhỏ, mỗi cửa tương ứng với nhóm tội mà khi sống vong linh đã gây ra;

+ Cảnh sống trong cửa ngục hành hình là hình ảnh ngũ quỷ phanh thây, cảnh vong linh bị truy đuổi và giết chết, cảnh bị đẩy xuống vực sâu mà chết, cảnh bị đập vào đầu mà chết, cảnh bị giết chết và phanh xác… Cảnh vong linh bị giết lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian rất dài;

+ Khi sống trên nhân gian mà tạo các nghiệp lực sau thì vong linh sẽ phải đọa vào cửa địa ngục hành hình: giết hại người khác; giết hại chính mình.

5- Cửa địa ngục hỏa thiêu:

+ Trong cửa địa ngục hỏa thiêu được chia ra làm 9 cửa nhỏ, mỗi cửa tương ứng với nhóm tội mà khi sống vong linh đã gây ra;

+ Cảnh sống trong cửa ngục hỏa thiêu sẽ thấy cảnh vong linh sẽ thấy bị quỷ đuổi bắt và ném vào vạc dầu mà chết cháy, bị quỷ ném vào núi lửa mà chết cháy, bị đốt chết, bị mũi tên lửa bắn vào mà chết. Vong linh bị hỏa thiêu chết đi sống lại trong thời gian rất dài;

+ Khi sống trên nhân gian mà tạo các nghiệp lực sau thì vong linh sẽ phải đọa vào cửa địa ngục hỏa thiêu: đánh đập, giết hại cha mẹ; đánh đập, giết hại thầy dạy.

6- Cửa địa ngục băng giá:

+ Trong cửa địa ngục băng giá được chia ra làm 9 cửa nhỏ, mỗi cửa tương ứng với nhóm tội mà khi sống vong linh đã gây ra;

+ Cảnh trong cửa ngục băng giá thì được coi là án tử cho các vong linh, vong linh sẽ bị chết và đóng băng vĩnh viễn trong núi băng, trong dòng sông băng, trong tảng băng;

+ Khi sống trên nhân gian mà tạo các nghiệp lực sau thì vong linh sẽ phải đọa vào cửa địa ngục băng giá: bán nước hại dân, tham ô tham nhũng, kích động chiến tranh; kích động xung đột dân tộc, tiết lộ bí mật quốc gia, phản bội tổ quốc.

Những người Nhân mệnh nếu vi phạm vào chửi rủa thiên địa, chửi rủa Thánh thần, Phật, Bồ tát, phá đình chùa, phá mồ mả gia tiên thì sẽ phải đọa hết tất cả lần lượt 6 đại cửa địa ngục rồi mới được chuyển sang sống cảnh âm.

Một đại cửa Ngã quỷ dành cho dòng người Thiên ấn:

+ Trong cửa Ngã quỷ dành cho dòng người Thiên ấn là các Tuệ linh trên các cõi trời xuống nhân gian tu hành tạo nghiệp lực thì sẽ bị đọa vào trong cửa ngục đặc biệt này. Cửa Ngã quỷ được cõi trời Địa phủ quản lý và dùng các tầng năng lượng của sự giác ngộ để giúp cho họ nhanh chóng thấu hiểu nghiệp lực mà chuyển hóa tâm;

+ Cửa Ngã quỷ bao gồm 18 cửa nhỏ: cửa lao động khổ sai có 3 cửa nhỏ; cửa hành xác có 3 cửa nhỏ; cửa lao tối lạnh giá có 3 cửa nhỏ; cửa hành hình có 3 cửa nhỏ; cửa hỏa thiêu có 3 cửa nhỏ; cửa băng giá có 3 cửa nhỏ. Cảnh các cửa ngục của dòng người Thiên ấn đều giống như các cửa ngục của dòng người Nhân mệnh. Cửa Ngã quỷ chỉ khác so với cửa địa ngục là mức độ chịu hình phạt nặng hơn, sự giam giữ nghiêm ngặt hơn vì các Ngã quỷ do nghiệp lực mà hóa thành quỷ nên bản tính rất nguy hiểm. Khi các Tuệ linh bị đọa trong các cửa ngục này thì họ sẽ hóa thành quỷ và ăn thịt, giết hại nhau, khi sống lại họ lại lặp đi lặp lại hành động tạo nghiệp khi còn sống trên nhân gian;

+ Cửa băng giá của dòng người Thiên ấn sẽ không bị hoại diệt Tuệ linh như cửa địa ngục của dòng người Nhân mệnh.

Những người Thiên ấn nếu vi phạm vào chửi rủa thiên địa, chửi rủa Thánh thần, Phật, Bồ tát, phá đình chùa, phá mồ mả gia tiên thì sẽ phải đọa hết tất cả lần lượt 18 cửa ngục trong Ngã quỷ rồi mới được chuyển sang sống cảnh âm.

Tất cả các cửa ngục mà có hình ảnh quỷ đuổi giết vong linh hay Tuệ linh, hình ảnh các con thú dữ giết hại vong linh hay Tuệ linh, hình ảnh có người đánh đập tra tấn vong linh hay Tuệ linh đều không phải là các ngài, và cũng không phải có quỷ hay dã thú nào hết. Do nghiệp lực khi sống trên nhân gian mà năng lượng trong tâm họ tích tụ gốc của nghiệp lực là chấp ngã, sân, hận thù, và khi về dưới Địa phủ, bằng thần lực của các vị Phật và Bồ tát đã tạo ra sự phản chiếu ảo ảnh từ chính tâm của các vong linh hay Tuệ linh mà họ tưởng rằng bị quỷ, quái thú truy giết. Đó là cách lấy chính Tâm ngã quỷ và hành động tạo nghiệp của các vong linh và Tuệ linh khi còn sống trên nhân gian mà tạo ra ảo ảnh để răn đe họ kiếp sau không hành động tạo nghiệp nữa, và cũng là thấu hiểu những khổ đau mà họ gây ra cho chúng sinh khác.

Tất cả các cảnh tra tấn, truy giết sẽ bị tiêu tan, vong linh và Tuệ linh sẽ thoát ra khỏi các cửa ngục nếu họ thấu hiểu nghiệp lực và định tâm, rồi nguyện tu hành theo chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ của ngài A DI DI ĐÀ và Đức Phật Thích Ca thì họ sẽ được chuyển sang cảnh âm và được đi học đạo ở cõi trời địa Phật.

Khi các vong linh và Tuệ linh đang bị đọa trong Địa ngục - Ngã quỷ thì họ tuyệt đối không thể nhận những lễ vật gì do con cháu trên nhân gian cúng lễ dâng tiến. Mỗi năm có 3 ngày được ngài Nguyên Linh đại xá cho vong linh và Tuệ linh về nhân gian thăm con cháu và nhận lễ vật do con cháu cúng lễ dâng tiến đó là ngày 13, 14, 15 tháng 7 Âm lịch. Thông qua 3 ngài đại xá này, các chư vị Phật và Bồ tát muốn các vong linh và Tuệ linh về nhắn nhủ con cháu hãy hành thiện giúp người, phổ độ gia tiên được siêu thoát khỏi cảnh địa ngục - Ngã quỷ. Khi mỗi dòng họ hay gia đình mà có vong linh bị đọa trong các cửa ngục thì gọi là động âm, tức là vong linh bị động tâm, chưa định thần nên con cháu sẽ không được yên theo do năng lượng của gia tiên tác động vào mong con cháu phổ độ gia tiên siêu thoát khỏi cảnh địa ngục - Ngã quỷ. Khi mỗi dòng họ mà có nhiều vong linh bị đọa trong các cửa ngục - Ngã quỷ thì trên dương gian con cháu sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong cuộc sống, thậm chí có nhiều người chết trẻ, đây là nghiệp cửu trùng của cả người sống và người đã chết trong dòng họ đó tích tụ lại mà nhận quả báo.

b)    Cảnh sống địa âm

Đối tượng vong linh, Tuệ linh được sống cảnh địa âm:

+ Cảnh sống địa âm là cảnh sống dành cho các vong linh khi sống trên dương gian không vi phạm hay tạo nghiệp lực gây tổn thương cho chúng sinh trời người;

+ Vong linh hay Tuệ linh khi sống tuy không tạo nghiệp lực những vẫn còn chấp ngã, sân, hận nên phải sống trong cảnh sống địa âm;

+ Các vong linh, Tuệ linh sau khi được siêu thoát khỏi các cửa ngục thì sẽ được chuyển sang sống cảnh âm để được lao động tự do và tu học các lớp giảng đạo Phật của hội đồng Hoàn đạo;

Tầng năng lượng của cảnh sống địa âm là màu xám sáng như chiều tối mà mặt trời đã lặn. Không khí và không gian ảm đạm và yên tĩnh. Sự ảm đạm và không gian tỏa năng lượng màu xám sáng là do các vong linh và Tuệ linh vẫn còn chấp ngã, sân, hận nên mới tỏa ra không gian như vậy.

Cảnh sống địa âm có:

+ Nhà tranh mái ngói, nhà tranh mái lá, mỗi ngôi nhà chỉ vài mét vuông. Không có nhà tầng, nhà lầu, xe hơi, xe máy, xe đạp hay bất kỳ phương tiện khoa học kỹ thuật nào ở cõi trời Địa phủ;

+ Có chợ quê, có cánh đồng lúa, có cảnh lao động tự do buôn bán và sản xuất nông nghiệp, có thầy đồ dạy học, có thầy bốc thuốc … có đồi núi và ao hồ;

+ Có ngân hàng hay còn gọi là kho khố Địa phủ. Các ngài ở hội đồng quan hành chính sẽ phát chẩn cho các vong linh được chuyển từ địa ngục - Ngã quỷ ra sống cảnh âm, vong linh thoát tục cõi trần được sống cảnh âm sau 49 ngày. Họ được cấp phát nhà cửa và công cụ lao động, tư trang quần áo và những đồ dùng cần thiết cho cuộc sống ở cảnh địa âm. Các vong linh hay Tuệ linh khi sống cảnh sống âm sẽ không nhận được bất cứ đồ lễ gì từ con cháu trên nhân gian cúng lễ, tiền vàng, nhà lầu, xe cộ… đều không thể gửi được đến cõi trời Địa phủ; hoặc khi con cháu dâng lễ thì vong linh cũng chỉ nhận dòng năng lượng hành thiện hay tạo nghiệp hoặc năng lượng chấp ngã của con cháu chứ không ăn hay thụ hưởng được đồ lễ;

Cảnh sống địa âm là dành cho các vong linh và Tuệ linh khi sống trên nhân gian có trí tuệ u mê mà chấp ngã, sân hận, nhưng chưa tạo nghiệp lực. Do đó khi thoát tục cõi trần nhân sinh trở về Địa phủ sống cảnh sống âm, họ cũng vẫn còn u mê và tâm vẫn còn chấp ngã. Các vong linh vẫn đòi hỏi con cháu cúng lễ nhiều, vẫn hay chấp nhặt người thân trên nhân gian. Sự chấp ngã lâu hay nhanh giác ngộ của vong linh và Tuệ linh lại phụ thuộc vào việc tu hành của con cháu và người thân trên dương gian.

Để các vong linh và Tuệ linh nhanh giác ngộ để chuyển sang cảnh sống địa phật thì con cháu trên nhân gian và vong linh, Tuệ linh ở cảnh địa âm phải thực hiện như sau:

+ Vong linh, Tuệ linh ngoài việc lao động, sinh hoạt ở cảnh sống địa âm sẽ phải tham gia các lớp học đạo, học giáo lý do hội đồng Hoàn đạo giảng dạy;

+ Con cháu trên nhân gian phải hành thiện giúp đỡ chúng sinh; làm lễ phổ độ gia tiên để hội đồng hoàn đạo thuyết pháp giảng giải cho cả gia tiên dưới Địa phủ; con cháu có khả năng thiền định xuống dưới Địa phủ nhờ hội đồng Hoàn đạo triệu tập gia tiên mà thuyết giảng chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để giúp gia tiên được siêu thoát sang cảnh địa Phật; con cháu không đốt nhiều hoặc không đốt tiền vàng mã, vì các vong linh không thể nhận được thứ gì cả; không nên lễ bái cầu xin công danh hay tiền tài từ vong linh gia tiên, bởi họ đang cầu xin con cháu hành thiện để họ được nhận dòng năng lượng hành thiện đó mà giúp họ được siêu thoát sang cảnh địa Phật;

+ Khi con cháu trên nhân gian hành thiện, giúp đỡ chúng sinh thì năng lượng hành thiện đó sẽ được chuyển cho gia tiên khi ta tưởng nhớ, khi ta thắp hương tri ân gia tiên. Khi ta tri ân và thắp hương tưởng nhớ bằng tâm đức hành thiện có được sẽ giúp cho gia tiên dưới Địa phủ nhận được năng lượng đó mà gột rửa được chấp ngã. Khi đó các ngài dưới hội đồng quan hành chính sẽ phát chẩn nhiều cho gia tiên, nhưng vì gia tiên đã giác ngộ nên không nhận những đồ phát chẩn, họ sẽ được chuyển sang cảnh địa Phật để tu luyện dưỡng nguyên khí. Nhưng khi con cháu trên nhân gian làm nhiều việc ác, tạo ra nhiều ác nghiệp thì gia tiên dưới Địa phủ sẽ chấp vào đó mà không thể giác ngộ được, họ sẽ luẩn quẩn theo Tâm ngã quỷ của con cháu, luẩn quẩn theo nghiệp của con cháu. Cho dù con cháu trên nhân gian có đốt nhiều vàng mã, cúng lễ to đến mấy thì gia tiên không nhận được một thứ gì hết;

Tuệ linh và linh hồn tồn tại và phát triển dựa trên các dòng năng lượng chứ không phải là vật chất. Do đó nếu gia tiên nhận được các tầng năng lượng hành thiện tích đức từ con cháu thì họ sẽ nhanh giác ngộ mà siêu thoát lên kiếp người mới, nếu gia tiên nhận được các tầng năng lượng nghiệp lực từ con cháu thì họ sẽ đọa trong cửa ngục và cảnh âm lâu dài mà khó được giác ngộ để siêu thoát.

c)     Cảnh sống địa Phật

Đối tượng vong linh, Tuệ linh được sống cảnh địa Phật:

+ Các vong linh được chuyển từ cảnh địa âm sau khi học đạo và được giác ngộ không còn chấp ngã, sân, hận nữa;

+ Các vong linh khi sống trên nhân gian không có chấp ngã, sân, hận, không tạo nghiệp, giúp đỡ được nhiều người, nhưng chưa đắc các phẩm vị nên sau khi thoát tục cõi trần thì họ sẽ được chuyển sang cảnh địa Phật để tu luyện nguyên khí chờ ngày đầu thai làm người kiếp mới;

Cảnh sống địa Phật có các ngọn đồi thấp, thoai thoải, có nhiều cây xanh trùng trùng điệp điệp như bất tận. Mỗi một gia tiên dòng họ sẽ được sinh sống và tu luyện trên một ngọn đồi, được gọi là ngọn đồi âm đức của mỗi gia tiên dòng họ. Trong mỗi ngọn đồi âm đức thì mỗi một vong linh, Tuệ linh sẽ có các nấm đất rộng khoảng 1 mét vuông để ngồi hành thiền và nghe các vị Phật giảng đạo để luyện nguyên khí chờ ngày đầu thai kiếp mới.

Tầng năng lượng chung cho cảnh sống địa Phật là màu vàng nhạt bao trùm toàn bộ cảnh địa Phật. Tuy nhiên, mỗi một ngôi đồi của gia tiên dòng họ lại có tầng năng lượng khác nhau, có gia tiên dòng họ thì có khí vàng rực rỡ và cỏ cây xanh tốt, có gia tiên dòng họ thì chỉ có khí trắng và cỏ cây tươi tốt, có gia tiên thì có khí xám đen và đồi núi bị sạt lở, có gia tiên thì không có cỏ cây và khí thì màu đen đỏ.

Âm đức dòng họ gia tiên được thể hiện thông quá khí sắc năng lượng, sự tươi tốt của cây cối tại mỗi ngôi đồi âm đức. Dòng họ nào có âm đức tốt là ngôi đồi âm đức có khí vàng, trắng vàng, trắng, có cỏ cây xanh tốt, có nhiều cây cổ thụ. Dòng họ nào mà âm đức kém thì ngôi đồi âm đức bị sạt lở, khí màu xám, đen, đỏ, có cây không xanh tốt và không có cây cổ thụ. Dòng họ sắp đi đến diệt vong thì ngôi đồi âm đức có màu đỏ máu, đen nhiều, đồi âm đức bị sụt, cỏ cây bị cháy hoặc chết. Ngôi đồi nào có nhiều khí vàng thì dòng họ đó có các vị Phật hóa thân xuống và đang hành đạo rất tốt. Ngôi đồi nào có khí trắng và phớt vàng thì dòng họ đó có các vị Bồ tát hóa thân xuống đang hành đạo tốt. Ngôi đồi nào có khí sắc màu tím, màu hồng, màu xanh thì dòng họ đó có các bậc Thánh nhân hóa thân xuống cứu giúp dân tộc. Ngôi đồi nào có màu đỏ máu thì con cháu có người tâm hóa quỷ đang hại người, hại dân tộc, hại chúng sinh. Ngôi đồi nào có khí đen thì con cháu đang tạo nhiều nghiệp lực.

Thông qua ngôi đồi âm đức của gia tiên dòng họ mà biết được con cháu dòng họ đang hành thiện hay tạo nghiệp. Con cháu muốn giúp cho âm đức dòng họ được nâng cao và các vong linh gia tiên nhanh được siêu thoát thì con cháu phải hành thiện giúp người hoặc thiền định xuống Địa phủ giảng chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để truyền sự giác ngộ đó gia hộ cho gia tiên nhanh siêu thoát.

III- Hành trình thoát tục cõi trần nhân sinh trở về Địa phủ và luân hồi kiếp mới

Hành trình một vòng luân hồi của một chữ nhân từ khi thoát tục cõi trần, trở về Địa phủ, sống trong các cảnh giới và luân hồi lên nhân gian đầu thai kiếp mới sẽ trải qua quy trình như sau:

Bước 1: Chữ Nhân là con người thoát tục cõi trần nhân sinh sẽ chia ra làm hai trường hợp:

+ Trường hợp 1, chữ Nhân thoát tục cõi trần nhân sinh đúng cung số bản mệnh đã định hoặc thoát tục cõi trần nhân sinh qua mốc 73 tuổi. Ở trường hợp này có biểu hiện khi thoát tục cõi trần nhân sinh là thoát tục ở nhà do tuổi già, do bệnh hoặc ở bệnh viện do bệnh;

+ Trường hợp 2, chữ Nhân thoát tục cõi trần chưa đến cung số bản mệnh đã định hoặc chưa đạt tuổi thọ 73 tuổi. Ở trường hợp này có biểu hiện khi thoát tục cõi trần nhân sinh là thoát tục do tai nạn, do đâm chém giết hại nhau, do chiến tranh, do đột tử dù ở nhà hay ở nơi khác.

Bước 2: Hội đồng quan hành sai sẽ tiếp đón vong linh ở trường hợp 1 của bước 1; hội đồng quan ngũ quỷ thần sẽ bắt vong linh ở trường hợp 2 của bước 1. Trường hợp thoát tục cõi trần nhân sinh do tự tử sẽ không được các ngài đón về Địa phủ. Có nhiều trường hợp do nghiệp nặng bị tinh tà bắt và chúng giam cầm các vong linh tại những nơi tai nạn thì cũng không được về Địa phủ.

Bước 3: Vong linh sẽ bị giam vào phòng tạm giam trong vòng 49 ngày để chờ xét xử công tội đã tạo ra khi sống trên nhân gian. Trong thời gian 49 ngày vong linh vẫn được các quan dẫn về nhà để quên đi nỗi nhớ người thân và thông báo cho người thân qua giấc mơ nếu nghiệp của vong linh nặng.

Bước 4: Xét xử vong linh ở ngày thứ 49 sau khi vong linh thoát tục cõi trần. Nếu vong linh tạo nghiệp nặng đều phải đọa vào 72 cửa ngục a tỳ. Nếu vong linh không tạo nghiệp lực nhưng còn chấp ngã thì sẽ được sống cảnh sống âm. Nếu vong linh không tạo nghiệp, không chấp ngã, có sự giác ngộ và hành thiện thì sẽ được sống cảnh địa Phật. Trường hợp vong linh khi sống mà thoát tục chưa đến cung số bản mệnh thì sẽ phải bị giam giữ cho đến tuổi thọ đã định thì mới đưa ra xét xử. Ví dụ cung số định tuổi thọ là 80 tuổi, nhưng bị đột tử ở tuổi 60, do đó sẽ mất 20 năm tính theo dương gian bị giam cầm đến khi thọ 80 mới đưa ra xét xử.

Bước 5: Chuyển vong linh vào các cảnh sống tương ứng với nghiệp lực hay phước báo khi còn sống trên nhân gian.

Vong linh sẽ phải đọa vào các cửa ngục Ngã quỷ do nghiệp lực tạo ra khi còn sống trên nhân gian.

Vong linh sẽ được sống cảnh âm sau khi vượt qua thời gian đọa trong cửa ngục hoặc sau 49 ngày thoát tục được sống cảnh địa âm.

Vong linh sẽ được sống cảnh địa Phật tu luyện chờ ngày đầu thai do được chuyển từ cảnh sống địa âm sang, hoặc sau 49 ngày thoát tục do phước báo mà được sống cảnh địa Phật.

Bước 6: Được luân hồi lên kiếp mới. Sau thời gian tu luyện trong cảnh địa Phật đạt được dòng năng lượng dương khí đảm bảo duy trì cho thân tướng trên nhân gian thì các vong linh sẽ được luân hồi. Tùy theo nghiệp lực khi sống mà vẫn phải đọa thành súc sinh, tùy theo phước báo mà được luân hồi làm người.

Do năng lượng của chúng sinh khi sống trên nhân gian có chấp ngã, sân hận, tạo nghiệp lực, phước báo chưa nhiều nên sau khi thoát tục thì Tuệ linh hoặc linh hồn chưa thể định thần, không đủ năng lượng để đi về các cõi. Do đó cõi trời Địa phủ đã có các hội đồng thực thi nhiệm vụ hỗ trợ các vong linh nhanh chóng đi được vào quy trình của vòng luân hồi. Đồng thời giảm thiểu các Tuệ linh hoặc linh hồn bị quỷ đến bắt sau khi chân tu thoát tục cõi trần nhân sinh.

Dù là sau một vòng luân hồi, chữ Nhân đọa thành súc sinh hay tiếp tục làm người thì đó là quy trình tuần hoàn để các Tuệ linh và linh hồn cần phải nhanh chóng trải qua. Bởi thông qua các khổ đau và kiếp nạn thì các Tuệ linh và linh hồn mới có cơ hội cải tạo Trụ linh của Tuệ linh thành bộ lọc năng lượng. Do đó sau khi vong thoát tục cõi trần nhân sinh, vong linh không được về Địa phủ để đúng quy trình luân hồi thì con đường tu hành của họ trong vô lượng kiếp còn dài. Bởi có những Tuệ linh sau khi thoát tục cõi trần vì nghiệp lực tự tử, khi thiền định gặp họ đang đọa trong điền thổ đất thì họ đã trải qua gần 1000 năm. Như vậy việc luân hồi của họ bị gián đoạn quá lâu. Việc các thầy pháp, thầy tu, hành giả dùng pháp thuật giữ vong để thực hiện mục đích riêng là đang tạo nghiệp cho chính họ và tạo nghiệp gây cho các vong linh không được đi đúng theo quy trình luật luân hồi.

Khi các hành giả đắc các phẩm vị từ bậc Thánh nhân đến quả Phật do giác ngộ thì sẽ không phải trở về Địa phủ sau khi thoát tục cõi trần. Họ sẽ được trở về trên các cõi trời mà họ xuống để luyện nguyên thần và tiếp tục xuống tu hành. Khi họ thoát tục cõi trần nhân sinh sẽ được tứ trụ nguyên thần trên các cõi trời đó xuống đón về.

IV- Phương pháp hóa độ cho vong linh nhanh luân hồi đảo kiếp sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh

Hóa độ chính là siêu thoát cho vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh để nhanh chóng được luân hồi đảo kiếp. Siêu thoát sẽ có 4 mức độ như sau:

Mức độ 1: Siêu thoát về Địa phủ sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh. Ở mức độ này chỉ cần vong linh được trở về Địa phủ, dù là trong cửa ngục Ngã quỷ thì cũng đã là được siêu thoát về Địa phủ. Bởi có nhiều vong linh bị đọa trên nhân gian vì nhiều nguyên nhân nên không được trở về Địa phủ, họ không thể bước được vào vòng luân hồi để tiếp tục tu hành cải tạo Tuệ linh. Dù là vào địa ngục Ngã quỷ thì cũng là đã được vào quy trình luân hồi, nên cũng coi là điều tốt ban đầu.

Mức độ 2: Siêu thoát khỏi cảnh địa ngục - Ngã quỷ ở dưới Địa phủ sang cảnh sống âm. Đó là đẩy nhanh tốc độ giúp vong linh thấu hiểu nghiệp lực đã tạo trên nhân gian khi sống, giúp vong linh nhanh chóng định thần để tâm không còn bấn loạn mà bị tra tấn hành hình nữa.

Mức độ 3: Siêu thoát khỏi cảnh địa âm để sang cảnh địa Phật. Đó là đẩy nhanh quá trình diệt chấp ngã của vong linh để chuyển sang cảnh tu luyện nguyên thần, chờ ngày luân hồi đầu thai kiếp mới.

Mức độ 4: Siêu thoát khỏi cõi trời địa Phật để luân hồi lên kiếp mới. Dù có đầu thai thành súc sinh hay tiếp tục làm người thì vẫn là rất tốt và đáng mừng, vì họ đang được bước những bước dài trên con đường tu hành, phải trải qua nhiều kiếp để cải tạo được bộ lọc năng lượng viên mãn cho Tuệ linh hay linh hồn.

Phương pháp hóa độ cho vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhanh được luân hồi sang kiếp mới:

+ Mỗi chúng sinh khi còn sống nên học tập, nghiên cứu chân lý vạn vật, chân lý giác ngộ, rời xa nghiệp lực và hành thiện giúp người. Sau thoát tục cõi trần sẽ được sống cảnh địa Phật và luân hồi ngay. Cứ đạt được các thành tựu đó thì chỉ cần vài kiếp tinh tấn tu hành sẽ đắc được bộ lọc năng lượng cho Tuệ linh để trở về với phẩm vị Phật vị và quả Không;

+ Mỗi chữ Nhân là bậc con cháu, nên học tập nghiên cứu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để thiền định đến cõi trời Địa phủ thuyết pháp cho gia tiên trong tất cả các cảnh giới để gia tiên nhanh được siêu thoát từng cảnh giới. Nếu không có khả năng thuyết pháp thì dùng Chân tâm tấu thiên địa và nhờ hội đồng hoàn đạo ở cõi trời Địa phủ giảng đạo cho gia tiên;

+ Con cháu trên nhân gian phải hành thiện, không hành nghề tạo nghiệp thì sẽ thúc đẩy cho gia tiên nhanh định thần và giác ngộ để siêu thoát các cảnh giới.

Như vậy cõi trời địa Phật là cõi trời của chư vị Phật và chư vị Bồ tát giáo hóa vong linh của chúng sinh sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh. Đây là cõi trời cần phải đến để cho trời người tu hành dưới nhân gian nhanh chóng có kinh nghiệm vượt qua được các kiếp nạn khổ đau, nhanh chóng hoàn thành các kiếp tu hành với việc đắc được bộ lọc năng lượng. Cõi trời địa Phật là cõi trời nghiêm minh của thực thi luật nhân quả và cũng là cõi trời của tâm từ bi vô lượng. Các ngài đã tạo ra và gieo vô số duyên để trợ giúp cho chúng sinh và vong linh nhanh đạt được sự giác ngộ. Do đó chúng sinh phải thấu hiểu và cùng hợp duyên với các ngài ở cõi trời Địa phủ, dẫn dắt và cứu giúp hết thảy trời người vượt qua hết các kiếp nạn khổ đau bằng hai chân lý của Đức Ngũ Âm Hóa Đồng.

 

 6. Bài thần chú Tịnh Độ Tâm

Sự hợp nhất phát nguyện lực của chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ chính là sự hợp nhất giữa ngài A DI DI ĐÀ và Đức Phật Thích Ca để thành danh hiệu mới “Đức Ngũ Âm Hóa Đồng”, đó là sự kết hợp giữa hai chân lý để tạo ra câu thần chú niệm danh hiệu của hai chân lý nhiệm màu vô lượng. Đó là thần chú “Tịnh độ tâm”. Câu niệm:

Nam mô A DI DI ĐÀ Phật”

a) Căn nguyên hình thành câu thần chú

Như đã biết Đấng tạo hóa có danh hiệu gốc là A DI DI ĐÀ, ngài đã sáng tạo ra luật nhân quả, chính là chân lý vạn vật để bảo vệ dòng chảy xuyên suốt của quy luật tự nhiên là duy trì phát triển sự sống khắp cõi trời trong vũ trụ. Do đó khi nghĩ đến ngài A DI DI ĐÀ thì nghĩ ngay đến luật nhân quả, chân lý vạn vật. Ngài đã tạo hóa ra vạn vật, tạo ra môi trường tu hành dưới nhân gian để cho các tuệ linh khắp các cõi trời hóa thân xuống tu hành tìm ra con đường Đạo để cải tạo trụ linh thành bộ lọc năng lượng viên mãn nhằm xây dựng và bảo vệ sự sống khắp vũ trụ. Do đó ngài A DI DI ĐÀ là hình tướng của Đạo, ngài chính là vạn vật vũ trụ, vạn vật vũ trụ là ngài, ngài là nhân quả, nhân quả là ngài. Trí tuệ của ngài là trí tuệ bậc nhất trong tất cả các tuệ linh trời người, không có gì vượt qua khỏi luật nhân quả của ngài.

Kiếp trước của Đức Phật Thích Ca sinh ra trong dòng họ Thích Ca, ngài là một vị vua anh minh, ngài đã giác ngộ được chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ để trị vì quốc gia đó được quốc thái dân an bằng hai chân lý. Ngài là người đầu tiên trong vô số tuệ linh trời người tìm ra và thấu hiểu được chân lý vạn vật của Đấng tạo hóa, và ngài lại giác ngộ được chân lý giác ngộ để cải tạo được trụ linh của mình thành bộ lọc năng lượng viên mãn. Do đó sau khi ngài nhập diệt ở kiếp đó trở về với cõi trời A DI DI ĐÀ đã được ngài A DI DI ĐÀ sắc phong quả vị Phật và quả vị Không, đồng thời được ngài A DI DI ĐÀ truyền toàn bộ thân pháp và trí tuệ cho Tuệ linh ngài Thích Ca, và tuệ linh ngài Thích ca đã truyền toàn bộ tâm từ bi vô lượng cho ngài A DI DI ĐÀ. Việc hai ngài truyền cho nhau trí tuệ và tâm pháp đã khiến cho các tuệ linh cõi trời đó đồng vang hát niệm danh hiệu hai ngài là “Nam mô A DI DI ĐÀ Phật”. Sự kiện đó đánh dấu việc hai ngài đã đắc được quả vị Không, bởi Tuệ ngài Thích Ca là tuệ linh đầu tiên trong vũ trụ đắc được bộ lọc năng lượng là do ngài A DI DI ĐÀ gieo duyên trên con đường tu hành trong vô lượng kiếp để chứng ngộ mà đắc, và việc ngài Thích Ca đắc được bộ lọc năng lượng thì đó cũng là thành quả của ngài A DI DI ĐÀ. Sau đó Tuệ ngài Thích Ca mới phát nguyện xuống để truyền dạy giáo lý của hai chân lý cho chúng sinh trời người. Nhưng sau kiếp ngài Thích Ca hành đạo và khi ngài nhập diệt thì Ma vương lại xâm lấn vào hàng đệ tử của ngài trong nhiều đời và đã chỉnh sửa mất danh hiệu gốc của hai ngài, và khi chúng sinh trì niệm sẽ không con nhiệm màu bởi ánh sáng vô lượng từ hai chân lý.

Đứng trước nguy cơ hai chân lý bị hoại diệt, hai ngài lại tiếp tục gieo duyên xuống nhân gian để cho chúng sinh trời người biết được sự thật về danh hiệu gốc của hai ngài là “A DI DI ĐÀ Phật”, để cho chúng sinh nương tựa được vào sức mạnh của hai chân lý như mặt trời tỏa ánh sáng hào quang vô lượng.

b) Phương pháp trì tụng câu thần chú

Khi trì tụng phải thấu hiểu ngài A DI DI ĐÀ chính là luật nhân quả, là chân lý vạn vật, là hình tướng Đạo, là người Cha vĩ đại của trời người. Ngài Thích Ca là tâm Đạo, là chân lý giác ngộ, là Tâm từ bi vô lượng, là Phật, là Thầy của trời người. Và phải hiểu niệm “Nam mô A DI DI ĐÀ Phật” là con nguyện hành theo chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ của hai ngài.

Khi trì tụng phải nghĩ về hai ngài và phải hiểu danh hiệu gốc của hai ngài là ngài A DI DI ĐÀ và Đức Phật Thích Ca hoặc nghĩ về danh hiệu mới của hai ngài là “Đức Ngũ Âm Hóa Đồng”.

c) Tác dụng của thần chú

Khi hành giả hành thiền, trong lúc thiền định đi cảnh giới, gặp quỷ, tinh tà, chỉ cần dơ tay phải hướng đến và niệm “Nam mô A DI DI ĐÀ Phật” thì quỷ và tinh tà sẽ bị hóa về địa phủ để các ngài giáo hóa. Nếu quỷ đóng giả các vị Phật hay các vị thần thành, thì khi niệm sẽ khiến cho quỷ hiện nguyên hình và bị ánh sáng nhiệm màu của hai chân lý chuyển về địa phủ để các ngài giáo hóa.

Khi hành giả đang có quỷ, tinh tà nhập trong người, niệm nhiều niệm “Nam mô A DI DI ĐÀ Phật” sẽ được hai ngài truyền năng lượng màu vàng để siêu thoát cho quỷ và tinh tà đang nhập trong người niệm và cân bằng năng lượng âm lượng cho người trì tụng hàng ngày.

Khi hành giả trì tụng và hướng tay phải về điền thổ, nơi có nhiều người chết, nơi có bùa chú, âm binh, tinh tà, quỷ đang ngự thì sẽ được ánh sáng màu vàng từ bi độ cho họ về địa phủ để được giáo hóa giác ngộ.

Khi trì tụng bên cạnh người sắp thoát tục hoặc người sắp thoát tục trì tụng sẽ được ánh sáng hào quang nhiệm màu của hai ngài bảo vệ không bị quỷ đến nhập vào hay bắt mất linh hồn.

Thần chú niệm danh hiệu hai ngài chính là Pháp hóa độ, phổ độ, cứu độ chúng sinh trời người. Tuyệt nhiên không thể niệm để cầu được về đất phật, bởi khi niệm mà cầu như vậy sẽ không được hai ngài tiếp dẫn. Thần chú danh hiệu của hai ngài là để bảo vệ người tu hành có được sức mạnh từ hai ngài mà nương tựa trên con đường vượt qua khổ đau kiếp nạn để đắc đạo viên mãn

 

7. Bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú

Đức Phật Thích Ca với tầng năng lượng hào quang màu vàng như mặt trời tỏa sáng rực rỡ đã chiếu độ an trụ khắp các cõi trời trong vũ trụ để gieo duyên và giáo hóa tất cả tuệ linh trời người trong vũ trụ. Đó là việc ngài chuyển hóa chân lý giác ngộ thành Tâm chú nhiệm màu vô lượng để cho chúng sinh và tuệ linh trời người nương tựa và đón nhận năng lượng sức mạnh từ bi của ngài.

a) Căn nguyên hình thành bộ thần chú

Để hai chân lý được lan tỏa khắp nhân gian tại kiếp ngài là Đức Phật Thích Ca thì đó là thành quả mà ngài đã tu hành trong nhiều đời nhiều kiếp của ngài, để tri ân công đức tu hành trong nhiều đời nhiều kiếp và tại kiếp mà ngài truyền giáo lý của hai chân lý, các tuệ linh khắp các cõi trời đều tôn xưng danh hiệu ngài là Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật, đó là người Thầy của trời người đang mang ánh sáng sự thật của hai chân lý đi hóa độ chúng sinh trời người. Vì ngài đã đắc được bộ lọc năng lượng trong trụ linh mà tuệ linh ngài đã tỏa tầng năng lượng màu vàng rực rỡ như mặt trời tỏa ánh sáng, đó là ánh sáng từ bi của sự thật khiến cho màn đêm giả dối u mê chuyển hóa thành giác ngộ sự thật như mặt trời tỏa sáng ban ngày. Tầng năng lượng màu vàng của ngài chính là kim thân của ngài, tầng năng lượng của ngài tỏa sáng và an trụ khắp các cõi trời gọi là kim thân của ngài đã an trụ khắp các cõi trời.

Đứng trước sự hoại diệt của hai chân lý, sự mê lầm của chúng sinh trời người, ngài đã phát nguyện lực tỏa kim thân của ngài an trụ khắp các cõi trời để chúng sinh nương tựa vào tâm pháp của ngài và được ngài gia hộ, dẫn dắt đến bến bờ của sự giác ngộ mà không phân biệt chúng sinh trời người. Tâm pháp của ngài chính là kim thân của ngài, vì vậy ngài chuyển hóa tâm pháp thành thần chú “Nhật Sư – Tâm chú” để dẫn dắt chúng sinh thấu hiểu và hành theo hai chân lý của hai ngài.

NHẬT SƯ - TÂM CHÚ

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

b) Phương pháp trì tụng bộ thần chú

Khi trì tụng phải thấu hiểu Nhật Sư – Tâm chú là thần chú tâm pháp mà Đức Nhật sư – Thích ca Mâu Ni Phật đã chuyển hóa từ chân lý giác ngộ của ngài tạo thành bộ thần chú nhiệm màu vô lượng; đó là ánh sáng vô lượng của “Tâm từ bi - Bồ đề Tâm” do công đức tu hành trong vô lượng kiếp mà chiếu độ đến khắp các cõi trời. Và phải hiểu ngài là Phật tổ.

Khi trì tụng phải nhất tâm nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng và có niềm tin về Đức Nhật Sư Thích Ca.

Trước khi trì tụng “Nhật Sư – Tâm chú” thì phải trì tụng “Tịnh Độ Tâm”.

c) Tác dụng của bộ thần chú

Trong tam giới thiên – địa - nhân có “Tam đọa trùng” là đọa ngã quỷ, đọa súc sinh, đọa địa ngục, trong đó:

+ Đọa ngã quỷ: Là bao gồm hết thẩy các tuệ linh xuống nhân gian tu hành mà tâm chấp ngã sân hận, dẫn đến tạo nghiệp gọi là Ngã quỷ; những Ngã quỷ này sau khi thoát tục cõi trần sẽ đọa vào cửa Ngã quỷ của cõi trời Địa Phật để tu sám tâm rồi luân hồi trên nhân gian; trải qua nhiều kiếp tạo nhiều ác nghiệp, sẽ có những ngã quỷ sẽ không hồi tâm mà được dẫn dắt về cõi trời của Quỷ. Cõi trời quỷ luôn gieo rắc các cảnh ma để cho chúng sinh hưởng lạc mà quên đi cội nguồn và sứ mệnh của nhân loại, chúng an trụ khắp cõi trần nhân gian để tạo ra chiến tranh, tiêu diệt sự sống của cõi trần nhân sinh này, bắt tuệ linh và linh hồn về giáo hóa thành quỷ mới; tinh tà cũng tu theo quỷ nên trở thành phục dịch cho chúng;

+ Đọa súc sinh: Là súc sinh (muông thú), và những chữ nhân trong cõi trần nhân sinh có tâm ngã quỷ cũng là súc sinh; là những chữ nhân tạo ác nghiệp sau khi trả nghiệp tại địa ngục phải đọa thành súc sinh do ác nghiệp kiếp trước theo luật nhân quả báo ứng;

+ Đọa địa ngục: Là những chữ nhân trong cõi trần nhân sinh đã tạo ác nghiệp, sau khi thoát tục cõi trần sẽ phải đọa vào địa ngục; những chữ nhân sống tại cõi trần nhân sinh do kiếp trước tạo nhiều ác nghiệp nên cũng phải sống trong cảnh địa ngục của bệnh tật, chiến tranh, sát hại nhau, mê tín dị đoan, lừa hại nhau.

Tất cả tam đọa trùng đều gọi là “Ma đạo”.

Vì “Kim thân – Nhật lai” là ánh sáng màu vàng tỏa hào quang vô lượng của ngài là hai chân lý đã an trụ tất cả các cõi trời để hóa độ, phổ độ, cứu độ chúng sinh. Khi xung quanh người trì tụng bộ thần chú này có ma quỷ, tinh tà, âm binh, cô hồn, vong linh sẽ được ánh sáng năng lượng của ngài siêu độ và hóa giải cho họ sớm luân hồi tu hành cải tạo trụ linh. Khi người trì tụng bộ thần chú này thì sẽ được ngài gia hộ truyền năng lượng màu vàng vào người trì tụng để họ cân bằng được năng lượng âm dương trong cơ thể, khiến cho ma quỷ nếu đã an trụ trong người sẽ được siêu thoát, khiến cho ma quỷ bên ngoài không thể xâm nhập vào người trì tụng. Dù hết thẩy ma đạo khắp các cõi trời khi hồi tâm hướng Phật sẽ được ánh sáng nhiệm màu của Phật hóa giải ma đạo, tiếp dẫn tu hành hoàn Đạo viên mãn. Và đặc biệt khi trì tụng bộ thần chú này sẽ nhận được sức mạnh tâm từ bi của ngài để dễ dàng vượt qua được các kiếp nạn khổ đau trên hành trình tu hành cải tạo trụ linh được bộ lọc viên mãn.

 

8. Bài thần chú Địa Phật Tâm Chú

a)     Căn nguyên hình thành Địa Phật – Tâm chú

Sau khi cõi trời địa phật được Đức Ngũ Âm Hóa Đồng tạo ra, chúng sinh tu hành theo dòng đạo Phật, sau khi thoát tục cõi trần nhân sinh trở về Địa phủ để tu hành sám tâm và luyện nguyên khí để tiếp tục hành trình luân hồi trong nhiều kiếp tu hành. Trải qua thời gian dài từ khi đạo Phật được hình thành, chúng sinh trên nhân gian không thấu hiểu về cõi trời này, chúng sinh hoang mang về và sợ hãi về cõi trời Địa phủ. Cõi trời của Quỷ gieo rắc mê tín dị đoan để chúng sinh u mê làm lễ cầu cúng sai trái, chúng truy bắt các tuệ linh và vong linh khi thoát tục cõi trần để hấp thụ nguyên khí của họ và hóa họ thành quỷ mới, chúng khiến họ không đi được vào quy trình luân hồi tu hành.

Khi chúng sinh trên nhân gian u mê sẽ khiến cho vong linh gia tiên của họ ở cõi trời địa phủ cũng u mê và khó giác ngộ theo. Bởi vong linh gia tiên nhanh giác ngộ là do con cháu trên nhân gian nhanh giác ngộ và hành thiện giúp đỡ chúng sinh. Do đó Đức Ngũ Âm Hóa Đồng đã phát nguyện lực đến vô lượng cõi trời người để tạo ra bộ thần chú “Địa Phật – Tâm chú”. Bộ thần chú này là sự nghiêm minh của luật nhân quả và tâm từ bị vô lượng của Đức Ngũ Âm Hóa Đồng. Đó là bộ thần chú mà Đức Ngũ Âm Hóa Đồng đã trao cho Đức Nguyên Linh Địa Phật cùng chư vị Phật và chư vị Bồ tát ở cõi trời Địa Phủ tu luyện và hành theo.

ĐỊA PHẬT – TÂM CHÚ

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

 

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

 

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

 

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

 

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”

b)    Phương pháp trì tụng bộ thần chú

Trước khi trì tụng phải thấu hiểu cõi trời địa phật, thấu hiểu rằng việc trì tụng bộ thần chú này là nương tựa vào chư vị phật, chư vị bồ tát, ngài đứng đầu cõi trời này là ngài Nguyên Linh Địa Phật của cõi trời địa phật.

Nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng và nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật rồi mới trì tụng.

Trước khi trì tụng bộ chú Địa Phật – Tâm chú thì trì tụng Tịnh độ tâm và Nhật sư – Tâm chú trước.

Tụng bộ thần chú này ở ngoài sân chùa, ngoài sân ngôi nhà ở, ngoài sân nhà thờ họ khi làm lễ phổ độ gia tiên. Hoặc trì tụng bộ chú này khi thắp hương ban thờ gia tiên.

c)     Tác dụng của bộ thần chú Địa Phật – Tâm chú

Bộ thần chú có 5 khổ. Khổ đầu tiên là sám tâm của người trì tụng.

Khổ thứ hai là nhờ chư vị Phật và Bồ tát cõi trời Địa phủ hóa độ, phổ độ, giáo hóa, giải nghiệp cho vong linh thoát tục cõi trần.

Khổ thứ ba là nhờ chư vị Phật và Bồ tát cõi trời Địa phủ hóa độ, phổ độ, giáo hóa, giải nghiệp cho gia tiên dòng họ.

Khổ thứ tư là nhờ chư vị Phật, chư vị Bồ tát cõi trời Địa Phật hóa độ, phổ độ, giáo hóa, giải nghiệp cho vong linh cô hồn.

Khổ thứ năm là nguyện tuân thủ nhân quả và niềm tin của người trì tụng đối với các ngài.

Địa phật – Tâm chú là để nhờ các vị Phật, các vị Bồ tát cõi trời địa phật hóa độ, phổ độ vong linh và gia tiên để giúp họ được siêu thoát ra khỏi các cảnh giới để được luân hồi đảo kiếp mới. Và là hồi hướng cho gia tiên nhanh chóng định thần mà giác ngộ để được siêu thoát kiếp mới.

Địa phật – Tâm chú là nguyện lực của Đức Ngũ Âm Hóa Đồng mà chư vị Phật, chư vị Bồ tát cõi trời Địa Phật đang tu luyện và hành theo. Do đó bất kỳ chúng sinh nào trì tụng hồi hướng gia tiên dòng họ ở cõi trời Địa Phật thì đều được các ngài tiếp dẫn mà giáo hóa, phổ độ, cứu độ cho vong linh được siêu thoát qua các cảnh giới để sớm luân hồi đảo kiếp.

 

9. Bài thần chú Bát Không Phật Đạo

a) Nguồn gốc hình thành Bát Không Tâm Chú

Bát Không Chân Kinh (Bát Không Phật Đạo) hay còn gọi là Bát Không Tâm chú là kết tinh của chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ thông qua 8 bài giảng về hình tướng, về trí tuệ, về tâm, về hành, về đạo, về tuệ, về phật, về nguyện của tất cả vạn vật trời người trong vũ trụ. Bát Không Chân Kinh là lý luận thật nhất, là sự thật của vạn vật vũ trụ. Thông qua chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ như là mặt trời chiếu sáng sự thật của vạn vật trời người vũ trụ, xua tan đêm tối mịt mù u mê mà quỷ đã gieo rắc cho chúng sinh. Là bảng tham chiếu sự thật cho trời người trong vũ trụ nhìn nhận, thấu hiểu và hành đạo đúng tại cõi trần nhân sinh này để nhanh chóng quá trình cải tạo thành công viên mãn bộ lọc năng lượng cho tuệ linh. Khi mỗi hành giả, mỗi chúng sinh thấu hiểu chân lý vạn vật và chân lý giác ngộ, dùng hai chân lý đó để thấu hiểu từng bài trong Bát Không Chân Kinh và hành đạo cải tạo chính mình và cải tạo thế giới quan thì trong chính tâm của mỗi hành giả sinh khởi được tầng năng lượng màu vàng. Tầng năng lượng màu vàng là sức mạnh của tâm từ bi vô lượng, là sức mạnh của sự thật để hóa giải hết thẩy ma đạo, tiếp dẫn chúng sinh trên con đường Hoàn Đạo viên mãn. Đó là tâm pháp, là bộ lọc năng lượng trong trụ linh của tuệ linh để tỏa ra tầng năng lượng khí vàng nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển sự sống của vũ trụ.

Khi Thấu hiểu Bát Không Chân Kinh thì tinh tà, ma quỷ không thể an trụ trong ta được. Khi chưa thấu hiểu thì hành giả cần nương tựa vào thần chú của Bát Không Chân Kinh (thần chú Bát Không Phật Đạo), bởi Bát Không Chân Kinh là mặt trời của hai chân lý, do đó hành giả nương tựa vào Bát Không Chân Kinh là nương tựa vào ánh sáng mặt trời của hai chân lý. Nương tựa vào ánh sáng mặt trời để an vui trong sự thật, để rời xa cảnh mê lầm u mê như đêm tối mịt mù của ngã quỷ. Khi đã thấu hiểu Bát Không Chân Kinh thông qua hai chân lý thì đó là cảnh ta đã an trụ và sống trong ánh sáng mặt trời. Đó là sức mạnh của Đức Ngũ Âm Hóa Đồng đã và đang hóa độ, phổ độ, cứu độ hết thẩy chúng sinh trời người, tiếp dẫn chúng sinh trời người đến đích của con đường giác ngộ viên mãn.

Bát Không Phật Đạo

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

b)    Phương pháp trì tụng bộ thần chú

Nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng: Ngài A Di Di Đà và Nhật Sự Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tụng bộ thần chú này bất cứ nơi đâu và trong mọi hoàn cảnh: giải bùa, đi đường bất an, ở nơi điền thổ, chùa chiền, đền thờ mà thấy bất an bởi quỷ và tinh tà hay âm binh, ở nơi có âm binh…

c)     Tác dụng của bộ thần chú Địa Phật – Tâm chú

Bát Không Phật Đạo chính là Bát Không Chân Kinh, là thần chú của tất cả thần chú, là pháp của tất cả pháp, là trí tuệ giác ngộ vô lượng, là tâm từ bi vô lượng, là mặt trời tỏa ánh sáng hào quang màu vàng vô lượng. Do đó không có pháp môn nào trong vô lượng trời người có thể dẫn dắt chúng sinh đến con đường Hoàn Đạo viên mãn như Bát Không Chân Kinh. Vì vậy khi tụng bài chú này thì Quỷ, tinh tà, âm binh, cô hồn, bùa chú sẽ được thần lực của hai ngài hóa độ cho họ siêu thoát.

 

 

 

 

 

PHẦN II: NGHI LỄ CHƯ THẦN, THÁNH NHÂN, PHẬT, GIA TIÊN,

ĐIỀN THỔ, SỰ VIỆC, CON NGƯỜI

 

Quý vị lưu ý:

- Gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ là những vong linh sau khi thoát tục cõi trần được sinh sống tại cõi trời địa phủ. Có những dòng họ có những vong linh hoàn thành việc tu hành dưới nhân gian và được trở về giữ chức vụ trước khi xuống làm người, con cháu được báo là có các cụ được làm quan. Dù là vong linh các cụ làm quan nhưng chưa phải là bậc giác ngộ, vong linh gia tiên cũng chưa phải là bậc giác ngộ. Họ vẫn còn chấp ngã và sân hận nên phải tu luyện nguyên khí ở Địa phủ.

- Chư Thần: Thần linh, Thần tài, Thổ địa, Táo quân, Sơn Thần, Thủy thần. Họ đều là những vị chưa giác ngộ, họ vẫn phải tu hành dưới nhân gian. Việc tu hành của họ chính là được cử đi công tác (tu hành) tại các điền thổ, nơi nghĩa trang, nơi sông ngòi, nơi, núi rừng, nơi có con người sinh sống ở các cơ sở kinh doanh, nhà cửa. Họ là những vị Thần có công lao bảo vệ nhưng nơi đó không bị quấy phá của vong cô hồn và âm binh. Họ bảo vệ cho con người chúng ta sinh sống ở trên những điền thổ không bị ảnh hưởng bởi âm binh, vong cô hồn. Các chư thần sẽ công tác theo nhiệm kỳ và khi con người chúng ta sinh sống trên những mảnh đất mới thì phải mời chư thần xuống ngự và bảo vệ âm cho gia đình.

- Gia tiên và chư thần nhận được gì (hưởng được gì) từ đồ lễ, từ sự nhất tâm và hành động của con cháu và chúng ta? - Chúng ta phải hiểu: các chư thần và gia tiên đều đang tồn tại ở thể năng lượng và linh khí, họ vẫn đang tu hành. Họ không ăn hay hít mùi thơm của thức ăn để no, họ không nhận được ngựa hay tiền vàng mà chúng ta cúng rồi hóa cho họ. Vậy tại sao phải cúng tiền vàng, ngựa (lưu ý chư thần, ở địa phủ không có phương tiên khoa học cũng như công nghệ nên không được hóa những đồ đó, không được hóa nhà)? - Chúng ta cúng tiền vàng cho gia tiên và cho chư thần chỉ cần một chút xíu để cho chúng ta và con cháu nhìn và nhớ đến chư thần cũng như gia tiên, hành động đó giúp cho ta và con cháu luôn nhất tâm tri ân gia tiên và chư thần. Khi ta đốt vàng mã biếu chư thần thì dưới Địa phủ, các ngài chứng tâm con cháu nhất tâm, hành thiện và hồi hướng tri ân gia tiên để phát chẩn và hỗ trợ gia tiên tu luyện. Các chư thần sẽ chứng sự nhất tâm và hành thiện để phát chẩn cho các vị thần đang cai quản điền thổ nhà ta. Gia tiên và chư thần không ăn đồ ăn và không tiêu tiền vàng gì cả, họ nhận năng lượng từ sự nhất tâm và sự hành thiện của con cháu thì họ sẽ no đủ và an lạc. Khi an lạc thì sẽ nhanh giác ngộ và nhanh được đầu thai làm người. Khi con cháu không nhất tâm và có hành động tạo nghiệp thì dù có mâm cao cỗ đầy, tiền vàng đầy nhà khi cúng thì chư thần và gia tiên không được các ngài phát chẩn do con cháu không hành thiện và các ngài quy tội gia tiên cũng như chư thần không biết dạy bảo chúng ta. Lúc đó gia tiên và chư thần sẽ hấp thụ năng lượng nghiệp lực, chấp ngã, sân, hận của chúng ta mà tổn hao nguyên khí, không biết bao giờ mới giác ngộ để luân hồi. Do đó việc hành thiện và nhất tâm tri ân chư thần và gia tiền, dù đồ lễ chay tịnh, dù có ngữa mã tiền vàng hay không, nhưng công đức thì vô lượng, gia tiên và chư thần nhận được sự no đủ của năng lượng hành thiện từ chúng ta.

- Chư Phật, Bồ Tát và cõi Trời Địa Phủ cũng đang tu luyện Đạo Giác ngộ nên đối với các Ngài thì đồ lễ là thành tâm dâng hoa quả, không được dâng cúng đồ mặn hay mâm cao cỗ đầy. Nếu chúng sinh dâng lễ nhiều, mâm cao cỗ đầy, bày vẽ về hình tướng khi lễ thì sẽ không được chứng tâm, sự việc sẽ không hóa giải được. Các Ngài chỉ chứng tâm con cháu nhất tâm hướng thiện, nhất tâm cứu gia tiên, nhất tâm cứu chúng sinh thì lễ mọn tâm thành, dù 1 thẻ nhang lễ cửa chùa đã hóa giải được. Các Ngài chứng tâm chứ không chứng lễ.

- Khi đọc lễ phải tập trung và nghĩ thật sâu về chư Phật, chư Thần, gia tiên, vong linh và nội dung công việc tấu lễ sẽ đạt được sự linh nghiệm cao.

 

 

BÀI 1: BÀI LỄ MÙNG 1 VÀ NGÀY 15 HÀNG THÁNG TRONG NHÀ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 2: BÀI LỄ NGÀY GIỖ CỦA VONG LINH GIA TIÊN DÒNG HỌ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và mâm cơm canh biếu gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ ngày giỗ vong linh…. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, xin phép được mời vong linh (họ tên vong linh được làm giỗ) được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự: Tri ân, báo hiếu của con cháu. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, vong linh (họ tên vong linh được làm giỗ) về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 3: BÀI LỄ CÚNG CHÚNG SINH CÔ HỒN XUNG QUANH ĐIỀN THỔ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

+ Chúng sinh cô hồn là vong linh của những người thoát tục do tai nạn, do chết đường, chết chợ, chết do chiến tranh, chết do tự tử và linh hồn của muôn thú do bị con người giết hại, do già mà chết sẽ phảng phất xung quanh nơi họ chết.

+ Những mảnh đất, nơi khu vực có nhiều chúng sinh cô hồn thì ở những nơi đó, lượng âm khí rất lớn. Những người sống xung quanh đó sẽ sinh bệnh tật, gia đạo không yên, con cái thì dễ sinh hư hỏng.

+ Bản chất cúng chúng sinh cô hồn là thông qua lễ vật chí tâm hành thiện của người sống sẽ phải độ cho họ siêu thoát về địa phủ thông qua các bài thần chú nhiệm màu của Phật pháp.

+ Khi những người sống khắp nơi đều cúng chúng sinh cô hồn thì âm khí trên nhân gian sẽ siêu thoát, nhân gian sẽ không còn hiện tượng cơ đày, căn hành, vong tinh tà nhập vào con người nữa.

- Nơi bày lễ: Bày lễ tại trong giữa đất đối với những nơi là nghĩa trang, bệnh viện, đài hóa thân, nơi có nhiều người chết, nơi là chiến sự. Và bày lễ ngoài nhà ở, bên ngoài nhà máy, công xưởng, nơi kinh doanh (lưu ý là giải âm đất theo hướng dẫn ở phần 4 trước khi cúng chúng sinh bên ngoài nhà). Phải bày lễ ở ngoai nhà, nơi kinh doanh, nơi sản xuất là vì để tránh tinh tà lợi dụng việc chúng ta làm lễ mà vào nhà ngự trên ban thờ, đồng thời giúp chư thần linh điền thổ không bị các thế lực cô hồn hay tinh tà đánh phá.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa quả, cơm canh, cháo, bánh kẹo, bỏng, xôi, thịt, rượu, thuốc lá, tiền vàng, quần áo chúng sinh.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tuần đầu thắp 5 nén nhang, tuần sau thắp 1 nén khi tuần hương đầu cháy gần hết.

- Hóa tiền vàng khi tuần hương đầu tiên cháy gần hết.

- Trước khi cúng chúng sinh thì cúng lễ trong nhà theo bài lễ ngày 1 và 15 hàng tháng nếu cúng chúng sinh vào bất kỳ ngày nào trong năm. Nếu cúng chúng sinh nhân ngày xá tội vong linh (ngày 13, 14, 15 tháng 7 âm lịch) thì cúng lễ xá tội vong linh trong nhà rồi mới cúng chúng sinh ngoài nhà.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ được các chư thần linh, chư vị Phật, Bồ tát tiếp dẫn chúng sinh cô hồn về ngự hưởng chí tâm hướng thiện của chúng ta và giúp họ siêu thoát về địa phủ):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy sơn thần – thổ địa – thủy thần hà bá bốn hướng đông tây nam bắc.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, bánh kẹo, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ cúng chúng sinh cô hồn “Điền thổ tại đất”. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Chân linh Phật tổ Như Lai. Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Ngưỡng vọng sơn thần – thổ địa – thủy thần bốn hướng đông tây nam bắc. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh cô hồn Thiên ấn, vong linh cô hồn nhân mệnh, linh hồn muông thú; tất cả chữ nhân thoát tục cõi trần do chết đường, chết chợ, chết do tai nạn, chết do tự tử, chết do binh đao khói đạn, chết do chưa đến cung số bản mệnh. Quy tụ tại điền thổ tại đất, quy môn thuận. Thọ hưởng lễ vật chí tâm hành thiện của cõi trần nhân sinh, chữ nhân con trần “họ tên người lễ…”. Trong sự tri ân đạo lễ, đạo đời, đạo đường, đạo đế vương. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Con Trần: “Họ tên người lễ” ngưỡng vọng Chân linh Phật tổ Như lai, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Hóa độ: Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh chúng sinh cô hồn về địa phủ đúng đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh chúng sinh cô hồn tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh chúng sinh cô hồn trở về địa phủ đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Tiếp theo: Khi 5 nén hương cháy gần hết thì hóa tiền vàng. Khi hóa xong và châm them 1 nén nhang nữa.

Tiếp theo: Tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ chạm vao nhau) tay phải dơ cao ngang ngực, hướng lòng bàn tay về phía trước và lần lượt tụng 3 bài thần chú (Tịnh độ Tâm, Nhật sư Tâm chú và Bát không Phật đạo). Mỗi bài tụng càng nhiều càng tốt, vì tụng càng nhiều sẽ giúp vong linh cô hồn siêu thoát hết. Tụng 3 bài chú đó hướng về xung quanh nơi ta làm lễ.

Tiếp theo: Khi tuần nhang thứ 2 cháy gần hết thì ta lại tụng 3 bài chú hướng xung quanh nơi làm lễ để nếu còn vong linh chúng sinh cô hồn nào về sau sẽ vẫn được siêu thoát. Khi tụng xong thì tắt bỏ nén nhang đang cháy gần hết, hoặc tụng đến khi nén nhang cháy hết.

Cuối cùng: Đi vào nhà tụng 3 bài thần chú (Tịnh độ Tâm, Nhật sư Tâm chú và Bát không Phật đạo) hướng xung quanh ngôi nhà và ban thờ để hóa giải âm khí có thể do vong linh chúng sinh cô hồn gây ra nhiễm âm khí ở ngôi nhà.

 

 

BÀI 4: BÀI LỄ XÁ TỘI VONG LINH THÁNG 7 ÂM LỊCH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và mâm cơm canh biếu gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Trong 3 ngày tháng 7 âm lịch: 13, 14, và 15 là Địa phủ sẽ mở cửa các cửa ngục và cửa Âm – Dương để cho vong linh trong cửa ngục, vong linh không phải trong cửa ngục được về với con cháu trên dương gian để tri ân với con cháu. Do đó con cháu chỉ làm lễ xá tội trong 3 ngày này là tốt nhất nếu gia tiên dòng họ có vong linh nào bị đọa trong cửa ngục hoặc không bị đọa thì cũng là sự tri ân viên mãn nhất.

- Có thể kết hợp cúng chúng sinh (vong cô hồn đói khái không được siêu thoát bên ngoài ngôi nhà, nơi ta đang cư trú) sau khi tấu lễ xá tội vong linh trong nhà.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ xá tội vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” sống trong cảnh giới địa âm, cảnh giới địa phật, cảnh giới địa ngục được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự: Tri ân, báo hiếu của con cháu. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, sống trong cảnh giới địa phật, cảnh giới địa âm, cảnh giới địa ngục được về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 5: BÀI LỄ TẠ ĐIỀN THỔ CUỐI NĂM (NHÀ Ở, NHÀ MÁY,

NƠI SẢN XUẤT, NƠI KINH DOANH)

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ tạ điền thổ là lễ tạ chư thần: Bao gồm thần linh, thần tài, thổ địa, táo quân và tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc. Lễ tạ là dâng lễ bằng chí tâm hành thiện cảm tạ, tri ân với chư thần đã hỗ trợ, giúp đỡ điền thổ ta sinh sống được an ninh, giúp đỡ gia đạo thuận hòa, hỗ trợ xuất hành bình an, công việc được hanh thông.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ông ngựa giấy 5 màu (xanh, đỏ, trắng, vàng, đen) trong sân nhà (nếu không có sân thì dâng lễ tại ban thờ gia tiên và thần linh). Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Lưu ý: Nếu có sân nhà thì bày lễ và lễ ngoài sân nhà rồi vào trong ban thờ gia tiên thần linh lễ bài lễ ngày 1, 15 hàng tháng. Nếu không có sân nhà thì bày lễ ở ban thờ gia tiên thần linh, đọc bài lễ tạ thổ là được. Nếu làm lễ tạ thổ ngày 23 tháng 12 âm lịch tại nhà thì tấu lễ tạ thổ ngoài sân xong vào nhà tấu lễ ngày 23. Nếu không có sân thì sắm lễ ngày 23 đặt lên ban thờ gia tiên thần linh và tấu lễ sau bài lễ tạ thổ.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ tạ điển thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự tri ân gia hộ của chư thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 6: BÀI LỄ NGÀY 23 THÁNG 12 ÂM LỊCH (TIỄN TÁO QUÂN VỀ TRỜI) VÀ BAO SÁI CHÂN NHANG (TỈA VÀ HÓA CHÂN NHANG)

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay. Mua 3 con cá chép nhỏ đặt vào bát nước to, cúng xong rồi phong sinh ra sông, hồ.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Hóa vàng mã xong, hương cháy gần hết thì đọc bài lễ hóa chân nhang và an vị lô nhang.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ tiễn chân linh quan táo quân về thiên, trong sự tiếp dẫn, dẫn giải năm mới thuận cơ âm dương. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Khi hóa vàng xong, lúc nhang chưa cháy hết thì tấu luôn bài lễ xin hóa chân nhang bên dưới (nếu ban thờ không nhiều chân nhang thì không cần làm lễ hóa chân nhang):

 

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hóa chân nhang. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, xin phép gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” cho phép con trần “họ tên người lễ…” hóa chân nhang trong sự bao sái ban thờ đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó nhấc bát nhang, tỉa và hóa chân nhang, lấy rượu gừng lau ban thờ, lau bát nhang và kê đặt bát nhang lên trên ban thờ. Mỗi bát nhang để lại 5 chân nhang cũ.

Khi đặt bát nhang lên ban thờ thì châm mỗi bát nhang 1 nén nhang rồi đọc bài lễ an vị sau:

 

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nước, nén nhang thơm, tròn tâm. Dâng lễ an vị lô nhang. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, cho phép an vị lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất trong sự định vị thiên cơ. Xin phép gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” cho phép an vị lô nhang thờ hội đồng gia tiên trong sự định vị thiên cơ. Xin phép bà tổ tô, ông mãnh tổ cho phép an vị lô nhang thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 7: BÀI LỄ TẤT NIÊN NGÀY CUỐI NĂM (30 TẾT) TRONG NHÀ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ Tất Niên cuối năm (Kỷ Hợi). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện nhân ngày Tất niên. Tiếp dẫn ngự hưởng du xuân cùng con cháu. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian, nhân ngày Tất niên. Tiếp dẫn ngự hưởng du xuân cùng con cháu. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới (Canh tý) trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới (Canh tý) trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 8: BÀI LỄ ĐÊM GIAO THỪA TẠI NHÀ, NƠI KINH DOANH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ đêm giao thừa là nghi lễ tri ân thiên địa (cội nguồn của con người), tri ân với những bậc anh hùng dân tộc, tri ân với nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc, tri ân với tất cả Tuệ linh trời người. Lễ đêm giao thừa cũng là nghi thức chuyển giao linh khí, nguyên khi từ năm cũ sang năm mới. Với hy vọng, sự chúc cho nhân loại, cho thế giới, cho dân tộc, cho dòng họ, cho gia đình, cho mỗi người đón nhận được những linh khí thiên địa tốt, nhân loại không còn chiến tranh, con người sống đoàn kết và yêu thương nhau. Tiếp dẫn trong sự khai thông thuận cơ âm dương, sở hữu chữ nhân.

- Trong thời khắc giao thừa, việc chúng ta hành lễ thiên địa là mời chư thần thiết nhập và an vị lô nhang điền thổ trong năm mới (nhiều trường hợp các ngài có sự thay đổi, do đó chúng ta nên thành kính mời chư thần).

- Trong nhân gian có nói về các vị quan hành khiển theo từng năm. Thực ra đó là do người Trung Quốc biến tướng, dựng lên việc các vị quan hành khiển cai quản nhân gian theo năm. Họ đặt tên các vị đó theo tên các vị Vua của dân tộc họ trong quá khứ. Đây là điều không có thật, bởi vì có cả một cõi trời có các chư thần sẽ xuống khắp muôn nơi để giúp đỡ con người tu hành dưới nhân gian.

- Đồ lễ: Dâng 2 lễ. Một lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Một lễ ngoài sân nhà (cửa nhà đối với những nhà không có sân) là hoa quả, xôi thịt, rượu, trầu cau. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Sang giờ tý, khoảng sau 12h đêm thực hiện nghi lễ.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Tấu lễ Thiên – Địa ngoài sân (trước cửa nhà)

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Đêm giao thừa ngày 30 tết, tiếp dẫn ngày mùng 1 tết tháng 1 năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tròn tâm. Dâng lễ đêm giao thừa chuyển tiếp năm mới (Canh Tý). Đạo.

Trong sự: Trời – Đất linh thiêng, giao hòa 3 cõi Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Trong sự hồn thiêng sống núi Nước Nam hợp nhất. Trong sự quá khứ - hiện tại – vị lai hợp nhất tại sở hữu chữ nhân. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A DI DI Đà, Đức Phật Thích Ca). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Vua Trời. Ngưỡng vọng Diện Thánh Tam Tòa. Ngưỡng vọng Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần, nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc. Ngưỡng vọng Linh khí sông núi Nước Nam. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chúng sinh cõi trần nhân sinh trở về hai chữ “Hoàn Tâm”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chúng sinh vượt qua khổ đau kiếp nạn trong vòng sinh tử luân hồi. Tiếp dẫn chúng sinh nương tựa trong chân lý nhân quả và chân lý vạn vật. Trong sự nương tựa Đạo Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn Hoàn Đạo. Tiếp dẫn, Hoàn độ dân tộc Việt Nam “Quốc thái dân an, an lạc thái bình”. Tiếp dẫn chư thần ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh điền thổ - lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất, tiếp dẫn an vị trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ” cùng con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới (Canh tý) trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Tiếp dẫn nương tựa cửa Phật, nương tựa chân lý nhân quả và chân lý giác ngộ. Tiếp dẫn Hoàn Đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

II) Tấu lễ trong ban thờ gia tiên, thần linh:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Đêm ngày 30 tết tiếp dẫn ngày mùng 1 tết tháng 1 năm 2020 (Canh tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tròn tâm. Dâng lễ đêm giao thừa chuyển tiếp năm mới (Canh Tý). Đạo.

Trong sự: Trời – Đất linh thiêng, giao hòa 3 cõi Thiên – Địa – Nhân hợp nhất. Trong sự hồn thiêng sống núi Nước Nam hợp nhất. Trong sự quá khứ - hiện tại – vị lai hợp nhất tại sở hữu chữ nhân. Đạo. Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng ban Giám sát hộ thần, xin mời chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh quan thần tài, thiết nhập và an vị lô nhang thờ hội đồng quan thần linh “điền thổ tại đất”, trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện, trong sự chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, lễ vật chí tâm hành thiện nồng ấm nhân gian, chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 9: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 1 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và 1 mâm cơm canh gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày mùng 1 tết, năm 2020 (Canh tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, cơm canh, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ ngày mùng 1 tết năm mới (Canh Tý). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện, trong sự chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, lễ vật chí tâm hành thiện nồng ấm nhân gian, chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 10: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 2 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và 1 mâm cơm canh gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày mùng 2 tết, năm 2020 (Canh tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, cơm canh, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ ngày mùng 2 tết năm mới (Canh Tý). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện, trong sự chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, lễ vật chí tâm hành thiện nồng ấm nhân gian, chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 11: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 3 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và 1 mâm cơm canh gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Lưu ý: Tùy theo phong tục tập quán từng vùng miền và địa phương. Có vùng miền hóa tiền vàng biếu gia tiên và chư thần vào ngày 3 tết, có vùng miền hóa vào ngày mùng 7 tết. Do đó nếu hóa vào ngày nào thì làm lễ theo bài lễ hóa tiền vàng hết tết trong bài lễ “Bài 12”.

 

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày mùng 3 tết, năm 2020 (Canh tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, cơm canh, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ ngày mùng 3 tết năm mới (Canh Tý). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện, trong sự chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, lễ vật chí tâm hành thiện nồng ấm nhân gian, chung vui du xuân ngày tết cùng con cháu. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” lễ vật. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 12: BÀI LỄ HÓA TIỀN VÀNG NGÀY 7 TẾT TRONG NHÀ,

NƠI KINH DOANH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và 1 mâm cơm canh gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Trong 3 ngày tết có dâng tiền vàng thần linh, tiền vàng gia tiên và chưa đã biếu chư thần cũng như gia tiên. Do đó ngày 7 tết, con cháu làm cơm canh, lễ vật dâng lễ hết tết và biếu tiền vàng thiết nhập chư thân và gia tiên. Nếu con cháu làm lễ hóa vàng ngày 3 tết hay ngày 4, 5, 6 tết thì cũng dùng bài lễ này để hóa tiền vàng cho đúng đạo.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày mùng 7 tết, năm 2020 (Canh tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, cơm canh, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hóa tiền vàng địa phủ thiết nhập hội đồng quan thần linh và hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ “họ…”. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện của con cháu. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, chuyển tiền vàng địa phủ, thiết nhập gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, tròn tâm. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, lễ vật chí tâm hành thiện nồng ấm nhân gian. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 13: BÀI LỄ TIẾN THẦN NGÀY 15 THÁNG GIÊNG

(NHÀ Ở, NHÀ MÁY, NƠI SẢN XUẤT, NƠI KINH DOANH)

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ tiến thần là lễ dâng tiến tiền vàng, lễ vật tới chư thần: Bao gồm thần linh, thần tài, thổ địa, táo quân và tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc. Lễ tiến thần là dâng lễ bằng chí tâm hành thiện với sự tri ân chư thần và mong muốn chư thần hỗ trợ, giúp đỡ điền thổ ta sinh sống được an ninh, giúp đỡ gia đạo thuận hòa, hỗ trợ xuất hành bình an, công việc được hanh thông trong cả một năm mới.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ông ngựa giấy 5 màu (xanh, đỏ, trắng, vàng, đen) trong sân nhà (nếu không có sân thì dâng lễ tại ban thờ gia tiên và thần linh). Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Lưu ý: Nếu có sân nhà thì bày lễ và lễ ngoài sân nhà rồi vào trong ban thờ gia tiên thần linh lễ bài lễ ngày 1, 15 hàng tháng. Nếu không có sân nhà thì bày lễ ở ban thờ gia tiên thần linh, đọc bài lễ tiến thần là được.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ tiến thần tại điển thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự tri ân của con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…” tới chư thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, gia trạch an ninh thuận hòa, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải năm mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 14: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN DÒNG HỌ KHI VỢ,

CON CÁI SINH EM BÉ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ báo cáo gia tiên khi vợ, con cái sinh em bé là để gia tiên dòng họ dòng tộc dưới địa phủ để gia tiên biết và gia hộ cho con cháu.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Lưu ý: Khi chúng ta đang sinh sống, con cái đang sinh sống và tồn tại thì không được nghe thầy bà nào phán là phải đội (lập) bát nhang bản mệnh. Nên nhớ là việc lập và đội bát nhang bản mệnh là mê tín dị đoan, và nó chỉ dành cho vong linh của người đã thoát tục cõi trần. Khi lập và đội bát nhang bản mệnh sẽ dễ bị tinh tà ngự vào bát nhang gây rối loạn cuộc sống gia đình và sau này.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Lễ khai sinh con trần “họ tên cháu bé mới sinh”. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự: Báo cáo gia tiên dòng họ, dòng tộc “họ…” về sự hiện hữu chữ nhân con trần “họ tên cháu bé” tại cõi trần nhân sinh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự: Báo cáo gia tiên dòng họ, dòng tộc “họ…” về sự hiện hữu chữ nhân con trần “họ tên cháu bé” tại cõi trần nhân sinh. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên cháu bé”, nương tựa âm đức gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 15: BÀI LỄ ĐẦY THÁNG CHÁU BÉ MỚI SINH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ đầy tháng là lễ đến gia tiên, đến chư thần để được gia hộ cho cháu bé trong cung số bản mệnh kiếp người. Trong nhân gian có cúng mụ, thực tế trong tâm linh không có các bà mụ nào cả, tất cả sự phát triển trí tuệ nhận thức của cháu bé là do gia đình dạy dỗ và phước báo của gia tiên cũng như của chính cháu bé.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Lưu ý: Khi chúng ta đang sinh sống, con cái đang sinh sống và tồn tại thì không được nghe thầy bà nào phán là phải đội (lập) bát nhang bản mệnh. Nên nhớ là việc lập và đội bát nhang bản mệnh là mê tín dị đoan, và nó chỉ dành cho vong linh của người đã thoát tục cõi trần. Khi lập và đội bát nhang bản mệnh sẽ dễ bị tinh tà ngự vào bát nhang gây rối loạn cuộc sống gia đình và sau này.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Lễ đầy tháng cháu “họ tên cháu bé mới sinh”. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Ngưỡng vọng chư thần hộ mạng cho cháu “họ tên cháu bé”. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự: Dâng lễ đầy tháng con trần “họ tên cháu bé”. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên cháu bé”, nương tựa âm đức gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 16: BÀI LỄ SÁM TÂM TẠI CHÙA

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ sám tâm tại chùa là dành cho những người đã tạo nghiệp, chấp ngã, sân, hận. Khi hiểu ra sự sai trái đó và bắt đầu hay đã dừng không tạo nghiệp, không chấp ngã, không sân, không hận. Trong tâm muốn được thanh thản, muốn nhẹ nhàng, muốn được nương tựa sự từ bi của chư Phật thì nên làm lễ sám tâm. Tuy nhiên, sám tâm chỉ có được sự nhiệm màu nếu sau khi sám tâm, chúng ta không tái phạm nghiệp lực, không chấp ngã, không sân, không hận. Và sự nhiệm màu hơn khi chúng ta hành thiện cứu giúp mọi người và muông thú. Ví dụ nếu người hành nghề giết mổ mà đi sám tâm ở chùa xong về nhà vẫn hành nghề giết mổ thì nhân quả báo ứng với họ sẽ càng đến nhanh. Vì sám tâm rồi mà vẫn tạo nghiệp thì tức là chúng ta đang lừa dối Phật và chư thần. Có người không cần đi sám tâm ở chùa, họ dừng nghiệp và hành thiện, khi đó tâm họ an lạc, nhẹ nhàng và thanh thản, được chư Phật gia hộ. Do đó hành thiện và rời nghiệp là pháp sám, pháp tu đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta nhất.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng thanh bông, hoa quả, hương thơm, đèn nến. Không được dâng tiền vàng nơi cửa chùa, trên ban thờ Phật.

- Thắp 1, 3, 5, 7, hoặc 9 nén nhang vào bát nhang trong ban thờ Phật. Nếu trên ban thờ Phật có thắp hương vòng thì không phải thắp hương nữa. Khi đó ta hãy châm nhang thắp ngoài lư hương trước cửa chùa.

- Nguyên tắc đi lễ chùa: Trước tiên dâng lễ vào ban Tam Bảo, các ban nếu có, sau đó châm hương trong ban Tam bảo nếu chưa có hương vòng (đang cháy). Tiếp đó châm hương ngoài lư hương cửa chùa. Sau khi dâng lễ, châm hương xong, thì đầu tiên là lễ ngoài lư hương cửa chùa trước với mục đích là tri ân và báo báo thiên địa trước. Sau đó vào trong ban Tam bảo lễ, đi các ban khác nếu có nhiều ban. Khi đi về, thì lễ tạ trong ban Tam bảo và các ban khác trước, sau cùng là lễ tạ ngoài lư hương rồi mới đi về.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Lễ sám tâm tại lư hương trước cửa Tam Bảo:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước lư hương, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ giúp siêu thoát cho vong linh cô hồn phất phưởng xung quanh nơi cửa chùa được siêu thoát trở về địa phủ):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ sám tâm trước cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Ngưỡng vọng Vua Trời. Ngưỡng vọng Diện Thánh tam tòa. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên), sám tâm. Trong sự: Lấm bụi trần nhân gian, chưa giác ngộ “Đạo giải thoát” trở về hai chữ “Hoàn tâm”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự trợ nhân duyên vượt qua “bể khổ - nhân tâm” trở về “con đường giác ngộ - chí tâm hành thiện”. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Nương tưa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó vào lễ sám tại ban Tam Bảo

 

II) Lễ sám tâm tại ban Tam Bảo:

Chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ sám tâm trước cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Ngưỡng vọng Vua Trời. Ngưỡng vọng Diện Thánh tam tòa. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên), sám tâm. Trong sự: Lấm bụi trần nhân gian, chưa giác ngộ “Đạo giải thoát” trở về hai chữ “Hoàn tâm”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự trợ nhân duyên vượt qua “bể khổ - nhân tâm” trở về “con đường giác ngộ - chí tâm hành thiện”. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Nương tưa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 17: BÀI LỄ CỬA CHÙA NGÀY MÙNG 1, 15 HÀNG THÁNG

 (HOẶC BẤT KỲ NGÀY NÀO TRONG NĂM)

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Việc đi lễ chùa đối với chúng ta có rất nhiều mục đích: Lễ sám, cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu công danh, cầu tiền tài, cầu may mắn, lễ tri ân với các Ngài. Tuy nhiên, khi hiểu thấu đáo về Đạo Phật là đạo giải thoát khổ đau dựa trên luật nhân quả và sự hi sinh lợi ích cá nhân để mang lại lợi ích cho mọi người, thì việc đi lễ chùa ngoài việc sám tâm, đi lễ hành hương, đi lễ vãn cảnh, phát nguyện, lễ tri ân với các Ngài thì không nên đi lễ để cầu xin. Nhiều người đi lễ cầu xin cho bố mẹ, cho người thân khỏi bệnh, thậm chí cho chính mình khỏi bệnh. Và có nhiều người khỏi. Thực ra chỉ khỏi được với điều kiện chúng ta phải hành thiện thì việc hành thiện đó sẽ cứu giúp ta, cứu giúp người thân khỏi bệnh. Để bệnh của người thân, của ta khỏi được thì hãy hành thiện cứu giúp mọi người và muông thú, sống an vui, suy nghĩ tích cực, đi chùa lễ sám tâm hoặc phát nguyện xin hành thiện để hồi hướng hóa giải bệnh tật cho ta, cho người thân. Chúng ta không nên cầu xin công danh, tiền tài, chức tước, khỏi bệnh (do nhân quả, chỉ có hành thiện mới khỏi bệnh), mà hãy sống cuộc sống văn minh, đạo đức, hành thiện. Đó là duy trì phát triển sự trong sáng của tâm linh và Phật pháp, góp phần bài trừ mê tín dị đoan như cầu xin, giải hạn, bùa chú nơi cửa chùa.  

- Đồ lễ: Thành tâm dâng thanh bông, hoa quả, hương thơm, đèn nến. Không được dâng tiền vàng nơi cửa chùa, trên ban thờ Phật.

- Thắp 1, 3, 5, 7, hoặc 9 nén nhang vào bát nhang trong ban thờ Phật. Nếu trên ban thờ Phật có thắp hương vòng thì không phải thắp hương nữa. Khi đó ta hãy châm nhang thắp ngoài lư hương trước cửa chùa.

- Nguyên tắc đi lễ chùa: Trước tiên dâng lễ vào ban Tam Bảo, các ban nếu có, sau đó châm hương trong ban Tam bảo nếu chưa có hương vòng (đang cháy). Tiếp đó châm hương ngoài lư hương cửa chùa. Sau khi dâng lễ, châm hương xong, thì đầu tiên là lễ ngoài lư hương cửa chùa trước với mục đích là tri ân và báo báo thiên địa trước. Sau đó vào trong ban Tam bảo lễ, đi các ban khác nếu có nhiều ban. Khi đi về, thì lễ tạ trong ban Tam bảo và các ban khác trước, sau cùng là lễ tạ ngoài lư hương rồi mới đi về.

- Bài lễ cửa chùa này vừa là sự tri ân đến với các ngài, vừa là sự nguyện lực chí tâm hành thiện, vừa là sự xin được chư Phật chở che gia hộ vượt qua khổ đau để giác ngộ.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Lễ tại lư hương trước cửa Tam Bảo:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước lư hương, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ giúp siêu thoát cho vong linh cô hồn phất phưởng xung quanh nơi cửa chùa được siêu thoát trở về địa phủ):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ tri ân đến chư Phật, Đạo Phật vĩnh hằng. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Ngưỡng vọng Vua Trời. Ngưỡng vọng Diện Thánh tam tòa. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên), tri ân chư Phật, Đạo Phật vĩnh hằng. Trong sự: Tiếp dẫn, dẫn giải, trợ nhân duyên vượt qua “bể khổ - nhân tâm” trở về “con đường giác ngộ - chí tâm hành thiện”. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Nương tưa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó vào lễ tại ban Tam Bảo

 

II) Lễ tại ban Tam Bảo:

Chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ tri ân chư  Phật, Đạo Phật vĩnh hằng. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Ngưỡng vọng Vua Trời. Ngưỡng vọng Diện Thánh tam tòa. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên), tri ân chư Phật, Đạo Phật vĩnh hằng. Trong sự: Tiếp dẫn, dẫn giải, trợ nhân duyên vượt qua “bể khổ - nhân tâm” trở về “con đường giác ngộ - chí tâm hành thiện”. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Nương tưa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 18: BÀI LỄ CỬA ĐỀN THỜ THÁNH: MẪU, QUAN, HOÀNG,

 CHÚA, CÔ, CẬU

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Việc đi lễ cửa đền thờ Thánh: Thờ Mẫu, thờ Quan, thờ Hoàng, thờ Chúa, thờ cô, cậu là sự tri ân của con dân người Việt Nam đối với những bậc tiền nhân có công xây dựng bảo vệ tổ quốc. Tín ngưỡng thờ tri ân là nét đẹp, là bản sắc dân tộc để con cháu ghi nhớ, lưu giữ và phát huy tinh thần cha ông ta về cộng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Những bậc tiền nhân chính là tổ tiên của các dòng họ có thật của các dòng họ người Việt Nam. Việc gìn giữ và lưu truyền tín ngưỡng tri ân chính là chúng ta gìn giữ nét đẹp ăn quả nhớ người trồng cây, là sự báo hiếu của con cháu với tổ tiên dòng họ, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Vì hàng Thánh nhân là những người đã hi sinh thân xác để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc, họ luôn lo lắng và quan tâm cho dân tộc được ấm lo, người dân đoàn kết để phát triển đất nước vững mạnh và cường thịnh. Do đó chúng ta phải bài trừ mê tín dị đoan, lợi dụng tín ngưỡng của dân tộc để hành nghề bói toán, bắt lính, hầu đồng, mở điện xem bói, lễ nghi giải hạn. Những trường hợp có căn quả hay ăn lộc mở điện xem bói, cúng bái, khi dùng các cảnh giới tâm linh và tâm pháp kiểm tra thì trên điền thổ nơi họ sinh sống có tinh tà đóng giả thần thánh và lừa chúng ta là được ăn lộc của các Thánh. Khi hóa giải tinh tà tại điền thổ thì những người đó hết lộc, không bị hành nữa. Vì vậy sự nhận thức về thế giới tâm linh, về hàng Thánh không thấu đáo, không thấu hiểu lịch sử xây dựng, giữ nước của dân tộc ta thì dễ bị tinh tà lợi dụng để truyền bá mê tín dị đoan.

- Tín ngưỡng tri ân hàng Thánh nhân của Việt Nam là vô cùng trong sáng và cần được gìn giữ nét đẹp nhân văn. Quốc gia đã có nhiều đền to phủ lớn thờ các bậc tiền nhân, chúng ta không nên xây điện thờ các ngài, vì có xây cũng không có ngài nào ngự cả, chỉ có tinh tà ngự để xui khiến hành nghề mê tín dị đón. Do đó, việc tri ân chỉ nên đi lễ hành hương các đền to phủ lớn mà đã được nhà nước công nhận. Ngoài ra, việc hành thiện, đoàn kết dân tộc chính là tri ân, báo hiếu vô lượng đối với các bậc tiền nhâ. 

- Đồ lễ: Thành tâm dâng thanh bông, hoa quả, hương thơm, đèn nến, có thể xôi thịt, rượu, trà, thuốc.

- Thắp 1, 3, 5, 7, hoặc 9 nén nhang vào bát nhang trong ban thờ. Nếu trên ban thờ có thắp hương vòng thì không phải thắp hương nữa. Khi đó ta hãy châm nhang thắp ngoài lư hương trước cửa đền.

- Nguyên tắc đi lễ đền: Trước tiên dâng lễ vào ban trong cung (chính điện), các ban nếu có, sau đó châm hương trong ban chính điện nếu chưa có hương vòng (đang cháy). Tiếp đó châm hương ngoài lư hương cửa đền. Sau khi dâng lễ, châm hương xong, thì đầu tiên là lễ ngoài lư hương cửa đền trước với mục đích là tri ân và báo báo thiên địa trước. Sau đó vào trong ban chính điện lễ, đi các ban khác nếu có nhiều ban. Khi đi về, thì lễ tạ trong ban chính điện và các ban khác trước, sau cùng là lễ tạ ngoài lư hương rồi mới đi về.

- Bài lễ cửa đền là để tri ân báo hiếu với những bậc tiền nhân có công xây dựng bảo vệ tổ quốc, đồng thời xin các ngài gia hộ, độ trì cho Quốc thái dân an, đất nước an lạc thái bình, con người sống đoàn kết.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Lễ tại lư hương trước cửa Đền:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước lư hương, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú tạo ra năng lượng hóa giải cho các vong cô hồn phất phưởng xung quanh nơi cửa đền được siêu thoát về địa phủ):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Vua Cha – Ngọc Hoàng Thượng Đế; Tam Tòa Thánh Mẫu.

-                     Con lạy công đồng nhà Trần, công đồng bóng chúa, tứ  phủ vạn linh, tam phủ công đồng.

-                     Con lạy tứ phủ chầu bà, tứ phủ ông hoàng, tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, năm dinh quan lớn, cùng hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, xôi thịt, trầu cau, thuốc lá, tròn tâm. Dâng lễ cửa (tên đền thờ bậc tiền nhân…) trong sự tri ân cội nguồn dân tộc. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Vua Trời. Ngưỡng vọng Diện Thánh Tam Tòa. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần trong sự tri ân thiên địa, tri ân những người con dân tộc đã hi sinh thân mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong sự trời đất linh thiêng, trong sự tri ân báo hiếu. Trong sự kế thừa tinh thần đoàn kết và bảo vệ dân tộc. Tròn tâm. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chúng sinh dân tộc Việt Nam độc lập tự do, quốc thái dân an, an lạc thái bình. Tiếp dẫn, dẫn giải vượt qua kiếp nạn khổ đau. Tiếp dẫn, dẫn giải hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ” và con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Tri ân, kế thừa tinh thần đoàn kết và bảo vệ dân tộc. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa (tên đền thờ bậc tiền nhân…) trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó vào lễ tại chính điện

 

II) Lễ tại ban chính điện:

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Vua Cha – Ngọc Hoàng Thượng Đế; Tam Tòa Thánh Mẫu.

-                     Con lạy công đồng nhà Trần, công đồng bóng chúa, tứ  phủ vạn linh, tam phủ công đồng.

-                     Con lạy tứ phủ chầu bà, tứ phủ ông hoàng, tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, năm dinh quan lớn, cùng hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, xôi thịt, trầu cau, thuốc lá, tròn tâm. Dâng lễ cửa (tên đền thờ bậc tiền nhân…) trong sự tri ân cội nguồn dân tộc. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Vua Trời. Ngưỡng vọng Diện Thánh Tam tòa. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần trong sự tri ân thiên địa, tri ân những người con dân tộc đã hi sinh thân mình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong sự trời đất linh thiêng, trong sự tri ân báo hiếu. Trong sự kế thừa tinh thần đoàn kết và bảo vệ dân tộc. Tròn tâm. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chúng sinh dân tộc Việt Nam độc lập tự do, quốc thái dân an, an lạc thái bình. Tiếp dẫn, dẫn giải vượt qua kiếp nạn khổ đau. Tiếp dẫn, dẫn giải hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ” và con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Tri ân, kế thừa tinh thần đoàn kết và bảo vệ dân tộc. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa (tên đền thờ bậc tiền nhân…) trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 19: BÀI LỄ PHÁ DỠ NHÀ CŨ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ phá dỡ nhà cũ do không ở hoặc xây dựng nhà mới, phá dỡ công trình cũ do giải tỏa hoặc để xây dựng mới là một nghi lễ quan trọng. Việc phá dỡ phải báo cáo hội đồng quan thần linh cai quản điền thổ nơi cồng trình cần phá dỡ, báo cáo gia tiên dòng họ biết việc con cháu phá dỡ. Khi dâng lễ báo cáo đồng thời cũng là xin chuyển ban thờ thần linh gia tiên đến chỗ mới trong trường hợp xây dựng công trình mới trên nền điền thổ phá dỡ. Khi xây xong, chúng ta lại thiết nhập (nhập trạch lại) cho đúng đạo. Việc làm đúng đạo sẽ được chư thần và gia tiên gia hộ cho quá trình xây dựng công trình và sinh sống trên điền thổ được thuận hòa, phát triển.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, đặt trên ban thờ gia tiên và thần linh. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Khi hạ lễ xong rồi cho tiến hành phá dỡ công trình.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, địa chỉ công trình xây dựng…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ phá dỡ công trình/ trạch nhà tại điển thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, tiếp dẫn gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu phá dỡ công trình/ trạch nhà. Tiếp dẫn tái thiết công trình/ trạch nhà mới (nếu xây dựng mới trên nền điền thổ đó). Đạo

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải phá dỡ công trình/ trạch nhà thuận cơ âm dương, quý nhân phù trợ. Tiếp dẫn, chuyển vị trí ban thờ hội đồng quan thần và hội đồng gia tiên dòng họ sang vị trí mới. Tròn tâm. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(sau khi chuyển ban thờ sang vị trí mới, đọc bài lễ an vị ban thờ ở vị trí mới để quá trình phá dỡ, xây dựng mới được thuận lợi)

 

 

          BÀI 20: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ XÂY DỰNG TRẠCH NHÀ/ CÔNG TRÌNH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ động thổ khởi công xây dựng trạch nhà, xây dựng công trình là lễ báo cáo tứ trụ nguyên thần, hội đồng quan thần linh, hội đồng gia tiên dòng họ chứng tâm và gia hộ cho con cháu trong quá trình xây dựng trạch nhà, công trình được thuận lợi, may mắn. Nếu mảnh đất mới mua, đất dự án mới được chuyển đổi để làm nhà, công trình thì tuyệt đối chưa có hội đồng quan thần linh. Do đó lễ động thổ cũng là mời chư vị hội đồng quan thần linh thiết nhập điền thổ tại đất để hỗ trợ cho chúng ta xây dựng và cai quản bảo vệ cho chúng ta sau này.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ngựa giấy 5 màu (đỏ, xanh, đen, vàng, trắng) có quần áo mũ quan kèm theo đặt tại giữa mảnh đất. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Trước khi động thổ khởi công trạch nhà, công trình, hãy xử lý âm đất (làm theo trong phần 4 cuốn lễ này) để trên điền thổ không còn vong cô hồn, tinh tà. Khi đất không có tạp khí âm thì quá trình xây dựng và ở trên điền thổ đó sẽ được an ninh, khỏe mạnh, phát triển.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, địa chỉ công trình xây dựng…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ động thổ khởi công xây dựng trạch nhà/ công trình tại điển thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, tiếp dẫn gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu động thổ khởi công xây dựng công trình/ trạch nhà điền thổ tại đât. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần, xin phép mời Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần động thổ khởi công trạch nhà/ công trình thuận cơ âm dương, âm phù dương trợ, quý nhân phù trợ. Tiếp dẫn, dẫn giải quá trình xây dựng, an cư trạch nhà/ công trình: An cư lập nghiệp, an ninh, hoàn nhân, hoàn lộc, hoàn danh sở hữu chữ nhân con trần. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(sau khi cháy được gần hết 1 tuần hương đầu tiên thì hóa tiền vàng rồi động thổ 4 góc và tâm đất)

 

 

BÀI 21: BÀI LỄ ĐỔ MÁI, CẤT NÓC (CÁC TẦNG VÀ TẦNG MÁI) 

XÂY DỰNG TRẠCH NHÀ/ CÔNG TRÌNH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ động cất nóc là nghi lễ thỉnh đến tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc, hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất, hội đồng gia tiên dòng họ, gia hộ và đón nhận linh khí thiên địa kết tụ vào mái nhà. Mục đích là nhờ chư thần gia hộ cho ngôi nhà được linh khí thiên địa kết tinh tại ngôi nhà từ nền nhà cho đến mái nhà với. Khi có được linh khí thì cuộc sống, công việc trên trạch nhà/ công trình đó sẽ được thuận hòa, phát triển.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, đặt mâm lễ tại giữa mái (các tầng), đặt dưới nền đất nếu làm nhà ngói hay nhà thờ. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, địa chỉ công trình xây dựng…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ đổ mái (cất nóc) trạch nhà/ công trình tại điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, tiếp dẫn gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu đổ mái (cất nóc) xây dựng công trình/ trạch nhà điền thổ tại đât. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần đổ mái (cất nóc) trạch nhà/ công trình thuận cơ âm dương, âm phù dương trợ, quý nhân phù trợ. Tiếp dẫn, dẫn giải quá trình xây dựng, an cư trạch nhà/ công trình: An cư lập nghiệp, an ninh, hoàn nhân, hoàn lộc, hoàn danh sở hữu chữ nhân con trần. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(sau khi cháy được gần hết 1 tuần hương đầu tiên thì hóa tiền vàng rồi đổ mái, cất nóc)

 

 

 

BÀI 22: BÀI LỄ BỒI HOÀN LONG MẠCH TRẠCH NHÀ/ CÔNG TRÌNH 

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ bồi hoàn long mạch là nhờ Tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc, hội đồng quan thần linh gia hộ, điều chỉnh, khai không khí mạch, nước mạch dưới nền công trình, nền trạch nhà được thông suốt. Việc bồi hoàn long mạch là vô cùng quan trọng, đảm bảo sau khi hoàn thành quá trình xây dựng thì việc sinh sống và làm việc phải được thuần hòa, sức khỏe, phát triển do khí thiên địa thuận hòa, điền khổ không còn tắc mạch khí hay mạch nước.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ông ngựa giấy 5 màu (xanh, đỏ, trắng, đen, vàng) có kèm quần áo mũ quan, đặt mâm lễ tại giữa sân nhà/ công trình, nếu không có sân thì đặt tại giữa phòng khách tầng 1. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Pha bột thuốc bắc là chu sa, hùng hoàng vào nước và tưới vào nền nhà, nền công trình. Việc dùng đất đắp nặn thành linh vật rồi chôn vào đất không có giá trị. Việc bồi hoàn long mạch hoàn toàn là do chư thần xử lý cho chúng ta. Việc dùng bột chu sa, hùng hoàng hay nước ngũ vị hương tưới xung quanh nền nhà chỉ mang tính tẩy uế.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Trong quá trình sinh sống, kinh doanh sản cuất trên điền thổ mà xung quanh có nhà khoan giếng, động thổ khởi công, ép cọc thì cũng ảnh hưởng đến khí mạch, nước mạch điền thổ, công trình nhà mình. Do đó, trong trường hợp này thì chúng ta cũng làm nghi lễ bồi hoàn long mạch để cuộc sống thuận hòa và phát triển.

- Có thể kết hợp với nhập trạch lập thờ sau khi lễ bồi hoàn long mạch đối với công trình mới xây xong.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở, địa chỉ công trình xây dựng…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ bồi hoàn long mạch trạch nhà/ công trình tại điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, tiếp dẫn gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo. Thiên định giới, tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải động long mạch. Đạo. An vị điền thổ tại đất trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…” an cư lập nghiệp điền thổ tại đất/ kinh doanh trên công trình điền thổ tại đất. Trong sự: Khai thông hoàn lộc, hoàn danh, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(Sau khi lễ xong, pha bột chu sa, hùng hoàng vào nước sạch và đi tưới vào nền móng xung quanh công trình.

Nếu là công trình mới xây, trạch nhà mới xây, có thể kết hợp nhập trạch, lập thờ. Do đó sau khi lễ bồi hoàn long mạch xong thì lên ban thờ làm lễ lập thờ tôn bát nhang thần linh và gia tiên).

 

 

 

 

BÀI 23: BÀI LỄ LẬP THỜ (LẬP BÁT NHANG THỜ) NHẬP TRẠCH TRẠCH NHÀ MỚI

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ lập vị tôn bát nhang cùng với nhập trạch trạch nhà mới là mời chư thần, gia tiên ngự vào ban thờ, ngự vào lô nhang thờ cho đúng đạo. Việc làm đúng và có được chư vị thần linh cũng như gia tiên nhập linh (linh khí) vào lô nhang sẽ giúp cho cuộc sống trên trạch nhà được thuận lợi, phát triển.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 1 ông ngựa giấy màu đỏ có quần áo tiền vàng kèm theo dâng lên ban thờ, làm mâm cơm canh biếu gia tiên. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Cách thức bày trí và thực hiện:

+ Đồ thờ phải được rửa sạch và lau bằng nước rượu gừng để tẩy uế. Tro phải được tưới rượu vào và bóp kỹ để tẩy uế cũng như loại bỏ những thứ: Đất, đá, đinh…. có lẫn trong tro, khi bóp trộn tro thì đọc “Nam mô a di di đà phật” 3 lần.

+ Bài vị, hay còn gọi là tờ giấy trang kim màu vàng nhỏ như bàn tay và ghi hiệu (tên của từng bát hương thờ), khi ghi xong thì gói lại thành hình vuông (nếu có ít thạch anh vụn thì cho vào trong tờ giấy hiệu đó rồi gói lại là tốt nhất.

+ Cách ghi hiệu vào tờ bài vị (tờ hiệu).

1- Bát hương thờ hội đồng quan thần linh tại đất (gồm có chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tà) thì ghi theo hang dọc hoặc hàng ngang đều được: “Hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất. ĐẠO” .

2- Bát hương thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc họ… thì ghi: “Hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc họ… ĐẠO”.

3- Bát hương thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ (những người mất trẻ chưa lập gia đình trong dòng họ) thì ghi: “Bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc họ… ĐẠO”.

+ Cách sắp xếp cốt trong bát nhang: Tay phải đeo bao gang tay nilong đặt tờ bài vị (hiệu) đã được gói (của bát hương nào thì đặt vào bát hương đó); tiếp là đặt 1 gói thạch anh hoặc gói thất bảo có nhiều viên đá quý nhỏ và có vàng và bạc ở bên trong; tiếp tục lấy tay phải của mình (đeo găng tay bằng nilon) bốc tro đã xử lý theo thứ tự: Nắm 1 đọc là sinh, nắm 2 đọc là lão, nắm 3 đọc là bệnh, nắm 4 đọc là tử, nắm 5 đọc là sinh. Vừa bốc và đọc làm sao cho nắm cuối cùng là chữ sinh mà bát hương vừa đấy là được (bát hương không nên nén chặt hoặc để vơi tro). Lần lượt đặt cốt và bốc tro theo thứ tự từ bát hương hội đồng quan thần linh, hội đồng gia tiên và cuối cùng là bát hương bà tổ cô, ông mãnh tổ.

+ Sắp xếp ban thờ: Đặt 3 bát hương chính giữa ban thờ; đằng sau 3 bát hương là đỉnh đồng, bát hương ở giữa là cao nhất sẽ là bát thần linh, bát bên phải là gia tiên, bát bên trái là bà tổ cô (hướng theo mặt người nhìn vào ban thờ); phía trước 3 bát hương là mâm bồng đựng hoa quả, và kỷ chén đựng rượu và nước. Trên ban thờ nên có chóe đựng gạo, chóe đựng trà khô, chóe đựng nước.

- Thắp 2 tuần tuần hương: Tuần hương đầu tiên là nhập linh, do đó mỗi bát hương sẽ châm 5 nén nhang; khi cháy gần hết thì châm mỗi bát hương 1 nén nhang để an vị.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Lưu ý: Thực hiện nghi thức giải âm trước (đối với những trạch nhà mới xây dựng xong, hoặc nhà mới mua); thực hiện nghi lễ bồi hoàn long mạch dưới sân nhà, nền nhà tầng 1 rồi mới thực hiện nghi lễ lập thờ nhập trạch.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Bài lễ nhập linh:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà mới nhập trạch), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh, thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…” trong sự nhập trạch trạch nhà điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài Ban giám sát hộ thần, thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất” trong sự lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh đúng chữ Đạo. Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, tiếp dẫn dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự lập vị tôn bát nhang thờ gia tiên cửu huyền thất tổ đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự nhập trạch trạch nhà điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, thiết nhập tâm linh lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang ở giữa)

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, thiết nhập tâm linh lô nhang thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên phải theo hướng mình nhìn)

Con trần: “Họ tên người lễ”, bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”, thiết nhập tâm linh lô nhang thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòn tộc “họ…”. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên tráii theo hướng mình nhìn)

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải nhập trạch trạch nhà, an cư trạch mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, gia trạch an ninh thuận hòa, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải nhập trạch, an cư trạch nhà mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Đọc lễ xong, dùng thủ pháp nhập linh: Đốt 1 nén nhang, tay phải cầm nén nhang, nghĩ thật sâu về Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nghĩ về Ban giám sát hộ thần, chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh quan thần tài. Nghĩ về hội đồng gia tiên dòng họ.

+ Nhìn vào bát nhang ở giữa, tay phải cầm nén nhang đang cháy, viết chữ ĐẠO trên trên không trung trước bát nhang, rồi lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang, khi đẩy thì nghĩ chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh quan thần tài, và đọc thiết nhập tâm linh lô nhang.

+ Nhìn vào bát nhang bên phải, nghĩ về hội đồng gia tiên, tay phải cầm nén nhang viết chữ ĐẠO trên không trung trước bát nhang, lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang. Đọc thiết nhập tâm linh lô nhang.

+ Nhìn vào bát nhang bên trái, nghĩ về bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, tay phải cầm nén nhang viết chữ ĐẠO trên không trung trước bát nhang, lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang. Đọc thiết nhập tâm linh lô nhang.

(khi tuần nhang đầu tiên cháy gần hết, châm thêm mỗi bát hương 1 nén nhang và đọc bài lễ an vị)

 

II) Bài lễ an vị

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà mới nhập trạch), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh, thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…” trong sự nhập trạch trạch nhà điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, cho phép an vị lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất trong sự định vị thiên cơ. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang ở giữa)

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” cho phép an vị lô nhang thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” trong sự định vị thiên cơ. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên phải theo hướng mình nhìn)

Con trần: “Họ tên người lễ”, bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”, cho phép an vị lô nhang thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…” trong sự định vị thiên cơ. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên trái theo hướng mình nhìn)

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải nhập trạch trạch nhà, an cư trạch mới trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, gia trạch an ninh thuận hòa, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải nhập trạch, an cư trạch nhà mới trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(chú ý: Bài lễ an vị có thể áp dụng trong những trường hợp lau dọn ban thờ gây ra xê dịch hay đánh động bát nhang đều có thể dùng được)

 

 

 

 

BÀI 24: BÀI LỄ TÁI TẠO LẬP THỜ (LẬP THỜ LẠI LÔ NHANG) ĐỐI VỚI NHỮNG NGÔI NHÀ ĐÃ Ở HOẶC MUỐN LẬP THỜ LẠI

CHO ĐÚNG ĐẠO

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ tái tạo (lập thờ lại) lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh, thờ gia tiên tại trạch nhà nên làm trong các trường hợp như: Bị thầy bà yểm âm binh, điền thổ nhà có vong cô hồn, tinh tà, ban thờ đã lâu chưa lập thờ mới, gia trạch rối ren, sự việc không hanh thông. Việc lập thờ lại trong những trường hợp trên sẽ giúp cho ban thờ có linh khí, trạch nhà có sự cân bằng năng lượng âm dương, gia trạch sẽ hòa thuận, sự việc hành thông và phát triển.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 1 ông ngựa giấy màu đỏ có quần áo tiền vàng kèm theo dâng lên ban thờ, làm mâm cơm canh biếu gia tiên. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Phải đọc bài lễ hóa ban thờ, bát nhang cũ sau khi đã giải âm đất và âm trên bát nhang.

- Cách thức bày trí và thực hiện sau khi hóa ban thờ cũ, lô nhang cũ (nếu còn mới thì lau rượu gừng) rồi dùng tiếp:

+ Đồ thờ phải được rửa sạch và lau bằng nước rượu gừng để tẩy uế. Tro phải được tưới rượu vào và bóp kỹ để tẩy uế cũng như loại bỏ những thứ: Đất, đá, đinh…. có lẫn trong tro, khi bóp trộn tro thì đọc “Nam mô a di di đà phật” 3 lần.

+ Bài vị, hay còn gọi là tờ giấy trang kim màu vàng nhỏ như bàn tay và ghi hiệu (tên của từng bát hương thờ), khi ghi xong thì gói lại thành hình vuông (nếu có ít thạch anh vụn thì cho vào trong tờ giấy hiệu đó rồi gói lại là tốt nhất.

+ Cách ghi hiệu vào tờ bài vị (tờ hiệu).

1- Bát hương thờ hội đồng quan thần linh tại đất (gồm có chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tà) thì ghi theo hang dọc hoặc hàng ngang đều được: “Hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất. ĐẠO” .

2- Bát hương thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc họ… thì ghi: “Hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc họ… ĐẠO”.

3- Bát hương thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ (những người mất trẻ chưa lập gia đình trong dòng họ) thì ghi: “Bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc họ… ĐẠO”.

+ Cách sắp xếp cốt trong bát nhang: Tay phải đeo bao gang tay nilong đặt tờ bài vị (hiệu) đã được gói (của bát hương nào thì đặt vào bát hương đó); tiếp là đặt 1 gói thạch anh hoặc gói thất bảo có nhiều viên đá quý nhỏ và có vàng và bạc ở bên trong; tiếp tục lấy tay phải của mình (đeo găng tay bằng nilon) bốc tro đã xử lý theo thứ tự: Nắm 1 đọc là sinh, nắm 2 đọc là lão, nắm 3 đọc là bệnh, nắm 4 đọc là tử, nắm 5 đọc là sinh. Vừa bốc và đọc làm sao cho nắm cuối cùng là chữ sinh mà bát hương vừa đấy là được (bát hương không nên nén chặt hoặc để vơi tro). Lần lượt đặt cốt và bốc tro theo thứ tự từ bát hương hội đồng quan thần linh, hội đồng gia tiên và cuối cùng là bát hương bà tổ cô, ông mãnh tổ.

+ Sắp xếp ban thờ: Đặt 3 bát hương chính giữa ban thờ; đằng sau 3 bát hương là đỉnh đồng, bát hương ở giữa là cao nhất sẽ là bát thần linh, bát bên phải là gia tiên, bát bên trái là bà tổ cô (hướng theo mặt người nhìn vào ban thờ); phía trước 3 bát hương là mâm bồng đựng hoa quả, và kỷ chén đựng rượu và nước. Trên ban thờ nên có chóe đựng gạo, chóe đựng trà khô, chóe đựng nước.

- Thắp 2 tuần tuần hương: Tuần hương đầu tiên là nhập linh, do đó mỗi bát hương sẽ châm 5 nén nhang; khi cháy gần hết thì châm mỗi bát hương 1 nén nhang để an vị.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Lưu ý: Thực hiện nghi thức giải âm điền thổ và ban thờ, nếu nhà có dán bùa chú cũng phải giải âm và bóc bỏ bùa rồi mang ra ngã ba, ngã tư đốt bỏ bùa chú.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Bài lễ xin hóa bát nhang cũ: Sau khi giải âm đất, giải âm bát nhang, giải âm bùa chú thì đọc bài lễ hóa bát nhang

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, hương thơm, nước, tròn tâm. Dâng lễ hóa giải lô nhang trong sự tái tạo lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh, thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…” điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, cho phép tái tạo lập vị tôn bát nhang đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” cho phép tái tạo lập vị tôn bát nhang đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”, cho phép tái tạo lập vị tôn bát nhang đúng chữ Đạo. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(Sau khi hương cháy được ½, hạ bát nhang xuống, lấy cốc nước lọc tưới ngược chiều kim đồng hồ thành một vòng tròn và đọc chữ Hóa. Lần lượt làm 3 bát nhang. Sau đó tẩy lau rửa đồ thờ và sắp xếp tro cốt, bày đặt đồ thờ lên ban và đọc bài lễ nhập linh)

II) Bài lễ nhập linh:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ tái tạo lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh, thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…” điền thổ tại đất đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài Ban giám sát hộ thần, thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất” trong sự tái tạo lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh đúng chữ Đạo. Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, tiếp dẫn dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Trong sự tái tạo lập vị tôn bát nhang thờ gia tiên cửu huyền thất tổ đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự tái tạo lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, thiết nhập tâm linh lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang ở giữa)

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, thiết nhập tâm linh lô nhang thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên phải theo hướng mình nhìn)

Con trần: “Họ tên người lễ”, bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”, thiết nhập tâm linh lô nhang thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên trái theo hướng mình nhìn)

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải an cư trạch trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, gia trạch an ninh thuận hòa, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải an cư trạch nhà trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Đọc lễ xong, dùng thủ pháp nhập linh: Đốt 1 nén nhang, tay phải cầm nén nhang, nghĩ thật sâu về Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nghĩ về Ban giám sát hộ thần, chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh quan thần tài. Nghĩ về hội đồng gia tiên dòng họ.

+ Nhìn vào bát nhang ở giữa, tay phải cầm nén nhang đang cháy, viết chữ ĐẠO trên trên không trung trước bát nhang, rồi lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang, khi đẩy thì nghĩ chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh quan thần tài, và đọc thiết nhập tâm linh lô nhang.

+ Nhìn vào bát nhang bên phải, nghĩ về hội đồng gia tiên, tay phải cầm nén nhang viết chữ ĐẠO trên không trung trước bát nhang, lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang. Đọc thiết nhập tâm linh lô nhang.

+ Nhìn vào bát nhang bên trái, nghĩ về bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, tay phải cầm nén nhang viết chữ ĐẠO trên không trung trước bát nhang, lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang. Đọc thiết nhập tâm linh lô nhang.

(khi tuần nhang đầu tiên cháy gần hết, châm thêm mỗi bát hương 1 nén nhang và đọc bài lễ an vị)

 

III) Bài lễ an vị

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà mới nhập trạch), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ tái tạo lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh, thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ, dòng tộc “họ…” điền thổ tại đất đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, cho phép an vị lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất trong sự định vị thiên cơ. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang ở giữa)

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” cho phép an vị lô nhang thờ hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” trong sự định vị thiên cơ. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên phải theo hướng mình nhìn)

Con trần: “Họ tên người lễ”, bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…”, cho phép an vị lô nhang thờ bà tổ cô, ông mãnh tổ dòng họ, dòng tộc “họ…” trong sự định vị thiên cơ. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang bên tráii theo hướng mình nhìn)

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải an cư trạch nhà trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, gia trạch an ninh thuận hòa, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải an cư trạch nhà trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ …” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(chú ý: Bài lễ an vị có thể áp dụng trong những trường hợp lau dọn ban thờ gây ra xê dịch hay đánh động bát nhang đều có thể dùng được)

 

 

BÀI 25: BÀI LỄ LẬP THỜ (LẬP BÁT NHANG THỜ) KHAI TRƯƠNG NHÀ MÁY, XƯỞNG, CỬA HÀNG KINH DOANH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ lập vị tôn bát nhang khai trương nhà máy, xưởng, cửa hàng kinh doanh (ban thần tài) là mời chư thần ngự vào lô nhang thờ cho đúng đạo. Việc làm đúng và có được chư vị thần linh gia hộ cho công việc thuận lợi và phát triển.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 1 ông ngựa giấy màu đỏ có quần áo tiền vàng kèm theo dâng lên ban thờ. Vì thần linh vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Cách thức bày trí và thực hiện:

+ Đồ thờ phải được rửa sạch và lau bằng nước rượu gừng để tẩy uế. Tro phải được tưới rượu vào và bóp kỹ để tẩy uế cũng như loại bỏ những thứ: Đất, đá, đinh…. có lẫn trong tro, khi bóp trộn tro thì đọc “Nam mô a di di đà phật” 3 lần.

+ Bài vị, hay còn gọi là tờ giấy trang kim màu vàng nhỏ như bàn tay và ghi hiệu (tên của từng bát hương thờ), khi ghi xong thì gói lại thành hình vuông (nếu có ít thạch anh vụn thì cho vào trong tờ giấy hiệu đó rồi gói lại là tốt nhất.

+ Cách ghi hiệu vào tờ bài vị (tờ hiệu): Bát hương thờ hội đồng quan thần linh tại đất (gồm có chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tà) thì ghi theo hang dọc hoặc hàng ngang đều được: “Hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất. ĐẠO” . Nếu cửa hàng không dùng bếp đun thì ghi “Chân linh quan thần linh, chân linh quan thần tài điền thổ tại đất. ĐẠO”.

+ Cách sắp xếp cốt trong bát nhang: Tay phải đeo bao gang tay nilong đặt tờ bài vị (hiệu) đã được gói (của bát hương nào thì đặt vào bát hương đó); tiếp là đặt 1 gói thạch anh hoặc gói thất bảo có nhiều viên đá quý nhỏ và có vàng và bạc ở bên trong; tiếp tục lấy tay phải của mình (đeo găng tay bằng nilon) bốc tro đã xử lý theo thứ tự: Nắm 1 đọc là sinh, nắm 2 đọc là lão, nắm 3 đọc là bệnh, nắm 4 đọc là tử, nắm 5 đọc là sinh. Vừa bốc và đọc làm sao cho nắm cuối cùng là chữ sinh mà bát hương vừa đấy là được (bát hương không nên nén chặt hoặc để vơi tro

+ Sắp xếp ban thờ: Đặt bát hương chính giữa ban thờ; đằng sau bát hương là đỉnh đồng (nếu có đối với ban thờ), nếu là ban thờ thần tài thì đặt tượng thần tài, thổ địa bên trong khám thờ, phía trước bát hương là mâm bồng đựng hoa quả, và kỷ chén đựng rượu và nước. Trên ban thờ nên có chóe đựng gạo, chóe đựng trà khô, chóe đựng nước. Tượng thần tài, tượng thổ địa nên cho thạch anh vụn vào rồi rán kín đế tượng để thạch anh không bị rơi ra ngoài.

- Thắp 2 tuần tuần hương: Tuần hương đầu tiên là nhập linh, do đó mỗi bát hương sẽ châm 5 nén nhang; khi cháy gần hết thì châm mỗi bát hương 1 nén nhang để an vị.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Lưu ý: Thực hiện nghi thức giải âm trước (đối với những trạch nhà mới xây dựng xong, hoặc cửa hàng mới thuê); thực hiện nghi lễ bồi hoàn long mạch dưới sân nhà, nền nhà tầng 1 rồi mới thực hiện nghi lễ lập thờ khai trương..

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Bài lễ nhập linh:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”. (lưu ý nếu ban thờ thần tài thì không có quan táo quân)

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nơi khai trương), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất (nếu là ban thờ thần tài thì đọc là “dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ chân linh quan thần linh, chân linh quan thần tài điền thổ tại đất” trong sự khai trương nhà máy, xưởng sản xuất, cửa hàng…. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài Ban giám sát hộ thần, thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất” trong sự lập vị tôn bát nhang thờ hội đồng quan thần linh đúng chữ Đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân (nếu không phải ban thần tài), chân linh chư vị thần tài, thiết nhập tâm linh lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất. Đạo. (mắt nhìn vào bát nhang)

(nếu ban thờ thần tài thì đọc thêm nhập linh vào tượng:

“Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh thiết nhập tâm linh tượng thờ chân linh quan thần linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần tài thiết nhập tâm linh tượng thờ chân linh quan thần tài. Đạo”.)

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải khai trương… trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, khai thông hoàn lộc, hoàn danh, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải khai trương… trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Đọc lễ xong, dùng thủ pháp nhập linh: Đốt 1 nén nhang, tay phải cầm nén nhang, nghĩ thật sâu về Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nghĩ về Ban giám sát hộ thần, chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh quan thần tài.

+ Nhìn vào bát nhang, tay phải cầm nén nhang đang cháy, viết chữ ĐẠO trên trên không trung trước bát nhang, rồi lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang, khi đẩy thì nghĩ chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh quan thần tài, và đọc thiết nhập tâm linh lô nhang.

+ Nhìn vào tượng thờ thổ địa, nghĩ về chân linh quan thần linh, tay phải cầm nén nhang viết chữ ĐẠO trên không trung trước tượng thờ, lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào tượng. Đọc thiết nhập tâm linh tượng thờ.

+ Nhìn vào tượng thờ thần tài, nghĩ về chân linh quan thần tài, tay phải cầm nén nhang viết chữ ĐẠO trên không trung trước tượng thờ, lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào tượng. Đọc thiết nhập tâm linh tượng thờ.

(khi tuần nhang đầu tiên cháy gần hết, châm thêm mỗi bát hương 1 nén nhang và đọc bài lễ an vị)

 

II) Bài lễ an vị

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, ngưỡng vọng ban giám sát hộ thần thiết nhập tâm linh “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà nơi khai trương), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang khai trương hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài, cho phép an vị lô nhang thờ hội đồng quan thần linh điền thổ tại đất trong sự định vị thiên cơ. Đạo. (mắt phải nhìn vào bát nhang ở giữa)

(nếu ban thờ thần tài thì đọc thêm an vị tượng thờ:

“Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh cho phép an vị tượng thờ chân linh quan thần linh trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần tài cho phép an vị tượng thờ chân linh quan thần tài trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.)

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải khai trương… trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, khai thông hoàn lộc, hoàn danh, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải khai trương… trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(chú ý: Bài lễ an vị có thể áp dụng trong những trường hợp lau dọn ban thờ gây ra xê dịch hay đánh động bát nhang đều có thể dùng được)

 

 

BÀI 26: BÀI LỄ THẦN TÀI HÀNG NGÀY

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ nếu là ngày mùng 1 hoặc ngày 15 hàng tháng. Hàng ngày nên thay nước, còn hoa quả, bánh kẹo thì vài ngày nên thay một lần. Cúng ban thần tài là xin trợ giúp chư vị thần linh và thần tài gia hộ cho việc kinh doanh, buôn bán được hanh thông và thuận lợi.

- Thắp 1 tuần hương và nên thắp 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ thần tài, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân (nếu có bếp), chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nơi kinh doanh…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin tri ân dâng tiến lễ vật chí tâm hành thiện tới Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân (nếu có bếp ở nơi kinh doanh), chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” và hội đồng Ban giám sát hộ thần. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải kinh doanh tại điền thổ tại đất trong sự: Khai thông, thuận cơ âm dương, hoàn danh, hoàn lộc, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân con trần. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân (nếu nơi kinh doanh có bếp), chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 27: BÀI LỄ LẬP THỜ BAN THỜ PHẬT, BỒ TÁT TẠI NHÀ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ lập vị tôn bát nhang thờ Phật, Bồ Tát là việc thông qua nghi lễ để xin Phật Tổ hoặc Bồ Tát tỏa bóng (linh khí) thiết nhập vào tượng thờ, tranh thờ, và bát nhang thờ các ngài. Mục đích lập thờ là mong được nương tựa vào Đức Phật, Bồ Tát, mong được các các ngài che chở và gia hộ cho mọi người trong gia đình vượt qua được khổ đau kiếp nạn, để trợ giúp nhân duyên tiếp dẫn đến sự giác ngộ. Người thờ Phật thì không hành nghề sát sinh, làm nhà hàng, cho vay nặng lãi, làm những công việc tạo nghiệp. Bởi nếu thờ Phật mà hành nghiệp thì nhân quả sẽ nhanh xảy ra. Bởi đang tạo nghiệp mà thờ Phật thì chẳng khác nào là hối lộ Phật, chẳng khác nào lừa dối chư Phật.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, nhang thơm, chén nước sạch. Vì chư Phật, Bồ Tát là những bậc đã và đang giác ngộ, do đó không được cúng lễ đồ măn mà chỉ thành tâm cúng chay.

- Cách thức bày trí và thực hiện:

+ Đồ thờ phải được rửa sạch và lau bằng nước rượu gừng để tẩy uế, sau đó rửa lại nước sạch rồi lau khô.. Tro phải được tưới rượu vào và bóp kỹ để tẩy uế cũng như loại bỏ những thứ: Đất, đá, đinh…. có lẫn trong tro, khi bóp trộn tro thì đọc “Nam mô a di di đà phật” 3 lần.

+ Tượng thờ thì tốt nhất là tượng đồng, tượng đá bán quý hoặc đá quý, tượng gỗ, tượng gốm sứ hoặc bức tranh. Nếu là tượng thì phải lau rửa rượu gừng để tẩy uế và sau đó rửa lại bằng nước sạch.

+ Bài vị, hay còn gọi là tờ giấy trang kim màu vàng nhỏ như bàn tay và ghi hiệu vào trong tờ giấy đó, khi ghi xong thì gói lại thành hình vuông (nếu có ít thạch anh vụn thì cho vào trong tờ giấy hiệu đó rồi gói lại là tốt nhất.

+ Cách ghi hiệu vào tờ bài vị (tờ hiệu): Ghi chữ “ĐẠO” vào giữa tờ giấy.

+ Cách sắp xếp cốt trong bát nhang: Tay phải đeo bao gang tay nilong đặt tờ bài vị (hiệu) đã được gói (của bát hương nào thì đặt vào bát hương đó); tiếp là đặt 1 gói thạch anh hoặc gói thất bảo có nhiều viên đá quý nhỏ và có vàng và bạc ở bên trong; tiếp tục lấy tay phải của mình (đeo găng tay bằng nilon) bốc tro đã xử lý theo thứ tự: Nắm 1 đọc là sinh, nắm 2 đọc là lão, nắm 3 đọc là bệnh, nắm 4 đọc là tử, nắm 5 đọc là sinh. Vừa bốc và đọc làm sao cho nắm cuối cùng là chữ sinh mà bát hương vừa đấy là được (bát hương không nên nén chặt hoặc để vơi tro).

+ Sắp xếp ban thờ: Đặt bát hương chính giữa ban thờ; đằng sau bát hương là tượng thờ, tượng thờ phải cao hơn bát nhang, nếu treo tranh cũng phải cao hơn bát nhang; phía trước bát hương là mâm bồng đựng hoa quả, và kỷ chén đựng rượu và nước. Trên ban thờ nên có chóe đựng gạo, chóe đựng trà khô, chóe đựng nước.

+ Ban thờ Phật phải cao hơn ban thờ gia tiên và thần linh.

- Thắp 2 tuần tuần hương: Tuần hương đầu tiên là nhập linh, nên phải châm 5 nén nhang; khi cháy gần hết thì châm thêm 1 nén nhang nữa để an vị.

- Không nhất thiết phải lập thờ Phật hay Bồ Tát. Việc được gia hộ hay được trợ nhân duyên không phải thờ Phật sẽ được hơn người không thờ Phật. Việc chúng ta tin luật nhân quả, luôn hành thiện giúp người, dù ta không lập thờ Phật thì vẫn được nhận nhiều sự gia hộ và trợ nhân duyên hơn người thờ Phật mà không hành thiện giúp người, không tin vào nhân quả mà lại tin vào mê tín dị đoan.

Lưu ý: Thực hiện nghi thức giải âm ở điền thổ trước, hóa giải bùa chú trước, nếu đã từng thờ Phật nhưng thấy gia đình bất hòa, có âm binh và cô hồn thì nên hóa giải âm ở bát nhang Phật rồi lập thờ lại theo hướng dẫn trong bài này. Vì nếu khi lập thờ không đúng, điền thổ lại có tinh tà hoặc các thầy pháp lập thờ dùng âm binh thì ban thờ Phật sẽ là tinh tà ngự trên đó. Chính việc này đã làm cho nhân gian có câu nói là “phải hợp thờ Phật thì mới thờ được”. Bản chất thì ai cũng thờ Phật được cả, do đó phải xử lý triệt để âm thì việc thờ Phật hay gia tiên mới được tốt..

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

I) Bài lễ nhập linh:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng tiếp dẫn đến chư Phật, Bồ Tát. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân Linh Phật Tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con Lạy Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát – Chư vị Bồ Tát.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà lập thờ), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nén nhang thơm, nước, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ Chân Linh Phật Tổ Như Lai (hoặc thờ Phật Bà – Quán Thế Âm) trong sự ngưỡng vọng tại điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật), Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân Linh Phật Tổ Như Lai tỏa bóng thiết nhập tâm linh lô nhang thờ bóng Chân Linh Phật Tổ Như Lai. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân Linh Phật Tổ Như Lai tỏa bóng thiết nhập tâm linh tượng thờ (ảnh thờ) thờ bóng Chân Linh Phật Tổ Như Lai. Đạo.

(Nếu thờ Phật Bà thì đọc:

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát tỏa bóng thiết nhập tâm linh lô nhang thờ bóng Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát tỏa bóng thiết nhập tâm linh tượng thờ (ảnh thờ) thờ bóng Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát. Đạo.)

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Nương tựa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, nguyện lòng dâng hương cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Đọc lễ xong, dùng thủ pháp nhập linh: Đốt 1 nén nhang, tay phải cầm nén nhang, nghĩ thật sâu về Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nghĩ về Phật Bà nếu lập thờ Phật Bà.

+ Nhìn vào bát nhang, tay phải cầm nén nhang đang cháy, viết chữ ĐẠO trên trên không trung trước bát nhang, rồi lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào bát nhang, khi đẩy thì nghĩ Phật tổ (2 ngài: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật), và đọc tỏa bóng thiết nhập tâm linh lô nhang. Nếu thờ Phật Bà thì nghĩ về Phật Bà và làm y như trên.

+ Nhìn vào tượng thờ (tranh thờ), tay phải cầm nén nhang đang cháy, viết chữ ĐẠO trên trên không trung trước tượng thờ (tranh thờ), rồi lấy lực từ tâm và lòng bàn tay phải hình dung đẩy chữ Đạo vào tượng thờ (tranh thờ), khi đẩy thì nghĩ Phật tổ (2 ngài: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật), và đọc tỏa bóng thiết nhập tâm linh tượng thờ. Nếu thờ Phật Bà thì nghĩ về Phật Bà và làm y như trên.

(khi tuần nhang đầu tiên cháy gần hết, châm thêm mỗi bát hương 1 nén nhang và đọc bài lễ an vị)

 

II) Bài lễ an vị

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân Linh Phật Tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư - Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con Lạy Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát – Chư vị Bồ Tát.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2020 (Canh Tý).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà lập thờ), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nén nhang thơm, nước, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ Chân Linh Phật Tổ Như Lai (hoặc thờ Phật Bà – Quán Thế Âm) trong sự ngưỡng vọng tại điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật), Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân Linh Phật Tổ Như Lai cho phép an vị lô nhang thờ bóng Chân Linh Phật Tổ Như Lai trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân Linh Phật Tổ Như Lai cho phép an vị tượng thờ (ảnh thờ) thờ bóng Chân Linh Phật Tổ Như Lai trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

(Nếu thờ Phật Bà thì đọc:

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát cho phép an vị lô nhang thờ bóng Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát cho phép an vị  tượng thờ (ảnh thờ) thờ bóng Đức Phật Bà – Quán Thế Âm Bồ Tát trong sự định vị thiên cơ. Đạo.)

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Con trần “họ tên người lễ”, trở về hai chữ “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải trong sự: Nương tựa cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, nguyện lòng dâng hương cửa Phật, Đạo Phật vĩnh hằng.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

(khi ban thờ, lô nhang, tượng thờ bị xê dịch hay động thì dùng bài lễ an vị để an vị lại ban thờ, tượng thờ, lô nhang thờ)

 

 

PHẦN III: NGHI LỄ CHO NGƯỜI THOÁT TỤC CÕI TRẦN (CHẾT), THỔ TÁNG, HỎA TÁNG, CẢI TÁNG MỒ MẢ, GIA TIÊN ĐỊA PHỦ

 

I.                  NHỮNG LÝ GIẢI VỀ VONG LINH, GIA TIÊN ĐỊA PHỦ

     1. Tại sao phải quan tâm âm phần và gia tiên dòng họ dòng tộc địa phủ

Con người là hóa thân của các tuệ linh trên các cõi trời khác xuống đây để tu hành. Khi chúng ta chưa hiểu về cội nguồn của nhân loại thì chúng ta gọi đó là các ngài (thần, tiên, bồ tát, phật, thánh). Trên các cõi trời nhiệm màu về năng lượng đã sinh ra các tuệ linh bằng sự kết tinh của linh khí. Các tuệ linh không có cha mẹ như chúng ta, không có giới nam hay giới nữ như chúng ta, không có lập gia đình, không có quan hệ khác giới. Tất cả các tuệ linh được sinh ra do linh khí của trời đất, do đó vũ trụ (trời đất) là cha mẹ của các tuệ linh. Con người chúng ta là bản sao của các tuệ linh hóa thân xuống nhân gian tu hành.

Các tuệ linh hóa thân xuống nhân gian để xây dựng nhân loại bằng cách thiết lập mối quan hệ giữa nam và nữ, vợ chồng, bố mẹ, con cái, thầy trò, dòng họ, dân tộc, quốc gia. Việc thiết lập ra mối quan hệ này nhằm tạo ra sự ràng buộc khổ đau. Thông qua sự ràng buộc khổ đau để hóa thân của các ngài (tuệ linh) là con người sẽ có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ nhau, xây dựng sự đoàn kết trong gia đình, đoàn kết dòng họ, đoàn kết dân tộc và đoàn kết trời người bằng tình yêu thương gắn kết trao cho nhau giá trị đạo đức nhân văn. Để có được tình yêu thương gắn kết giá trị đạo đức (tâm từ bi) thì con người sẽ phải trải qua nhiều kiếp tu hành trong nhân gian để vượt qua các thử thách, khó khăn, khổ đau kiếp nạn mới tôi luyện được tâm từ bi.

Khi chúng ta đang còn sinh sống thì đó là tình yêu thương gắn kết con người với con người để trao cho nhau giá trị đạo đức nhân văn. Khi chúng ta thương yêu muông thú thì đó là tình yêu thương gắn kết vạn vật. Khi chúng ta tri ân bằng ân tình báo hiếu với gia tiên, với những người thân yêu đã thoát tục cõi trần thì đó là gắn kết trời người, gắn kết giữa âm và dương. Sự gắn kết bằng tình yêu thương trao cho nhau không hề dễ dàng, nó sẽ phải trải qua vô số kiếp tu hành của mỗi con người chúng ta. Do đó khi chúng ta gắn kết, trao cho nhau tình yêu thương, giá trị đạo đức nhân văn thì sẽ giúp cho nhân loại phát triển và văn minh, giúp cho vũ trụ có sự đoàn kết giữa tuệ linh với nhau, giữa người đã thoát tục với con người còn tồn tại trên nhân gian.

Như vậy việc quan tâm âm phần và gia tiên dòng tộc, dòng họ là thể hiện được kết quả tu luyện, tôi luyện tình yêu thương đoàn kết của trời và người. Đó là sự thể hiện sự văn minh và đạo đức nhân văn của người sống trao cho người mất. Đó là trạch nhiệm, là tri ân báo hiếu, là điều chúng ta phải làm khi còn sống và tồn tại trong một kiếp người.

2. Trí tuệ của vong linh sau khi thoát tục cõi trần nhân gian

Trí tuệ nhận thức của vong linh sau khi thoát tục cõi trần sẽ giống với trí tuệ nhân thức khi còn sống trên nhân gian:

+ Khi người thoát tục cõi trần do tự tử, do tai nạn, do giết hại nhau, sau khi thoát tục thì trí tuệ của vong linh sẽ u mê bởi năng lượng màu đen che mờ sụ hiểu biết về quá khứ cũng như định hướng cho hành trình siêu thoát. Lúc đó vong linh sẽ chỉ quẩn quanh ý nghĩ lặp đi lặp lại việc hành động tự tử, oán hận người nào đó khiến họ phải tự tử, quẩn quanh sự việc mình bị giết hại. Trí tuệ này sẽ không được siêu thoát về địa phủ và siêu thoát lên làm kiếp người mới. Họ là những cô hồn, dễ bị các pháp sự, thầy tà bắt họ về để làm âm binh. Do đó người sống phải giúp đỡ những vong linh này.

+ Khi người thoát tục cõi trần mà khi sống có trí tuệ u mê, không sáng suốt, tâm chấp ngã sân hận và tạo nghiêp. Sau khi thoát tục thì trí tuệ của vong linh sẽ luẩn quẩn, u ám trong sự u mê, và luôn thấy mình là người bị hại bởi những nghiệp lực tạo ra khi sống. Họ sẽ không nhận thức được hành trình siêu thoát như thế nào. Họ sẽ sống trong cảnh địa ngục do nghiệp. Do đó người sống phải giúp đỡ họ nhanh siêu thoát.

+ Khi người thoát tục cõi trần mà khi sống có trí tuệ u mê, nhưng chưa tạo nghiệp. Khi đó vong linh sẽ nhận thức được sâu hơn về quá khứ, hành trình siêu thoát. Họ sẽ sống cảnh âm do vẫn còn u mê. Do đó người sống phải giúp đỡ họ siêu thoát luân hồi.

+ Khi người thoát tục cõi trần mà khi sống có trí tuệ giác ngộ nhưng chưa hành thiện thì sau khi thoát tục họ sẽ được siêu thoát về địa phủ trong cảnh địa phật để tu luyện giáo lý và đâu thai nhanh chóng. Hoặc những người giác ngộ đã hành thiện thì sẽ được sinh về các cõi trời nhiệm màu hơn.

Hiểu được trí tuệ của vong linh dựa trên trí tuệ của họ khi còn sống là để chúng ta nhanh chóng giúp đỡ họ được khai ngộ và siêu thoát nhanh chóng trên hành trình trở về địa phủ để tu luyện nguyên khí và đầu thai làm người.

3. Thổ táng hay hỏa táng cho người thoát tục cõi trần (chết)

Để giải quyết được vấn đề là thổ táng hay hỏa táng cho người thoát tục cõi trần thì chúng ta phải hiểu được thuyết Tam hợp nhân, trí tuệ của người thoát tục cõi trần, điều kiện bệnh tật trước khi thoát tục cõi trần và ưu/ nhược điểm của thổ táng và hỏa táng trước khi đưa quyết định và thực hiện công việc đó:

+ Theo thuyết tam hợp nhân thì con người chúng ta được hình thành bởi hình tướng do duyên người cha và người mẹ tạo ra; sau khi cất tiếng khóc chào đời thì tuệ linh thiết nhập vào để tạo ra năng lượng duy trì sự sống con người đó thì gọi là tâm; quá trình lớn lên, học hành, lao động sản xuất tạo ra trí tuệ. Khi thoát tục cõi trần nhân gian này thì chỉ có phần thân xác hoại diệt, còn phần trí tuệ được chuyển hóa vào tuệ linh (linh hồn) và sẽ phải tiếp tục trên hành trình luân hồi các kiếp. Như vậy theo thuyết tam hợp nhân thì nên hỏa táng, bởi hỏa táng phần xác, còn phần tuệ vẫn tiếp tục hành trình luân hồi.

+ Phân tích trí tuệ của người sống khi chưa thoát tục: Nếu vong linh giác ngộ thì hỏa táng, nếu còn chấp thì thổ táng.

+ Xem xét điều kiện sức khỏe, bệnh tật, thuốc thang của người thoát tục cõi trần thì nếu dùng nhiều sâm, kháng sinh, trị xạ hóa chất thì nên hỏa táng, bởi phần xác sẽ không tiêu được khi thổ táng. Ngược lại thì có thể thổ táng.

+ Hỏa táng: Lợi ích là sự văn minh, sạch sẽ vì không phải cải táng, tránh được trường hợp cải táng gặp phải mộ kết hoặc chưa tiêu dẫn đến ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống của con cháu, con cháu không phải vất vả. Nhược điểm là vong linh sẽ đau khổ, chấp ngã vì thân xác bị thiêu, lúc đó vong linh sẽ thấy nóng và cần một thời gian dài để vượt qua trạng thái đó, do đó sẽ ảnh hưởng đến sự lo lắng trong tâm của con cháu.

+ Thổ táng: Lợi ích là con cháu muốn tìm long điểm huyệt xây mộ theo địa lý phong thủy để con cháu được tốt thì sẽ có tác dụng, vong linh không thấy tâm bị nóng. Nhược điểm là phải cải táng, nếu gặp phải trường hợp chưa tiêu hoặc mộ kết khi cải táng thì hiểm họa khôn lường, địa lý phong thủy mộ cũng chỉ theo vận nên sẽ lại trở thành không tốt.

Với những phân tích trên, chúng ta có thể lựa chọn cách thức thổ táng thay hỏa táng theo sự giác ngộ của người thoát tục, điều kiện, ưu và nhược điểm một trong hai hình thức đó.

Để kết hợp được lợi ích và hóa giải bỏ nhược điểm của cả hai hình thức trên thì tôi khuyên nên hỏa táng. Khi sống thì chúng ta hãy giảng giải cho nhau hiểu thuyết tam hợp và hành trình tu hành luân hồi như thế nào đã được viết trong kinh địa phủ ở phần I. Sau khi hỏa táng rồi thì thực hiện theo nghi lễ để hóa giải và xử lý năng lượng trong mộ phần được tốt, cũng như là phổ độ gia tiên địa phủ để gia tiên được giác ngộ, nhanh được siêu thoát. Do đó hỏa táng là hình thức sạch sẽ, văn minh, lợi ích rất to lớn, giúp môi trường sống được trong sạch hơn.

4. Sự thật về trùng tang hay còn gọi là chết trùng, trấn yểm vong và trấn yểm mộ đúng hay sai

Hiện nay trong nhân gian có những phương pháp tình trùng tang, nhập mộ, thiên di cho người mất dựa trên ngày giờ mất và tuổi thọ để quy kết rằng người này mất sẽ khiến bao nhiêu người trong họ chết theo. Tôi gọi đây là mê tín trầm trọng, là sự mị dân của các thế lực tà đạo ngoại bang lan truyền vào dân tộc Việt Nam để con người sống bất hiếu, ích kỷ với nhau, khiến cho con cháu trấn yểm vong, trấn yểm mộ của cha ông, của người thân mình. Đó là thất đức, vô đạo đức của con cháu nếu không hiểu mà hành động như vậy.

Tuy nhiên, tất cả là do sự hiểu biết và sự du nhập của tà đạo lan truyền vào mà làm cho người dân chúng ta hành sai theo. Khi chúng ta hiểu đúng bản chất của trùng tang trong gia đình, trong dòng họ thì ta sẽ hiểu căn nguyên là tại sao, phương pháp hóa giải cũng như sẽ không có hành động trấn yểm vong linh và mộ phần của người mất.

Chết trùng của một gia đình là như thế nào? Đó là trong gia đình có có nhiều người chết trong một năm hoặc trong vài năm có nhiều người chết. Những người chết đó là những người trẻ tuổi, còn khi đã già thì không nên tính. Chết trùng của một dòng họ là như thế nào? Là trong dòng họ đó có nhiều người trẻ tuổi chết trong một năm hoặc trong mấy năm có nhiều người trẻ tuổi chết.

Nguyên nhân của chết trùng?:

+ Luật nhân quả vận hành cả vũ trụ, không chừa một ai cả. Người nào hành thiện sẽ nhận được phước báo, người nào hành nghiệp sẽ nhận quả báo. Phước đức và nghiệp báo không chỉ trong hiện kiếp mà nó còn là sự liên kết nhân quả trong nhiều kiếp.

+ Một gia đình có nhiều người chế trẻ là do sự sắp đặt nhân quả của vạn vật. Đó là những người chết trẻ kiếp này do kiếp trước tạo nghiệp sát sinh, sát nhân hại người nên cùng được đầu thai để hội tụ trong một gia đình để mà trả nghiệp. Khi đó sẽ được đầu thai vào gia đình, dòng họ có các cụ, bậc tiền bối cũng tạo nhiều nghiệp lực. Nghiệp lực trùng nghiệp lực dẫn đến những người bị chết trẻ do nghiệp lực kiếp trước và kiếp này không hành thiện cứu người nên đến ngày giờ theo nhân quả phải trả nghiệp. Đó chính là chết trùng hay gọi là trùng tang của gia đình.

+ Một dòng họ có nhiều người chế trẻ là do sự sắp đặt nhân quả của vạn vật. Đó là những người chết trẻ kiếp này do kiếp trước tạo nghiệp sát sinh, sát nhân hại người nên cùng được đầu thai để hội tụ trong một dòng họ để mà trả nghiệp. Khi đó sẽ được đầu thai vào dòng họ có các cụ, bậc tiền bối cũng tạo nhiều nghiệp lực. Nghiệp lực trùng nghiệp lực dẫn đến những người bị chết trẻ do nghiệp lực kiếp trước và kiếp này không hành thiện cứu người nên đến ngày giờ theo nhân quả phải trả nghiệp. Đó chính là chết trùng hay còn gọi là trùng tang của dòng họ.

Như vậy chết trùng hay còn gọi là trùng tang là sự trùng lặp nghiệp lực của nhiều người kiếp trước được luân hồi vào gia đình, dòng họ mà gia đình đó, dòng họ đó có nhiều cụ, nhiều bậc tiền bối tạo nhiều nghiệp khi sống mà lặp trùng nhau để trả nghiệp. Chính vì vậy mới có câu “Có phúc được hưởng, có nghiệp phải chịu”. Do đó chết trùng là do nhân quả vận hành, các ngài thuộc hội đồng quan ngũ quỷ thần dưới cõi trời địa phủ đi bắt họ về chứ không phải vong linh về bắt con cháu hay chỉ điểm hoặc khai tên con cháu cho các ngài đi bắt.

Việc con cháu trấn yểm mộ, bắt vong nhốt lên cửa chùa là sự vi phạm đạo đức, vi phạm chữ hiếu của người sống với người chết. Họ chết do nghiệp lực, họ không có quyền hành gì về bắt con cháu chết theo, con cháu chết là do nghiệp của họ trong tiền kiếp, vì không hành thiện kiếp này nên phải bị hoại diệt do nhân quả. Chính vì vậy việc trấn yểm vong, trấn yểm mộ của các thầy bà, thấp pháp, pháp sư, thậm chí cả thầy chùa không những làm cho vong linh đó chấp ngã hơn mà còn dùng tinh tà, âm binh, quỷ để giam giữ và đánh đập vong linh. Điều này khiến cho vong linh khó có thể tu giác ngộ và nhanh siêu thoát. Do đó chúng ta phải bài trừ đi những quan điểm mê tín dị đoan trong việc yểm mộ, trấn vong do mấy pháp môn tà đạo ngoại bang truyền vào để gây u mê và khổ đau cho nhân dân chúng ta.

Làm sao để hóa giải trùng tang?:

+ Trước tiên để chặn đứng việc chết trẻ thì chúng ta phải thấu hiểu luật nhân quả, sống đúng đạo đức làm người, luôn luôn yêu thương quan tâm mọi người. Chia se nhân quả cho mọi người cùng nhau sống đúng đạo lý làm người, hành thiện cứu giúp mọi người khổ đau khó khăn. Việc chia sẻ nhân quả để mọi người sống đúng giá trị đạo đức làm người sẽ cứu giúp ta và mọi người thoát án tử, đây chính là Phổ độ cứu người để tạo công đức không gì sánh bằng.

+ Không được trấn yểm mộ, trấn yểm vong lên chùa nhằm nhốt vong. Vì nếu làm như vậy thì tức là ta đang tạo nghiệp bất hiếu với gia tiên, đang làm chậm hoặc ngăn chặn quy trình luân hồi của người mất. Bởi người mất cần phải được về địa phủ để đúng quy trình luân hồi. Ở địa phủ có các ngài giảng giáo lý giác ngộ để cho vong linh nhanh giác ngộ.

+ Con cháu và người sống làm lễ Phổ độ gia tiên theo nghi thức trong cuốn lễ này để nhờ chư vị Phật, Bồ Tát ở cõi trời địa phủ thuyết pháp giải nghiệp cho gia tiên được nhanh siêu thoát.

Khi chúng ta làm như vậy thì không những hóa giải nghiệp lực gia tiên, hóa giải chết trùng của vong linh mà còn tạo ra công đức vô lượng để cứu chính mình và con cháu trong dòng họ. Do đó việc giảng giải cho con cháu trong dòng họ là vô cùng quan trọng.

5. Việc gọi hồn nhập phan, nhập quan, nhập mộ như thế nào là đúng

Các tục lệ dân gian mỗi vùng miền mỗi khác nhau, từ đơn giản cho đến phong phú và phức tạp. Tất cả đều mong muốn làm tròn bổn phận của những người còn sống với người đã khuất. Tuy nhiên những phương pháp và cách thức xử lý chỉ mang tính cảm tính, kinh nghiệm sách vở mà chưa có tính thực chứng bởi tâm linh. Có khi là xin đài âm dương để biết việc đã thành hay chưa, có khi là nhìn vào hiện tượng để kết luận.Việc gọi hồn của vong linh nhập vào cành phan hay nhập quan, nhập mộ đều là như vậy.

Vậy việc gọi hồn nhập phan, nhập quan, nhập mộ có giúp vong hồn nhập được vào thật không? Tôi đã đi khắp các vùng miền, kiểm tra và xử lý những việc tâm linh, mồ mả. Và tôi đưa ra kết luận là tỷ lệ thành công là rất ít. Tại sao? Vì người thực thi nghi lễ không hiểu về cõi trời địa phủ, về chư thần, về Phật, không hiểu gì về vong linh. Chính vì không hiểu nên không biết tiếp dẫn vong linh, không biết tiếp dẫn vong nhập mộ, nhập quan…Phật, thánh, thần, địa phủ, vong linh đã giải thích ở phần I trong cuốn lễ này rồi. Tôi chỉ nhấn mạnh thêm về vong linh.

Vong linh khi mất, tùy theo trí tuệ của họ khi sống, tùy theo công đức hay nghiệp lực của họ khi sống mà khi thoát tục, trí tuệ họ sẽ như thế nào. Một người sống mà lan tỏa tình yêu thương bao la, giúp đỡ mọi người và chúng sinh, thì khi thoát tục cõi trần, trí tuệ của vong linh rất sáng suốt và không cần thầy xử lý thì vong linh vẫn nhập mộ và về các cõi trời tốt hơn. Một người khi sống mà tạo nghiệp lực, chấp ngã, sân, hận thì khi chết, trí tuệ của vong cũng như lúc sống là u mê, nếu không làm đúng phương pháp thì vong sẽ theo nghiệp mà đọa nơi nhân gian này, không được siêu thoát.

Do đó tôi đã biên soạn ra các thuật pháp, thủ pháp trong cuốn lễ này để người thực hành nghi lễ biết cách tiếp dẫn với Phật, chư thần, địa phủ, vong linh để việc thực hiện tang lễ thành công viên mãn. Thông qua đó thực hiện tốt đẹp các vấn đề tâm linh để âm dương giao hòa, cuộc sống dương trần an tâm, âm đức gia tiên gia tăng.

6. Những lưu ý tuyệt đối không làm khi xử lý tang lễ hay cải táng

Không được đặt con dao hay các vật dụng kim loại vào trong quan tài người mất. Vì dao hay vật dụng kim loại là pháp khí trấn yểm vong, sẽ không tốt cho vong, khiến vong linh tâm bấn loạn không thể siêu thoát.

Không được dán bùa, dù là bùa của nhà chùa. Bản chất bùa là dùng âm đánh âm, do đó khi dán bùa vào quan tài hay tiểu thì sẽ khiến vong không nhập mộ và không siêu thoát được.

Không được nhét vàng, bạc hay tiền hoặc gạo vào mồm của người mất trong quan tài hoặc tiểu. Bởi nếu nhét vào sẽ khiến vong linh bị cấm khẩu, sẽ không thể tu luyện để siêu thoát. Vì vong linh sẽ bị chấp vào hành động của con cháu mà dẫn đến không thể siêu thoát.

Không được chôn sống con chó hoặc con vật cạnh mộ. Bởi đây là pháp trấn yểm tạo ra tinh tà trấn yểm mộ. Nếu chôn sống thì vừa tạo nghiệp sát sinh vừa trấn yểm phá mộ vong linh. Vong linh sẽ không nhập mộ và khó siêu thoát vì hành động tạo nghiệp của con cháu.

Không được dán bùa vào nhà, vào cổng. Nhân gian hay được các thầy chùa, thầy pháp cho bùa dán vào nhà để tránh vong về bắt con cháu chết theo. Đây là luận điệu u mê của các thầy đạo pháp, thầy bà khi học sách vở của người Trung Quốc. Việc dùng bùa là dùng ký hiệu để yểm âm binh, tinh tà vào nhà. Nếu gia đình mà dán bùa ở nhà thì thần linh và gia tiên sẽ bị bùa đó đánh âm là cho không thể ngự ở nhà được. Nếu làm như vậy thì phước báo sẽ tiêu tan, nghiệp lực được sinh khởi và hình thành lớn mạnh hơn.

Không được làm lễ gửi vong lên chùa. Chùa là nơi tri ân, tưởng nhớ của con người tới bậc giác ngộ là Đức Phật Thích Ca và các chư Phật chứ không phải là nơi lưu giữ vong linh đã mất. Nhà chùa thì nói gửi vong lên chùa để được nghe kinh của phật, được mày phật. Thực ra địa phủ đã có cảnh địa phật của chư phật giảng kinh giác ngộ. Do đó vong linh phải về địa phủ để nghe các ngài giảng kinh tu luyện giác ngộ chứ không phải gửi lên ban vong ở chùa. Trong khi đó, nhiều chùa, sư sãi hành đạo sai thì làm gì có giảng kinh với chùa đâu có Phật ngự.

Do đó, thực hiện theo hướng dẫn trong cuốn lẽ này sẽ giúp hóa giải âm binh, tinh tà, giúp cho gia tiên siêu thoát vào các cảnh giới tốt hơn. Đồng thời cũng là gia tăng phước báo cho con cháu.

 

 

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHI LỄ CHO NGƯỜI THOÁT TỤC (CHẾT) TRONG TRƯỜNG HỢP HỎA TÁNG TỪ LÚC THOÁT TỤC CHO ĐẾN KHI NHẬP MỘ XONG.

Trong trường hợp hỏa táng thì trong vòng 3 ngày sau khi thoát tục là phải chôn xuống mộ để được nhập mộ, định vị mộ, nạp khí mộ. Không nên để trên chùa, không nên để tại nhà tang lễ để chờ mấy năm sau hay mấy tháng sau mới chôn xuống mộ. Vì như thế sẽ khiến cho vong linh không tịnh tâm.

Nếu trong quá trình thực hiện nghi lễ cho người thoát tục, con cháu mà có hộ niệm (tụng chú) thì nên tụng “Nam mô A Di Di Đà Phật” để năng lượng của Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật gia hộ cho vong linh không bị Quỷ, tinh tà dẫn dụ về cõi Quỷ. Nếu không cần thì không phải hộ niệm. Vì trong nghi thức lễ đã có các phần hóa giải, dẫn giải vong linh định tâm, buông xả không còn chấp ngã để bước vào được quy trình luân hồi.

Việc thực hiện đúng các bước trong nghi thức mà cuốn Tâm Trung Hành Lễ này không những giúp cho vong linh sau khi thoát tục đi đúng được quy trình luân hồi siêu thoát mà còn hóa giải được Quỷ, tinh tà, cô hồn đến gây nhiễu loạn gia đình cũng như dẫn dụ vong linh về cõi Quỷ.

Giờ nhập quan, giờ phát tang, giờ di quan, giờ hạ quan nhập mộ, giờ phổ độ gia tiên, giờ cúng lễ hóa giải mộ tuyệt đối kiêng làm vào 4 giờ sau: Tý (23h – 1h sáng), Mão (5h – 7h sáng), giờ Ngọ (11h – 13h chiều), giờ Dậu (17 – 19h tối). Đây gọi là giờ tứ chính, trong những khung giờ này là các quan ở địa phủ đi tuần, không giải quyết xử lý công việc nên làm vào 4 giờ đó là vi phạm. Nhiều thầy pháp sư, thầy cúng chọn 4 giờ đó để trấn yểm và hạ huyệt nhập mộ để trấn yểm vong linh. Do đó mọi người cần lưu ý và tránh làm vào 4 giờ đó để vong linh được yên tâm và an toàn luân hồi đảo kiếp.

Người thực hiện nghi lễ: Con trai trưởng, con trai làm, nếu gia đình không có con trai thì nhờ cháu trai hoặc trưởng họ làm là tốt nhất. Trước khi làm nên đọc kỹ nghi thức và cách thức lễ. Trong quá trình làm thì vừa cầm cuốn lễ vừa làm cho hoàn chỉnh.

 

 

BÀI 1: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN, NGÀI NGUYÊN LINH ĐỊA PHẬT (DIÊM VƯƠNG) TIẾP DẪN VONG LINH THOÁT TỤC VỀ ĐỊA PHỦ ĐÚNG ĐẠO

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Khi trong gia đình có người thoát tục cõi trần, thì ngay sau đó thực hiện nghi lễ báo cáo gia tiên, ngài Nguyên Linh Địa Phật tiếp dẫn vong linh về địa phủ cho đúng đạo. Trong nhiều trường hợp do nghiệp lực mà bị tinh tà bắt, bị tai nạn, tự tử sẽ bị tinh tà khống chế, hoặc các ngài không đón về. Nếu không thực hiện nghi lễ này thì người thoát tục sẽ trở thành cô hồn, có khi bị đọa tại nơi chết hàng nghìn năm không được siêu thoát. Do đó bài lễ này giúp cho tất cả những người thoát tục cõi trần được các hội đồng dưới địa phủ đón vong linh về địa phủ để tiếp dẫn vong linh đi đúng hành trình luân hồi và siêu thoát.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần hương trên ban thờ gia tiên thần linh, mỗi tuần hương thắp 3 nén.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có do có sẵn trong đất hoặc ở nơi khác đến do trong nhà có người mất):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian. Quy dòng thoát tục cõi trần đúng đạo và chưa đúng đạo được trở về địa phủ đúng đạo. Thiết nhập vong linh trở về địa phủ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Bước tiếp theo: Là tiến hành làm lễ động thổ tại phần mộ đất nghĩa trang chuẩn bị cho việc thực hiện tang lễ. Và sau đó tiến hành nghi lễ Nhập quan.

 

 

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ ĐÀO HUYỆT MỘ TẠI NGHĨA TRANG CHUẨN BỊ CHO TANG LỄ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ động thổ đào huyệt mộ tại nghĩa trang là lễ báo cáo tứ trụ nguyên thần, và chân linh quan thần linh tại đất nghĩa trang về việc con cháu của vong linh xin khởi công xây dựng phần mộ cho vong linh được thuận cơ âm dương. Dâng lễ tại ban thờ thần linh của đất nghĩa trang, nếu không có ban thờ thì bày lễ tại cạnh chỗ đào huyệt xây mộ.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ngựa giấy 5 màu (đỏ, xanh, đen, vàng, trắng) có quần áo mũ quan kèm theo.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Trước khi động thổ đào huyệt đất xây mộ thì cần giải âm đất (làm theo trong phần 4 cuốn lễ này) để trên điền thổ không còn vong cô hồn, tinh tà. Khi đất không có tạp khí âm thì phần mộ sẽ được yên.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh đất nghĩa trang điền thổ tại đất (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ động thổ khởi công phần mộ cho vong linh… được thiết nhập mộ đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu dòng họ… động thổ khởi công xây dựng mộ phần cho vong linh (họ tên) tại nghĩa trang điền thổ tại đất đúng đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép chân linh quan thần linh đất nghĩa trang cho phép con cháu dòng họ (họ người mất) được phép động thổ khởi công mộ phần cho vong linh (họ tên vong) đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần động thổ khởi phần mộ trong sự lo tang lễ cho vong linh được trở về địa phủ đúng đạo, thuận cơ âm dương. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh (họ tên vong) thiết nhập mộ thuận cơ âm dương đúng đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất nghĩa trang”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng mã địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Khi thắp hương xong, rồi ra chỗ miếng đất đào mộ, châm 1 thẻ hương rồi cắm 4 góc đất chuẩn bị đào, cắm mỗi góc 1 nén nhang, còn lại cắm vào giữa miếng đất đó. Sau đó, chắp tay lại và niệm 3 niệm “Nam mô a di di đà phật”. Khi hương cháy được 1 phần 3 thì bắt đầu đào mộ.

Lưu ý là hóa tiền vàng mã ở ban thờ thần linh trước khi hương cháy hết.

 

 

BÀI 3: BÀI LỄ THIẾT NHẬP QUAN (NHẬP CHỮ NHÂN THOÁT TỤC CÕI TRẦN VÀO QUAN TÀI)

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ nhập quan là đưa chữ nhân thoát tục vào quan tài, là thiết nhập vong linh vào quan, là thiết nhập vong linh vào bát hương trên đầu quan tài. Việc thiết lập bát hương vong linh ở đầu quan tài, di quan mang theo để dẫn vong đến nơi nghĩa trang và nhập mộ xong sẽ đặt an vị bát nhang đó tại ngôi mộ.

- Đồ lễ: 1 lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Trong trường hợp người mất được chuyển từ bệnh viện về nhà tang lễ để làm tang lễ, khi nhập quan ở nhà tang lễ, thì bày lễ ở ban thờ thân linh. Và 1lễ hoa quả, bát cơm, quả trứng luộc, tiền vàng trên 1 ban lễ tại đầu quan tài.

Việc nhập quan có 2 trường hợp: Nếu tại nhà thì làm bình thường; Nếu chuyển thân tướng vong linh đến nhà tang lễ thì hãy chờ đến buổi phát tang thì mới làm lễ nhập quan. Bởi vì đã làm lễ ở bài báo cáo gia tiên và các ngài nên vong linh đã được các ngài bảo hộ.

- Nếu nhập quan ở nhà tang lễ thì tiền vàng ban thờ thần linh sẽ hóa trước khi hương cháy hết.

- Chuẩn bị sẵn bát nhang và tro cốt: Bát nhang lau rượu gừng, tro được tưới rượu vào và trộn đều, khi trộn niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” 3 lần. Lấy 1 tờ giấy trang kim màu vàng, ghi bằng bút đỏ chữ “Vong linh….ĐẠO” rồi gập 4 để vào bát nhang. Sau đó tay phải có đeo bao gang tay nilon và đặt bài vị vào bát nhang, bốc tro thứ tự từng nắm một: sinh, lão, bệnh, tử, … đến nắm tro cuối cùng phải là sinh. Sau đó đốt năm nén nhang cắm vào bát nhang, đặt bát nhang trên đầu quan tài cùng đồ lễ đã chuẩn bị.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh gia tiên/ hoặc ban thờ thần linh tại nhà tang lễ

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có do có sẵn trong đất hoặc ở nơi khác đến do trong nhà có người mất):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. (nếu tại nhà tang lễ chỉ lạy chân linh quan thần linh)

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ thiết nhập quan. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, Thiết nhập quan đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng Đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo. (nếu ở nhà tang lễ thì không đọc câu này)

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó đọc bài lễ lập bát hương thờ vong linh trước đầu quan tài:

 

B. Bài lễ lập bát hương thờ vong linh trước đầu quan tài:

Sắp xếp đồ lễ, bát nhang ngay ngắn trên bàn nhỏ trước đầu quan tài, châm 5 nén nhang vào bát nhang. Nhất tâm đứng trước bát nhang và quan tài, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có do có sẵn trong đất hoặc ở nơi khác đến do trong nhà có người mất):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. (nếu tại nhà tang lễ chỉ lạy chân linh quan thần linh)

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, cơm canh, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ vong linh...trong sự thiết nhập quan. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh… thiết nhập lô nhang thờ vong linh. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh… Thiết nhập quan. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” xin phép vong linh (họ tên vong linh) thiết nhập tâm linh lô nhang thờ vong linh. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh…tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Tiếp theo: Châm 1 nén nhang, đứng trước bát nhang. Tay phải cầm nén nhang, tập trung suy nghĩ và ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước bát hương. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào bát nhang. Khi đẩy đọc “Vong linh… thiết nhập tâm linh lô nhang thờ vong linh. Đạo”.

 

C. Thủ pháp hiết nhập Vong linh vào quan tài:

­- Sau khi thiết lập bát hương thờ vong xong. Đưa người mất vào trong quan tài, kê đặt ngay ngắn. Chưa được đóng lắp quan tài vội.

- Châm 1 nén nhang, đứng trước quan tài. Tay phải cầm nén nhang, tập trung suy nghĩ và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước người mất trong quan tài. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào quan tài. Khi đẩy đọc “Vong linh… thiết nhập quan. Đạo”.

- Sau đó đóng lắp quan tài lại. Khi nào phát tang thì chuyển bát nhang thờ vong ra ban lễ phát tang.

Như thế là vong linh đã nhập quan và nhập bát hương thờ vong linh rất nhẹ nhàng và hiệu quả.

 

D. Nghi thức phát tang.

Nghi thức này không cần phải thực hiện lễ gì, con cháu làm các thủ tục đeo, đội khăn tang, bàn lễ hoa quả để người đại diện cho tang lễ sẽ đọc thông báo kính viếng và điếu văn.

 

BÀI 4: BÀI LỄ DI QUAN (TỪ NHÀ Ở ĐẾN NHÀ HÓA THÂN HOẶC TỪ NHÀ TANG LỄ ĐẾN NHÀ HÓA THÂN)

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ Di quan là vô cùng quan trọng đối với tang lễ hay cải táng mồ mả. Vì nếu không làm đúng thì vong linh sẽ không thể đi theo để nhập mộ được.

- Đồ lễ: Không phải bày thêm đồ lễ. Vẫn dùng đồ lễ có sẵn trên ban thờ khi ta làm lễ nhập quan rồi.

- Khi đi đường, gặp cầu cống, cầu sông, ngã ba, ngã tư đường thì 1 người nhà đi cùng xe tang lễ sẽ thả tờ tiền lẻ mệnh giá nhỏ nhất có thể tại các điểm đó. Không nên thả tiền vàng địa phủ vì sẽ làm ô nhiễm môi trường và vong cô hồn cũng không dùng được. Việc thả tiền thật là tiền hành sai hay còn gọi là lệnh bài thông quan đối với các ngài. Bởi tại các điểm ngã ba, ngã tư, cầu, cống hay có các quan hành sai và ngũ quỷ thần đứng đó thực thi luật nhân quả đón nhận chúng sinh thoát tục trở về địa phủ. Khi ta thả tiền lẻ là hàm ý nhờ các ngài gia hộ trên hành trình đi đường của tang lễ được thuận cơ âm dương.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh gia tiên/ hoặc ban thờ thần linh tại nhà tang lễ

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. (nếu tại nhà tang lễ chỉ lạy chân linh quan thần linh)

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ di quan vong linh….. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, Di quan từ (địa chỉ nhà ở hoặc địa chỉ nhà tang lễ…) đến nhà hóa thân hoàn vũ (địa chỉ…) trong sự thuận cơ âm dương. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng Đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo. (nếu lễ di quan từ nhà thì đọc câu này)

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

B. Thủ pháp di quan tại quan tài

Người làm lễ đứng ở giữa quan tài, 2 tay nắm vào nhau đặt lên trán và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (ngài A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật rồi hạ hai tay trước ngực chắp lại như lúc lễ. Đọc 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi lấy tay phải vỗ 3 vỗ thật nhẹ vào nắp trên quan tài, đồng thời đọc họ tên vong linh (vong linh… di chuyển quan về nhà hóa thân tại địa chỉ…Đạo).

Tiếp theo là chuyển quan và di chuyển đến nhà hóa thân. Phải mang cả bát hương của vong đã lập tại lúc nhập quan đi theo đến nhà hóa thân và sau đó mang về đặt tại mộ.

 

 

BÀI 5: BÀI LỄ TIẾP NHẬN QUAN CỦA VONG LINH TẠI NHÀ HÓA THÂN

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ tiếp nhận quan của vong linh tại nhà hóa thân để được chư vị quan thần linh tại điền thổ nhà hóa thân đón tiếp, xử lý các thủ tục tâm linh trước khi hỏa tang thân tướng của vong linh.

- Đồ lễ: Thành tâm thanh bông, hoa quả, tiền vàng địa phủ, xôi thịt, trầu cau, thuốc lá. Dâng lễ tại ban thờ thần linh tại nhà hóa thân.

- Người đứng ra lo tang lễ phải đến trước hoặc đến cùng xe tang lễ tại nhà hóa thân. Sắp đồ lễ, đọc lễ xong rồi mới được đưa quan tài vong linh vào làm thủ tục hỏa táng theo nghi thức của nhà hỏa táng..

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh tại nhà hóa thân

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau để được các ngài gia hộ:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất”(địa chỉ nhà hóa thân…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ tiếp nhận vong linh (họ tên vong) trong sự hỏa táng thân tướng... Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, trong sự tiếp nhận hỏa táng tại nhà hóa thân. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất nhà tang lễ…) tiếp nhận và thực hiện nghi thức hỏa táng thân tướng vong linh (họ tên vong linh và địa chỉ nhà…) đúng chữ đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau khi làm lễ xong, đưa quan tài của vong linh vào nhà hóa thân làm thủ tục và hỏa táng theo nghi thức của nhà hóa thân.

 

B. Thủ pháp nhập vong linh vào tiểu mới sau khi hỏa táng xong

Khi nhân viên của nhà tang lễ xếp đặt xương cốt vào tiểu ngay ngắn, kê đệm ngay ngắn. Lúc này chưa được đạy lắp tiểu vào vội. Mà phải thực hiện thủ pháp nhập vong linh vào tiểu như sau:

Người thực hiện nghi lễ tang lễ “đốt 1 nén nhang, 2 tay nắm vào nhau đặt lên trán và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (ngài A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật rồi hạ hai tay trước ngực chắp lại như lúc lễ. Đọc 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Sau đó tay phải cầm nén nhang đang cháy, họa chữ Đạo trước tiểu và đọc họ tên vong linh… Thiết nhập tiểu. Đạo”.

Sau đó nhân viên nhà hóa thân sẽ đặt tiểu vào quách và kê đệm ngay ngắn. Đặt bát nhang đã lập thờ lúc nhập quan để cạnh tiểu.

Tiếp theo gia đình tính toán giờ giấc di quan về nghĩa trang. Nếu việc hỏa táng xong muộn thì nên để sáng sớm hôm sau mới di quan. Nếu sớm thì có thể di quan để thực hiện nghi thức hạ tiểu xuống mộ.

 

 

BÀI 6: BÀI LỄ DI QUAN TỪ NHÀ HÓA THÂN ĐẾN NGHĨA TRANG ĐỂ THỔ TÁNG

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ Di quan là vô cùng quan trọng đối với tang lễ hay cải táng mồ mả. Vì nếu không làm đúng thì vong linh sẽ không thể đi theo để nhập mộ được.

- Đồ lễ: Bày thanh bông hoa quả, tiền vàng, trầu cau, thuốc lá, xôi thịt tại ban thờ thần linh của nhà hóa thân hoàn vũ.

- Bài lễ Di quan được áp dụng cho trường hợp di quan từ nhà hóa thân đến nghĩa trang.

- Khi đi đường, gặp cầu cống, cầu sông, ngã ba, ngã tư đường thì 1 người nhà đi cùng xe tang lễ sẽ thả tờ tiền lẻ mệnh giá nhỏ nhất có thể tại các điểm đó. Không nên thả tiền vàng địa phủ vì sẽ làm ô nhiễm môi trường và vong cô hồn cũng không dùng được. Việc thả tiền thật là tiền hành sai hay còn gọi là lệnh bài thông quan đối với các ngài. Bởi tại các điểm ngã ba, ngã tư, cầu, cống hay có các quan hành sai và ngũ quỷ thần đứng đó thực thi luật nhân quả đón nhận chúng sinh thoát tục trở về địa phủ. Khi ta thả tiền lẻ là hàm ý nhờ các ngài gia hộ trên hành trình đi đường của tang lễ được thuận cơ âm dương.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh nhà hóa thân

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh điền thổ tại đất nhà hóa thân (địa chỉ…)

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ di quan vong linh….. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, Di quan từ (địa chỉ nhà hóa thân…) thiết nhập mộ tại nghĩa trang (địa chỉ…) trong sự thuận cơ âm dương. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng Đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

B. Thủ pháp di quan tại quan tài

Người làm lễ đứng ở giữa tiểu của vong, 2 tay nắm vào nhau đặt lên trán và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (ngài A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật rồi hạ hai tay trước ngực chắp lại như lúc lễ. Đọc 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi lấy tay phải vỗ 3 vỗ thật nhẹ vào nắp trên lắp tiểu, đồng thời đọc họ tên vong linh (vong linh… di chuyển quan về nhà mới tại địa chỉ nghĩa trang…Đạo).

Tiếp theo là di chuyển về nghĩa trang để chuẩn bị thổ táng nhập mộ.

 

 

BÀI 7: BÀI LỄ HẠ QUAN VÀ NHẬP MỘ VONG LINH

TẠI ĐẤT NGHĨA TRANG

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ hạ quan và nhập mộ tại đất nghĩa trang là khâu cuối cùng trong tang lễ và cũng là quyết định việc mồ mả có được yên ổn hay không. Vì nhiều trường hợp các thầy không có khả năng tâm linh tốt đã không nhập mộ cho vong linh được. Mặc dù nghi lễ và việc cúng kiếng rất phức tạp và lâu.

- Đồ lễ: +1 lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 1 bộ ngựa mã màu đỏ có kèm mũ áo hoặc là 5 bộ ngựa mã 5 màu. Bày đồ lễ lên trên ban thờ thần linh của đất nghĩa trang, nếu nghĩa trang không có ban thần linh thì bày lễ tại gò đất cao gần ngôi mộ chuẩn bị hạ quan.

+ 1lễ hoa quả, bát cơm, quả trứng luộc, tiền vàng để khi hạ quan xuống mộ xong ta làm lễ nhập mộ luôn.

- Trước khi hạ quan tài xuống huyệt mộ thì hãy dải ít tiền giấy âm phủ và ít tiền lẻ xuống để làm thủ tục mua âm đất, mua dương đất. Tiền âm là thủ tục mua đất âm, tiền dương là thủ tục mua đất dương cho đúng luật âm.

- Người đứng ra thực hiện nghi lễ nên đến nghĩa trang trước và thực hiện nghi lễ tại ban thờ thần linh trước khi đưa quan vào phần mộ.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh nghĩa trang

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh,“điền thổ tại đất”nghĩa trang (địa chỉ….

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hạ quan nhập mộ vong linh...thiết nhập phần mộ tại đất nghĩa trang điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, Thiết nhập mộ điền thổ tại đất đúng chữ đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng Đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó đưa quan vào và hạ xuống huyệt mộ.

Trước khi hạ quan xuống huyệt mộ thì người thực hiện nghi lễ phải giải âm khí ở huyệt mộ và xung quanh huyệt mộ. bằng cách tay trái bắt ấn (đầu ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ) rồi đồng thời hướng tay phải về dưới huyệt mộ và xung quanh huyệt mộ rồi tụng 3 bài thần chú (Tịnh độ tâm, Nhật sư tâm chú, Bát không phật đạo) để giải âm khí tích tụ xung quanh mộ và huyệt mộ trước khi nhập vong vào.

 Sau đó dải ít tiền giấy âm phủ và ít tiền lẻ dương trần để làm thủ tục mua đất âm và đất dương. Người dải tiền thì vừa dải vừa nói “xin mua đất của chư thần thiết nhập cho vong linh…Đạo”.

Sau đó cho hạ quan xuống huyệt mộ và thực hiện nghi lễ nhập vong vào mộ.

 

B. Bài lễ thiết nhập vong linh vào mộ tại mộ

Sắp xếp đồ lễ và châm 1 thẻ hương ở đầu mộ rồi tụng 3 bài chú và tấu lễ nhập mộ cho vong linh.

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh điền thổ tại đất nghĩa trang (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hạ quan đồng thiết nhập vong linh… thiết nhập mộ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh… thiết nhập phần mộ tại đất nghĩa trang. Đạo.

Xin phép: Vong linh (họ tên vong linh…) thiết nhập phần mộ. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh…tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

C. Thủ pháp thiết nhập vong linh nhập mộ

Khi hạ quan xuống huyệt mộ, kê ngay ngắn rồi. Lúc này chưa được lấp đất vào huyệt mộ vôi. Người thực hiện nghi lễ, châm 1 thẻ nhang tại đầu mộ. Châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, ngưỡng về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), ngưỡng về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “Vong linh… Thiết nhập mộ. Đạo”. Sau đó khoảng 1 phút cho lấp đất và hoàn thành việc xây mộ.

 

D. Thủ pháp Định vị thiên cơ phần mộ sau khi hoàn thành xây mộ xong

Đối với trường hợp hỏa táng thì sau khi hạ quan nhập mộ thì nên xây hoàn thiện phần mộ luôn trong ngày.

Khi hoàn thành xong việc xây đắp mộ ngay ngắn rồi kê bát nhang của vong linh vào phần đầu mộ ngay ngắn, thắp 1 thẻ hương. Và thực hiện thủ pháp an vị, định vị mộ như sau:

Người thực hiện nghi lễ, châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, ngưỡng về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), ngưỡng về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “An vị phần mộ vong linh… trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.

Thủ pháp định vị thiên cơ phần mộ sẽ được 4 ngài dưới địa phủ lên đo đạc, chỉnh sửa âm mộ và nạp khí tốt vào mộ, hàn nối lại long mạch khí và long mạch nước.

 

E. Lễ tạ ban thờ thần linh nghĩa trang

Con cháu thành tâm châm hương, chắp tay lễ tạ tại ban thờ thần linh của nghĩa trang. Sau đó con cháu dâng lễ tạ tại phần mộ của vong linh trước khi ra về.

Phần lễ tạ không cần tấu lễ, chỉ cần con cháu thành tâm, chắp tay lễ tạ là được các ngài và vong chính chứng tâm. Vì tất cả các nghi lễ quan trọng đã được thực hiện ở các bước trước.

Như vậy là hoàn thành quy trình và nghi lễ tang lễ cho trường hợp hỏa táng.

 

 

III. CÁC BƯỚC THỰC THIỆN NGHI LỄ CHO NGƯỜI THOÁT TỤC  (CHẾT) TRONG TRƯỜNG HỢP THỔ TÁNG TỪ LÚC THOÁT TỤC CHO ĐẾN KHI NHẬP MỘ XONG

Trong trường hợp thổ táng thì trong vòng 3 ngày sau khi thoát tục là phải chôn xuống mộ để được nhập mộ, định vị mộ, nạp khí mộ.

Nếu trong quá trình thực hiện nghi lễ cho người thoát tục, con cháu mà có hộ niệm (tụng chú) thì nên tụng “Nam mô A Di Di Đà Phật” để năng lượng của Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật gia hộ cho vong linh không bị Quỷ, tinh tà dẫn dụ về cõi Quỷ. Nếu không cần thì không phải hộ niệm. Vì trong nghi thức lễ đã có các phần hóa giải, dẫn giải vong linh định tâm, buông xả không còn chấp ngã để bước vào được quy trình luân hồi.

Việc thực hiện đúng các bước trong nghi thức mà cuốn Tâm Trung Hành Lễ này không những giúp cho vong linh sau khi thoát tục đi đúng được quy trình luân hồi siêu thoát mà còn hóa giải được Quỷ, tinh tà, cô hồn đến gây nhiễu loạn gia đình cũng như dẫn dụ vong linh về cõi Quỷ.

Giờ nhập quan, giờ phát tang, giờ di quan, giờ hạ quan nhập mộ, giờ phổ độ gia tiên, giờ cúng lễ hóa giải mộ tuyệt đối kiêng làm vào 4 giờ sau: Tý (23h – 1h sáng), Mão (5h – 7h sáng), giờ Ngọ (11h – 13h chiều), giờ Dậu (17 – 19h tối). Đây gọi là giờ tứ chính, trong những khung giờ này là các quan ở địa phủ đi tuần, không giải quyết, xử lý công việc nên làm vào 4 giờ đó là vi phạm. Nhiều thầy pháp sư, thầy cúng chọn 4 giờ đó để trấn yểm và hạ huyệt nhập mộ để trấn yểm vong linh. Do đó mọi người cần lưu ý và tránh làm vào 4 giờ đó để vong linh được yên tâm và an toàn luân hồi đảo kiếp.

Người thực hiện nghi lễ: Con trai trưởng, con trai làm, nếu gia đình không có con trai thì nhờ cháu trai hoặc trưởng họ làm là tốt nhất. Trước khi làm nên đọc kỹ nghi thức và cách thức lễ. Trong quá trình làm thì vừa cầm cuốn lễ vừa làm cho hoàn chỉnh.

 

 

 

BÀI 1: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN, NGÀI NGUYÊN LINH ĐỊA PHẬT (DIÊM VƯƠNG) TIẾP DẪN VONG LINH THOÁT TỤC VỀ ĐỊA PHỦ ĐÚNG ĐẠO

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Khi trong gia đình có người thoát tục cõi trần, thì ngay sau đó thực hiện nghi lễ báo cáo gia tiên, ngài Nguyên Linh Địa Phật tiếp dẫn vong linh về địa phủ cho đúng đạo. Trong nhiều trường hợp do nghiệp lực mà bị tinh tà bắt, bị tai nạn, tự tử sẽ bị tinh tà khống chế, hoặc các ngài không đón về. Nếu không thực hiện nghi lễ này thì người thoát tục sẽ trở thành cô hồn, có khi bị đọa tại nơi chết hàng nghìn năm không được siêu thoát. Do đó bài lễ này giúp cho tất cả những người thoát tục cõi trần được các hội đồng dưới địa phủ đón vong linh về địa phủ để tiếp dẫn vong linh đi đúng hành trình luân hồi và siêu thoát.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần hương trên ban thờ gia tiên thần linh, mỗi tuần hương thắp 3 nén.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có do có sẵn trong đất hoặc ở nơi khác đến do trong nhà có người mất):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian. Quy dòng thoát tục đúng đạo và chưa đúng đạo được trở về địa phủ đúng đạo. Thiết nhập vong linh trở về địa phủ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Bước tiếp theo: Là tiến hành làm lễ động thổ tại phần mộ đất nghĩa trang chuẩn bị cho việc thực hiện tang lễ. Và sau đó tiến hành nghi lễ Nhập quan.

 

 

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ ĐÀO HUYỆT MỘ TẠI NGHĨA TRANG CHUẨN BỊ CHO TANG LỄ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ động thổ đào huyệt mộ tại nghĩa trang là lễ báo cáo tứ trụ nguyên thần, và chân linh quan thần linh tại đất nghĩa trang về việc con cháu của vong linh xin được động thổ khởi công xây dựng phần mộ cho vong linh được thuận cơ âm dương. Dâng lễ tại ban thờ thần linh của đất nghĩa trang, nếu không có ban thờ thì bày lễ tại cạnh chỗ đào huyệt xây mộ.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ngựa giấy 5 màu (đỏ, xanh, đen, vàng, trắng) có quần áo mũ quan kèm theo.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Trước khi động thổ đào huyệt đất xây mộ thì cần giải âm đất (làm theo trong phần 4 cuốn lễ này) để trên điền thổ không còn vong cô hồn, tinh tà. Khi đất không có tạp khí âm thì phần mộ sẽ được yên.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh đất nghĩa trang điền thổ tại đất (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ động thổ khởi công phần mộ cho vong linh… được thiết nhập mộ đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu dòng họ… động thổ khởi công xây dựng mộ phần cho vong linh (họ tên) tại nghĩa trang điền thổ tại đất đúng đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép chân linh quan thần linh đất nghĩa trang cho phép con cháu dòng họ (họ người mất) được phép động thổ khởi công mộ phần cho vong linh (họ tên vong) đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần động thổ khởi phần mộ trong sự lo tang lễ cho vong linh được trở về địa phủ đúng đạo, thuận cơ âm dương. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh (họ tên vong linh) thiết nhập mộ phần đúng đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất nghĩa trang”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng mã địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Khi thắp hương xong, rồi ra chỗ miếng đất đào mộ, châm 1 thẻ hương rồi cắm 4 góc đất chuẩn bị đào, cắm vào mỗi góc 1 nén nhang, còn lại cắm vào giữa miếng đất đó. Sau đó, chắp tay lại và niệm 3 niệm “Nam mô a di di đà phật”. Khi hương cháy được 1 phần 3 thì bắt đầu đào mộ.

Lưu ý là hóa tiền vàng mã ở ban thờ thần linh trước khi hương cháy hết.

 

 

BÀI 3: BÀI LỄ THIẾT NHẬP QUAN (NHẬP CHỮ NHÂN THOÁT TỤC CÕI TRẦN VÀO QUAN TÀI)

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ nhập quan là đưa chữ nhân thoát tục vào quan tài, là thiết nhập vong linh vào quan, là thiết nhập vong linh vào bát hương trên đầu quan tài. Việc thiết lập bát hương vong linh ở đầu quan tài, di quan mang theo để dẫn vong đến nơi nghĩa trang và nhập mộ xong sẽ đặt an vị bát nhang đó tại ngôi mộ.

- Đồ lễ: 1 lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Trong trường hợp người mất được chuyển từ bệnh viện về nhà tang lễ để làm tang lễ, khi nhập quan ở nhà tang lễ, thì bày lễ ở ban thờ thân linh. Và 1lễ hoa quả, bát cơm, quả trứng luộc, tiền vàng trên 1 ban lễ tại đầu quan tài.

- Chuẩn bị sẵn bát nhang và tro cốt: Bát nhang lau rượu gừng, tro được tưới rượu vào và trộn đều, khi trộn niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” 3 lần. Lấy 1 tờ giấy trang kim màu vàng, ghi bằng bút đỏ chữ “Vong linh….ĐẠO” rồi gập 4 để vào bát nhang. Sau đó tay phải có đeo bao gang tay nilon và đặt bài vị vào bát nhang, bốc tro thứ tự từng nắm một: sinh, lão, bệnh, tử, … đến nắm tro cuối cùng phải là sinh. Sau đó đốt năm nén nhang cắm vào bát nhang, đặt bát nhang trên đầu quan tài cùng đồ lễ đã chuẩn bị.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh gia tiên

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có do có sẵn trong đất hoặc ở nơi khác đến do trong nhà có người mất):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ thiết nhập quan. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, Thiết nhập quan đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng Đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó đọc bài lễ lập bát hương thờ vong linh trước đầu quan tài.

 

B. Bài lễ lập bát hương thờ vong linh trước đầu quan tài:

Sắp xếp đồ lễ, bát nhang ngay ngắn trên bàn nhỏ trước đầu quan tài, châm 5 nén nhang vào bát nhang. Nhất tâm đứng trước bát nhang và quan tài, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có do có sẵn trong đất hoặc ở nơi khác đến do trong nhà có người mất):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ vong linh...trong sự thiết nhập quan. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh… thiết nhập lô nhang thờ vong linh. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh… Thiết nhập quan. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” xin phép vong linh (họ tên vong linh) thiết nhập tâm linh lô nhang thờ vong linh. Đạo.

 

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh…tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Tiếp theo: Châm 1 nén nhang, đứng trước bát nhang. Tay phải cầm nén nhang, tập trung suy nghĩ và ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước bát hương. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào bát nhang. Khi đẩy đọc “Vong linh… thiết nhập tâm linh lô nhang thờ vong linh. Đạo”.

 

C. Thủ pháp thiết nhập Vong linh vào quan tài:

­- Sau khi thiết lập bát hương thờ vong xong. Đưa người mất vào trong quan tài, kê đặt ngay ngắn. Chưa được đóng lắp quan tài vội.

- Châm 1 nén nhang, đứng trước quan tài. Tay phải cầm nén nhang, tập trung suy nghĩ và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước người mất trong quan tài. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào quan tài. Khi đẩy đọc “Vong linh… thiết nhập quan. Đạo”.

- Sau đó đóng lắp quan tài lại. Khi nào phát tang thì chuyển bát nhang thờ vong ra ban lễ phát tang.

Như thế là vong linh đã nhập quan và nhập bát hương thờ vong linh rất nhẹ nhàng và hiệu quả.

 

D. Nghi thức phát tang.

Nghi thức này không cần phải thực hiện lễ gì, con cháu làm các thủ tục đeo, đội khăn tang, bàn lễ hoa quả để người đại diện cho tang lễ sẽ đọc thông báo kính viếng và điếu văn.

 

 

BÀI 4: BÀI LỄ DI QUAN TỪ NHÀ ĐẾN NGHĨA TRANG ĐỂ THỔ TÁNG

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ Di quan là vô cùng quan trọng đối với tang lễ hay cải táng mồ mả. Vì nếu không làm đúng thì vong linh sẽ không thể đi theo để nhập mộ được.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng đồ lễ xôi thịt hoa quả, rượu, trầu cau lên ban thờ thần linh gia tiên.

- Bài lễ Di quan được áp dụng cho trường hợp di quan từ nhà đến nghĩa trang an táng.

- Khi đi đường, gặp cầu cống, cầu sông, ngã ba, ngã tư đường thì 1 người nhà đi cùng xe tang lễ sẽ thả tờ tiền lẻ mệnh giá nhỏ nhất có thể tại các điểm đó. Không nên thả tiền vàng địa phủ vì sẽ làm ô nhiễm môi trường và vong cô hồn cũng không dùng được. Việc thả tiền thật là tiền hành sai hay còn gọi là lệnh bài thông quan đối với các ngài. Bởi tại các điểm ngã ba, ngã tư, cầu, cống hay có các quan hành sai và ngũ quỷ thần đứng đó thực thi luật nhân quả đón nhận chúng sinh thoát tục trở về địa phủ. Khi ta thả tiền lẻ là hàm ý nhờ các ngài gia hộ trên hành trình đi đường của tang lễ được thuận cơ âm dương.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh gia tiên

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ di quan vong linh (họ tên vong linh) thiết nhập phần mộ tại điền thổ đất nghĩa trang (địa chỉ). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, Di quan từ (địa chỉ nhà ở…) đến thiết nhập tại điền thổ đất nghĩa trang (địa chỉ…) trong sự thuận cơ âm dương. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng Đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

B. Thủ pháp di quan tại quan tài

Người làm lễ đứng ở giữa quan tài, 2 tay nắm vào nhau đặt lên trán và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (ngài A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật rồi hạ hai tay trước ngực chắp lại như lúc lễ. Đọc 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi lấy tay phải vỗ 3 vỗ thật nhẹ vào nắp trên quan tài, đồng thời đọc họ tên vong linh (vong linh… di chuyển quan thiết nhập phần mộ điền thổ nghĩa trang tại địa chỉ…Đạo).

Tiếp theo là chuyển quan và di chuyển đến nghĩa trang. Phải mang cả bát hương của vong đã lập tại lúc nhập quan đi theo để đặt tại mộ.

 

BÀI 5: BÀI LỄ HẠ QUAN VÀ NHẬP MỘ VONG LINH

 TẠI ĐẤT NGHĨA TRANG

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ hạ quan và nhập mộ tại đất nghĩa trang là khâu cuối cùng trong tang lễ và cũng là quyết định việc mồ mả có được yên ổn hay không. Vì nhiều trường hợp các thầy không có khả năng tâm linh tốt đã không nhập mộ cho vong linh được. Mặc dù nghi lễ và việc cúng kiếng rất phức tạp và lâu.

- Đồ lễ: +1 lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 1 bộ ngựa mã màu đỏ có kèm mũ áo hoặc là 5 bộ ngựa mã 5 màu. Bày đồ lễ lên trên ban thờ thần linh của đất nghĩa trang, nếu nghĩa trang không có ban thần linh thì bày lễ tại gò đất cao gần ngôi mộ chuẩn bị hạ quan.

+ 1lễ hoa quả, bát cơm, quả trứng luộc, tiền vàng để khi hạ quan xuống mộ xong ta làm lễ nhập mộ luôn.

- Trước khi hạ quan tài xuống huyệt mộ thì hãy dải ít tiền giấy âm phủ và ít tiền lẻ xuống để làm thủ tục mua âm đất, mua dương đất. Tiền âm là thủ tục mua đất âm, tiền dương là thủ tục mua đất dương cho đúng luật âm.

- Người đứng ra thực hiên nghi lễ nên đến nghĩa trang trước và thực hiện nghi lễ tại ban thờ thần linh trước khi đưa quan vào phần mộ.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh nghĩa trang

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh,“điền thổ tại đất”nghĩa trang (địa chỉ….

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hạ quan nhập mộ vong linh...thiết nhập phần mộ tại đất nghĩa trang điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục cõi trần” thoát tục cõi trần nhân gian, Thiết nhập mộ điền thổ tại đất đúng chữ đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục” trở về địa phủ đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Chữ nhân con trần “họ tên người thoát tục”, trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó đưa quan vào và hạ xuống huyệt mộ.

Trước khi hạ quan xuống huyệt mộ thì người thực hiện nghi lễ phải giải âm khí ở huyệt mộ và xung quanh huyệt mộ. bằng cách tay trái bắt ấn (đầu ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ) rồi đồng thời hướng tay phải về dưới huyệt mộ và xung quanh huyệt mộ rồi tụng 3 bài thần chú (Tịnh độ tâm, Nhật sư tâm chú, Bát không phật đạo) để giải âm khí tích tụ xung quanh mộ và huyệt mộ trước khi nhập vong vào.

 Sau đó dải ít tiền giấy âm phủ và ít tiền lẻ dương trần để làm thủ tục mua đất âm và đất dương. Người dải tiền thì vừa dải vừa nói “xin mua đất của chư thần thiết nhập cho vong linh…Đạo”.

Sau đó cho hạ quan xuống huyệt mộ và thực hiện nghi lễ nhập vong vào mộ.

 

B. Bài lễ thiết nhập vong linh vào mộ tại mộ

Sắp xếp đồ lễ và châm 1 thẻ hương ở đầu mộ rồi tụng 3 bài chú và tấu lễ nhập mộ cho vong linh.

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh điền thổ tại đất nghĩa trang (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hạ quan đồng thiết nhập vong linh… thiết nhập mộ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh… thiết nhập phần mộ tại đất nghĩa trang. Đạo.

Xin phép: Vong linh (họ tên vong linh…) thiết nhập phần mộ. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh…tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

C. Thủ pháp thiết nhập vong linh nhập mộ

Khi hạ quan xuống huyệt mộ, kê ngay ngắn rồi. Lúc này chưa được lấp đất vào huyệt mộ vôi. Người thực hiện nghi lễ, châm 1 thẻ nhang tại đầu mộ. Châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, ngưỡng về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), ngưỡng về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “Vong linh… Thiết nhập mộ. Đạo”. Sau đó khoảng 1 phút cho lấp đất và hoàn thành việc xây mộ.

 

D. Thủ pháp Định vị thiên cơ phần mộ sau khi hoàn thành xây mộ xong

Đối với trường thổ táng, sau khi hạ quan xong, đắt đất và chỉnh trang phần mộ ngay ngắn.

Khi hoàn thành xong việc đắp mộ ngay ngắn rồi kê bát nhang của vong linh vào phần đầu mộ hoặc trên giữa đỉnh mộ thật ngay ngắn, thắp 1 thẻ hương. Và thực hiện thủ pháp an vị, định vị mộ như sau:

Người thực hiện nghi lễ, châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, ngưỡng về Đứ Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), ngưỡng về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “An vị phần mộ vong linh… trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.

Thủ pháp định vị thiên cơ phần mộ sẽ được 4 ngài dưới địa phủ lên đo đạc, chỉnh sửa âm mộ và nạp khí tốt vào mộ, hàn nối lại long mạch khí và long mạch nước.

 

E. Lễ tạ ban thờ thần linh nghĩa trang

Con cháu thành tâm châm hương, chắp tay lễ tạ tại ban thờ thần linh của nghĩa trang. Sau đó con cháu dâng lễ tạ tại phần mộ của vong linh trước khi ra về.

Phần lễ tạ không cần tấu lễ, chỉ cần con cháu thành tâm, chắp tay lễ tạ là được các ngài và vong chính chứng tâm. Vì tất cả các nghi lễ quan trọng đã được thực hiện ở các bước trước.

Như vậy là hoàn thành quy trình và nghi lễ tang lễ cho trường hợp thổ táng.

 

 

IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHI LỄ CHO VONG LINH TỪ LÚC SAU KHI NHẬP MỘ CHO ĐẾN NGÀY 49

Những việc quan trọng cần làm sau khi nhập mộ vong linh thiết nhập mộ phần:

- Lễ thiết lập bát nhang thờ vong linh tại nhà.

- Lễ định tâm trong sự định vị thiên cơ cho vong linh. Đây là bài lễ sẽ giúp cho vong linh không còn chấp vào việc mình bị hỏa táng, chấp vào những thứ đã không còn nữa khi đã rời xa cuộc đời nhân gian. Sẽ giúp cho vong linh an tâm, định tâm để đi vào quy trình dưỡng nguyên thần ở địa phủ.

- Lễ Phổ độ vong linh. Bài lễ này vô cùng quan trọng. Là việc con cháu tấu lễ, đảnh lễ nhờ Chư Phật, Ngài Nguyên Linh Địa Phật giảng giải giáo lý giúp cho vong linh nhận ra nghiệp lực, phước báo trong hiện kiếp, để cho vong linh không còn chấp ngã, sân, hận. Giúp cho vong linh bước vào quá trình tu luyện nguyên thần nhằm siêu thoát về các cảnh giới tốt hơn. Bài lễ này là giúp cho vong linh được trở về hội đồng gia tiên dòng họ ở địa phủ để cùng tu luyện.

- Lễ cúng cơm vong linh hàng ngày.

- Lễ 49 ngày chia tay vong linh trở về gia tiên địa phủ hoặc được về các cảnh giới cao hơn.

- Lễ nhập bát nhang vong linh với bát nhang hội đồng gia tiên dòng họ.

 

 

BÀI 1: BÀI LỄ THIẾT LẬP BÁT NHANG THỜ VONG LINH TẠI NHÀ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ lập bát hương cho vong linh là vì vong linh mới mất, chưa thể gia nhập vào hội đồng gia tiên địa phủ. Căn nguyên là trong 49 ngày, vong linh sẽ được hội đồng địa phủ cho quán chiếu lại nghiệp lực, phước báo. Sau 49 ngày, tùy theo nghiệp lực, phước báo mà được trở về hội đồng gia tiên hay đọa vào cửa ngục hay được về các cảnh giới khác cao hơn. Do đó việc lập bát hương thờ vong là làm trọn bổn phận báo hiếu vong linh.

- Sau khi từ nghĩa trang trở về nhà, trong ngày hôm đó lập luôn bát nhang thờ vong linh tại nhà.

- Đồ lễ: 1 lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Và 1 lễ thành tâm thanh bông, hoa quả, tiền vàng địa phủ, cơm canh tại ban thờ vong linh.

- Chuẩn bị sẵn bát nhang và tro cốt: Bát nhang lau rượu gừng, tro được tưới rượu vào và trộn đều, khi trộn niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” 3 lần. Lấy 1 tờ giấy trang kim màu vàng, ghi bằng bút đỏ chữ “Vong linh….ĐẠO” rồi gập 4 để vào bát nhang. Sau đó tay phải có đeo bao gang tay nilon và đặt bài vị vào bát nhang, bốc tro thứ tự từng nắm một: sinh, lão, bệnh, tử, … đến nắm tro cuối cùng phải là sinh. Tiếp đó, kê và chuẩn bị ban thờ vong chu đáo, bày lễ hoa quả và đặt bát nhang lên, châm 5 nén nhang để làm lễ nhập linh.

- Ban thờ vong nên là 1 ban thờ nhỏ và thấp hơn ban thờ gia tiên, nên đặt tại tầng 1 hoặc cạnh ban thờ gia tiên đều được.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh gia tiên

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng để vong linh tĩnh tâm đi được vào quy trình luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có do có sẵn trong đất hoặc ở nơi khác đến do trong nhà có người mất):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ thiết lập lô nhang vong linh.... Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) thiết nhập tâm linh lô nhang thờ vong linh đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) thiết nhập tâm linh lô nhang thờ vong đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh (họ tên) trở về địa phủ đúng đạo, tiếp dẫn đúng quy trình luân hồi đảo kiếp. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó đọc bài lễ lập bát hương thờ vong linh tại ban thờ vong tại nhà

 

B. Bài lễ lập bát hương thờ vong linh tại nhà:

Sắp xếp đồ lễ, bát nhang ngay ngắn trên bàn bàn thờ, châm 5 nén nhang vào bát nhang. Nhất tâm đứng trước bát nhang, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau để tiếp dẫn vong linh về thiết lập lô nhang thờ vong:

 

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, cơm canh, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lập vị tôn bát nhang thờ vong linh (họ tên) tại điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) thiết nhập lô nhang thờ vong linh tại điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” xin phép vong linh (họ tên vong linh) thiếp nhập tâm linh lô nhang thờ vong linh. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh…tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Tiếp theo nhập vong linh vào bát nhang

 

C. Thủ Pháp nhập vong linh thiết nhập lô nhang

Châm 1 nén nhang, đứng trước bát nhang. Tay phải cầm nén nhang, tập trung suy nghĩ và ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước bát hương. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào bát nhang. Khi đẩy đọc “Vong linh… thiết nhập tâm linh lô nhang thờ vong linh”.

 

D. An vị lô nhang thờ vong linh

Khi 5 nén nhang cháy gần hết, châm 1 nén nhang rồi niệm 3 niệm “Nam mô a di di đà phật”. “XIn phép vong linh (họ tên) cho an vị lô nhang thờ vong linh trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.

Như vậy là xong nghi thức lập vị tôn bát nhang thờ vong linh­

 

 

 

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỊNH TÂM VONG LINH TRONG SỰ ĐỊNH VỊ THIÊN CƠ TẠI CỬA CHÙA HOẶC TẠI SÂN NHÀ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ định tâm vong linh là bài lễ hóa giải cho vong linh khỏi nóng tâm khi bị hỏa táng, khỏi đau khổ khi biết mình không còn sống, khỏi đau khổ để không còn lưu luyến nhân gian.

- Sau khi lập thờ bát nhang thờ vong linh thì có thể ngày hôm sau thực hiện luôn nghi lễ định tâm vong linh. Hoặc có thể khi lập thờ vong linh xong thì làm luôn nghi lễ Định tâm vong linh.

- Địa điểm làm lễ:

+ Tại cửa chùa. Khi làm lễ tại chùa thì con cháu chọn người nhất tâm đứng ra tự đọc và tấu lễ. Sự tự đứng ra và thành tâm của con cháu mới giúp vong linh nhanh được định tâm mà tu giác ngộ.

+ Tại ngoài sân ở ngôi nhà của vong linh đã ở khi sống hoặc làm ở nhà con cháu hoặc làm ở nhà thờ họ. Chọn con cháu thành tâm nhất đứng ra đọc tấu lễ để được hiệu quả.

- Đồ lễ: 1 mâm hoa quả đặt ngoài sân (sân chùa trước lư hương đối với làm ở chùa), (sân nhà đối với làm ở nhà thì có thêm tiền vàng địa phủ) và 1 mâm hoa quả đặt trong tam bảo đối với làm ở chùa (ở nhà ở hoặc nhà thờ họ thì ngoài 1 mâm hoa quả thì có thêm xôi thịt, tiền vàng thần linh và gia tiên). Như vậy dù làm ở cửa chùa hay ở nhà đều cần chuẩn bị 2 mâm lễ.

- Thời gian sau 1 tiếng thì lễ tạ và hạ lễ. Đối với trường hợp làm ở nhà thì phải liên tục thắp hương trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Và hóa tiền vàng địa phủ trước khi hương cháy hết.

 

Phần 2: Trường hợp thực hiện nghi lễ tại cửa chùa

I) Lễ tại lư hương trước cửa Tam Bảo:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước lư hương, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ giúp siêu thoát cho vong linh cô hồn phất phưởng xung quanh nơi cửa chùa được siêu thoát trở về địa phủ):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ Định tâm vong linh (họ tên) trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên vong), trong sự thoát tục cõi trần nhân gian trở về địa phủ đúng đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải “Định tâm trong sự định vị thiên cơ” vong linh (họ tên vong). Tiếp dẫn, dẫn giải thiết nhập gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ (họ…) đúng đạo. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó vào lễ tại ban Tam Bảo

 

II) Lễ tại ban Tam Bảo:

Lên hương, tay chắp, chân quỳ tụng 3 bài chú rồi tấu lễ:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ Định tâm vong linh (họ tên) trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên vong), trong sự thoát tục cõi trần nhân gian trở về địa phủ đúng đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải “Định tâm trong sự định vị thiên cơ” vong linh (họ tên vong). Tiếp dẫn, dẫn giải thiết nhập gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ (họ…) đúng đạo. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó chờ 1 tiếng sau rồi đi lễ tạ là hoàn thành nghi lễ

 

Phần 2: Trường hợp thực hiện nghi lễ tại nhà ở hoặc nhà thờ họ

I) Lễ tại sân nhà hoặc sân nhà thờ:

Bày mâm lễ ở giữa sân trước cửa chính ngôi nhà hoặc nhà thờ họ. Khi đứng lễ thì đứng nhìn vào mâm lễ và nhìn vào nhà.

Lên hương xong, nhất tâm chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ Định tâm vong linh (họ tên) trong sự định vị thiên cơ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên vong), trong sự thoát tục cõi trần nhân gian trở về địa phủ đúng đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải “Định tâm trong sự định vị thiên cơ” vong linh (họ tên vong). Tiếp dẫn, dẫn giải thiết nhập gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ (họ…) đúng đạo. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” xin biếu vong linh tiền vàng địa phủ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Tiếp sau đó là vào nhà đọc lễ báo cáo thần linh và gia tiên

 

II) Lễ báo cáo thần linh gia tiên trong nhà:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm.  Dâng lễ Định tâm trong sự định vị thiên cơ vong linh (họ tên). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

1 tiếng sau lễ tạ và hạ lễ

 

 

BÀI 3: BÀI LỄ CÚNG CƠM VONG LINH HÀNG NGÀY

TRONG VÒNG 49 NGÀY

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Thành tâm dâng hoa quả, chén nước, cơm canh bữa trưa và bữa tối trong vòng 49 ngày.

- Cúng cơm trong vòng 49 ngày là để vong linh cảm nhận được sự quan tâm của con cháu, người sống với họ. Trong 49 ngày sau khi mất, vong linh sẽ được hội đồng địa phủ đưa về nhà hàng ngày để hồi ức lại 1 kiếp tu hành. Và đến ngày thứ 49 thì vong linh sẽ được xét xử và phân đến các cảnh sống khác nhau. Do đó chỉ cúng cơm trong 49 ngày đầu khi mất. Việc cúng cơm giúp vong linh và con cháu dần quên đi khổ đau của sự sinh ly tử biệt mà vẫn thể hiện được sự báo hiếu và ân nghĩa giữa người ở và người thoát tục cõi trần nhân sinh.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Châm 1 hay 3 nén nhang rồi tụng 3 bài chú trước khi tấu lễ:

 

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, cơm canh, tròn tâm. Dâng lễ cúng cơm vong linh… Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) về ngự hưởng bữa cơm nồng ấm nhân gian trong sự âm dương sum họp, đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

 

BÀI 4: BÀI LỄ PHỔ ĐỘ VONG LINH TRƯỚC 49 NGÀY SAU KHI MẤT

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ Phổ độ vong linh chỉ thực hiện trước 49 ngày sau khi thoát tục cõi trần. Nếu đã sau 49 ngày rồi thì phải thực hiện nghi lễ Phổ độ gia tiên.

- Nghi lễ Phổ độ vong linh là việc nhất tâm của con cháu tấu lễ nương tựa chư Phật và ngài Nguyên Linh Địa Phật đẩy nhanh quá trình giảng giải giáo lý giác ngộ cho vong linh. Nhằm giúp vong linh được tham gia việc học tập giáo lý để nhanh giác ngộ.

- Việc làm lễ Phổ độ vong linh là giúp cho vong linh bước nhanh trên con đường siêu thoát qua các cảnh giới: Nếu bị đọa địa ngục sẽ được chuyển sang cảnh âm, nếu ở cảnh âm sẽ được chuyển sang cảnh địa phật, nếu không phải về địa phủ thì sẽ nhanh được trở về các cõi tốt hơn sau 49 ngày.

- Việc Phổ độ vong linh không phải là xin xóa nghiệp của vong linh khi còn sống trên nhân gian. Việc phổ độ là các ngài sẽ giảng giải để giúp cho vong linh nhìn ra lỗi lầm khi sống để tinh tấn tu hành theo chư Phật dưới địa phủ, khi tu theo các ngài thì sẽ không còn phải đọa vào cửa ngục. Bởi cửa ngục lập ra là để vong linh nhìn nhận ra lỗi lầm và nghiệp lực tạo ra khi sống. Việc phổ độ vong linh cũng là giúp cho vong linh nhìn ra thành tựu hành thiện cứu người khi sống để tích lũy kinh nghiệm đó mà đi theo tu tập tinh tấn hơn theo các ngài.

- Vì đến ngày thứ 49 là hội đồng địa phủ xét xử luận công tội trong 1 kiếp tu hành dưới nhân gian. Do đó việc con cháu thành tâm tấu lễ là tỏ lòng tri ân báo hiếu đối với người đã khuất.

- Địa điểm làm lễ:

+ Tại cửa chùa. Khi làm lễ tại chùa thì con cháu chọn người nhất tâm đứng ra tự đọc và tấu lễ. Sự tự đứng ra và thành tâm của con cháu mới giúp vong linh nhanh giác ngộ.

+ Tại ngoài sân ở ngôi nhà của vong linh đã ở khi sống hoặc làm ở nhà con cháu hoặc làm ở nhà thờ họ. Chọn con cháu thành tâm nhất đứng ra đọc tấu lễ để được hiệu quả.

- Đồ lễ: 1 mâm hoa quả đặt ngoài sân (sân chùa trước lư hương đối với làm ở chùa), (sân nhà đối với làm ở nhà thì có thêm tiền vàng địa phủ) và 1 mâm hoa quả đặt trong tam bảo đối với làm ở chùa (ở nhà ở hoặc nhà thờ họ thì ngoài 1 mâm hoa quả thì có thêm xôi thịt, tiền vàng thần linh và gia tiên). Như vậy dù làm ở cửa chùa hay ở nhà đều cần chuẩn bị 2 mâm lễ.

- Thời gian sau 1 tiếng thì lễ tạ và hạ lễ. Đối với trường hợp làm ở nhà thì phải liên tục thắp hương trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Và hóa tiền vàng địa phủ trước khi hương cháy hết.

 

Phần 2: Trường hợp thực hiện nghi lễ tại cửa chùa

I) Lễ tại lư hương trước cửa Tam Bảo:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước lư hương, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ giúp siêu thoát cho vong linh cô hồn phất phưởng xung quanh nơi cửa chùa được siêu thoát trở về địa phủ):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ phổ độ vong linh (họ tên). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên vong), trong sự thoát tục cõi trần nhân gian trở về địa phủ đúng đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh sám tâm, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp cửu trùng trong vô lượng kiếp của vong linh, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp căn mệnh lục căn trong vô lượng kiếp của vong linh, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải vòng lao lý 72 cửa ngục A Tỳ trong sự phổ độ vong linh (họ tên vong) trở về thiết nhập hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn lên thuyền bát nhã trở về đất phật. Địa âm, đất phật, đất phật an. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó vào lễ tại ban Tam Bảo

 

II) Lễ tại ban Tam Bảo:

Lên hương, tay chắp, chân quỳ tụng 3 bài chú rồi tấu lễ:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ phổ độ vong linh (họ tên). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên vong), trong sự thoát tục cõi trần nhân gian trở về địa phủ đúng đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh sám tâm, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp cửu trùng trong vô lượng kiếp của vong linh, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp căn mệnh lục căn trong vô lượng kiếp của vong linh, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải vòng lao lý 72 cửa ngục A Tỳ trong sự phổ độ vong linh (họ tên vong) trở về thiết nhập hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn lên thuyền bát nhã trở về đất phật. Địa âm, đất phật, đất phật an. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó chờ 1 tiếng sau rồi đi lễ tạ là hoàn thành nghi lễ

 

Phần 2: Trường hợp thực hiện nghi lễ tại nhà ở hoặc nhà thờ họ

I) Lễ tại sân nhà hoặc sân nhà thờ:

Bày mâm lễ ở giữa sân trước cửa chính ngôi nhà hoặc nhà thờ họ. Khi đứng lễ thì đứng nhìn vào mâm lễ và nhìn vào nhà.

Lên hương xong, nhất tâm chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ phổ độ vong linh (họ tên). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên vong), trong sự thoát tục cõi trần nhân gian trở về địa phủ đúng đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh sám tâm, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp cửu trùng trong vô lượng kiếp của vong linh, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp căn mệnh lục căn trong vô lượng kiếp của vong linh, trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải vòng lao lý 72 cửa ngục A Tỳ trong sự phổ độ vong linh (họ tên vong) trở về thiết nhập hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn lên thuyền bát nhã trở về đất phật. Địa âm, đất phật, đất phật an. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” xin biếu vong linh tiền vàng địa phủ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Tiếp sau đó là vào nhà đọc lễ báo cáo thần linh và gia tiên

 

II) Lễ báo cáo thần linh gia tiên trong nhà:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm.  Dâng lễ phổ độ vong linh (họ tên). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

1 tiếng sau lễ tạ và hạ lễ

 

 

BÀI 5: BÀI LỄ 49 NGÀY VONG LINH VÀ THIẾT NHẬP VONG LINH VÀO BÁT NHANG HỘI ĐỒNG GIA TIÊN, HÓA BAN THỜ VONG LINH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ 49 ngày là lễ chia tay của con cháu đối với vong linh sau quá trình quán chiếu nghiệp lực cũng như phước báo của vong linh khi còn sống trên nhân gian. Ngày thứ 49 là ngày xét xử và quyết định cũng như đưa vong linh vào các cảnh giới để tu luyện.

- Bản chất là lễ chia tay của con cháu nên việc dâng lễ chỉ là thành tâm, đoàn kết của con cháu đối với vong linh.

- Dưới địa phủ không có nghi lễ 7 ngày hay bách nhật 100 ngày, chỉ duy nhất có mốc 49 ngày con cháu phải làm để báo hiếu tri ân đối với vong linh.

- Khi con cháu đã làm lễ Phổ độ vong linh thì đến ngày 49, vong linh sẽ được thiết nhập hội đồng gia tiên. Do đó con cháu nên hóa giải ban thờ vong và thiết nhập vong linh vào ban thờ gia tiên. Bởi dưới gia tiên và địa phủ đã thực thi việc đó thì con cháu làm theo là báo hiếu và đúng đạo. Trong nhân gian có vùng miền sẽ đợi 1 năm hoặc có nơi là 3 năm mới được hóa giải ban thờ vong. Điều này là quan niêm chưa có thực chứng và chưa làm phổ độ vong linh. Do đó con cháu nên làm phổ độ vong linh trước 49 ngày để được thiết nhập vong linh vào bát nhang thờ gia tiên.

- Đồ lễ: Bày 1 lễ hoa quả, xôi thịt, cơm canh, trầu cau, tiền vàng tại ban thờ thần linh, gia tiên. Bày 1 lễ thanh bông hoa quả tại ban thờ vong.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh gia tiên

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ 49 ngày vong linh (họ tên) đồng thiết nhập vong linh vào hội đồng gia tiên dòng họ… Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện của con cháu trong sự chia ly vong linh chuyển tiếp cảnh giới tu luyện giác ngộ an lạc tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) thiết nhập lô nhang thờ hội đồng gia tiên dòng họ đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng lễ vật cùng con cháu. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) thiết nhập tâm linh lô nhang hội đồng gia tiên đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh (họ tên) trở về cảnh giới tu giác ngộ an lạc tâm. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó đọc bài lễ tại ban thờ vong

 

B. Bài lễ 49 ngày tại ban thờ vong linh tại nhà:

Nhất tâm đứng trước bát nhang, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

 

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, cơm canh, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ 49 ngày vong linh (họ tên) đồng thiết nhập vong linh vào bát nhang hội đồng gia tiên dòng họ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện của con cháu trong sự chia ly vong linh chuyển tiếp cảnh giới tu luyện giác ngộ an lạc tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) thiết nhập lô nhang thờ hội đồng gia tiên dòng họ đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh…tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Khi hương cháy gần hết thì hóa tiền vàng. Tiếp tục làm thủ pháp thiết nhập vong linh vào ban thờ gia tiên rồi hóa giải ban thờ vong.

 

C. Thủ Pháp thiết nhập vong linh vào lô nhang ban thờ gia tiên

- Chắp 3 lạy rồi niệm 3 niệm “Nam mô a di di đà phật” tại ban thờ vong linh. Rồi nhổ 1 cây hương đang cháy mang đến cắm tại bát nhang hội đồng gia tiên.

- Tại ban thờ gia tiên, châm 1 nén nhang, đứng trước bát nhang. Tay phải cầm nén nhang, tập trung suy nghĩ và ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước bát hương gia tiên. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào bát nhang. Khi đẩy đọc “Vong linh… thiết nhập tâm linh lô nhang hội đồng gia tiên dòng họ… Đạo”.

- Tiếp theo, chắp tay 3 lạy, rồi đọc “xin phép an vị vong linh (họ tên) trong hội đồng gia tiên trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.

Tiếp đến là hóa giải ban thờ vong linh

 

D. Thủ pháp hóa giải ban thờ vong

- Đứng tước ban thờ vong linh, châm 1 nén nhang, đứng trước bát nhang. Tay phải cầm nén nhang, tập trung suy nghĩ và ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước bát hương gia tiên. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào bát nhang. Khi đẩy đọc “hóa lô nhang thờ vong linh…Đạo”.

- Tiếp đó, lấy 1 cốc nước lọc rồi tưới vào bát nhang theo chiều ngược chiều kim đồng hồ 1 vòng tròn. Khi tưới nước thì đọc câu “Hóa”.

Như vậy là hóa xong ban thờ, con cháu thu dọn và đốt hóa đồ thờ.

 

 

V. NGHI LỄ  THỰC HIỆN PHỔ ĐỘ VONG LINH GIA TIÊN DÒNG HỌ ĐỊA PHỦ GIÚP GIẢM NGHIỆP ÂM VÀ GIA TĂNG ÂM ĐỨC DÒNG HỌ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ Phổ độ gia tiên dòng họ, dòng tộc địa phủ là nghi lễ tấu lễ nhờ Chư Phật và Đức Nguyên Linh Địa Phật giảng giải giáo lý giúp gia tiên có những vong linh nào còn trong cửa ngục sẽ được chuyển sang cảnh âm, những vong linh ở cảnh âm nhanh được chuyển sang cảnh địa phật, những vong linh ở cảnh địa phật nhanh được siêu thoát để tiếp tục bước vào quy trình luân hồi đảo kiếp.

- Nghi lễ Phổ độ gia tiên là việc nhất tâm của con cháu tấu lễ nương tựa chư Phật và ngài Nguyên Linh Địa Phật đẩy nhanh quá trình giảng giải giáo lý giác ngộ cho tất cả các vong linh trong gia tiên chin đời dưới địa phủ. Bởi sau 9 đời các vong linh sẽ phải luân hồi theo nghiệp lực. Nhằm giúp vong linh được tham gia việc học tập giáo lý để nhanh giác ngộ. Hay có thể nói là đẩy nhanh quá trình siêu thoát cho gia tiên. Trong gia tiên nếu âm đức lớn thì đó là quá trình siêu thoát diễn ra nhanh, nếu quá trình siêu thoát bị chậm thì sẽ khiến cho âm đức gia tiên bị suy giảm.

- Việc làm lễ phổ độ gia tiên là làm chung cho cả gia tiên dòng họ, do đó trong dòng họ nếu sau nhiều năm có nhiều người mất, mặc dù đã phổ độ gia tiên từ trước rồi thì tiếp tục lại làm. Mục đích là giúp các vong linh nhanh được siêu thoát.

- Việc Phổ độ gia tiên không phải là xin xóa nghiệp của các vong linh khi còn sống trên nhân gian. Việc phổ độ là các ngài sẽ giảng giải để giúp cho các vong linh nhìn ra lỗi lầm khi sống để tinh tấn tu hành theo chư Phật dưới địa phủ, khi tu theo các ngài thì sẽ không còn phải đọa vào cửa ngục. Bởi cửa ngục lập ra là để các vong linh nhìn nhận ra lỗi lầm và nghiệp lực tạo ra khi sống. Việc phổ độ gia tiên cũng là giúp cho các vong linh nhìn ra thành tựu hành thiện cứu người khi sống để tích lũy kinh nghiệm đó mà đi theo tu tập tinh tấn hơn theo các ngài.

- Trong dòng họ mà có nhiều người chết trẻ do chiến tranh, do tai nạn, do tự tử, chết nhân đinh nhiều, hay hàng năm đều có người chết thì việc đó là do âm đức dòng họ đang đi xuống trầm trọng. Do đó việc phổ độ gia tiên sẽ ngăn chặn việc âm đức đi xuống và ngăn chặn việc trong dòng họ chết nhiều người. Đồng thời gia tăng được âm đức dòng họ khi con cháu thấu hiểu để không vi phạm luật nhân quả và gia tăng việc hành thiện.

- Địa điểm làm lễ:

+ Tại cửa chùa. Khi làm lễ tại chùa thì con cháu chọn người nhất tâm đứng ra tự đọc và tấu lễ. Sự tự đứng ra và thành tâm của con cháu mới giúp gia tiên nhanh giác ngộ.

+ Tại ngoài sân ở ngôi nhà của con cháu hoặc làm ở nhà thờ họ. Chọn con cháu thành tâm nhất đứng ra đọc tấu lễ để được hiệu quả. Nếu trưởng họ nhất tâm đại diện đứng ra làm thì hiệu quả nhất.

- Đồ lễ: 1 mâm hoa quả đặt ngoài sân (sân chùa trước lư hương đối với làm ở chùa), (sân nhà đối với làm ở nhà thì có thêm tiền vàng địa phủ) và 1 mâm hoa quả đặt trong tam bảo đối với làm ở chùa (ở nhà ở hoặc nhà thờ họ thì ngoài 1 mâm hoa quả thì có thêm xôi thịt, tiền vàng thần linh và gia tiên). Như vậy dù làm ở cửa chùa hay ở nhà đều cần chuẩn bị 2 mâm lễ.

- Thời gian sau 2 tiếng thì lễ tạ và hạ lễ. Đối với trường hợp làm ở nhà thì phải liên tục thắp hương trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Và hóa tiền vàng địa phủ trước khi hương cháy hết.

 

Phần 2: Trường hợp thực hiện nghi lễ tại cửa chùa

I) Lễ tại lư hương trước cửa Tam Bảo:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước lư hương, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ giúp siêu thoát cho vong linh cô hồn phất phưởng xung quanh nơi cửa chùa được siêu thoát trở về địa phủ):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ phổ độ gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên người đứng lễ), sám tâm, trở về hai chữ hoàn tâm. Tiếp dẫn, dẫn giải những chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc họ… thoát tục cõi trần không đúng đạo được trở về địa phủ đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp cửu trùng trong vô lượng kiếp gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp căn mệnh lục căn trong vô lượng kiếp gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải vòng lao lý 72 cửa ngục A Tỳ trong sự phổ độ gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về thiết nhập hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn lên thuyền bát nhã trở về đất phật. Địa âm, đất phật, đất phật an. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Gia tiên cửu huyền thất tổ dòng họ… an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó vào lễ tại ban Tam Bảo

 

II) Lễ tại ban Tam Bảo:

Lên hương, tay chắp, chân quỳ tụng 3 bài chú rồi tấu lễ:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ phổ độ vong linh (họ tên). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên người đứng lễ), sám tâm, trở về hai chữ hoàn tâm. Tiếp dẫn, dẫn giải những chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc họ… thoát tục cõi trần không đúng đạo được trở về địa phủ đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp cửu trùng trong vô lượng kiếp gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp căn mệnh lục căn trong vô lượng kiếp gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải vòng lao lý 72 cửa ngục A Tỳ trong sự phổ độ gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về thiết nhập hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn lên thuyền bát nhã trở về đất phật. Địa âm, đất phật, đất phật an. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó chờ 2 tiếng sau rồi đi lễ tạ là hoàn thành nghi lễ

 

Phần 2: Trường hợp thực hiện nghi lễ tại nhà ở hoặc nhà thờ họ

I) Lễ tại sân nhà hoặc sân nhà thờ:

Bày mâm lễ ở giữa sân trước cửa chính ngôi nhà hoặc nhà thờ họ. Khi đứng lễ thì đứng nhìn vào mâm lễ và nhìn vào nhà.

Lên hương xong, nhất tâm chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy Chân linh Phật tổ Như Lai: Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư – Thích Ca Mâu Ni Phật.

-                     Con lạy Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát – Hàng Bồ Tát cứu nhân độ thế.

-                     Con lạy Đức Nguyên Linh Địa Phật – cõi trời Địa Phật – cai quản sổ nam tào.

-                     Con lạy Vua cha – Mẫu mẹ.

-                     Con lạy công đồng các bóng, hội đồng các quan.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tay chắp, chân quỳ, quy tâm, quy lễ cửa phật, đạo phật vĩnh hằng.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, nhang thơm, đèn nến, tròn tâm. Dâng lễ phổ độ gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng Chư Phật – Bồ Tát. Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải, chữ nhân con trần (họ tên người đứng lễ), sám tâm, trở về hai chữ hoàn tâm. Tiếp dẫn, dẫn giải những chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc họ… thoát tục cõi trần không đúng đạo được trở về địa phủ đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp cửu trùng trong vô lượng kiếp gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải nghiệp căn mệnh lục căn trong vô lượng kiếp gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về hai chữ hoàn tâm. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải vòng lao lý 72 cửa ngục A Tỳ trong sự phổ độ gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ… trở về thiết nhập hội đồng gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… đúng đạo. Đạo. Tiếp dẫn lên thuyền bát nhã trở về đất phật. Địa âm, đất phật, đất phật an. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nương tựa cửa Phật, đạo Phật vĩnh hằng, che chở, tỏa bóng mát nhân gian. Tiếp dẫn, hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ… an lạc trong cảnh giới tu luyện giác ngộ.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ” nguyện lòng dâng hương cửa Phật trong sự chí tâm hành thiện.

Con trần: “Họ tên người lễ” xin biếu gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ họ…tiền vàng địa phủ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Tiếp sau đó là vào nhà đọc lễ báo cáo thần linh và gia tiên

 

II) Lễ báo cáo thần linh gia tiên trong nhà:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau (đọc đủ 3 bài chú sẽ đem lại năng lượng no đủ và giúp cho chư thần cũng như gia tiên nhanh giác ngộ để luân hồi. Đồng thời hóa giải được âm binh, cô hồn trong nhà nếu có):

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm.  Dâng lễ phổ độ gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc, họ.... Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Tiếp dẫn, dẫn giải tới gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”. Đạo. Cho phép con trần được mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” được về ngự hưởng lễ vật chí tâm hành thiện. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng, sum họp, bữa cơm nồng ấm nhân gian. Trong sự “âm – dương” đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Nước chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, thuyền trở về cập bến, bến bờ hạnh phúc nhân gian. Tiếp dẫn âm phù, dương trợ, quý nhân phù trợ, thuận cơ âm dương. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

2 tiếng sau lễ tạ và hạ lễ

 

VI. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NGHI LỄ CẢI TÁNG/ DI CHUYỂN MỘ  PHẦN

Cải táng mộ phần là do phong tục của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền khác nhau mà có nghi thức này. Cải táng mộ phần chỉ áp dụng cho trường hợp khi con người thoát tục cõi trần thực hiện nghi lễ thổ táng mà không thực hiện nghi lễ hỏa táng. Khi thổ táng sau nhiều năm thì con cháu sẽ thực hiện nghi lễ cải táng phần mộ sang vị trí mới tốt và đẹp hơn với ý nghĩa đưa vong linh và cốt về nhà mới mát mẻ hơn. Với nét văn hóa và tín ngưỡng cũng như là việc hoàn thành tri ân báo hiếu gia tiên, việc con cháu hoàn thành cải táng cho phần mộ gia tiên là sự nghĩa cử nghĩa tận. Đây là việc tốt, tuy nhiên cần loại bỏ những rườm rà, phức tạp, hủ tục không cần có để cuộc sống của những người sống đỡ khổ và vất vả, để người âm cũng an tâm tu luyện nơi cảnh giới khác.

Giờ động thổ phá nấm cũ, động thổ khởi công phần mộ mới, giờ di tiểu, giờ hạ tiểu nhập mộ, giờ cúng lễ hóa giải mộ tuyệt đối kiêng làm vào 4 giờ sau: Tý (23h – 1h sáng), Mão (5h – 7h sáng), giờ Ngọ (11h – 13h chiều), giờ Dậu (17 – 19h tối). Đây gọi là giờ tứ chính, trong những khung giờ này là các quan ở địa phủ đi tuần, không giải quyết, xử lý công việc nên làm vào 4 giờ đó là vi phạm. Nhiều thầy pháp sư, thầy cúng chọn 4 giờ đó để trấn yểm và hạ huyệt nhập mộ để trấn yểm vong linh. Do đó mọi người cần lưu ý và tránh làm vào 4 giờ đó để vong linh được yên tâm và an toàn luân hồi đảo kiếp.

Người thực hiện nghi lễ: Con trai trưởng, con trai làm, nếu gia đình không có con trai thì nhờ cháu trai hoặc trưởng họ làm là tốt nhất. Trước khi làm nên đọc kỹ nghi thức và cách thức lễ. Trong quá trình làm thì vừa cầm cuốn lễ vừa làm cho hoàn chỉnh.

 

 

BÀI 1: BÀI LỄ BÁO CÁO GIA TIÊN, NGÀI NGUYÊN LINH ĐỊA PHẬT (DIÊM VƯƠNG) VỀ VIỆC CẢI TÁNG CHO VONG LINH

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ báo cáo gia tiên, ngài Nguyên Linh Địa Phật về việc gia đình và con cháu làm nghi lễ cải táng cho phần mộ vong linh là để được hội đồng địa phủ và gia tiên gia hộ cho công việc cải táng được hoàn thành tốt đẹp. Nếu chúng ta không thực hiện đúng nghi lễ này thì việc di chuyển mộ phần sang nơi mới sẽ không thể nhập mộ được, vong linh sẽ vẫn ở lại phần mộ cũ dù đã di chuyển tiểu cốt sang phần đất mới.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ trên ban thờ thần linh và gia tiên trong nhà. Vì thần linh và gia tiên địa phủ dòng họ vẫn đang tu luyện và vẫn còn chấp ngã, sân hận nên họ vẫn còn chấp vào sự chí tâm và hành động của con cháu và chúng ta. Do đó nếu chúng ta ăn mặn thì nên cúng mặn, nếu chúng ta ăn chay trường thì nên cúng chay. Tránh tình trạng chúng ta ăn mặn hay hành nghề sát sinh mà cúng chay.

- Thắp 2 tuần hương trên ban thờ gia tiên thần linh, mỗi tuần hương thắp 3 nén.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì vong linh gia tiên và chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên vong linh) cùng chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc, họ… thực hiện nghi lễ cải táng phần mộ vong linh (họ tên) thuận cơ âm dương. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”. Cho phép: Con trần “họ tên người lễ” mời gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…”, về ngự hưởng lễ vật trong sự âm dương sum họp, đôi ngả vẹn toàn. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Trong sự: Tiếp dẫn hoàn nhân, hoàn đạo. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh “họ tên vong”, an lạc tâm trong cảnh giới tu luyện giác ngộ. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Gia tiên cửu huyền thất tổ địa phủ dòng họ, dòng tộc “họ…” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng gia tiên cửu huyền. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Bước tiếp theo: Là tiến hành làm lễ động thổ phá nấm cũ và động thổ khởi công xây phần mộ mới.

 

 

 

 

 

BÀI 2: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ ĐÀO HUYỆT MỘ MỚI

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ động thổ đào huyệt mộ mới tại nghĩa trang là lễ báo cáo tứ trụ nguyên thần, và chân linh quan thần linh tại đất nghĩa trang về việc con cháu xin động thổ khởi công xây dựng phần mộ mới cho vong linh được thuận cơ âm dương. Dâng lễ tại ban thờ thần linh của đất nghĩa trang, nếu không có ban thờ thì bày lễ tại cạnh chỗ đào huyệt xây mộ.

- Có thể động thổ khởi công từ trước đó nhiều ngày để cho việc cải táng được hoàn tất nhanh nhất có thể.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ngựa giấy 5 màu (đỏ, xanh, đen, vàng, trắng) có quần áo mũ quan kèm theo.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

- Trước khi động thổ đào huyệt đất xây mộ thì cần giải âm đất (làm theo trong phần 4 cuốn lễ này) để trên điền thổ không còn vong cô hồn, tinh tà. Khi đất không có tạp khí âm thì phần mộ sẽ được yên.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh đất nghĩa trang điền thổ tại đất (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ động thổ khởi công phần mộ mới cho vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu dòng họ… động thổ khởi công xây dựng mộ phần mới cho vong linh (họ tên) tại nghĩa trang điền thổ tại đất đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép chân linh quan thần linh đất nghĩa trang cho phép con cháu dòng họ (họ người mất) được phép động thổ khởi công mộ phần mới cho vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần động thổ khởi xây dựng mộ phần trong sự thuận cơ âm dương. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh thiết nhập mộ phần mới thuận cơ âm dương đúng đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất nghĩa trang”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng mã địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Khi thắp hương xong, rồi ra chỗ miếng đất đào mộ, châm 1 thẻ hương rồi cắm 4 góc đất chuẩn bị đào, cắm vào mỗi góc 1 nén nhang, còn lại cắm vào giữa miếng đất đó. Sau đó, chắp tay lại và niệm 3 niệm “Nam mô a di di đà phật”. Khi hương cháy được 1 phần 3 thì bắt đầu đào mộ.

Lưu ý là hóa tiền vàng mã ở ban thờ thần linh trước khi hương cháy hết.

 

 

BÀI 3: BÀI LỄ ĐỘNG THỔ PHÁ NẤM CŨ

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ động thổ phá nấm là xin phép tứ trụ nguyên thần và chân linh quan thần linh điền thổ đất nghĩa trang, gia hộ, trợ giúp thủ tục tâm linh cho việc từ động thổ đến việc di chuyển tiểu đến phần mộ mới và nhập mộ được tốt đẹp.

- Nên động thổ phá nấm vào buổi chiều khi mặt trời đã xuống nắng để việc xử lý âm không bị ảnh hưởng bởi những tia nắng mang năng lượng dương khí mạnh.

- Đồ lễ, bày 2 lễ: 1 lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ngựa giấy 5 màu (đỏ, xanh, đen, vàng, trắng) có quần áo mũ quan kèm theo để lễ ban thần linh nghĩa trang. 1 lễ hoa quả, tiền vàng tại phần mộ vong linh.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Thực hiện lễ tại ban thờ thần linh nghĩa trang (hoặc mảnh đất trống gần mộ nếu không có ban thờ thần linh)

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh đất nghĩa trang điền thổ tại đất (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ động thổ phá nấm phần mộ vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu dòng họ… động thổ phá nấm phần mộ cho vong linh (họ tên) tại nghĩa trang điền thổ tại đất đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép chân linh quan thần linh đất nghĩa trang cho phép con cháu dòng họ (họ người mất) được phép động thổ phá nấm phần mộ vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần động thổ phá nấm phần mộ vong linh trong sự thuận cơ âm dương. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh thiết nhập mộ phần mới thuận cơ âm dương đúng đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất nghĩa trang”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng mã địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó làm lễ phá nấm tại mộ phần

B. Thực hiện nghi lễ tại phần mộ

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh đất nghĩa trang điền thổ tại đất (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ động thổ phá nấm phần mộ vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu dòng họ… động thổ phá nấm phần mộ cho vong linh (họ tên) tại nghĩa trang điền thổ tại đất đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép vong linh (họ tên vong) cho phép con cháu dòng họ (họ người mất) được phép động thổ phá nấm phần mộ vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con trần động thổ phá nấm phần mộ vong linh trong sự thuận cơ âm dương. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh (họ tên vong) tiền vàng địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Khi hương cháy được 1/2 thì làm thủ pháp để phá nấm

 

C. Thủ pháp phá nấm mộ phần

- Người thực hiện nghi lễ đứng ở đầu mộ, tay phải cầm nén nhang đang cháy, tập trung suy nghĩ và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước phần mộ. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào mộ. Khi đẩy đọc “động thổ phá nấm phần mộ vong linh (họ tên). Đạo”.

- Sau đó cho người phá nấm động thổ, động thổ xong thì di chuyển quan tài lên trên nền mặt đất nghĩa trang. Tuyệt đối chưa được cạy ván thiên hay đục phá quan tài vội khi chưa làm thủ tục lật ván thiên. Hãy chờ vài giờ đồng hồ sau rồi hãy lật ván thiên để cho lượng âm khí trong quan tài thoát hết ra ngoài, tránh việc bị nhiễm nhiều khí âm vào mọi người lúc lật ván thiên.

- Phải căng bạt che để quan tài khi đưa lên không bị nắng chiếu vào quan tài.

Tiếp theo thực hiện nghi lễ lật ván thiên

 

 

 

 

 

BÀI 4: BÀI LỄ LẬT VÁN THIÊN

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ lật ván thiên là nghi lễ quan thần linh và chư vị hội đồng địa phủ sẽ thực hiện thủ tục tâm linh xung quanh quan tài để việc lật ván thiên được thuận lợi.

- Đồ lễ: Thanh bông hoa quả tại ban thờ quan thần linh

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Thực hiện nghi lễ tại ban thờ thần linh nghĩa trang:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh đất nghĩa trang điền thổ tại đất (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ lật ván thiên phần mộ vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng, ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật, ngưỡng vọng chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Trong sự chứng tâm, gia hộ con cháu dòng họ… lật ván thiên phần mộ cho vong linh (họ tên) tại nghĩa trang điền thổ tại đất đúng đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép chân linh quan thần linh đất nghĩa trang cho phép con cháu dòng họ (họ người mất) được phép lật ván thiên phần mộ vong linh (họ tên vong) trong sự cải táng mộ phần đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Hoàn độ: Vong linh (họ tên) thiết nhập mộ phần mới thuận cơ âm dương đúng đạo. Đạo.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất nghĩa trang”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng mã địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó làm thủ pháp lật ván thiên tại quan tài

 

B. Thủ pháp lật ván thiên

- Châm 1 thẻ nhang tại đầu quan tài.

- Người thực hiện nghi lễ đứng ở đầu quan tài, tay phải cầm nén nhang đang cháy, tập trung suy nghĩ và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước quan tài. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào quan tài. Khi đẩy đọc “Lật ván thiên. Đạo”.

Sau khoảng 1 phút để chư thần làm thủ tục tâm linh quanh quan tài rồi con cháu mới lật ván thiên và làm các thủ tục rửa xương cốt. Sau đó xếp đặt ngay ngắn xương cốt vào tiểu và chưa được đạy lắp tiểu vội để thực hiện tiếp nghi lễ nhập vong linh vào tiểu.

 

 

BÀI 5: THỦ PHÁP THIẾT NHẬP VONG LINH NHẬP TIỂU MỚI

 

Phần 1: Chuẩn bị:

- Nhập vong linh vào tiểu mới để việc khi di chuyển tiểu đến mộ phần mới tại nghĩa trang mới hay cùng nghĩa trang thì vẫn đảm bảo vong linh sẽ đi theo và nhập mộ được viên mãn.

- Chuẩn bị tiểu, quách đã được lau rượu gừng, giấy trang kim, vải đỏ, tiền vàng để kê đệm tiểu. Chuẩn bị nước sạch, nước ngũ vị hương để rửa xương cốt.

- Sau khi rửa sạch và xếp xương cốt vào tiểu, kê đệm chắc chắn xương cốt trong tiểu xong thì chưa được đạy lắp tiểu để làm thủ pháp nhập vong linh vào tiểu.

Phần 2: Thực hiện thủ pháp nhập vong vào tiểu:

- Châm 3 thẻ nhang tại đầu tiểu.

- Người thực hiện nghi lễ đứng ở chân tiểu, tay phải cầm nén nhang đang cháy, tập trung suy nghĩ và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất. Nghĩ đến họ tên vong linh. Tay phải cầm nén nhang họa chữ “ĐẠO” trên không trung trước tiểu. Lấy lực từ tâm, và lòng bàn tay phải đẩy chữ đạo đó vào tiểu. Khi đẩy đọc “Vong linh (họ tên) thiếp nhập tiểu. Đạo”.

- Chờ 1 phút sau để vong linh thiết nhập vào tiểu. Sau đó đạy lắp tiểu và chuẩn bị làm thủ tục di tiểu đến huyệt mộ nghĩa trang mới.

 

 

BÀI 6: BÀI LỄ DI TIỂU (QUÁCH) TẠI NƠI MỘ CŨ ĐẾN NƠI MỘ MỚI

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ Di tiểu là vô cùng quan trọng đối với cải táng mồ mả. Vì nếu không làm đúng thì vong linh sẽ không thể đi theo để nhập mộ được.

- Đồ lễ: Thành tâm dâng đồ lễ xôi thịt hoa quả, rượu, trầu cau lên ban thờ thần linh nghĩa trang mộ phần cũ.

- Khi đi đường, gặp cầu cống, cầu sông, ngã ba, ngã tư đường thì 1 người nhà đi theo sẽ thả tờ tiền lẻ mệnh giá nhỏ nhất có thể tại các điểm đó. Không nên thả tiền vàng địa phủ vì sẽ làm ô nhiễm môi trường và vong cô hồn cũng không dùng được. Việc thả tiền thật là tiền hành sai hay còn gọi là lệnh bài thông quan đối với các ngài. Bởi tại các điểm ngã ba, ngã tư, cầu, cống hay có các quan hành sai và ngũ quỷ thần đứng đó thực thi luật nhân quả đón nhận chúng sinh thoát tục trở về địa phủ. Khi ta thả tiền lẻ là hàm ý nhờ các ngài gia hộ trên hành trình đi đường của tang lễ được thuận cơ âm dương.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh gia tiên

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần, nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất nghĩa trang”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ di tiểu vong linh (họ tên) thiết nhập phần mộ tại điền thổ đất nghĩa trang (địa chỉ). Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) từ nghĩa trang (địa chỉ nghĩa trang cũ) đến thiết nhập phần mộ mới tại điền thổ đất nghĩa trang (địa chỉ nghĩa trang mới…) trong sự thuận cơ âm dương. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh nghĩa trang điền thổ tại đất cho phép con cháu dòng họ (họ…) di chuyển tiểu vong linh (họ tên) về thiết nhập nghĩa trang điền thổ tại đất (địa chỉ nghĩa trang mới) thuận cơ âm dương. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

B. Thủ pháp di tiểu tại tiểu vong linh

Người làm lễ đứng ở giữa tiểu, 2 tay nắm vào nhau đặt lên trán và nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (ngài A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật rồi hạ hai tay trước ngực chắp lại như lúc lễ. Đọc 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi lấy tay phải vỗ 3 vỗ thật nhẹ vào nắp trên lắp tiểu, đồng thời đọc họ tên vong linh (vong linh… di chuyển tiểu thiết nhập phần mộ điền thổ nghĩa trang tại địa chỉ…Đạo).

Tiếp theo là chuyển tiểu (quách) và di chuyển đến nghĩa trang mới.

 

 

 

 

BÀI 7: BÀI LỄ HẠ TIỂU VÀ NHẬP MỘ VONG LINH TẠI ĐẤT NGHĨA TRANG MỚI

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Nghi lễ hạ tiểu và nhập mộ tại đất nghĩa trang mới là khâu cuối cùng trong nghi lễ cải táng và cũng là quyết định việc mồ mả có được yên ổn hay không. Vì nhiều trường hợp các thầy không có khả năng tâm linh tốt đã không nhập mộ cho vong linh được khi thực hiện nghi lễ cải táng. Mặc dù nghi lễ và việc cúng kiếng rất phức tạp và lâu.

- Đồ lễ: +1 lễ thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 1 bộ ngựa mã màu đỏ có kèm mũ áo hoặc là 5 bộ ngựa mã 5 màu. Bày đồ lễ lên trên ban thờ thần linh của đất nghĩa trang mới, nếu nghĩa trang không có ban thần linh thì bày lễ tại gò đất cao gần ngôi mộ mới chuẩn bị hạ tiểu.

+ 1lễ hoa quả, tiền vàng tại mộ mới để khi hạ tiểu xuống mộ xong ta làm lễ nhập mộ luôn.

- Trước khi hạ tiểu xuống huyệt mộ thì hãy dải ít tiền giấy âm phủ và ít tiền lẻ xuống để làm thủ tục mua âm đất, mua dương đất. Tiền âm là thủ tục mua đất âm, tiền dương là thủ tục mua đất dương cho đúng luật âm.

- Người đứng ra thực hiên nghi lễ nên đến nghĩa trang trước và thực hiện nghi lễ tại ban thờ thần linh trước khi đưa tiểu vào phần mộ. Hoặc đặt tiểu trên tấm gỗ nếu đến nghĩa trang sớm, sau khi làm lễ ban thần linh xong rồi làm thủ tục hạ tiểu nhập mộ.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

A. Lễ tại ban thờ thần linh nghĩa trang

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước ban thờ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh,“điền thổ tại đất”nghĩa trang (địa chỉ….

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hạ tiểu nhập mộ vong linh...thiết nhập phần mộ tại đất nghĩa trang điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh (họ tên) thiết nhập mộ phần mới điền thổ tại đất đúng chữ đạo. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin phép Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” tiếp dẫn vong linh (họ tên) thiết nhập phần mộ mới tại đất nghĩa trang đúng đạo. Đạo.

 “Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh “điền thổ tại đất” tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau đó đưa tiểu hạ xuống huyệt mộ.

Trước khi hạ tiểu xuống huyệt mộ thì người thực hiện nghi lễ phải giải âm khí ở huyệt mộ và xung quanh huyệt mộ. bằng cách tay trái bắt ấn (đầu ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ) rồi đồng thời hướng tay phải về dưới huyệt mộ và xung quanh huyệt mộ rồi tụng 3 bài thần chú (Tịnh độ tâm, Nhật sư tâm chú, Bát không phật đạo) để giải âm khí tích tụ xung quanh mộ và huyệt mộ trước khi nhập vong vào.

 Sau đó dải ít tiền giấy âm phủ và ít tiền lẻ dương trần để làm thủ tục mua đất âm và đất dương. Người dải tiền thì vừa dải vừa nói “xin mua đất của chư thần thiết nhập cho vong linh…Đạo”.

Sau đó cho hạ tiểu xuống huyệt mộ. Chưa được lấp đất ngay để tiếp tục thực hiện nghi lễ nhập vong vào mộ.

 

B. Bài lễ thiết nhập vong linh vào mộ tại mộ

Sắp xếp đồ lễ và châm 1 thẻ hương ở đầu mộ rồi tụng 3 bài chú và tấu lễ nhập mộ cho vong linh.

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh điền thổ tại đất nghĩa trang (địa chỉ…).

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ hạ tiểu đồng thiết nhập vong linh… thiết nhập mộ. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh cai quản điền thổ tại đất...Đạo. Thiên định giới. Tiếp dẫn, dẫn giải vong linh… thiết nhập phần mộ tại đất nghĩa trang. Đạo.

Xin phép: Vong linh (họ tên vong linh…) thiết nhập phần mộ. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu vong linh…tiền vàng – địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng vong linh. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

 

C. Thủ pháp thiết nhập vong linh nhập mộ

Khi hạ tiểu xuống huyệt mộ, kê ngay ngắn rồi. Lúc này vẫn chưa được lấp đất vào huyệt mộ vội. Người thực hiện nghi lễ, châm 1 thẻ nhang tại đầu mộ. Châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, ngưỡng về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), ngưỡng về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “Vong linh… Thiết nhập mộ. Đạo”. Sau đó khoảng 1 phút cho lấp đất và hoàn thành việc xây mộ.

 

D. Thủ pháp Định vị thiên cơ phần mộ sau khi hoàn thành xây mộ xong

Sau khi hạ tiểu, lấp đất, xây hoàn thiện phần mộ xong thì thực hiện thủ pháp định vị thiên cơ phần mộ.

Người thực hiện nghi lễ, châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, ngưỡng về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), ngưỡng về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “An vị phần mộ vong linh… trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.

Thủ pháp định vị thiên cơ phần mộ sẽ được 4 ngài dưới địa phủ lên đo đạc, chỉnh sửa âm mộ và nạp khí tốt vào mộ, hàn nối lại long mạch khí và long mạch nước.

 

E. Lễ tạ ban thờ thần linh nghĩa trang

Con cháu thành tâm châm hương, chắp tay lễ tạ tại ban thờ thần linh của nghĩa trang. Sau đó con cháu dâng lễ tạ tại phần mộ của vong linh trước khi ra về.

Phần lễ tạ không cần tấu lễ, chỉ cần con cháu thành tâm, chắp tay lễ tạ là được các ngài và vong chính chứng tâm. Vì tất cả các nghi lễ quan trọng đã được thực hiện ở các bước trước.

Như vậy là hoàn thành quy trình và nghi lễ cải táng mộ phần.

 

 

PHẦN IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI ĐIỆN THỜ, QUỶ, TINH TÀ, ÂM BINH, ĐIỀN THỔ, MỒ MẢ, BÙA CHÚ, TRẤN YỂM VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG DÂN GIAN.

Hóa giải âm là nhờ đến năng lượng của chư phật để niêm phong và dẫn giải họ siêu thoát về địa phủ, về nơi địa phật để tu luyện mà không còn bị đọa trên nhân gian nữa. Đó là cứu độ chúng sinh cô hồn.

Khi ngưỡng về các ngài chính là nghĩ thật sâu về các ngài để tạo ra sóng rung động hấp dẫn năng lượng của các ngài để hóa giải các vấn đề tâm linh.

 

 

Bài 1: HÓA GIẢI ÂM ĐẤT (QUỶ, TINH TÀ, ÂM BINH, CÔ HỒN) NHÀ Ở, CÔNG TY, VĂN PHÒNG, NHÀ MÁY, XƯỞNG

1.     Lý do cần giải âm đất:

- Trải qua biến động lịch sử với vô số cuộc chiến tranh trên khắp các vùng quê, khắp đất nước và khắp nơi trên thế giới. Những người chết trận không được làm ma chay thì linh hồn họ sẽ đọa tại nơi họ chết.

- Những người chết do tự tử cũng sẽ đọa thành cô hồn nơi chết mà không được siêu thoát.

- Những người chết do tai nạn, chết do đột tử, chết do nạn đói…tại mảnh đất đó.

- Những con thú bị con người giết hại để thỏa mãn nhu cầu ăn uống và hành nghề sát sinh, từ thú lành cho đến thú dữ. Đặc biệt những con thú dữ sau khi chết thì linh hồn của chúng sẽ hóa thành yêu tinh. Do đó có tinh chó, tinh cáo, tinh rắn, tinh trăn, tinh hổ… là vô cùng có sức mạnh. Còn linh hồn của những con thú lành tính sẽ không nguy hiểm bằng linh hồn các con thú dữ.

- Nơi ở là nơi đã từng chôn cất nhiều mồ mả, là chiến trường trong chiến tranh, là nền nghĩa trang cũ.

- Ngôi nhà đã nhiều lần được các thầy pháp, thầy phù thủy, thầy cúng đến cúng lễ yểm binh, dán bùa, trấn yểm.

- Ngôi nhà đã từng có người mở điện thờ, xây điện thờ, nuôi âm binh.

2.     Ảnh hưởng của âm đến con người sống trên mảnh đất:

- Người ở và làm việc trên mảnh đất có âm sẽ khiến cho cơ thể đau mỏi vai gáy, lạnh sống lưng, hay có cảm giác bất an và có cảm giác có bóng người đi qua đi lại. Khi mà lạnh sống lưng là đã bị nhiễm âm nặng.

- Người sống trong ngôi nhà có tính khí thất thường, ánh mắt đỏ, mắt nhìn liếc trộm và ánh mắt hay nhìn chạy đi khi ai đó nhìn thẳng vào ánh mắt họ.

- Người sống trong ngôi nhà hay được nghe thấy tiếng nói bên tai và xưng là thánh thần, thậm chí là bồ tát hay phật. Dần dần họ nói cho người được nghe là được ăn lộc, phải mở điện hay lập cây hương thờ họ. Nếu chưa làm thì họ hành cho bị ốm, bị bệnh, khi đi khám bệnh viện sẽ không thấy bệnh gì. Mảnh đất mà có người bị như vậy là âm khí rất nặng, đất có yêu tinh của linh hồn muông thú hoặc quỷ nên chúng giả danh thần thánh để dẫn dụ con người hành nghề mê tín dị đoan. Khi đó có nhiều người đến xem và lễ tại mảnh đất đó thì yêu tinh sẽ tha hồ lấy dương khí của người đến xem và cúng lễ. Nhiều người bị yêu tinh nhập vào người mà không biết, họ tự nhiên biết xem bói, biết cúng.

- Con cái bệnh tật, ốm đau, nhất là trẻ sơ sinh cho đến 5 tuổi hay khóc đêm, khi khóc thì khóc thét như bị ai đánh. Trẻ em vì mắt thần vẫn còn mở nên các cháu sẽ nhìn thấy âm, và âm sẽ trêu ghẹo cũng như đánh các cháu.

- Cuộc sống đảo lộn, kinh doanh không thuận, vợ chồng và gia đình không hòa thuận, xung đột phát sinh từ những điều không đáng đó và có có tần suất lặp lại nhiều lần thì đó là do âm trong đất phá.

- Người sống trong mảnh đất đó, đêm ngủ hay mơ làm tình với người lạ, hay bị bóng đè. Đó là do tinh tà, âm binh cô hồn xâm nhập lấy dương khí nên sẽ thấy vậy trong mơ.

- Cơ thể sẽ mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ nhiều, hay ngáp ngắn ngáp dài.

3.     Phương pháp xử lý:

A. Các bước chuẩn bị:

Trong đất hay bị trấn yểm trận âm dưới đất nếu bên trên có âm binh, có yêu tinh, có quỷ. Do đó khi hóa giải âm cần tuân thủ trình tự và phương pháp làm đúng thì sẽ hóa giải rất đơn giản và nhẹ nhàng.

- Bước 1: Chọn người có tâm tính tốt nhất và trong người không bị nhiễm âm để thực hiện phương pháp hóa giải:

+ Người có tâm tính tốt nhất là người hiểu đạo lý làm người, sống hướng thiện, không có sân hận, hay giúp đỡ người khác.

+ Người không bị nhiễm âm là khi nhìn vào sắc mặt hay da dẻ họ thì thấy khí sắc hồng hào. Khi bắt tay họ thì thấy lòng bàn tay họ ấm. Đây là người có tâm lực mạnh. Nếu người bị nhiễm âm là sẽ thấy lạnh bàn tay, người mỏi mệt, đau mỏi vai gáy, lạnh người và sống lưng, hay buồn ngủ, hay ngáp ngủ.

Như  vậy, người vừa có tâm tính tốt vừa có tâm lực mạnh (không bị nhiễm âm) để hóa giải âm và trận pháp trấn yểm trong đất đạt được hiệu quả tuyệt đối chỉ trong 1 lần thực hiện. Người mà bị nhiễm âm sẽ cần phải thực hiện nhiều lần.

- Bước 2: Người đứng ra giải âm nên đọc kỹ Phần I trong cuốn lễ này, đặc biệt là phần luật nhân quả và luật giác ngộ và phải hiểu được tinh tà, quỷ, vong cô hồn cũng như thần thánh, phật và bồ tát. Đọc thật kỹ để hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của 3 bài thần chú, sau đó học thuộc 3 bài thần chú giải âm. Khi đọc xong rồi hãy luôn có suy nghĩ là tuân thủ theo luật nhân quả và hướng đến hành thiện cứu người. Làm như vậy để để gia tăng sức mạnh trong tâm nhằm hóa giải âm đạt được hiệu quả tuyệt đối.

- Bước 3: Chuẩn bị vài lít rượu trắng nấu từ gạo, rửa 1kg củ gừng tươi, rồi đập nát nhuyễn và trộn vào rượu trắng. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng rượu gừng để xử lý giải âm ở các bước tiếp theo.

B. Các bước thực hiện xử lý giải âm đất:

- Bước 1, niêm phong đất bằng tay phải:

Người thực hiện giải âm phải đứng giữa mảnh đất hoặc giữa ngôi nhà. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), tay phải đập 3 đập xuống nền nhà, nền đất. Khi đập tay phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đập xuống. Khi đập đến lần thứ 3 thì tay phải vẫn giữ ở mặt đất và xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Đạo”.

Tiếp theo là đi từng góc đất giáp ranh với mảnh đất nhà hàng xóm. Nếu nhà có 3 góc hay 4 góc, hay 5,6,7 góc thì phải thực hiện đầy đủ việc niêm phong ở các góc. Đó là mỗi góc đất cũng bắt ấn tay trái và tay phải đập 3 đập xuống đất rồi xoay thuận 1 2 3 và đọc câu “Đạo”.

Việc niêm phong như thế là xong. Khi niêm phong xong thì trong đất có yêu tinh, âm binh, cô hồn sẽ được năng lượng của chư Phật trói lại, khi đó người thực hiện sẽ yên tâm niệm chú để hóa giải.

- Bước 2, dùng chân phải phá trận âm, khí âm dưới đất:

Người thực hiện giải âm phải đứng giữa mảnh đất hoặc giữa ngôi nhà. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), chân phải đạp 3 đạp xuống nền nhà, nền đất. Khi đạp chân phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đạp xuống. Khi đạp đến lần thứ 3 thì  lấy chân phải xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Hóa”.

Việc phá trận và khí âm dưới phần âm đất đã hoàn thành.

- Bước 3, lấy rượu gừng vô hiệu hóa pháp của tinh tà, quỷ:

Lấy rượu gừng đổ ra ca hay chậu nhỏ, lấy 1 nắm là cây lá nhỏ nhúng vào rượu gừng rồi đi vảy khắp mảnh đất, khắp gốc cây, khắp nền nhà, khắp ban thờ. Vảy nước rượu gừng cho ướt đất và nền nhà, ban thờ thì càng tốt.

Vảy rượu gừng là để vô hiệu hóa pháp quỷ, tinh tà nếu đất có quỷ, có tinh có sức mạnh về pháp. Đồng thời hỗ trợ người tâm lực yếu, trong người bị nhiễm âm xử lý được hiệu quả.

- Bước 4, niệm nhiều lần bài thần chú Tịnh Độ Tâm:

Trước khi niệm thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Rồi tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ chạm vào nhau) và dơ bàn tay phải hướng về phía trước (hướng lòng bàn tay chếch xuống nền nhà, nền đất) và vừa đi vừa niệm thần chú. Đi khắp đất, khắp nhà, hướng vào bùa dán trên tường, hướng vào bát nhang. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh nhà. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

Nam mô A Di Di Đà Phật”

- Bước 5, niệm nhiều lần bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú:

Sau khi niệm xong bài thần chú Tịnh Độ Tâm. Tiếp theo niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống nền đất, bùa chú, ban thờ. Vừa đi vừa tụng bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh nhà. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

- Bước 6, niệm nhiều lần bài thần chú Bát Không Phật Đạo:

Sau khi niệm xong bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú. Tiếp theo niệm bài chú Bát Không Phật Đạo. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống nền đất, bùa chú, ban thờ. Vừa đi vừa tụng bài chú Bát Không Phật Đạo. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh nhà. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 “Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Như vậy là hoàn thành phương pháp giải âm đất. Có nhiều người bị căn hành theo cách gọi dân gian, họ đã mở phủ, có điện thờ, tai họa ấp xuống nhiều, có người mới bị hành, có người mới bị tâm thần do âm hành. Khi dùng phương pháp giải âm đất thì vài ngày sau họ khỏi, hết bị hành, không phải tốn tiền của để cúng bái và không phải hành nghề mê tín dị đoan.

 

 

Bài 2: HÓA GIẢI ÂM KHÍ NHIỄM TRONG NGƯỜI

1.     Lý do cần giải âm khí nhiễm trong người:

Con người sinh sống, làm việc trên những mảnh đất có âm (quỷ, tinh tà, âm binh, cô hồn) thì sẽ bị nhiễm khí âm. Mà những mảnh đất đó có âm khí vì những nguyên nhân sau:

- Trải qua biến động lịch sử với vô số cuộc chiến tranh trên khắp các vùng quê, khắp đất nước và khắp nơi trên thế giới. Những người chết trận không được làm ma chay thì linh hồn họ sẽ đọa tại nơi họ chết.

- Những người chết do tự tử cũng sẽ đọa thành cô hồn nơi chết mà không được siêu thoát.

- Những người chết do tai nạn, chết do đột tử, chết do nạn đói…tại mảnh đất đó.

- Những con thú bị con người giết hại để thỏa mãn nhu cầu ăn uống và hành nghề sát sinh. Từ thú lành cho đến thú dữ. Đặc biệt những con thú dữ sau khi chết thì linh hồn của chúng sẽ hóa thành yêu tinh. Do đó có tinh chó, tinh cáo, tinh rắn, tinh trăn, tinh hổ… là vô cùng có sức mạnh. Còn linh hồn của những con thú lành tính sẽ không nguy hiểm bằng linh hồn các con thú dữ.

- Nơi ở là nơi đã từng chôn cất nhiều mồ mả, là chiến trường trong chiến tranh, là nền nghĩa trang cũ.

- Ngôi nhà đã nhiều lần được các thầy pháp, thầy phù thủy, thầy cúng đến cúng lễ yểm binh, dán bùa, trấn yểm.

- Ngôi nhà đã từng có người mở điện thờ, xây điện thờ, nuôi âm binh.

- Ngôi nhà được dán bùa, người trong gia đình có lấy hoặc thỉnh bùa về.

2.     Ảnh hưởng của âm đến con người:

- Người ở và làm việc trên mảnh đất có âm sẽ khiến cho cơ thể đau mỏi vai gáy, lạnh sống lưng, hay có cảm giác bất an và có cảm giác có bóng người đi qua đi lại. Khi mà lạnh sống lưng là đã bị nhiễm âm nặng.

- Người sống trong ngôi nhà có tính khí thất thường, ánh mắt đỏ, mắt nhìn liếc trộm và ánh mắt hay nhìn chạy đi khi ai đó nhìn thẳng vào ánh mắt họ.

- Người sống trong ngôi nhà hay được nghe thấy tiếng nói bên tai và xưng là thánh thần, thậm chí là bồ tát hay phật. Dần dần họ nói người cho người được nghe là được ăn lộc, phải mở điện hay lập cây hương thờ họ. Nếu chưa làm thì họ hành cho bị ốm, bị bệnh, khi đi khám bệnh viện sẽ không thấy bệnh gì. Mảnh đất mà có người bị như vậy là âm khí rất nặng, đất có yêu tinh của linh hồn muông thú hoặc quỷ nên chúng giả danh thần thánh để dẫn dụ con người hành nghề mê tín dị đoan. Khi đó có nhiều người đến xem và lễ tại mảnh đất đó thì yêu tinh sẽ tha hồ lấy dương khí của người đến xem và cúng lễ. Nhiều người bị yêu tinh nhập vào người mà không biết, họ tự nhiên biết xem bói, biết cúng.

- Con cái bệnh tật, ốm đau, nhất là trẻ sơ sinh cho đến 5 tuổi hay khóc đêm, khi khóc thì khóc thét như bị ai đánh. Trẻ em vì mắt thần vẫn còn mở nên các cháu sẽ nhìn thấy âm, và âm sẽ trêu ghẹo cũng như đánh các cháu.

- Cuộc sống đảo lộn, kinh doanh không thuận, vợ chồng và gia đình không hòa thuận, xung đột phát sinh từ những điều không đáng đó và có có tần suất lặp lại nhiều lần thì đó là do âm trong đất phá.

- Người sống trong mảnh đất đó, đêm ngủ hay mơ làm tình với người lạ, hay bị bóng đè. Đó là do tinh tà, âm binh cô hồn xâm nhập lấy dương khí nên sẽ thấy vậy trong mơ.

- Cơ thể sẽ mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ nhiều, hay ngáp ngắn ngáp dài.

Nhiều người bị nhiễm âm khí nặng quá dẫn đến căng thẳng thần kinh, tư tưởng lệch lạc và thậm chí còn tự tử hay đi giết người. Do đó cần phải giải âm đất và giải âm người. Vì nguyên nhân con người bị nhiễm âm là do ở đất, khi giải ở đất xong rồi thì phải giải nốt âm trên người để cơ thể khỏe mạnh và trí tuệ minh mẫn hơn.

3.     Phương pháp xử lý:

- Bước 1: Đọc kỹ Phần 1 trong cuốn sách này.

- Bước 2: Giải âm đất theo bài 1.

- Bước 3: Tăng cường tập thể dục thể thao để khí huyết lưu thông nhằm đẩy được khí âm ra ngoài.

- Bước 4, tụng 3 bài thần chú hàng ngày: Sáng, trưa, tối hoặc bất cứ lúc rảnh thì niệm:

Trước khi niệm thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Rồi cứ thế tĩnh tâm và niệm, có thể nhắm mắt hay mở mắt đều được.

Niệm nhiều niệm bài chú Tịnh Độ Tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Niệm nhiều niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Niệm nhiều niệm bài chú Bát Không Phật Đạo:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Phải giải âm đất trước rồi tụng 3 bài chú hàng ngày kết hợp với tập thể dục thể thao, người nhanh thì 1 vài ngày sẽ khỏi, lâu thì 1 vài tuần. Nếu người bị nặng đến mức nói lảm nhảm, ảo tưởng có người nhập vào mình, lúc thì vong A, lúc thì vong B nhập vào thì cần 1 thời gian kiên trì và hướng cho họ đọc, nghe về luật nhân quả, hồi hướng hành thiện thì sẽ khỏi triệt để.

 

 

Bài 3: HÓA GIẢI ÂM KHÍ TẠI CÂY CỔ THỤ/ CÂY TO (DÙ CÓ CHẶT HẠ HAY KHÔNG CHẶT HẠ)

1.     Lý do cần giải âm khí nơi cây cổ thụ, cây to khi chặt hạ:

Cây to, cây cổ thụ, đặc biệt là những cây cổ thụ ở cánh đồng, cây cổ thụ gần bệnh viện, cây cổ thụ đầu làng hay cuối làng. Tại những nơi này hay có vong cô hồn trú ngụ, nguy hiểm hơn là có yêu tinh (linh hồn các con thú dữ) trú ngụ và tu luyện.

Thậm chí nhiều nơi, ở các cây cổ thụ còn có quỷ ngự.

Cây cổ thụ hoặc cây to lâu năm sẽ có khối lượng năng lượng linh khí lớn nên tinh tà, vong cô hồn, quỷ hay ngự tại đó để hấp thụ được năng lượng linh khí này nhằm gia tăng nguyên khí cho họ, đồng thời cũng gia tăng thần thông pháp lực của họ.

Nhiều cây cổ thụ có trận pháp do chính yêu tinh lập ra để chúng đi bắt vong cô hồn về khống chế nhằm làm lính tay sai cho chúng đi phá phách dân chúng xung quanh.

2.     Ảnh hưởng của âm khí ở cây cổ thụ và cây to đến con người:

Những người dân sống xung quanh nơi có cây cổ thụ sẽ thường bị thế lực âm này quấy phá, khiến cho nhiều hộ gia đình sống xung quanh hay gặp tai họa. Có gia đình thì con cái hay khóc đêm, có gia đình con cái hư hỏng, có gia đình thì vợ chồng không hòa thuận, có gia đình xung quanh đó tự nhiên có khả năng xem bói và cúng lễ…

Nhiều trường hợp, gần hoặc cạnh nơi các cây cổ thụ đó hay xảy ra tai nạn giao thông, có nhiều người tự tử, có nhiều người bị âm hành, có người bị mù mắt…

Những ảnh hưởng của âm khí nơi cây cổ thụ đến sức khỏe và tính mạng con người là rất nhiều. Do đó cần thiết phải hóa giải lượng âm khí ở nơi cây cổ thụ đó để giúp cho người dân sống xung quanh đó được an toàn và bình an, người dân đi đường qua những nơi có cây cổ thụ cũng được bình an.

3.     Phương pháp xử lý:

A. Các bước chuẩn bị:

Ỏ cây cổ thụ hay cây to thường có nhiều âm khí và cả trận pháp. Do đó khi hóa giải cần tuân thủ trình tự và phương pháp làm đúng thì sẽ hóa giải rất đơn giản và nhẹ nhàng.

- Bước 1: Chọn người có tâm tính tốt nhất và trong người không bị nhiễm âm để thực hiện phương pháp hóa giải:

+ Người có tâm tính tốt nhất là người hiểu đạo lý làm người, sống hướng thiện, không có sân hận, hay giúp đỡ người khác.

+ Người không bị nhiễm âm là khi nhìn vào sắc mặt hay da dẻ họ thì thấy khí sắc hồng hào. Khi bắt tay họ thì thấy lòng bàn tay họ ấm. Đây là người có tâm lực mạnh. Nếu người bị nhiễm âm là sẽ thấy lạnh bàn tay, người mỏi mệt, đau mỏi vai gáy, lạnh người và sống lưng, hay buồn ngủ, hay ngáp ngủ.

Như  vậy, người vừa có tâm tính tốt vừa có tâm lực mạnh (không bị nhiễm âm) để hóa giải âm và trận pháp trấn yểm ở cây cổ thụ được hiệu quả tuyệt đối chỉ trong 1 lần thực hiện.

- Bước 2: Người đứng ra giải âm nên đọc kỹ Phần I trong cuốn lễ này, đặc biệt là phần luật nhân quả và luật giác ngộ và phải hiểu được tinh tà, quỷ, vong cô hồn cũng như thần thánh, phật và bồ tát. Đọc thật kỹ để hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của 3 bài thần chú, sau đó học thuộc 3 bài thần chú giải âm. Khi đọc xong rồi hãy luôn có suy nghĩ là tuân thủ theo luật nhân quả và hướng đến hành thiện cứu người. Làm như vậy để để gia tăng sức mạnh trong tâm nhằm hóa giải âm đạt được hiệu quả tuyệt đối.

- Bước 3: Chuẩn bị vài lít rượu trắng nấu từ gạo, rửa 1kg củ gừng tươi, rồi đập nát nhuyễn và trộn vào rượu trắng. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng rượu gừng để xử lý giải âm ở các bước tiếp theo.

B. Các bước thực hiện xử lý giải âm ở cây cổ thụ:

- Bước 1, niêm phong cây bằng tay phải:

Người thực hiện giải âm phải đứng ở gốc cây cổ thụ. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), tay phải đập 3 đập vào thân gốc cây. Khi đập tay phải vào thân cây thì phải lấy lực từ tâm để đập. Khi đập đến lần thứ 3 thì tay phải vẫn giữ ở thân cây và xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn vào và đọc tiếp chữ “Đạo”.

Việc niêm phong như thế là xong. Khi niêm phong xong thì trên cây có yêu tinh, âm binh, cô hồn sẽ được năng lượng của chư Phật trói lại, khi đó người thực hiện sẽ yên tâm niệm chú để hóa giải.

- Bước 2, dùng chân phải phá trận âm, khí âm dưới đất tại chỗ gốc cây:

Người thực hiện giải âm phải đứng cạnh gốc cây cổ thụ. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), chân phải đạp 3 đạp xuống đất. Khi đạp chân phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đạp xuống. Khi đạp đến lần thứ 3 thì  lấy chân phải xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Hóa”.

Việc phá trận và khí âm dưới phần âm đất đã hoàn thành.

- Bước 3, lấy rượu gừng vô hiệu hóa pháp của tinh tà, quỷ:

Lấy rượu gừng đổ tưới vào thân cây, gốc cây, xung quanh gốc cây.

Vảy rượu gừng là để vô hiệu hóa pháp quỷ, tinh tà nếu đất có quỷ, có tinh có sức mạnh về pháp. Đồng thời hỗ trợ người tâm lực yếu, trong người bị nhiễm âm xử lý được hiệu quả.

- Bước 4, niệm nhiều lần bài thần chú Tịnh Độ Tâm:

Trước khi niệm thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Rồi tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ chạm vào nhau) và dơ bàn tay phải hướng về phía thân cây và vừa đi xung quanh gốc cây cổ thụ và vừa niệm thần chú, đi xung quanh vừa niệm vừa hướng tay phải xuống cả gốc cây và cả mảnh đất gần gốc cây. Thậm chí phải dơ tay phải hướng lên các tán lá, trên ngọn cây cổ thụ khi niệm. Có thể đi nhiều vòng xung quanh gốc cây và khu đất xung quanh cây cổ thụ để niệm nhiều lần. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

Nam mô A Di Di Đà Phật”

- Bước 5, niệm nhiều lần bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú:

Sau khi niệm xong bài thần chú Tịnh Độ Tâm. Tiếp theo niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống gốc cây, mảnh đất xung quanh gốc cây, thân cây, tán lá, ngọn cây. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

- Bước 6, niệm nhiều lần bài thần chú Bát Không Phật Đạo:

Sau khi niệm xong bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú. Tiếp theo niệm bài chú Bát Không Phật Đạo. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống gốc cây, mảnh đất xung quanh gốc cây, thân cây, tán lá, ngọn cây. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 “Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Như vậy là hoàn thành phương pháp giải âm nơi gốc cây cổ thụ. Trong trường hợp cần phải chặt cây thì sau khi giải âm xong sẽ an toàn. Nếu không phải là chặt cây cổ thụ thì cũng nên hóa giải để giúp cho cô hồn, tinh tà, quỷ siêu thoát, đồng thời giúp bà con người dân sống gần đó được bình an và an toàn cho người đi qua nơi có cây cổ thụ.

 

 

Bài 4: HÓA GIẢI ÂM KHÍ TẠI GIẾNG CỔ, GIẾNG ĐÀO; THỦ TỤC LẤP GIẾNG; BỒI HOÀN LONG MẠCH SAU KHI LẤP GIẾNG

1.     Lý do cần giải âm khí tại nơi có giếng cổ và giếng đào:

Giếng cổ hay giếng đào là nơi kết tụ của long mạch nước ngầm, hoặc giếng được khoan trên long mạch nước để có nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt sử dụng của con người. Do đó giếng nước, dù cổ hay mới đào thì đều là yếu tố quan trọng trong địa lý phong thủy. Nếu giếng nước tốt thì môi trường sống của người dân sẽ tốt, nếu giếng nước xấu (có âm) thì môi trường sống của người dân xung quanh sẽ ảnh hưởng.

Giếng nước được coi là huyệt trong long mạch. Do đó long mạch và huyệt mạch được sạch sẽ, lưu thông khí tốt thì sẽ tác động tích cực tới người dân, và ngược lại nếu không lưu thông khí tốt thì ảnh hưởng xấu tới người dân.

Nhiều giếng cổ có quỷ, tinh tà an trụ. Chúng sẽ lộng hành phá phách dân làng xung quanh giếng cổ đó.

Nhiều giếng có người chết do ngã xuống hay tự tử. Khi đó họ sẽ là cô hồn dưới giếng nước đó.

Nhiều giếng cổ có trận pháp do chính yêu tinh hoặc quỷ lập ra để chúng đi bắt vong cô hồn về khống chế nhằm làm lính tay sai cho chúng đi phá phách dân chúng xung quanh.

2.     Ảnh hưởng của âm khí ở giếng cổ hoặc giếng đào đến con người:

Những ngôi nhà lấp giếng đào thường hay xảy ra chuyện không may mắn: bệnh tật, ốm đau, có người chết, làm ăn không thuận lợi. Nguyên nhân là khi lấp giếng đã gây tắc long mạch nước ngầm, khiến âm khí kết tụ, nhất là giếng lâu năm thì tích tụ lượng khí mê tan nhiều sẽ bốc lên mặt đất và con người bị nhiễm các khí âm đó nên mới sinh bệnh và nhiều tai ương.

Nhiều vùng quê, cả thành phố, có những giếng cổ. Nhiều người dân hay nhìn thấy vong hồn nơi đó. Những hộ gia đình cạnh giếng hay gặp tai ương, con cái hư hỏng, nhiều người mắc trọng bệnh, gia đình không hòa thuận.

Tất nhiên không phải giếng cổ nào cũng bị trấn yểm, có tinh tà ma quỷ. Tuy nhiên nên giải âm để cho giếng được tốt hơn nếu dân làng còn sử dụng giếng nước. Và trường hợp lấp giếng thì càng phải giải âm và thực hành lấp giếng theo thủ tục trong bài này.

3.     Phương pháp xử lý hóa giải âm tại giếng cổ, giếng đào:

A. Các bước chuẩn bị:

Ở giếng cổ thường có nhiều âm khí và cả trận pháp. Do đó khi hóa giải cần tuân thủ trình tự và phương pháp làm đúng thì sẽ hóa giải rất đơn giản và nhẹ nhàng.

- Bước 1: Chọn người có tâm tính tốt nhất và trong người không bị nhiễm âm để thực hiện phương pháp hóa giải:

+ Người có tâm tính tốt nhất là người hiểu đạo lý làm người, sống hướng thiện, không có sân hận, hay giúp đỡ người khác.

+ Người không bị nhiễm âm là khi nhìn vào sắc mặt hay da dẻ họ thì thấy khí sắc hồng hào. Khi bắt tay họ thì thấy lòng bàn tay họ ấm. Đây là người có tâm lực mạnh. Nếu người bị nhiễm âm là sẽ thấy lạnh bàn tay, người mỏi mệt, đau mỏi vai gáy, lạnh người và sống lưng, hay buồn ngủ, hay ngáp ngủ.

Như  vậy, người vừa có tâm tính tốt vừa có tâm lực mạnh (không bị nhiễm âm) để hóa giải âm và trận pháp trấn yểm ở cây cổ thụ được hiệu quả tuyệt đối chỉ trong 1 lần thực hiện.

- Bước 2: Người đứng ra giải âm nên đọc kỹ Phần I trong cuốn lễ này, đặc biệt là phần luật nhân quả và luật giác ngộ và phải hiểu được tinh tà, quỷ, vong cô hồn cũng như thần thánh, phật và bồ tát. Đọc thật kỹ để hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của 3 bài thần chú, sau đó học thuộc 3 bài thần chú giải âm. Khi đọc xong rồi hãy luôn có suy nghĩ là tuân thủ theo luật nhân quả và hướng đến hành thiện cứu người. Làm như vậy để để gia tăng sức mạnh trong tâm nhằm hóa giải âm đạt được hiệu quả tuyệt đối.

- Bước 3: Chuẩn bị vài lít rượu trắng nấu từ gạo, rửa 1kg củ gừng tươi, rồi đập nát nhuyễn và trộn vào rượu trắng. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng rượu gừng để xử lý giải âm ở các bước tiếp theo.

B. Các bước thực hiện xử lý giải âm ở giếng cổ, giếng đào:

- Bước 1, niêm phong giếng bằng tay phải:

Người thực hiện giải âm phải đứng ở cạnh thành giếng. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), tay phải đập 3 đập vào mặt thành giếng. Lúc này nghĩ cả khu vực rộng lớn xung quanh giếng để sức mạnh niêm phong được mở rộng. Khi đập tay phải vào thành giếng thì phải lấy lực từ tâm để đập. Khi đập đến lần thứ 3 thì tay phải vẫn giữ ở thành giếng và xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn vào và đọc tiếp chữ “Đạo”.

Việc niêm phong như thế là xong. Khi niêm phong xong thì dưới giếng và xung quanh có yêu tinh, âm binh, cô hồn sẽ được năng lượng của chư Phật trói lại, khi đó người thực hiện sẽ yên tâm niệm chú để hóa giải.

- Bước 2, dùng chân phải phá trận âm, khí âm dưới giếng:

Người thực hiện giải âm phải đứng cạnh giếng. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), chân phải đạp 3 đạp xuống đất. Khi đạp chân phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đạp xuống. Khi đạp đến lần thứ 3 thì  lấy chân phải xoay thuận thẹo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Hóa”.

Việc phá trận và khí âm dưới phần âm đất giếng đã hoàn thành.

- Bước 3, lấy rượu gừng vô hiệu hóa pháp của tinh tà, quỷ:

Lấy rượu gừng đổ tưới vào thành giếng, xung quanh giếng và tưới xuống cả giếng.

Vảy rượu gừng là để vô hiệu hóa pháp quỷ, tinh tà nếu đất có quỷ, có tinh có sức mạnh về pháp. Đồng thời hỗ trợ người tâm lực yếu, trong người bị nhiễm âm xử lý được hiệu quả.

- Bước 4, niệm nhiều lần bài thần chú Tịnh Độ Tâm:

Trước khi niệm thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Rồi tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ chạm vào nhau) và dơ bàn tay phải hướng về phía xung quanh giếng, hướng vào thành giếng, hướng xuống dưới giếng. Vừa dơ tay phải vừa niện thần chú Tịnh Độ Tâm. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

Nam mô A Di Di Đà Phật”

- Bước 5, niệm nhiều lần bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú:

Sau khi niệm xong bài thần chú Tịnh Độ Tâm. Tiếp theo niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống giếng, thành giếng, xung quanh giếng. Vừa dơ tay phải vừa niệm chú Nhật Sư Tâm Chú. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

- Bước 6, niệm nhiều lần bài thần chú Bát Không Phật Đạo:

Sau khi niệm xong bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú. Tiếp theo niệm bài chú Bát Không Phật Đạo. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống giếng, thành giếng, xung quanh giếng. Vừa dơ tay vừa niệm thần chú Nhật Sư Tâm Chú. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Như vậy là hoàn thành phương pháp giải âm ở giếng cổ, giếng đào. Nếu người dân cần lấp giếng thì thực hiện thủ tục lấp giếng theo hướng dẫn bên dưới.

4.     Phương pháp lấp giếng cổ hoặc giếng đào

A.   Thủ pháp lấp giếng:

Sau khi giải âm xong, đứng cạnh giếng. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tay trái bắt ấn, tay phải cầm nén nhang đang cháy họa chữ “Đạo” trên không trung của giếng, lấy lực từ tâm đẩy chữ đạo xuống giếng. Khi đẩy nghĩ về thần linh và thủy thần rồi đọc câu “Giao xử thần. Đạo”.

B.    Thực hiện lập giếng

Tiếp đến là đổ vài tạ than củi xuống để hoạt tính của than củi hút hết âm khí và khí metan dưới giếng.

Sau đó cho lấp cát hoặc đất xuống giếng.

Sau khi lấp giếng xong thì tiến hành thực hiện bài lễ bồi hoàn long mạch giếng.

5.     Bài lễ bồi hoàn long mạch giếng

Phần 1: Chuẩn bị nghi lễ:

- Lễ bồi hoàn long mạch sau khi lấp giếng nước là nhờ Tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc, hội đồng quan thần linh gia hộ, điều chỉnh, khai không khí mạch, mạch nước  được thông suốt. Việc bồi hoàn long mạch là vô cùng quan trọng, đảm bảo sau khi lấp giếng (lấp mất dòng chảy hay gây ách tắc huyệt mạch) sẽ được khai thông mạch nước, đảm bảo năng lượng dưới đất không bị ách tắc và tích tụ khí âm.

Đồ lễ: Thành tâm dâng hoa, quả, trầu cau, thuốc lá, rượu, thịt, xôi, tiền vàng địa phủ, 5 ông ngựa giấy 5 màu (xanh, đỏ, trắng, đen, vàng) có kèm quần áo mũ quan, đặt mâm lễ tại nền đất giếng vừa lấp xong.

- Thắp 2 tuần tuần hương, tức là châm hương lần 1 cháy gần hết rồi châm một lần nữa, mỗi lần châm là 1 hoặc 3 nén nhang.

- Hóa tiền vàng khi hương chưa cháy hết, không được hóa khi hương đã cháy hết, vì khi hương còn thắp thì chư vị thần linh sẽ nhận được sự phát chẩn, nếu khi cháy hết hương mà hóa sẽ không nhận được sự phát chẩn của các ngài.

Phần 2: Thực hiện nghi lễ:

Lên hương xong, nhất tâm đứng trước mâm lễ, chắp tay 3 lạy rồi tụng 3 bài thần chú sau:

Tụng 3 lần bài Tịnh độ tâm:

“Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Tụng 3 lần bài NHẬT SƯ - TÂM CHÚ:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Tụng 3 lần bài Địa Phật Tâm Chú:

“Nam Mô Nguyên Linh Địa Phật (3 lần)

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

1. Nhân sinh – Sinh tướng – Tâm biến – Tam đọa trùng

2. Phù du – Dục – Giới – Chấp – Nghiệp quấn thân

3. Cõi trần – Khổ khổ, Thiên định giới

4. Nguyên – Nghiệp rành rành Nam Tào sổ

5. Hồi tâm – Rời nghiệp, Định tâm – Thân

6. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà – Hoàn tâm

7. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

8. Trùng – Lai – Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

9. Nghiệp báo – Hiện kiếp – Quấn thân

Tà tinh – Ma đạo – Trùng trùng – Báo – Lai

10. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

11. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

12. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

13. Trùng – Lai -  Lượng kiếp, Cửu trùng – Lục căn

14. Nghiệp báo – Gia tiên – Cửu huyền

Ngã quỷ - Địa ngục – Trùng trùng – Báo – Lai

15. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Hoàn Đạo – Phủ, Cửu trùng – Lục căn. Hóa

Ngã quỷ - Địa ngục. Hóa

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Thoát tục – Trùng. Hóa

16. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

17. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

18. Nhân – Nghiệp – Lượng – Tử, bất vãng sanh

  tinh – Ma đạo, bất phân ranh

Đọa thổ - Nghiệp chướng – Chúng sinh nguy

19. Pháp nguyệt – Quy tâm, Án xà - Ứng cứu:

Ngũ Quỷ Thần – Phủ, Tà tinh – Ma đạo. Hóa

20. Nhân – Tử - Hộ

Luận kiếp địa âm- Án xà ngữ hồn

Ngũ linh – Hoàn đạo

21. Địa âm – Đất Phật, Đất Phật. An

22. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm.

Nam Mô Bồ Đề Tạo, Bồ Đề Hóa, Bồ Đề Tâm

23. Pháp nguyệt – Quy tâm, hướng Phật Đạo

Diêm Phủ Đề - Phật vị - Nhật lai

Tiếp dẫn - Ứng – Định – Tâm an

24. Tâm bất quy – Bất Nhật lai

25. Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm”.

Tiếp tục chắp tay lạy 3 lạy xong rồi đọc bài lễ:

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

-                     Ứng linh Hoàn đạo, hoàn lực hậu thế, nghĩa nguồn chữ đạo.

-                     Con lạy 9 phương trời, 10 phương chư phật, chư phật 10 phương.

-                     Con lạy tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất.

-                     Con lạy chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”.

Nhật nguyên: Ngày….tháng …năm 2019 (Kỷ Hợi).

Cõi trần nhân sinh, chữ nhân con cháu, dòng họ, dòng tộc “họ…”. Nối thừa tự: Con trần “họ tên người lễ”, thiên địa hợp nhân (địa chỉ nhà ở…), nhân sinh tâm, nhân tâm, “hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo.

Dâng lễ: Thanh bông hoa quả, trầu cau, thuốc lá, xôi, thịt, rượu, mã, tiền vàng địa phủ, tròn tâm. Dâng lễ bồi hoàn long mạch giếng điền thổ tại đất. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ”, ngưỡng vọng Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà, Đức Nhật sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Ngưỡng vọng Đức Nguyên Linh Địa Phật. Ngưỡng vọng chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất” cùng chư thần trong Ban giám sát hộ thần. Ngưỡng vọng Tứ trụ nguyên thần nguyên khí bốn hướng đông tây nam bắc hợp nhất. Đạo. Thiên định giới, tiếp dẫn, dẫn giải, hóa giải động long mạch. Tiếp dẫn, dẫn giải bồi hoàn long mạch trong sự định vị thiên cơ điền thổ tại đất. Đạo.

“Làn hương trầm – gió thoang thoảng”

Hoàn độ: Chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…”, trở về hai chữ “Hoàn tâm – đạo lễ”. Đạo. Tiếp dẫn, dẫn giải chữ nhân con cháu dòng họ, dòng tộc “họ…” an cư lập nghiệp điền thổ tại đất. Trong sự: Khai thông hoàn lộc, hoàn danh, hoàn nhân, sở hữu chữ nhân. Quy môn thuận. Đạo.

Nghĩa nguồn “chữ đạo”.

Trong sự: “Ngũ đạo tào khang – an khang thịnh vượng”

Con trần: “Họ tên người lễ”, xin biếu Chân linh quan thần linh, chân linh quan thổ địa, chân linh quan táo quân, chân linh chư vị thần tài “điền thổ tại đất”, tứ trụ nguyên thần bốn hướng đông tây nam bắc tiền vàng – mã - địa phủ. Trong sự: Chí tâm hành thiện hồi hướng chư Thần. Đạo.

Con trần: “Họ tên người lễ” Hoàn tâm – đạo lễ.

CON NIỆM NAM MÔ A DI DI ĐÀ PHẬT (3 LẦN)

Sau khi đọc lễ xong, đứng trên nền giếng đã lấp. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tay trái bắt ấn, tay phải cầm nén nhang đang cháy họa chữ “Đạo” trên không trung của nền giếng, lấy lực từ tâm đẩy chữ đạo xuống nền giếng.  Khi đẩy đọc “Bồi hoàn long mạch trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.

Như vậy là hoàn thành xong việc giải âm, lấp giếng và bồi hoàn long mạch giếng.

 

 

Bài 5: HÓA GIẢI ĐIỆN THỜ (CÂY HƯƠNG, MIẾU THỜ, BAN THỜ), ÂM BINH  ĐỂ THÔI KHÔNG THỜ CÚNG NỮA

1.     Lý do cần giải điện thờ, cây hương, miếu thờ, âm binh

- Tại những nơi như: Điện thờ thần thánh, miếu thờ, cây hương thờ thần thánh tưởng là thờ thần, thờ thánh, nhưng thực ra nhiều nơi lại là thờ yêu tinh, quỷ giả danh thần thánh, phật, bồ tát mà người thờ không biết. Chỉ khi cuộc sống gặp nhiều biến cố, gia đình và mọi người gặp nhiều tai họa rồi lúc đó mới nhận ra. Nhưng khi nhận ra thì đã quá muộn.

- Tại những nơi này có nhiều âm binh: yêu tinh, cô hồn, quỷ.

- Yêu tinh tự lập trận trấn yểm vào đất, hoặc thầy pháp lập trận trấn vào nhưng không giải được.

- Người thầy chiêu âm binh và nuôi âm binh. Đây là vi phạm luật nhân quả khi khống chế vong cô hồn, đáng ra là phải giúp họ siêu thoát, nhưng lại khống chế họ để cản trở quy trình luân hồi của họ.

2.     Ảnh hưởng của điện thờ, miếu thờ, cây hương thờ tinh tà và âm binh đến con người sống trên mảnh đất:

- Người dân xung quanh đó hay gặp tai ương, bệnh tật, nhiều chuyện xung đột xảy ra.

- Những người trong ngôi nhà có thờ điện, miếu thờ, cây hương, nuôi âm binh, tinh tà sẽ không được thuận lợi: con cái nghiện ngập, chơi bời phá phách, người thì bệnh tật, người thì vong nhập xem bói và hành nghề mê tín dị đoan, người thì mù lòa, người thì bỏ vợ bỏ chồng, người thì chết. Đó là những hậu quả của việc lầm tưởng thờ thần thờ thánh, nhưng hóa ra là thờ quỷ, yêu tinh và nuôi âm binh.

- Càng duy trì lâu thì âm đức gia tiên càng đi xuống trầm trọng, con cái thì phải chịu nghiệp chung người hành nghề mê tín dị đoan.

- Những người thầy nuôi âm binh là tạo nghiệp vô cùng nặng vì ngăn cản quy trình luân hồi đảo kiếp của tinh tà, vong linh. Do đó những người nuôi âm binh, thờ điện thờ, miếu thờ để hành nghề mê tín dị đoan thì họ sẽ thường chết đột tử. Khi đó linh hồn họ sẽ đọa thành cô hồn, sẽ không có ngài nào ở địa phủ hay cõi trời nào đón họ vì họ tạo nghiệp khi sống. Họ sẽ lại bị các thầy nuôi âm binh bắt về làm âm binh.

3.     Phương pháp xử lý:

A. Các bước chuẩn bị:

Trong đất hay bị trấn yểm trận âm dưới đất nếu bên trên có âm binh, có yêu tinh, có quỷ. Do đó khi hóa giải âm cần tuân thủ trình tự và phương pháp làm đúng thì sẽ hóa giải rất đơn giản và nhẹ nhàng.

- Bước 1: Chọn người có tâm tính tốt nhất và trong người không bị nhiễm âm để thực hiện phương pháp hóa giải:

+ Người có tâm tính tốt nhất là người hiểu đạo lý làm người, sống hướng thiện, không có sân hận, hay giúp đỡ người khác.

+ Người không bị nhiễm âm là khi nhìn vào sắc mặt hay da dẻ họ thì thấy khí sắc hồng hào. Khi bắt tay họ thì thấy lòng bàn tay họ ấm. Đây là người có tâm lực mạnh. Nếu người bị nhiễm âm là sẽ thấy lạnh bàn tay, người mỏi mệt, đau mỏi vai gáy, lạnh người và sống lưng, hay buồn ngủ, hay ngáp ngủ.

Như  vậy, người vừa có tâm tính tốt vừa có tâm lực mạnh (không bị nhiễm âm) để hóa giải âm và trận pháp trấn yểm trong đất đạt được hiệu quả tuyệt đối chỉ trong 1 lần thực hiện.

- Bước 2: Người đứng ra giải âm nên đọc kỹ Phần I trong cuốn lễ này, đặc biệt là phần luật nhân quả và luật giác ngộ và phải hiểu được tinh tà, quỷ, vong cô hồn cũng như thần thánh, phật và bồ tát. Đọc thật kỹ để hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của 3 bài thần chú, sau đó học thuộc 3 bài thần chú giải âm. Khi đọc xong rồi hãy luôn có suy nghĩ là tuân thủ theo luật nhân quả và hướng đến hành thiện cứu người. Làm như vậy để để gia tăng sức mạnh trong tâm nhằm hóa giải âm đạt được hiệu quả tuyệt đối.

- Bước 3: Chuẩn bị vài lít rượu trắng nấu từ gạo, rửa 1kg củ gừng tươi, rồi đập nát nhuyễn và trộn vào rượu trắng. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng rượu gừng để xử lý giải âm ở các bước tiếp theo.

B. Các bước thực hiện xử lý giải âm đất:

- Bước 1, niêm phong đất bằng tay phải:

Người thực hiện giải âm phải đứng giữa điện thờ, miếu, cây hương hoặc giữa ngôi nhà. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), tay phải đập 3 đập xuống nền nhà, nền đất. Khi đập tay phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đập xuống. Khi đập đến lần thứ 3 thì tay phải vẫn giữ ở mặt đất và xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Đạo”.

Tiếp theo là đi từng góc đất giáp ranh với mảnh đất nhà hàng xóm. Nếu nhà có 3 góc hay 4 góc, hay 5,6,7 góc thì phải thực hiện đầy đủ việc niêm phong ở các góc. Đó là mỗi góc đất cũng bắt ấn tay trái và tay phải đập 3 đập xuống đất rồi xoay thuận 1 2 3 và đọc câu “Đạo”.

Việc niêm phong như thế là xong. Khi niêm phong xong thì trong đất có yêu tinh, âm binh, cô hồn sẽ được năng lượng của chư Phật trói lại, khi đó người thực hiện sẽ yên tâm niệm chú để hóa giải.

- Bước 2, dùng chân phải phá trận âm, khí âm dưới đất:

Người thực hiện giải âm phải đứng giữa điện thờ hoặc giữa ngôi nhà. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), chân phải đạp 3 đạp xuống nền nhà, nền đất, nền điện thờ, miếu thờ. Khi đạp chân phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đạp xuống. Khi đạp đến lần thứ 3 thì  lấy chân phải xoay thuận thẹo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Hóa”.

Việc phá trận và khí âm dưới phần âm đất đã hoàn thành.

- Bước 3, lấy rượu gừng vô hiệu hóa pháp của tinh tà, quỷ:

Lấy rượu gừng đổ ra ca hay chậu nhỏ, lấy 1 nắm là cây lá nhỏ nhúng vào rượu gừng rồi đi vảy khắp mảnh đất, khắp gốc cây, khắp nền nhà, khắp ban thờ, khắp điện thờ. Vảy nước rượu gừng cho ướt đất và nền nhà, ban thờ thì càng tốt.

Vảy rượu gừng là để vô hiệu hóa pháp quỷ, tinh tà nếu đất có quỷ, có tinh có sức mạnh về pháp. Đồng thời hỗ trợ người tâm lực yếu, trong người bị nhiễm âm xử lý được hiệu quả.

- Bước 4, niệm nhiều lần bài thần chú Tịnh Độ Tâm:

Trước khi niệm thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Rồi tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ chạm vào nhau) và dơ bàn tay phải hướng về phía trước (hướng lòng bàn tay chếch xuống nền nhà, nền đất) và vừa đi vừa niệm thần chú. Đi khắp đất, khắp nhà, hướng vào bùa dán trên tường, hướng vào bát nhang, hướng vào tượng thờ. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh nhà. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

Nam mô A Di Di Đà Phật”

- Bước 5, niệm nhiều lần bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú:

Sau khi niệm xong bài thần chú Tịnh Độ Tâm. Tiếp theo niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống nền đất, bùa chú, ban thờ, tượng thờ. Vừa đi vừa tụng bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh nhà. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

- Bước 6, niệm nhiều lần bài thần chú Bát Không Phật Đạo:

Sau khi niệm xong bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú. Tiếp theo niệm bài chú Bát Không Phật Đạo. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống nền đất, bùa chú, ban thờ, tượng thờ. Vừa đi vừa tụng bài chú Bát Không Phật Đạo. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh nhà. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 “Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Sau đó dọn đồ thờ, những đồ thờ bằng gỗ có thể đốt hóa cho sạch sẽ, những đồ không đốt hóa được thì có thể bỏ ra sông hoặc ra nơi tập kết rác thải để tránh ảnh hưởng đến người khác. Khi hóa giải xong thì đồ thờ cũng chỉ là vật chất chứ không còn linh hay tinh tà gì trong đó nữa.

 

 

Bài 6: HÓA GIẢI NGƯỜI BỊ YỂM BÙA, TINH NHẬP, VONG NHẬP

1.     Lý do người bị yểm bùa, tinh nhập, vong nhập:

- Con người sinh sống, làm việc trên những mảnh đất có âm (quỷ, tinh tà, âm binh, cô hồn) thì sẽ bị nhiễm khí âm. Mà những mảnh đất đó có âm khí nhiễm vào người được coi là tinh nhập, vong nhập. Nhập vào người tức là khí âm xâm nhập vào. Còn hiện tượng nhập vào nói năng lảm nhảm hay đòi hỏi cúng lễ thì đó không phải vong nhập, mà chính linh hồn người đó bị dao động năng lượng khiến trí tuệ không kiểm soát được nên ảo tưởng là vậy.

- Các thầy bà yểm bùa người đến xem để khống chế người đó phải hay đến thầy để làm lễ.

- Các thầy bà dùng âm binh là yêu tinh và vong cô hồn nhập vào người để điều khiển tâm trí người đó thực hiện mưu đồ của thầy.

- Nhiều người vì mục đích tình yêu sai trái, vì lợi ích mà thuê thầy yểm bùa, yểm tinh để đạt được sự thỏa mãn ích kỷ của mình.

- Người bị yểm bùa, yểm tinh, yểm vong cô hồn là do chính bản thân họ có năng lượng tâm không được cần bằng. Năng lượng tâm không được cân bằng là do họ có hành nghiệp nên dễ dàng bị yểm.

2.     Ảnh hưởng của âm đến con người:

- Người bị yểm bùa, âm binh có tính khí thất thường, nóng tính, dễ đánh đập chửi bới người khác, ánh mắt đỏ, mắt nhìn liếc trộm và ánh mắt hay nhìn chạy đi khi ai đó nhìn thẳng vào ánh mắt họ.

- Cuộc sống đảo lộn, kinh doanh không thuận, vợ chồng và gia đình không hòa thuận, xung đột phát sinh từ những điều không đáng đó và có có tần suất lặp lại nhiều lần thì đó là do âm binh hoặc bùa phát huy tác dụng.

- Cơ thể người bị yểm sẽ mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ nhiều, hay ngáp ngắn ngáp dài, đau mỏi vai gáy, lạnh sống lưng.

- Người bị yểm sẽ hay có những luồng tư tưởng xui khiến làm việc gì đó trong đầu, hay nặng hơn là nghe thấy tiếng nói xui khiến bên tai, trong đầu.

3.     Phương pháp xử lý:

- Bước 1: Đọc kỹ Phần 1 trong cuốn sách này.

- Bước 2: Giải âm đất theo bài 1.

- Bước 3, người bị yểm, nếu còn cảm nhận trong mình có hiện tượng là thì tự tụng 3 bài thần chú hàng ngày: Sáng, trưa, tối hoặc bất cứ lúc rảnh thì niệm là nhanh khỏi nhất. Nếu không tỉnh táo, thì người thân hãy chờ cho họ nằm ngủ rồi bắt ân tay trái, hướng tay phải vào lưng, vào trước ngực người bị yểm mà trì niệm hàng tối.

Trước khi niệm thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Rồi cứ thế tĩnh tâm và niệm, có thể nhắm mắt hay mở mắt đều được.

Niệm nhiều niệm bài chú Tịnh Độ Tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Niệm nhiều niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Niệm nhiều niệm bài chú Bát Không Phật Đạo:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Phải giải âm đất trước rồi tụng 3 bài chú hàng ngày kết hợp với tập thể dục thể thao, người nhanh thì 1 vài ngày sẽ khỏi, lâu thì 1 vài tuần. Nếu người bị nặng đến mức nói lảm nhảm, ảo tưởng có người nhập vào mình, lúc thì vong A, lúc thì vong B nhập vào thì cần 1 thời gian kiên trì và hướng cho họ đọc, nghe về luật nhân quả, hồi hướng hành thiện thì sẽ khỏi triệt để.

 

 

Bài 7: HÓA GIẢI BÙA

1.     Lý do cần hóa giải bùa:

- Bùa: Dù là bùa bình an, cầu may, bùa trấn trạch, bùa tiêu trừ vận hạn… thì đều là xấu cả. Bản chất của bùa là dùng ký hiệu để yểm âm binh, tinh tà, vong cô hồn nhận biết ký hiệu mà theo theo sự vận pháp của người làm bùa.

- Dùng bùa là đi ngược luật nhân quả. Muốn may mắn, muốn thuận lợi, muốn bình an, muốn trừ giải âm thì phải lao động, phải hành thiện, phải hóa giải độ cho âm ở nơi ở thì mới thuận quy luật tự nhiên. Do đó việc dùng bùa là khống chế âm, dùng âm để cầu nên gọi là vi phạm nhân quả. Nhân quả thì không có cầu, mà phải hành động để nhận thành quả.

2.     Ảnh hưởng của âm đến con người:

- Dùng nhiều bùa thì âm nhiều sẽ gây ra cho người dùng và người trong ngôi nhà bị đau mỏi vai gáy, đau người, lạnh sống lựng, buồn ngủ, có khi lạnh người, sinh ra nhiều bệnh tật mà đi khám sẽ không phát hiện bệnh lý. Lý do là âm trong bùa xâm nhập vào người để hút dương khí (nguyên khí) của sống lưng từ gáy trở xuống.

- Trẻ nhỏ hay khóc đêm, khó ngủ.

- Dùng bùa trong nhà thì thần linh, gia tiên sẽ không ngự được. Vì bùa trấn trạch thường yểm yêu tinh và âm binh vào.

3.     Phương pháp xử lý:

- Bước 1: Đọc kỹ Phần 1 trong cuốn sách này.

- Bước 2: Giải âm đất theo bài 1.

- Bước 3: Giải bùa bằng 3 bài thần chú.

Trước khi niệm 3 bài chú hóa giải thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Hạ 2 tay chắp vào nhau trước ngực rồi niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Rồi bắt ấn tay trái (đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ chạm vào nhau) rồi tay phải dơ hướng vào bùa chú để đọc lần lượt 3 bài chú:

Niệm nhiều niệm bài chú Tịnh Độ Tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Niệm nhiều niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Niệm nhiều niệm bài chú Bát Không Phật Đạo:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Khi niệm xong rồi bóc bùa xuống khỏi tường nếu là bùa dán trên tường, rồi đem bùa ra ngoài đường đốt bỏ là xong.

 

Bài 8: HÓA GIẢI TRẺ KHÓC ĐÊM

1.     Lý do trẻ khóc đêm:

- Trẻ khóc đêm có nhiều nguyên nhân: Do trẻ thiếu sữa, do trẻ thiếu vi chất hay canxy nên khóc đêm.

- Trẻ khóc đêm cũng do đi đến chơi nhà nào đó và ở qua đêm. Nếu như vậy chỉ cần thắp hương báo cáo gia tiên và thần linh nhà họ cho phép cháu ở lại qua đêm thì sẽ hết.

- Nhiều phương pháp tính toán giờ sinh phạm Dạ đề, giờ quan sát,… Thực ra không phải.

- Nếu trẻ khóc đêm mà khóc thét như bị ai đánh, khoảng từ 10h đêm đến 4h sáng, tần suất khóc có thể lặp lại nhiều lần, thậm chí có trẻ khóc đêm cả mấy năm trời. Trường hợp như vậy là do đất có âm hoặc do người nhà xin bùa ở chùa hay của thầy nào mang về. Bởi bùa cũng là ký hiệu để yểm âm binh vào. Trẻ từ lúc sinh ra cho đến tầm 3 hoặc 4 tuổi sẽ vẫn được mở mắt thần nên các cháu sẽ nhìn thấy âm. Khi đó âm lại thích trêu hay phá các cháu. Nếu là trẻ khóc như vậy thì là do âm đất hoặc bùa. Do đó nên dùng phương pháp giải âm và giải bùa để giúp trẻ hết khóc đêm.

2.     Ảnh hưởng của âm đến con người:

- Trẻ khóc đêm nhiều sẽ khiến cơ thể cháu mệt mỏi, ăn uống không điều độ, dẫn đến dễ sinh bệnh.

- Người lớn sẽ phải vất vả trông nom cháu, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng theo.

3.     Phương pháp xử lý:

- Bước 1: Đọc kỹ Phần 1 trong cuốn sách này.

- Bước 2: Giải âm đất theo bài 1.

- Bước 3: Hóa giải bùa nếu trong nhà có bùa theo bài hóa giải bùa (bài 7), sau đó mang ra ngoài đường đốt bỏ.

 

 

 

 

 

Bài 9: HÓA GIẢI ÂM ĐẤT Ở CHÙA, ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU

1.     Lý do cần giải âm đất tại chùa, đình, đền, miếu:

- Trải qua biến động lịch sử với vô số cuộc chiến tranh trên khắp các vùng quê, khắp đất nước và khắp nơi trên thế giới. Những người chết trận không được làm ma chay thì linh hồn họ sẽ đọa tại nơi họ chết.

- Những người chết do tự tử cũng sẽ đọa thành cô hồn nơi chết mà không được siêu thoát.

- Những người chết do tai nạn, chết do đột tử, chết do nạn đói…tại mảnh đất đó.

- Những con thú bị con người giết hại để thỏa mãn nhu cầu ăn uống và hành nghề sát sinh, từ thú lành cho đến thú dữ. Đặc biệt những con thú dữ sau khi chết thì linh hồn của chúng sẽ hóa thành yêu tinh. Do đó có tinh chó, tinh cáo, tinh rắn, tinh trăn, tinh hổ… là vô cùng có sức mạnh. Còn linh hồn của những con thú lành tính sẽ không nguy hiểm bằng linh hồn các con thú dữ.

- Nơi ở là nơi đã từng chôn cất nhiều mồ mả, là chiến trường trong chiến tranh, là nền nghĩa trang cũ.

Vì những lý do trên và ngôi chùa, ngôi đền, ngôi đình, miếu được xây dựng trên nền đất có âm. Hoặc từng có các thầy pháp lập trận trấn yểm và cài âm binh (lý do này là quá nhiều vì những đạo pháp, pháp sư Trung Quốc thường đến những nơi tâm linh ở Việt Nam để trấn yểm, phá đứt long mạch).

2.     Ảnh hưởng của âm ở chùa, đình, đền, miếu đến người sống ở nơi đó và xung những người xung quanh:

- Người sống trên chùa, đình, miếu, đền sẽ hay đau mỏi vai gáy, đau lưng, lạnh sống lưng, đêm ngủ hay mê man, bị bóng đè, người mệt, buồn ngủ, hay ngáp ngắn ngáp dài, tính cách thất thường.

- Người dân xung quanh những nơi này hay gặp tai ương, bệnh tật, tai nạn, con cái hư hỏng, gia đạo không hòa thuận. Thậm chí xung quanh đó ở những cung đường hay xảy ra tai nạn.

3.     Phương pháp xử lý:

A. Các bước chuẩn bị:

Trong đất ở chùa, đình, đền, miếu hay bị trấn yểm trận âm dưới đất nếu bên trên có âm binh, có yêu tinh, có quỷ. Do đó khi hóa giải âm cần tuân thủ trình tự và phương pháp làm đúng thì sẽ hóa giải rất đơn giản và nhẹ nhàng.

- Bước 1: Chọn người có tâm tính tốt nhất và trong người không bị nhiễm âm để thực hiện phương pháp hóa giải:

+ Người có tâm tính tốt nhất là người hiểu đạo lý làm người, sống hướng thiện, không có sân hận, hay giúp đỡ người khác.

+ Người không bị nhiễm âm là khi nhìn vào sắc mặt hay da dẻ họ thì thấy khí sắc hồng hào. Khi bắt tay họ thì thấy lòng bàn tay họ ấm. Đây là người có tâm lực mạnh. Nếu người bị nhiễm âm là sẽ thấy lạnh bàn tay, người mỏi mệt, đau mỏi vai gáy, lạnh người và sống lưng, hay buồn ngủ, hay ngáp ngủ.

Như  vậy, người vừa có tâm tính tốt vừa có tâm lực mạnh (không bị nhiễm âm) để hóa giải âm và trận pháp trấn yểm trong đất đạt được hiệu quả tuyệt đối chỉ trong 1 lần thực hiện. Người mà bị nhiễm âm sẽ cần phải thực hiện nhiều lần.

- Bước 2: Người đứng ra giải âm nên đọc kỹ Phần I trong cuốn lễ này, đặc biệt là phần luật nhân quả và luật giác ngộ và phải hiểu được tinh tà, quỷ, vong cô hồn cũng như thần thánh, phật và bồ tát. Đọc thật kỹ để hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của 3 bài thần chú, sau đó học thuộc 3 bài thần chú giải âm. Khi đọc xong rồi hãy luôn có suy nghĩ là tuân thủ theo luật nhân quả và hướng đến hành thiện cứu người. Làm như vậy để để gia tăng sức mạnh trong tâm nhằm hóa giải âm đạt được hiệu quả tuyệt đối.

- Bước 3: Chuẩn bị vài lít rượu trắng nấu từ gạo, rửa 1kg củ gừng tươi, rồi đập nát nhuyễn và trộn vào rượu trắng. Ngâm trong 3 ngày rồi dùng rượu gừng để xử lý giải âm ở các bước tiếp theo. (Bước này nên làm nếu người làm là người trông nom trụ trì chùa, đình, đền, miếu. Nếu là người dân đến để hóa giải thì bước này không nên làm để tránh dị nghị của mọi người)

B. Các bước thực hiện xử lý giải âm đất:

- Bước 1, niêm phong đất bằng tay phải:

Người thực hiện giải âm phải đứng giữa mảnh đất hoặc giữa đình, đền, chùa, miếu. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), tay phải đập 3 đập xuống nền đất. Khi đập tay phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đập xuống. Khi đập đến lần thứ 3 thì tay phải vẫn giữ ở mặt đất và xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Đạo”.

Tiếp theo là đi từng góc đất giáp ranh với mảnh đất nhà hàng xóm. Nếu đền, chùa, đình, miếu có 3 góc hay 4 góc, hay 5,6,7 góc thì phải thực hiện đầy đủ việc niêm phong ở các góc. Đó là mỗi góc đất cũng bắt ấn tay trái và tay phải đập 3 đập xuống đất rồi xoay thuận 1 2 3 và đọc câu “Đạo”.

Việc niêm phong như thế là xong. Khi niêm phong xong thì trong đất có yêu tinh, âm binh, cô hồn sẽ được năng lượng của chư Phật trói lại, khi đó người thực hiện sẽ yên tâm niệm chú để hóa giải.

- Bước 2, dùng chân phải phá trận âm, khí âm dưới đất:

Người thực hiện giải âm phải đứng giữa chùa, đình, đền, miếu. Hai tay nắm lại (tay trái nắm lại trước và tay phải nắm bên ngoài tay trái) đặt trên trán. Nghĩ thật sâu (tập trung cao độ để suy nghĩ) về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Tiếp theo là hạ hai tay xuống trước ngực, hai tay chắp lại như đứng lễ. Sau đó niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Tiếp đến là tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ bấm lại với nhau), chân phải đạp 3 đạp xuống nền đất. Khi đạp chân phải xuống thì phải lấy lực từ tâm để đạp xuống. Khi đạp đến lần thứ 3 thì  lấy chân phải xoay thuận theo chiều kim đồng hồ, vừa xoay vừa đọc: 1, 2, 3. Đọc xong rồi ấn xuống và đọc tiếp chữ “Hóa”.

Việc phá trận và khí âm dưới phần âm đất đã hoàn thành.

- Bước 3, lấy rượu gừng vô hiệu hóa pháp của tinh tà, quỷ (chỉ dùng khi người làm là trụ trì, trông nom chùa, đình, đền, miếu):

Lấy rượu gừng đổ ra ca hay chậu nhỏ, lấy 1 nắm là cây lá nhỏ nhúng vào rượu gừng rồi đi vảy khắp mảnh đất, khắp gốc cây, khắp nền nhà, khắp ban thờ. Vảy nước rượu gừng cho ướt đất và nền nhà, ban thờ thì càng tốt.

Vảy rượu gừng là để vô hiệu hóa pháp quỷ, tinh tà nếu đất có quỷ, có tinh có sức mạnh về pháp. Đồng thời hỗ trợ người tâm lực yếu, trong người bị nhiễm âm xử lý được hiệu quả.

- Bước 4, niệm nhiều lần bài thần chú Tịnh Độ Tâm:

Trước khi niệm thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Rồi tay trái bắt ấn (đầu ngón cái và đầu ngón trỏ chạm vào nhau) và dơ bàn tay phải hướng về phía trước (hướng lòng bàn tay chếch xuống nền đất) và vừa đi vừa niệm thần chú. Đi khắp đất, khắp nhà, hướng vào bùa dán trên tường, hướng vào bát nhang, hướng vào ban thờ. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

Nam mô A Di Di Đà Phật”

- Bước 5, niệm nhiều lần bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú:

Sau khi niệm xong bài thần chú Tịnh Độ Tâm. Tiếp theo niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống nền đất, bùa chú, ban thờ. Vừa đi vừa tụng bài chú Nhật Sư Tâm Chú. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh nơi đền, đình, chùa, miếu. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

- Bước 6, niệm nhiều lần bài thần chú Bát Không Phật Đạo:

Sau khi niệm xong bài thần chú Nhật Sư Tâm Chú. Tiếp theo niệm bài chú Bát Không Phật Đạo. Vẫn bắt ấn tay trái, và dơ tay phải hướng xuống nền đất, bùa chú, ban thờ. Vừa đi vừa tụng bài chú Bát Không Phật Đạo. Có thể đi nhiều hơn 1 vòng xung quanh đất, xung quanh chùa, đền, đình, miếu. Niệm càng nhiều thì năng lượng đất sẽ thay đổi nhanh, âm binh, tinh tà, quỷ sẽ được hóa giải hết.

 “Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Như vậy là hoàn thành phương pháp giải âm đất nơi chùa, đình, đền, miếu.

 

 

Bài 10: HÓA GIẢI CUNG ĐƯỜNG HAY XẢY RA TAI NẠN CHẾT NGƯỜI

1.     Lý do cần hóa giải những cung đường, đoạn đường hay có người tai nạn chết:

- Tại những cung đường, đoạn đường có nhiều âm, tinh tà, vong cô hồn an trụ tạo ra nhiều năng lượng âm.

- Gần những nơi cung đường, đoạn đường có người chết sẽ có gò đất, cây cổ thụ, giếng cổ, chùa, đình, đền, miếu có âm hay trận pháp trấn yểm. Khi đó âm ở những nơi này sẽ tràn ra đường để xâm nhập vào người đi đường có tầng năng lượng trong tâm nhiều âm để hấp thụ năng lượng dương.

2.     Ảnh hưởng của những cung đường, đoạn đường hay có người tai nạn chết:

- Khiến cho những người đi qua đoạn đường, cung đường đó hoang mang, lo sợ.

- Khiến cho nhiều người bị tai nạn thương tâm, kéo theo nhiều khổ đau cho người còn sống.

3.     Phương pháp xử lý hóa giải:

- Bước 1: Đọc kỹ Phần 1 trong cuốn sách này.

- Bước 2: Rà soát xung quanh nơi xảy ra tai nạn có gốc cây cổ thụ không?, có giếng cổ không?, có đình, chùa, miếu, đền nào không? Nếu có thì hãy đến giải âm ở những nơi này theo phương pháp giải âm ở những nơi như vậy đã được hướng dẫn trong cuốn lễ này. Phải giải âm ở những nơi đó trước, vì yêu tinh sẽ bắt linh hồn người mất ở chỗ tai nạn về nơi chúng ngự để khống chế vong cô hồn thành âm binh. Khi vong cô hồn bị khống chế thành âm binh thì gia đình có làm ma chay cũng không giúp vong linh siêu thoát được.

- Bước 3: Dùng 3 bài thần chú để giải vong trực tiếp ở cung đường, đoạn đường hay xảy ra tai nạn chết người.

Trước khi niệm 3 bài chú hóa giải thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Hạ 2 tay chắp vào nhau trước ngực rồi niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Rồi bắt ấn tay trái (đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ chạm vào nhau) rồi tay phải dơ hướng vào từng đoạn đường nơi xẩy ra tai nạn để đọc lần lượt 3 bài chú. Nên đọc chú hướng xung quanh và đoạn đường rộng và dài để hóa giải triệt để:

Niệm nhiều niệm bài chú Tịnh Độ Tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Niệm nhiều niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Niệm nhiều niệm bài chú Bát Không Phật Đạo:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

Như thế là hoàn thành việc giải âm, giải vong cô hồn, yêu tinh nơi cung đường, đoạn đường thường xuyên xảy ra tai nạn chết người.

 

 

Bài 11: HÓA GIẢI MỘ PHẦN BỊ ĐỘNG VÀ NẠP KHÍ MỘ PHẦN

1.     Lý do mộ phần bị động:

- Mộ bị động do: Trâu, bò húc đổ hay vỡ mộ phần; đất nền ở mộ bị sụt; trong mộ có hang chuột; trên mộ có cây mọc thành cây to. Xung quanh ngôi mộ có mộ mới đào hay cải táng thì cũng gây động.

- Xung quanh nơi nghĩa trang có tinh tà ngự khiến cho vong linh sẽ không nhập mộ được cũng gọi là động mộ.

- Hoặc con cháu đi xem thầy, được thầy phán là động long mạch hay động mộ thì hãy làm theo phương pháp hóa giải trong bài này để đạt được hiệu quả tối đa.

2.     Ảnh hưởng của âm đến con người:

- Con cháu sẽ không thuận trong cuộc sống do ảnh hưởng của mộ phần tương tác để nhắn nhủ con cháu lưu tâm kiểm tra hóa giải mộ động. Mộ phần có liên kết chặt chẽ với cảnh âm đang tu luyện của gia tiên, mộ trên dương gian cũng giống như ngôi nhà dưới địa âm.

- Mộ động cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tĩnh tâm tu luyện của gia tiên. Do đó cần hóa giải việc mộ động để âm dương thuận lợi tu luyện và cuộc sống của con cháu tốt đẹp hơn.

3.     Phương pháp xử lý:

- Bước 1: Đọc kỹ Phần 1 trong cuốn sách này.

- Bước 2: Giải âm xung quanh nghĩa trang bằng 3 bài thần chú:

Trước khi niệm 3 bài chú hóa giải thì 2 tay nắm vào nhau và đặt trên trán, nghĩ thật sâu về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Nhật Sư Thích Ca Mâu Ni Phật). Hạ 2 tay chắp vào nhau trước ngực rồi niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật”. Rồi bắt ấn tay trái (đầu ngón tay cái và đầu ngón tay trỏ chạm vào nhau) rồi tay phải dơ hướng vào khắp nghĩa trang và khi khắp nghĩa trang để lần lượt niệm 3 bài chú:

Niệm nhiều niệm bài chú Tịnh Độ Tâm:

Nam mô A Di Di Đà Phật”

 

Niệm nhiều niệm bài chú Nhật Sư Tâm Chú:

Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Kim thân – Nhật lai, khắp cõi. Độ

Ma đạo, khổ khổ, tam đọa trùng

Kim thân – Nhật lai, ứng – Hóa độ

Ma đạo - Hồi tâm, Tiếp - Ứng đạo

Nhật lai, nhật lai, nhật lai, Hoàn đạo”.

 

Niệm nhiều niệm bài chú Bát Không Phật Đạo:

“Nam Mô Nhật Sư – Bồ Đề Tâm Phật

Tâm Hành. Hóa:

Tướng Vô Tướng, Trí Vô Trí

Tâm Vô Tâm, Hành Vô Hành

Đạo Vô Đạo, Tuệ Vô Tuệ

Phật Vô Phật, Nguyện Vô Nguyện

Hành Giả Tâm Hành. Hóa

Bát Không Phật Đạo, Nhất Tâm Giác Ngộ”.

 

- Bước 3: Niệm 3 bài thần chú trên để giải âm tại mộ đồng thời thay đổi năng lượng ở mộ phần:

- Bước 4: Sửa hoặc lấp lại mộ phần nếu bị hư hỏng, nhổ bỏ cây mọc trên mộ nếu có.

- Bước 5: Thực hiện thủ pháp nhập lại vong linh thiết nhập mộ

Bày lễ: thanh bông, hoa quả và châm 1 thẻ nhang trên mộ.

Người thực hiện nghi lễ đứng ở chân mộ, châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “Vong linh… Thiết nhập mộ. Đạo”. Chờ khoảng 5 phút sau thì làm thủ pháp định vị thiên cơ phần mộ.

- Bước 6: Thực hiện thủ pháp Định vị thiên cơ phần mộ

Người thực hiện nghi lễ, châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, nghĩ về Đứ Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “An vị phần mộ vong linh… trong sự định vị thiên cơ. Đạo”.

Thủ pháp định vị thiên cơ phần mộ sẽ được 4 ngài dưới địa phủ lên đo đạc, chỉnh sửa âm mộ và nạp khí tốt vào mộ, hàn nối lại long mạch khí và long mạch nước.

Như vậy là hoàn thành xong quy trình hóa giải động mộ và nạp khi tốt vào mộ.

 

 

Bài 12: HÓA GIẢI PHẦN MỘ (TIỂU, QUAN) DƯỚI NỀN ĐẤT KHI ĐANG THI CÔNG NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH

1.     Lý do có tiểu, quan tài dưới nền móng công trình:

- Do trước đó tại nơi thi công là nghĩa trang, và phần mộ mất nấm nên di chuyển không hết.

- Nền đất có mộ nhưng do lâu ngày không ai chăm sóc, dần dần mất nấm.

2.     Ảnh hưởng của phần mộ đến người sinh sống trên điền thổ nếu xử lý không đúng cách:

- Người sống trên ngôi nhà sẽ hay đau ốm, bệnh tật, đêm ngủ hay bị bóng đè.

- Có người hay nhìn hoặc hay mơ thấy vong hồn đi lại trong nhà.

- Nhiều hiện tượng lạ xảy ra.

- Chăn nuôi hoặc công việc không thuận.

- Gia đạo không hòa thuận.

3.     Xử lý khi đào phải phần mộ dưới nền đất công trình:

- Bước 1: Khi đào thấy phần mộ

Khi đào thấy phần mộ (tiểu, hoặc quan tài hoặc bộ xương) thì hãy dừng lại.

Chuẩn bị thanh bông hoa quả và châm 1 thẻ hương tại chỗ đào thấy mộ phần:

- Bước 2: Làm thủ pháp nhập vong vào tiểu mới nếu là mộ phần đó là quan tài hay bộ xương

Nếu là quan tài, là bộ xương thì cần chuẩn bị 1 tiểu mới, nước ngũ vị hương để rửa xương thật sạch sẽ rồi xếp ngay ngắn vào tiểu mới. Khi xếp ngay ngắn xong thì chưa đạy lắp tiểu vội.

Người thực hiện nghi lễ, châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải cầm nén nhang họa chữ Đạo trên không trung phía trên mộ. Rồi đọc “Thiên định giới, tiếp dẫn, dẫn giải vong linh vô danh thuộc sở hữu thân cốt, quy dòng trở về địa phủ đúng đạo và chưa đúng đạo thiết nhập tiểu. Đạo”. Khoảng 5 phút sau thì đạy lắp tiểu để di chuyển nơi mới.

- Bước 3: Thủ pháp di tiểu về chôn nơi nghĩa trang hoặc nơi mới

Người thực hiện nghi lễ, châm 1 nén nhang và cầm ở tay phải. Rồi 2 tay nắm vào nhau, đặt trên trán, nghĩ về Đức Ngũ Âm Hóa Đồng (Đức A Di Di Đà và Đức Phật Thích Ca), nghĩ về ngài Nguyên Linh Địa Phật. Hạ 2 tay xuống ngực chắp lại như lễ. Niệm 3 niệm “Nam mô A Di Di Đà Phật” rồi tay phải vỗ nhẹ 3 vỗ vào tiểu rồi đọc “Mời vong linh di về nhà mới. Đạo”.

- Bước 4: Nhập tiểu vào mộ mới:

Ở bước này gồm có đào huyệt mộ, lễ thần linh nghĩa trang, nhập vong vào mộ mới. Tất cả các bước này làm theo phương pháp và nghi thức nhập mộ cải táng vong linh như trong phần cải táng vong linh. Chỉ có khác là chỗ họ tên vong linh sẽ thay thế thành “Vong linh vô hành, quy dòng trở về địa phủ đúng đạo và chưa đúng đạo”.

- Bước 5: Hóa giải âm khí nơi công trình có mộ phần.

Bước này áp dụng bài giải âm đất ở bài 1.

Sau khi giải âm đất xong thì đổ vài tạ than củi vào chỗ có mộ phần để than củi hoạt tính hút hết âm khí còn xót lại chỗ mộ phần.

Như vậy là hoàn thành việc hóa giải nền móng công trình có mộ phần khi thi công một cách triệt để trong sự thuận lợi âm dương.

 

 

Bài 13: CHUYỂN MỘ PHẦN VÔ DANH

Đối với chuyển phần mộ vô danh mà vẫn còn nấm thì thực hiện đúng quy trình từ làm lễ động thổ phá nấm cho đến khi nhập mộ mới. Tất cả quy trình và nghi thức làm y như phần cải táng vong linh. Tuy nhiên ở phần mộ vô danh thì không có báo cáo gia tiên, không có họ tên vong linh. Thay họ tên vong linh bằng câu “Vong linh vô hành, quy dòng trở về địa phủ đúng đạo và chưa đúng đạo”. Nếu phần mộ có tiểu sẵn thì cứ thế di chuyển tiểu mà không cần chuyển tiểu mới.

 

 

Bài 14: NGÀY GIỜ TỐT THEO LỊCH LÀM VIỆC CỦA CÕI TRỜI ĐỊA PHỦ VÀ CÕI TRỜI CHƯ THẦN (BAN GIÁM SÁT HỘ THẦN)

1.     Lý do chọn ngày, giờ tốt để thực hiện công việc tâm linh lễ nghi

- Ngày giờ tốt rất cần thiết để việc thực hiện các nghi thức, nghi lễ tâm linh trong sự tương tác giữa người sống và chư thần, giừa người sống và gia tiên.

- Chọn ngày giờ phù hợp để công việc tương tác với chư thần và gia tiên đạt được hiệu quả tuyệt đối. Việc này cũng giống như con người làm việc với cơ quan chức năng cần phải đúng giờ hành chính và ngày hành chính. Nếu con người đến để tương tác xử lý công việc trong giờ và ngày hành chính thì sự việc sẽ được tiếp nhận và thành công. Nhưng con người lại không đến đúng giờ và ngày hành chính của cơ quan quy định thì sẽ không gặp và không xử lý được việc.

- Chư thần, địa phủ cũng có quy định ngày giờ hành chính để làm việc và những ngày, giờ không nên làm. Do đó nắm bắt được ngày giờ hành chính của chư thần và địa phủ thì việc thực hiện chọn ngày giờ trong xử lý tâm linh vô cùng đơn giản và hiệu quả tuyệt đối.

Như vậy mục đích, lý do để chọn ngày giờ khi thực hiện nghi thức và xử lý tâm linh là được chư thần, địa phủ, các ngài tiếp nhận và xử lý hiệu quả.

2.     Cách sách xem ngày giờ, các trường phái, phương pháp xem ngày giờ ở nhân gian có đúng không

- Nhân gian có nhiều phương pháp xem ngày giờ khác nhau: Ngày giờ hoàng đạo, các thần sát, các trực, các sao, kỳ môn độn giáp, quẻ dịch… Tất cả các phương pháp này đều dựa trên kinh nghiệm và đúc kết lại của các thầy đạo sĩ, thuật pháp, địa lý… để nhằm đạt được mục đích xử lý tâm linh là gặp được chư thần, gặp được các ngài, gặp được gia tiên.

- Vì là kinh nghiệm nên nó có tính xác suất. Bởi nó vẫn chưa đúng với ngày giờ hành chính của chư thần, địa phủ, các ngài quy định nhằm giúp cho con người đạt được sự hiệu quả và đơn giản trong xử lý tâm linh.

Vì vậy, các phương pháp xem giờ hiện nay chỉ mang tính chất đúc kết kinh nghiệm mà chưa có sự thực chứng biện chứng. Tuy nhiên nó vẫn cũng đúng và sai khi xác suất của sự đúng sai đó trùng hợp với giờ và ngày hành chính của các ngài trong việc xử lý các vấn đề tâm linh của nhân gian.

3.     Phân loại ngày hành chính xử lý các việc tâm linh của chư thần, địa phủ và các ngài

- Ngày 14, 15, 30 (29), 1 âm lịch là những ngày chỉ nên lễ tri ân các ngài và gia tiên. Không nên lễ và thực hiện các nghi thức tâm linh những ngày này. Những ngày này là các ngài không xử lý việc người dân thực hiện nghi lễ xử lý mồ mà, gia tiên, các công trình dương trạch, cưới hỏi cũng không nên. Theo lý luận thuyết âm dương của việc mặt trăng quay xung quanh trái đất. Vào ngày sóc là ngày 30, 1 là ngày cực âm cực đại, tức thuần âm; ngày 14 và 15 là ngày vọng là ngày cực dương cực đại, tức thuần dương. Do đó ở những ngày này là không được giao hòa âm dương, khi âm dương không giao hòa thì vạn việc khó thành. Do đó những ngày này chỉ nên đi lễ tri ân và tránh làm việc lớn như cưới hỏi, ma chay, cải táng, xây dựng…

- Những ngày: 3, 5, 7, 9, 11, 13, 17, 19, 21, 23, 25, 27, 29 là những ngày lẻ mang hành dương. Con người chúng sống ở dương gian nên mang hành dương. Con người là hành dương mà làm việc liên quan đến tâm linh, kể cả cưới hỏi vào những ngày lẻ cũng hành dương sẽ tạo thành vượng dương. Âm dương không cân bằng thì vạn việc không thuận lợi. Do đó không nên làm việc nghi thức tâm linh và các việc trọng đại vào ngày dương là những ngày lẻ.

- Những ngày: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 16, 18, 20, 22, 24, 26, 28 là những ngày chẵn mang hành âm. Con người sống ở nhân gian nên mang hành dương. Con người là hành dương mà làm việc liên quân đến tâm linh, kể cả cưới hỏi vào những ngày chẵn là hành âm sẽ tạo thành sự cân bằng âm dương. Âm dương được cân bằng sẽ hanh thông và phát triển tốt cho vạn vật sự việc. Do đó nên làm những việc tâm linh và không tâm linh như tang lễ, cải táng, xây dựng, nghi lễ, cưới xin, ký hợp đồng vào những ngày chẵn mang hành âm là rất tốt.

Như vậy đó là những ngày hành chính của chư thần và địa phủ, tốt xấu thể hiện qua tính chất thực hiện công việc. Muốn đi lễ tri ân nên đi vào ngày sóc là 30, 1 và ngày vọng là 14, 15. Còn muốn công việc xử lý từ tâm linh đến không tâm linh thì nên chọn ngày chẵn mang hành âm để được âm dương cân bằng.

Việc nhân gian chọn ngày xung, ngày hợp không có ý nghĩa và đúng như việc chọn được ngày chư thần và địa phủ làm việc.

4.     Phân loại giờ tốt xấu theo giờ hành chính để xử lý việc tâm linh của chư thần, địa phủ, các ngài

- Giờ tý (từ 23 giờ đêm đến 01 giờ sáng) là giờ cực âm, âm khí cực vượng. Giờ ngọ (từ 11giờ trưa đến 13 giờ trưa) là giờ cực dương, dương khí cực đại. Tại những giờ này thì các ngài không làm việc xử lý việc dương gian. Theo quỹ đạo di chuyển của trái đất quay xung quanh mặt trời thì vào giờ tý và giờ ngọ sẽ tạo ra những năng lượng xấu cho con người và vạn vật. Tại hai giờ này con người sẽ mệt mỏi nên cần nghỉ ngơi để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực và bức xạ của mặt trời. Do đó tuyệt đối kiêng kỵ làm việc tâm linh vào hai mốc giờ này. Nhất là cải táng, hạ huyệt trong tang lễ là cấm kỵ. Nói chung không làm bất cứ việc gì từ giao dịch cho đến xử lý việc tâm linh ở hai mốc giờ này.

- Giờ mão (từ 5h sáng đến 7h sáng) và giờ dậu (từ 17h đến 19h tối) là hai mốc giờ chuyển giao giữa âm và dương, giữa ngày và đêm. Theo lịch các ngài thì vào hai mốc giờ đó là lúc các ngài ban giao công việc ca trực cho nhau. Do đó không nên làm nghi lễ gì trong tâm linh cũng như nhiều việc ở nhân gian. Bởi vào hai mốc giờ này sẽ không có chư thần, địa phủ chứng và gia hộ công việc xử lý tâm linh và những công việc khác.

- Các mốc giờ còn lại đều là giờ hành chính xử lý việc của các ngài. Tuy nhiên nếu những việc liên quan đến cải táng thì nên làm vào giờ đêm, những công việc liên quan đến ban ngày thì nên làm vào ban ngày như tang lễ, động thổ, cất nóc, động thổ, cưới xin, ký hợp đồng… Bởi ngày và đêm đều cho các ngài làm việc. Quan trọng là phù hợp với công việc cần làm.

Như vậy việc xem ngày giờ vô cùng đơn giản và hiệu quả. Tránh việc coi nhiều sách vở xem ngày giờ mà không hiểu được mục đích xem ngày giờ để làm gì và tránh việc vô tình nghe theo sách vở tính toán bấm độn tưởng chọn được giờ tốt nhưng lại phạm những giờ cấm kỵ. Có người thấy bấm giờ ngọ, chính 12 giờ trưa để hạ quan nhập mộ cho vong linh. Ông thầy đó nghĩ là chôn giờ ngọ thì vong linh sẽ không về hại con cháu vì bấm độn ngày giờ mất phạm trùng tang. Thực chất không có vong linh nào về bắt con cháu cả. Việc làm của ông thầy là hại vong linh vi phạm giờ xấu nên sẽ không được các ngài xử lý đón về mà đọa thành cô hồn.

Cuốn Tâm Trung Hành Lễ với tất cả các phương pháp, nghi thức xử lý các vấn đề dương gian và âm phần, gia tiên, thần linh… bằng chân tâm, nhất tâm tấu lễ được được chư thần, chư phật gia hộ xử lý. Như vậy là lợi ích cho mọi người, mọi nhà để bài trừ mê tín dị đoan cúng lễ tốn kém mà không đúng và đạt được hiệu quả. Đồng thời khi chúng ta xử lý các vấn đề trong cuốn lễ này phải đề cao tâm tính hướng thiện, rời xa nghiệp lực, thấu hiểu nhân quả để không vi phạm, hướng đến sự lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết nhân loại. Được như vậy mới đúng ý nghĩa của cuốn sách “Tâm Trung Hành Lễ”, mới đúng là Đức năng thắng số.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
BÀI 6: BÀI LỄ NGÀY 23 THÁNG 12 ÂM LỊCH (TIỄN TÁO QUÂN VỀ TRỜI) VÀ BAO SÁI CHÂN NHANG (TỈA VÀ HÓA CHÂN NHANG) (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
12/13/2023
THỨ TỰ CẦN BIẾT ĐỂ VIỆC THỰC HÀNH HÓA GIẢI CÓ HIỆU QUẢ
12/13/2023
NGHI LỄ THỰC HIỆN PHỔ ĐỘ VONG LINH GIA TIÊN DÒNG HỌ ĐỊA PHỦ GIÚP GIẢM NGHIỆP ÂM VÀ GIA TĂNG ÂM ĐỨC DÒNG HỌ (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
8/25/2023
Bài 8: HÓA GIẢI TRẺ KHÓC ĐÊM (Tác giả: Hoàn Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
SÁCH HÀNH LỄ DƯỚI ÁNH SÁNG PHẬT PHÁP-NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ (ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT) (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
MỘ PHẦN CÓ LIÊN KẾT GÌ ĐẾN CÕI ÂM VÀ CON CHÁU (Tác giả: Hoàng Văn Trường - Nhất Nam - Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Hóa giải (Âm trên người-Bùa-Điền Thổ-Điện Thờ-Cây ám khí-Điểm tai nạn)
11/26/2022
Bài 6: HÓA GIẢI NGƯỜI BỊ YỂM BÙA, TINH NHẬP, VONG NHẬP (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Bài 7: HÓA GIẢI BÙA (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
Bài 1: HÓA GIẢI ÂM ĐẤT (QUỶ, TINH TÀ, ÂM BINH, CÔ HỒN) NHÀ Ở, CÔNG TY, VĂN PHÒNG, NHÀ MÁY, XƯỞNG (Tác giả: Hoàng Văn Trường...)
11/26/2022
Bài 2: HÓA GIẢI ÂM KHÍ NHIỄM TRONG NGƯỜI (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
11/26/2022
THỨ TỰ CẦN BIẾT ĐỂ VIỆC THỰC HÀNH HÓA GIẢI CÓ HIỆU QUẢ
11/26/2022
BÀI CẦU SIÊU CHO HƯƠNG LINH CHẾT VÌ NƯỚC (TT - Thích Chân Quang)
7/11/2020
BÀI 10: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 2 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/25/2020
BÀI 9: BÀI LỄ NGÀY MÙNG 1 TẾT TRONG NHÀ, NƠI KINH DOANH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/25/2020
BÀI 8: BÀI LỄ ĐÊM GIAO THỪA TẠI NHÀ, NƠI KINH DOANH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/24/2020
Bài 14: NGÀY GIỜ TỐT THEO LỊCH LÀM VIỆC CỦA CÕI TRỜI ĐỊA PHỦ VÀ CÕI TRỜI CHƯ THẦN (BAN GIÁM SÁT HỘ THẦN) (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/14/2020
Bài 13: CHUYỂN MỘ PHẦN VÔ DANH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/14/2020
Bài 12: HÓA GIẢI PHẦN MỘ (TIỂU, QUAN) DƯỚI NỀN ĐẤT KHI ĐANG THI CÔNG NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/14/2020
Bài 11: HÓA GIẢI MỘ PHẦN BỊ ĐỘNG VÀ NẠP KHÍ MỘ PHẦN (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/14/2020


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat