Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 2,786
Tất cả: 15,002,821
 
 
PHONG THỦY
1. Bát trạch - Bát biến
2. Huyền không phi tinh
3. Kết hợp Tứ Trụ - Huyền không
4. Thước lỗ ban
5. Phong thủy hóa giải vận mệnh
5. Tài liệu tham khảo
6. Phong Thủy/Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
MÔN ĐỊA LÝ PHONG THỦY LỤC KHÍ (PHẦN KẾT) (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)

 

MÔN ĐỊA LÝ PHONG THỦY LỤC KHÍ (PHẦN KẾT)

 

4. Chân lý giác ngộ của Lục khí

Chân lý giác ngộ là: “À, đời là bể khổ. Chúng sinh trời người phải dùng chân tâm, đối mặt, giác ngộ giải thoát hết tất cả các khổ đau trong và ngoài vũ trụ, trời và người”.

Ứng dụng chân lý giác ngộ vào Lục khí là: “À, lục khí là khổ, từng dòng khí phải tự cân bằng để đối mặt, xung đột, giao tranh để đạt đến trạng thái cân bằng của lục khí”.

Trong bài chân lý giác ngộ. Tôi có nói tất cả vạn vật từ hạt năng lượng tận cùng cho đến chỉnh thể vũ trụ đều khổ. Như vậy, không chỉ có con người mới khổ, mà khổ còn thể hiện ở 6 dòng khí, ở năng lượng tạo ra chúng. Đó là cái khổ của việc biến đổi nội tại của từng dòng khí nhằm tồn tại, đó là sự đấu tranh xung đột giữa các dòng khí với nhau để tìm đến sự bền vững và cân bằng nhằm cùng nhau tồn tại bền vững.

Cơ chế vận hành chân lý giác ngộ chính là cơ chế “phân tách, liên kết dây” như trong phần chân lý vạn vật của phần Lục khí đã phân tích bên trên.

 

Tại sao lại phải phân tích lục khí bằng chân lý giác ngộ? Tôi xin trả lời:

- Chân lý giác ngộ là của vạn vật vũ trụ từ hạt năng lượng tận cùng cho đến chỉnh thể toàn bộ vũ trụ và bên ngoài vũ trụ. Nó nằm trong chính mã sóng trí tuệ của chỉnh thể, do đó nó tự chuyển hóa để cân bằng bởi điều kiện và sự vận hành bằng cơ chế phân tách liên kết.

- Giác ngộ của lục khí chính là sự tự cân bằng của từng khí, sự tự giảm đi hay triệt đi tính hung hăng hiếu thắng của từng khí để hòa vào nhau trong sự gắn kết. Khi gắn kết trong sự cân bằng của từng khí sẽ tạo thành sự cân bằng của cả 6 dòng khí. Đó chính là sự bền vững để cùng nhau tồn tại và phát triển.

- Giác ngộ của lục khí là cấu trúc bền vững cùng tồn tại và phát triển của cả 6 dòng khí. Khi bền vững cùng tồn tại sẽ sinh ra năng lượng mới và sẽ mang lại sự sống cho vạn vật. Đặc biệt trong địa lý ở trái đất thì sự giác ngộ của 6 dòng khí đã tạo ra huyệt mạch (điểm cân bằng) để kết nối với siêu năng lượng màu vàng từ trung tâm vũ trụ. Năng lượng này nuôi dưỡng và vận hành sự sống bền vững ở trái đất, nó giúp cho con người, muông thú, vạn vật nơi đây được an lành và thịnh vượng.

- Bởi vì đỉnh cao của sự giác ngộ chính là sự cân bằng của tất cả vạn vật trong và ngoài vũ trụ, trời và người. Do đó, việc ứng dụng chân lý này để phân tích sự thật hiện hữu của Lục khí đã tồn tại ở trái đất từ khi nó hình thành cho đến nay. Ngoài ra còn giúp chúng ta nghiên cứu và ứng dụng chân lý giác ngộ vào việc cải tạo, chuyển hóa từng dòng khí để đạt đến sự cân bằng.

- Cuối cùng, việc ứng dụng chân lý giác ngộ là giúp cho chúng ta có cái nhìn thấu đáo, xuyên suốt về vạn vật cũng như chính chúng ta luôn phải đạt đến độ cân bằng (giác ngộ). Bởi khi đạt được sự giác ngộ thì ta sẽ nhìn thấy và vận hành vạn vật trong trạng thái giác ngộ. Hiểu sâu sắc hơn thì đó là lấy ý nghĩ để hòa vào, thấu hiểu, vận hành và chuyển hóa Lục khí. Để làm được điều này thì người tu luyện cần kiên trì tu luyện phong thủy nhân để vận hành địa lý phong thủy toàn diện.

 

Nhận biết điểm cân bằng của Lục khí bằng trực quan:

Trước tiên ta phải tập quan sát từng cặp khí đối xứng nhau để tìm điểm cân bằng của từng cặp khí. Sau đó kết hợp với môn hình thế để luận đoán và tìm ra được khu vực có điểm cân bằng chung cho cả 6 dòng khí. Làm được điều này chính là việc tầm long để tìm ra địa thế, khu vực có kết tụ các huyệt mạch. Vì quan sát bằng trực quan bởi thị giác, xúc giác nên chưa thể xác định chính xác huyệt mạch được. Do đó phải dùng đến phương pháp thiền định để điểm huyệt.

Thủy – Hỏa cân bằng: Ta sẽ thấy mát mẻ, ấm áp của cơ thể ở nơi thủy hỏa cân bằng. Khoảng thời gian và không gian của lúc bình minh và lúc hoàng hôn trong một vòng tròn của một ngày. Khu vực mát mẻ không bị gió tản mạn và thổi mạnh, đó là khu vực được loan đầu hình thế bao bọc, đó là khu vực gò đồi của đồng bằng. Đó là khu vực không tiếp giáp quá gần với thủy và không ở trên cao hay đỉnh gò đồi. Nó phải là nơi cân bằng giữa địa thế cao với nơi có thủy bằng việc quan sát hơi nước bốc hơi có bao phủ và được giữ lại ở đó không. Nếu quan sát buổi sáng mà hơi nước đọng lại được lâu và không bị gió thổi tan mất, đồng thời không quá gần thủy thì đó là cân bằng thủy hỏa tại khu vực đó.

Âm – Dương cân bằng: Ta sẽ thấy ấm áp của cơ thể ở nơi thủy hỏa cân bằng. Khoảng thời gian và không gian của lúc bình minh và lúc hoàng hôn trong một vòng tròn của một ngày. Để quan sát được âm dương có cân bằng hay không thì phải xem xét khu vực quan sát có âm u hay thoáng đãng, có muông thú sống được hay không, cỏ cây có tươi tốt hay không.

Thiên – Địa cân bằng: Ta sẽ quan sát khu vực đó xem cỏ cây có tươi tốt phát triển được hay không, chim muông và muông thú có sinh sống và tồn tại hay không. Con người nơi đó có hiền hậu và tài năng đức độ hay không. Con người nơi đó có khỏe mạnh và sống thọ hay không. Nếu có thì đó là sự giao hòa của thiên và địa.

Điểm cân bằng ít nhất sẽ từ hai dòng khí giao nhau để đạt trạng thái cân bằng. Đó là thủy và hỏa, đó là âm và dương, đó là thiên và địa. Khi thủy và hỏa cân bằng sẽ tạo ra dòng khí trắng mờ như sương. Khi âm và dương cân bằng sẽ tạo ra dòng khí trắng mờ như sương, có khi là vàng nhạt pha lẫn màu trắng sương. Khi thiên địa cân bằng sẽ tạo ra dòng khí vàng nhạt có màu trắng sương. Đó là điểm cân bằng chưa hoàn chỉnh vì nó mới chỉ là từ 2 dòng khí cân bằng. Khi điểm cân bằng hoàn chỉnh chính là điểm cân bằng của cả 6 dòng khí. Để tìm được chính xác điểm cân bằng cho cả 6 dòng khí chỉ có phương pháp thiền định mới xác định được.

 

Nhận biết điểm cân bằng của Lục khí bằng thiền định, tuệ nhãn, tâm nhãn:

Để biết chính xác điểm cân bằng hay còn gọi là huyệt mạch thì phải dựa trên quan sát trực quan sự giao tranh của 6 dóng khí kết hợp với môn Hình thế để xác định khu vực sẽ có các huyệt. Sau đó phải dùng đến thiền định để xác định địa điểm có huyệt mạch, xác định diện tích và mức năng lượng phát ra từ huyệt đó ra sao. Huyệt có khi nhỏ với đường kính chỉ vài cm, có khi đường kính lớn tới nhiều mét. Thậm chí có cả huyệt rộng lớn với đường kính vài chục mét. Đôi khi ta sẽ thấy không phải là huyệt mà là cả khu vực rộng lớn chứa đựng năng lượng vàng óng ánh, đó là khu vực cân bằng của 6 dòng khí nhưng chưa có sự kết nối với trung tâm vũ trụ. Do đó khu vực cân bằng sẽ không có sức mạnh về năng lượng bằng các huyệt có đường kính rộng từ khoảng 1m trở lên. Tuy nhiên nó lại là mạnh hơn so với những huyệt nhỏ li ti.

Nếu một người không tu luyện thiền định thì vẫn có thể nghiên cứu và vận dụng được môn lục khí. Đó là sau quá trình nghiên cứu sẽ xác định được khu vực có chứa các huyệt mạch, khu vực có sự cân bằng để xây dựng đô thị, thành phố, làng xã, nhà cửa, mộ phần. Dù chưa xác định được huyệt mạch, nhưng xác định được khu vực có sự cân bằng của 6 dòng khí đã là rất tuyệt vời và điều đó chứng tỏ sự thông thạo đối với môn lục khí.

 

Như vậy, chân lý vạn vật trong môn lục khí sẽ giúp cho chúng ta thấu hiểu bản chất của từng dòng khí. Đó là thấu hiểu cội nguồn, đặc điểm chúng, tính chất riêng, cơ chế vận hành. Sau khi thấu hiểu, ta tiếp tục ứng dụng chân lý giác ngộ để nhận thấy điểm cân bằng và thậm chí là cải tạo để tạo ra điểm cân bằng. Tuy nhiên, môn lục khí là phần bao quát của Tâm tướng trong địa lý phong thủy. Tâm tướng phải có Hình tướng mới hoàn chỉnh và có sự sống. Do vậy, chỉ khi chúng ta thấu hiểu toàn bộ cả Tâm và Hình thì mới nhuần nhuyễn và trở thành bậc thầy địa lý phong thủy.

Môn lục khí đã cho thấy và xóa tan u mê của việc truy xét một cách không có cơ sở khoa học của việc hướng tốt hướng xấu theo tuổi, hướng phát tài hay không phát tài dựa vào số độ của hướng nhà. Và tiếp theo, môn Năng lượng Ngũ tầng sẽ chứng minh và đánh tan việc phân chia điền thổ thành 9 cung để luận cát hung theo những môn địa lý phong thủy cổ xưa mang đậm tính tổng kết kinh nghiệm.

 

Đăng ngày: 4/26/2020 8:34:26 PM
Lần xem: 1491 lần - Phản hồi: 1
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]
HaiDang09 | Đăng ngày 4/26/2020

Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
Sách LỤC HÀO PHONG THUỶ (Vương Hổ Ứng)
11/4/2022
Link download SÁCH PHONG THUỶ (Cập nhật 30.9.2022)
10/2/2022
MÔN ĐỊA LÝ PHONG THỦY LỤC KHÍ (PHẦN KẾT) (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
4/26/2020
SÁCH NGHIÊN CỨU VỀ PHONG THỦY - BÁT TRẠCH - HUYỀN KHÔNG PHI TINH - THƯỚC LỖ BAN - ĐỊA LÝ NHÀ Ở
6/8/2019
Sách về Phong Thủy (link download)
3/14/2019
TRÙNG TANG LÀ GÌ? CÁCH TÍNH - CÁCH GIẢI. CÓ NÊN TIN TƯỞNG KHÔNG?
10/5/2018
HÃY NHÌN NHẬN LẠI VỀ THỜ - CÚNG THỔ THẦN, THỔ ĐỊA, THẦN TÀI.
9/23/2018


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat