Trang chủ
 
Thành viên
 
Thống kê
 
Nội quy
 
 
 
 
THÀNH VIÊN
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN
THÔNG TIN TIỆN ÍCH
Xem tử vi trọn đời
Xem Quái số của bạn
Xem cung tuổi vợ chồng
Lịch vạn niên 2024
Đổi ngày dương ra âm
Tra cứu sao chiếu mệnh
Cân xương tính số
Xem hướng nhà
Xem Sim số đẹp
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 4,295
Tất cả: 14,948,787
 
 
PHONG THỦY
1. Bát trạch - Bát biến
2. Huyền không phi tinh
3. Kết hợp Tứ Trụ - Huyền không
4. Thước lỗ ban
5. Phong thủy hóa giải vận mệnh
5. Tài liệu tham khảo
6. Phong Thủy/Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo
Nội dung tin đăng Trả lời bài này
Giải nghĩa các thuật ngữ trong địa lý phong thủy (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)

Giải nghĩa các thuật ngữ trong địa lý phong thủy

Để tu luyện và trở thành bậc thầy địa lý phong thủy thì việc đầu tiên là phải thấu hiểu cặn kẽ các thuật ngữ chuyên ngành trong bộ môn địa lý phong thủy. Trong bộ môn địa lý phong thủy, đôi khi ta chỉ cần nhớ thuật ngữ là ta đã có cả một kho tàng kiến thức tinh hoa, thậm chí nó chính là bí mật của sự trở thành bậc thầy địa lý phong thủy. Do đó, người tu luyện phải học thấu đáo, cặn kẽ ý nghĩa diễn giải của các thuật ngữ chuyên ngành trong địa lý phong thủy. Nếu chúng ta không thấu và hiểu cặn kẽ thì chúng ta sẽ không thể tu học thành công được. Vì vậy, trong bài này tôi sẽ phân tích, giải nghĩa các thuật ngữ chuyên ngành để các bạn thấy bí mật và tinh hoa trong chính các thuật ngữ đó.

Thuật ngữ “Địa lý”: Địa lý là trái đất, điền thổ, nơi mà con người, muông thú cùng vạn vật sinh sống và tồn tại trong điều kiện tương tác ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh: sông ngòi, thời tiết khí hậu, bức xạ, hình thế…
Thuật ngữ “Vị trí địa lý”: Vị trí địa lý chính là vị trí điền thổ cụ thể xác định, nơi mà con người, muông thú, vạn vật sinh sống và tồn tại trên khu vực điền thổ cụ thể trong điều kiện tương tác ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Thuật ngữ “Phong thủy”: Phong thủy là sự thấu hiểu và tìm ra được điểm giao hòa, cân bằng của quá trình giao tranh giữa 6 dòng khí (thiên, địa, thủy, hỏa, âm, dương) với 5 nhóm tầng năng lượng (tiêu cực, phát triển, chân tâm, lan tỏa, đoàn kết). Việc tìm được điểm cân bằng, giao hòa đó được gọi là đỉnh cao của nghệ thuật phong thủy, nó chính là huyệt mạch trong phong thủy.
Thuật ngữ “Địa lý phong thủy”: Địa lý phong thủy chính là sự thấu hiểu và tìm ra được điểm giao hòa, cân bằng của quá trình giao tranh giữa 6 dòng khí với 5 nhóm tầng năng lượng tại khu vực vị trí địa lý điền thổ cụ thể. Đỉnh cao của địa lý phong thủy chính là tìm được điểm cân bằng, giao hòa tại vị trí điền thổ cụ thể, nó chính là tầm long điểm huyệt trong địa lý phong thủy.
Thuật ngữ “Khí”: Khí là tập hợp bởi vô số hạt năng lượng tận cùng cấu tạo thành nguyên tử, phân tử, phần tử di chuyển trong chính vạn vật (không gian, điền thổ, sông ngòi, các hành tinh…) dưới sự tương tác bởi cơ chế “Phân tách liên kết dây”. Khí có thể quan sát thấy như hơi nước, hơi nóng của hỏa, cỏ cây đung đưa bởi gió, cỏ cây chết hay tươi tốt bởi bức xạ của điền thổ; cảm nhận bằng xúc giác bởi cơ thể nóng hay lạnh…
Thuật ngữ “Lục khí”: Lục khí là việc phân tách, phân chia chi tiết thành 6 loại khí. Đó là: Thiên khí, Địa khí, Âm khí, Dương khí, Thủy khí, Hỏa khí. Lục khí được phái Nhất Nam xây dựng thành một môn chuyên sâu để phân tích bản chất, sự vận hành của từng loại khí và sự ảnh hưởng của nó tới đời sống con người ra sao. Từ đó kết hợp với môn Năng lượng Ngũ tầng để tìm ra điểm cân bằng (huyệt mạch) và chuyển hóa năng lượng nhằm cải tạo môi trường sống.
Thuật ngữ “Năng lượng”: Năng lượng là sự vận động của lượng trạng thái được sinh ra bởi mã sóng trí tuệ. Hạt năng lượng là lượng trạng thái của một hạt được sinh ra bởi một mã sóng trí tuệ. Như vậy năng lượng là tập hợp của nhiều hạt năng lượng. Hạt năng lượng là hạt tận cùng, không còn hạt nào nhỏ hơn, bởi xác định được điểm khởi sinh ra hạt chính là sợi mã sóng trí tuệ.
Thuật ngữ “Năng lượng Ngũ tầng”: Năng lượng ngũ tầng là 5 nhóm tầng năng lượng. Đó là: Năng lượng tiêu cực, năng lượng phát triển, năng lượng chân tâm, năng lượng lan tỏa, năng lượng đoàn kết. Năng lượng Ngũ tầng được phái Nhất Nam xây dựng thành một môn chuyên sâu để phân tích bản chất và sự vận hành tương tác của từng loại năng lượng ảnh hưởng tới đời sống con người. Từ đó kết hợp với môn Lục khí để tìm ra điểm cân bằng (huyệt mạch) và chuyển hóa năng lượng nhằm cải tạo môi trường sống.
Thuật ngữ “Hình thế”: Hình thế chính là Loan đầu, là những yếu tố môi trường xung quanh vị trí địa lý như: sông ngòi, biển, ao, hồ, núi, con đường, ruộng vườn, ngôi nhà, tòa nhà, thành phố, bệnh viện, trường học,…Môn Hình thế là bộ môn phong thủy dựa trên hình thế vị trí địa lý để luận đoán cát hung cho sự sinh sống và làm việc của con người. Môn hình thế chỉ là hình tướng. Môn Lục khí và Năng lượng Ngũ tầng là tâm tướng trong địa lý phong thủy. Ba môn này không kết hợp với nhau thì không có sự sống cho môn địa lý phong thủy. Bởi Hình tướng là nơi mà Tâm tướng nương tựa để tồn tại, ngược lại thì Tâm tướng là sự sống duy trì Hình tướng. Do vậy để trở thành bậc thầy địa lý thì phải thấu hiểu bản chất, sự tương tác, cách thức vận hành của cả Tâm tướng và Hình tướng.
Thuật ngữ “Nhân hình”: Nhân hình là hình tướng, hình dáng con người. Phái Nhất Nam ứng dụng sự kỳ diệu của tạo hóa tạo ra con người để xây dựng thành một môn địa lý phong thủy. Đó là ứng dụng cơ chế vận hành sự tồn tại phát triển và vẻ đẹp thanh cao của hình dáng con người vào việc bố trí, xây dựng kiến trúc dương trạch. Đây là sự kết hợp đỉnh cao trong địa lý phong thủy để tạo ra phong thủy dương trạch đạt đến nghệ thuật và thành tựu vô cùng trong trong ứng dụng môn địa lý phong thủy Nhân hình vào cải tạo cuộc sống.
Thuật ngữ “Thu thủy”: Thu thủy là việc xác định địa điểm khoan giếng, địa điểm đào ao hồ, địa điểm đường nước sạch vào nhà. Thu thủy nó có ý nghĩa rất quan trọng và mang lại sự sống cho ngôi nhà, cho mộ phần. Giống như con người chúng ta phải uống nước mới tồn tại và phát triển được. Do đó, trong địa lý phong thủy rất coi trọng việc thu thủy.
Thuật ngữ “Phóng thủy”: Phóng thủy là việc xác định vị trí để chứa và thoát nước thải, nước sinh hoạt, nước bẩn ra khỏi ngôi nhà, đường nước đi khỏi khu mộ phần. Phóng thủy nó có ý nghĩa giống như ta thoát bỏ nước thải, chất thải trong cơ thể ra ngoài để cân bằng sự sống. Do đó, phóng thủy cũng rất quan trọng trong địa lý phong thủy.
Thuật ngữ “Nhất Nam”: Nhất Nam có nghĩa là tất cả hoặc duy nhất chỉ có ở phương Nam, ở Việt Nam. Cũng có nghĩa là từ phương Nam, từ Việt Nam mà bộ môn địa lý phong thủy sẽ phát dương, sẽ lan tỏa khắp thế giới và lưu truyền trong nhân gian bởi tính khoa học và thực chứng của nó với những tinh hoa không đâu có được.
Thuật ngữ “Phong thủy nhân”: Phong thủy nhân chính là đạo đức của con người nói chung và là nguyên tắc đạo đức của người tu luyện học thuật bộ môn địa lý phong thủy nói riêng. Bởi con người được cấu tạo bởi vô số tế bào, mỗi tế bào lại được cấu tạo bởi vô số hạt năng lượng cơ bản tận cùng. Khi phân tích về con người thì ta lại thấy con người được hợp thành bởi 3 yếu tố là Tâm, Thân tướng, Trí tuệ. Cả 3 yếu tố này đều vận hành bởi 5 nhóm tầng năng lượng trong bản thể chữ nhân và tác động bởi 6 dòng khí do môi trường xung quanh. Quy chuẩn ra sóng điện trong nội tại con người thì đều được cấu tạo bởi 3 loại sóng điện là: sóng điện trung tính, sóng điện dương, sóng điện âm. Do đó, ta thấy con người là công trình kì vĩ của tạo hóa tạo ra, nó là một loại phong thủy kỳ diệu mà đỉnh cao là phải tạo ra được điểm cân bằng, điểm cân bằng đó là giác ngộ, là đạo đức sống. Khi đã đạt đến sự giác ngộ thì phong thủy nhân sẽ chuyển thành tâm pháp.
Thuật ngữ “Tâm pháp”: Tâm pháp là giác ngộ giải thoát khổ đau, là đạo đức vô lượng. Tâm pháp chính là bộ lọc năng lượng trong tâm (tuệ linh) của con người. Người đạt được Tâm pháp chính là đạt đến đỉnh cao tinh hoa của môn phong thủy nhân. Người có Tâm pháp sẽ dễ dàng “Khai long, tạo huyệt”, dễ dàng “Thông thủy”, dễ dàng “Chuyển hóa và cân bằng năng lượng” của điền thổ.
Thuật ngữ “Thông thủy”: Thông thủy là sự vận dụng Tâm pháp để hấp dẫn (liên kết) những siêu năng lượng trong vũ trụ bởi năng lượng từ tâm người có Tâm pháp để truyền dẫn vào điền thổ. Sau đó vận hành và tạo ra vụ nổ dây chuyền những siêu hạt năng lượng đó để khai thông mạch nước, tiếp dẫn nguồn nước ngầm về điền thổ. Thông thủy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cân bằng âm dương, thủy hỏa, thiên địa trong điền thổ. Đặc biệt nó có tác dụng trong việc thu thủy, tạo ra nguồn nước giúp cải tạo cuộc sống của con người trên điền thổ đó.
Thuật ngữ “Long mạch”: Long mạch giống như mạch máu, xương, gân trong cơ thể con người chúng ta. Trong địa lý phong thủy thì nó chính là hình thế dài hay ngắn, sâu hay nổi, cao hay thấp, to hay bé, rộng hay hẹp, xấu hay đẹp của gò đất, đồi núi, con đê, sông ngòi, ao biển, hồ nước, dòng nước ngầm, núi ngầm.
Thuật ngữ “Long mạch chìm”: Long mạch chìm là hình thế của những mạch khí ngầm, mạch nước ngầm, mạch sông ngầm, núi ngầm ẩn và chạy chìm trong lòng đất.
Thuật ngữ “Long mạch nổi”: Long mạch nổi là hình thế của những dòng sông, ao hồ, sông ngòi, con đê, gò đất, dãy núi, con đường. Tất cả đều hiện rõ và lộ thiên.
Thuật ngữ “Tầm long”: Tầm long chính là quá trình quan sát, phân tích sự di chuyển và hình thế của long mạch nổi, long mạch chìm, hình thế vị trí địa lý để luận đoán khu vực kết tụ khí, luận đoán khu vực thuận lợi cho cuộc sống nhân sinh, luận đoán điểm kết tụ huyệt mạch.
Thuật ngữ “Điểm huyệt”: Điểm huyệt là quá trình xác định được vị trí, điểm kết tụ giao nhau giữa long mạch chìm với long mạch chìm dựa trên hình thế long mạch nổi. Đó là xác định điểm giao nhau giữa các mạch khí chìm, mạch nước chìm, mạch núi chìm trong sự tương hỗ của long mạch nổi. Cũng có thể được hiểu là xác định được điểm giao nhau, kết tinh của 5 nhóm năng lượng với 6 dòng khí trong điều kiện về hình thế vị trí địa lý. Điểm huyệt là kết quả, thành tựu của quá trình Tầm long.
Thuật ngữ “Khai long”: Khai long được hiểu theo nghĩa: Đối với long mạch nổi thì đó là việc cải tạo để tạo ra dòng sông, tạo ra kênh rạch, tạo ra ao hồ, tạo ra con đê, tạo ra đồi núi. Đối với long mạch chìm thì đó là việc vận dụng Tâm pháp để hấp dẫn các siêu hạt năng lượng trong vũ trụ về điền thổ, sau đó vận hành cho nổ dây chuyền để tạo ra các mạch nước chìm, mạch khí chìm tại điền thổ.
Thuật ngữ “Tạo huyệt”: Tạo huyệt là sự vận dụng Tâm pháp để kết nối giữa siêu năng lượng trong vũ trụ kết nối với điểm giao nhau của mạch nước tại điền thổ do đã Khai long trước đó. Việc kết hợp thành công sẽ tạo ra long và huyệt mạch cho điền thổ. Đây là đỉnh cao và là tinh hoa của phái Phong thủy Nhất Nam. Điều mà không đâu, từ xưa tới nay chưa có.
Thuật ngữ “Huyệt mạch”: Huyệt mạch chính là điểm cân bằng, điểm giao hòa của 5 nhóm năng lượng với 6 dòng khí trong sự nương tựa của Hình thế (long mạch chìm và long mạch nổi) để kết nối năng lượng siêu màu vàng từ trung tâm vũ trụ đến điểm giao nhau đó. Bản chất của huyệt mạch chính là những cột năng lượng siêu màu vàng óng ánh được truyền từ không gian trung tâm (không gian lõi) của vũ trụ kết nối với những điểm giao hòa, cân bằng tại khắp nơi trên trái đất.
Thuật ngữ “Kết tụ huyệt mạch”: Kết tụ huyệt mạch chính là những điểm có các cột, các tia năng lượng siêu màu vàng óng ánh từ vũ trụ truyền vào trái đất. Trái đất có vô số điểm kết tụ, to có, nhỏ có. Những điểm kết tụ huyệt mạch chính là những điểm thu nhận năng lượng của sự sống từ trung tâm vũ trụ đến trái đất nhằm giúp cho trái đất vận động quay tròn và sinh phát sự sống để đảm bảo môi trường sống và tu hành cho dạng sống tuệ linh được tồn tại và phát triển. Đây là bí mật mà không thầy địa lý nào phát hiện, thậm chí giới khoa học cũng không thể phát hiện ra. Điều này lý giải tại sao việc điểm được huyệt để thổ táng mộ phần hay dựng nhà lên đó lại giúp cho gia đình, con cháu thịnh vượng. Đơn giản vì con người đón nhận được siêu năng lượng tốt từ vũ trụ nên trí tuệ và tâm của những con người đón nhận được năng lượng tốt đó sẽ hơn những con người khác. Chính vì điều này mà việc thổ táng hay ở trên điền thổ có huyệt mạch kết tụ thì sẽ giúp cho con cháu an lạc và thịnh vượng.
Thuật ngữ “Dương trạch”: Dương trạch chính là ngôi nhà, nhà máy, nơi ở, công trình, thành phố, làng xã được xây dựng trên điền thổ để con người sinh sống và làm việc.
Thuật ngữ “Âm phần”: Âm phần hay còn gọi là âm trạch. Đó là những nơi được đào xuống đất rồi chôn người mất. Âm phần cũng được gọi là mộ phần, tức là phần mộ của người đã mất được chôn vào điền thổ.
Thuật ngữ “Thổ táng”: Thổ táng chính là âm phần. Khi người mất xong (dù có hỏa táng) mà chôn xuống điền thổ thì gọi là Thổ táng.
Thuật ngữ “Hung táng”: Hung táng có nghĩa là khi con người mất (thoát tục cõi trần) sẽ được chôn xuống điền thổ mà không trải qua hỏa táng. Ý nghĩa của chữ Hung là sự buồn phiền, không sạch sẽ, sự thối, sự phân rã, sự bẩn của thân xác trong quá trình phân rã để chỉ còn lại bộ xương của người mất. Khi hung táng xong, có nơi sẽ chờ thời gian để cải táng bộ hài cốt đó sang mộ phần mới cho sạch sẽ, bởi phần mỗ hung táng chứa đựng sự không sạch sẽ và bẩn thỉu.
Thuật ngữ “Hỏa táng”: Hỏa táng có nghĩa là khi con người mất (thoát tục cõi trần) sẽ được hỏa (thiêu đốt) để chỉ còn lại bộ xương. Sau đó mới đem chôn xuống điền thổ (mộ phần).
Thuật ngữ “Cải táng”: Cải táng nghĩa là chôn lại hài cốt người mất sang phần mộ mới. Cải táng chỉ sử dụng cho trường hợp hung táng hoặc những trường hợp di chuyển mộ phần.
Thuật ngữ “Động thổ”: Động thổ là việc con người động vào, đào xuống điền thổ. Động thổ để xây dựng nhà cửa, xây dựng công trình dương trạch, xây dựng âm phần.
Thuật ngữ “Cất nóc”: Cất nóc có nghĩa là lợp mái, đổ mái cho cho công trình dương trạch.
Thuật ngữ “Lập thờ”: Là thiết lập nơi tri ân với gia tiên dòng họ, tri ân với chư thiên, thần linh, phật, thánh. Việc lập thờ thể hiện ở việc có bát nhang và thờ cúng bằng hương (nhang) với đồ lễ.
Thuật ngữ “Nhà thờ”: Nhà thờ hay còn gọi là từ đường. Đó là nơi giao lưu và tri ân của con cháu trong dòng họ, trong chi nhánh của một dòng họ để thông qua việc đã lập thờ nhằm tưởng nhớ công ơn của gia tiên. Nhà thờ là nơi kết nối âm dương, nơi kết nối và dạy cho con cháu truyền thống của cha ông, dạy cho con cháu trở thành người hiền tài có đức độ.
Thuật ngữ “Thanh long”: Thanh long là 1 trong tứ linh theo phái phong thủy Loan đầu (hình thế), được gọi là linh vật Rồng. Thanh long tượng trưng cho rồng xanh bên trái theo cách tính dựa trên điền thổ. Theo 4 hướng thì Thanh long là hướng đông, có màu xanh hành mộc, với bản chất là sự vận động phát triển. Trong phong thủy Hình thế thì con rồng nằm ẩn. Thanh long tượng trưng cho phương đông, hành mộc nên cần có thủy để kích thích và gia tăng thịnh vượng.
Thuật ngữ “Bạch hổ”: Bạch hổ là 1 trong tứ linh theo phái phong thủy Loan đầu (hình thế), được gọi là Hổ trắng. Hổ trắng được tính là bên phải của điền thổ. Theo 4 hướng thì Hổ chính là hướng tây với màu trắng, ngũ hành thuộc kim. Hổ được coi là phục mồi trong bụi cây nên cần tĩnh để mai phục con mồi. Phương vị Bạch hổ mang hành kim lại cần tĩnh, do đó cần có tĩnh để nương tựa, cần có thổ để tương sinh và tạo lực đẩy cho sự an toàn và thịnh vượng.
Thuật ngữ “Chu tước”: Chu tước là một trong tứ linh theo phái phong thủy Loan đầu (hình thế), được gọi là con chim sẻ đỏ với vẻ đẹp cuốn hút đầy sống động và mê hoặc. Chu tước chính là minh đường, phí trước của điền thổ. Theo 4 hướng thì Chu tước chính là phương nam, với ngũ hành là Hỏa. Ngũ hành hỏa tượng trưng cho sự bùng phát, phát về tài lộc, về an lạc thư thái, về thịnh vượng nếu có tương sinh bởi mộc (cây cối) làm bình phong thanh lọc để thịnh vượng. Để mộc phát huy thì cần có nước (thủy) cho Chu tước phô bày vẻ đẹp quyến rũ và đầy mê hoặc.
Thuật ngữ “Huyền vũ”: Huyền vũ là một trong tứ linh theo phái phong thủy Loan đầu (hình thế), được kết hợp giữa rùa đen và con rắn xanh. Rắn được coi là dã thú và nguy hiểm, nó ẩn trong hang và đi săn mồi. Rùa tượng trưng cho sự nhẫn lại và hiền lành nhưng là sự hóa giải những sát khí. Sự kết hợp của 2 con vật tạo thành linh vật của phương vị Huyền vũ vừa nguy hiểm vừa là điểm tựa cho sự thúc đẩy phải triển. Huyền vũ là phương vị đằng sau theo điền thổ. Theo 4 hướng trong phong thủy hình thế thì huyền vũ chính là phương Bắc, ngũ hành thủy. Phương Bắc tượng trưng cho núi, cho hang sâu ẩn trong núi. Đó là nơi chứa đựng đầy nguy hiểm nếu kinh động đến và là nơi chứa đựng tiềm tàng của tài của kho báu, của nhân đinh trí tuệ. Chính vì đặc tính của Huyền vũ, do đó phương vị này theo phong thủy hình thế phải đoan trang, thanh cao không ô tuế thì sẽ là lực đẩy cho sự thịnh vượng và an toàn. Huyền vũ mang hành thủy, thủy phải sạch tượng trưng cho suối chảy từ đỉnh núi, do đó cần có thổ làm điểm tựa và phát sinh ra tài lộc là thủy.
Thuật ngữ “Trung cung”: Trung cung hay còn gọi là tâm điểm của điền thổ, tâm điểm của đất nước (thủ đô). Đối với con người đó là Tim. Đối với điền thổ theo địa lý phong thủy chính là trung tâm của sự luân chuyển khí và năng lượng trong điền thổ. Trung cung mang hành thổ và cần tĩnh và sạch sẽ để năng lượng và khí luân chuyển tuần hoàn tới 4 hướng.
Thuật ngữ “Tụ thủy”: Tụ thủy là chỗ nước chảy đến rồi tụ lại, chỗ dòng nước ngưng đọng lại.
Thuật ngữ “Tán thủy”: Tán thủy là dòng nước chảy đi mà không tụ hay đọng lại.
Thuật ngữ “Tụ khí”: Tụ khí là chỗ các dòng khí đọng lại, tụ lại bởi sự che chắn hay kín đáo.
Thuật ngữ “Tán khí”: Tán khí là nơi các dòng khí không tụ lại mà bay đi hoặc tản mạn tan theo gió.
Thuật ngữ “Dụ khí”: Dụ khí cũng có thể được hiểu là dương khí, là khí hỏa, là khí thiên.
Thuật ngữ “Âm khí”: Âm khí là khí địa, là khí thủy.
Thuật ngữ “Âm khí lai thủy, dụ khí lai phong”: Câu này có nghĩa là khí âm sẽ theo hơi nước di chuyển tới và khí dương, khí hỏa, thiên khí theo gió di chuyển tới. Ngoài ra câu này cũng thể hiện việc xác định hướng nhà là phải xác định nơi nào mang khí thủy và hơi nước nhiều đến là hướng nhà. Đặc biệt trong kiến trúc hiên đại có căn hộ chung cư, và theo câu trên thì cửa chính mang hơi nước đền sẽ là hướng nhà, ban công chỉ là gió đưa khí hỏa đến thì không phải hướng nhà.
Thuật ngữ “Dương khí”: Dương khí mang tính dương, là khí di chuyển nổi trên không gian. Trong khí dương chứa đựng khí hỏa và thiên khí.
Thuật ngữ “Thủy khí”: Thủy khí có đặc điểm là nặng, chìm nên di chuyển dưới lòng đất, dưới ao hồ, sông ngòi và bay giáp mặt đất. Khí thủy có trong khí âm và khí địa.
Thuật ngữ “Thiên khí”: Thiên khí là năng lượng tương tác từ các vì sao, các hành tinh trong vũ trụ tác động đến trái đất. Trong khí thiên có khí hỏa, khí âm và khí dương.
Thuật ngữ “Địa khí”: Khí địa là năng lượng từ trong lòng đất bức xạ lên khỏi mặt đất, trong địa khí có khí âm, có khí dương, có khí thủy, có khí hỏa.
Thuật ngữ “Hỏa khí”: Hỏa khí mang thuần tính dương, nó nhẹ và bay theo gió. Khí hỏa có trong khí dương, trong khí thiên, thậm chí có trong khí địa.
Thuật ngữ “Núi quản nhân đinh”: Núi quản nhân đinh là bởi địa thế núi với sông ngòi sẽ kết tụ thành long huyệt mạch. Huyệt mạch lại là nơi kết nối siêu năng lượng từ trung tâm vũ trụ. Những huyệt mạch khác nhau sẽ tạo ra khu vực đó có nhân tài khác nhau. Chính vì vậy mà hình thế núi thanh tú, đẹp bởi sự kết tụ giữa long mạch chìm với long mạch nổi sẽ tạo ra nhiều huyệt mạch tốt. Khi đó sẽ có nhiều nhân tài xuất hiện nơi đó. Nguyên nhân do các tuệ linh hóa thân xuống khu vực đó để hấp thụ năng lượng tốt của vũ trụ nhằm thuận lợi kế hoạch tu hành. Nếu hình thế núi hiểm trở, không thanh tú sẽ không có sự kết hợp long mạch chìm và nổi để kết tụ huyệt mạch. Khi đó sẽ không có nhân tài xuất hiện, mà người sống ở khu vực đó không thanh cao. Đặc biệt trong địa lý phong thủy Hình thế thì việc có núi, có đồi, có điểm tựa chính là tượng trưng cho việc có và phát nhân đinh.
Thuật ngữ “Thủy quản tài lộc”: Thủy quản tài lộc bởi thủy là năng lượng chân tâm nuôi dưỡng, phát triển sự sống cho vạn vật. Đặc biệt, thủy được coi là tài lộc. Do dó những vùng có nhiều sông ngòi, ao hồ, vịnh biển bao bọc thì dễ dàng phát triển giao thương và phát triển kinh tế. Thủy dưỡng tâm tính con người và vạn vật trở nên hiền hòa và sáng suốt. Do đó trong phong thủy Hình thế nếu để phát tài thì nên xây cất nhà cửa cạnh khu vực có thủy thanh cao bao bọc.
Thuật ngữ “Nhất vị, nhị hướng”: Nhất vị nghĩa là trong phong thủy phải coi trọng vị trí địa lý, coi trọng địa điểm để xây dựng nhà cửa, thành phố, làng xã, mộ phần. Vì vị trí chính là nơi có năng lượng tốt, có huyệt mạch. Đó mới chính là nguồn gốc của sự thịnh vượng và an lạc. Nhị hướng chính là việc lựa chọn thứ yếu, không phải là quan trọng. Việc chọn hướng phải dựa trên điều kiện vị trí địa lý để xác định hướng cho công trình thuận lợi mát mẻ và tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay bộ môn địa lý phong thủy đang bị hiểu lầm nhất vị là chia ngôi nhà ra 9 cung rồi xác định cung tốt, cung xấu. Và hướng thì bị hiểu nhầm là chọn hướng có sinh khí hay hướng tốt theo các phái phong thủy cổ xưa.
Thuật ngữ “Mộ kết”: Mộ kết là ngôi mộ hung táng đúng huyệt mạch. Khi đó những siêu năng lượng từ vũ trụ sẽ dưỡng cho thân cốt không tiêu mà có màng trắng tơ hồng bao phủ thân cốt. Mộ kết là thuật ngữ chỉ dành cho phần mộ hung táng.
Thuật ngữ “Mộ phát”: Mộ phát là ngôi mộ đã cải táng, ngôi mộ hỏa táng đặt được đúng huyệt mạch. Huyệt mạch là nơi kết tụ, kết nối với siêu năng lượng tốt từ trung tâm vũ trụ nên trong ngôi mộ sẽ có năng lượng tốt dưỡng và được gọi là mộ phát.
Thuật ngữ “Hình tướng địa lý phong thủy”: Hình tướng địa lý phong thủy được cấu tạo bởi hai môn là môn Hình thế và môn Nhân hình. Môn Hình thế chính là tổng quát chung, là vĩ mô. Môn Nhân hình là chi tiết tận cùng, là vi mô. Trong Hình tướng địa lý phong thủy, hai môn này gắn kết biện chứng với nhau để tạo đến tuyệt tác và tính thẩm mỹ cũng như tinh hoa của địa lý phong thủy.
Thuật ngữ “Tâm tướng địa lý phong thủy”: Tâm tướng địa lý phong thủy được cấu tạo bởi hai môn là môn Lục khí và môn Năng lượng Ngũ tầng. Môn Lục khí chính là tổng quát chung, là vĩ mô. Môn Năng lượng Ngũ tầng là chi tiết tận cùng, là vi mô. Trong Tâm tướng địa lý phong thủy, hai môn này gắn kết biện chứng với nhau, nó không tách rời nhau. Để có và tồn tại Lục khí thì phải có Năng lượng Ngũ tầng. Nếu không có Năng lượng Ngũ tầng thì không có Lục khí.
....(còn tiếp)

Đăng ngày: 1/15/2020 11:13:40 AM
Lần xem: 1654 lần - Phản hồi: 0
Người đăng: buiquangchinh77 - Mã số ID: 22
Email: [email protected]

Chưa có bài phản hồi nào!

Các tin cùng Danh mục
Ngày đăng
BẢN XEM VỀ GIẤY TỜ NHÀ ĐẤT. TEST PHONG THUỶ KHU VỰC ĐẤT Ở.
12/27/2022
Phong Thủy và Phước
5/27/2020
Phong Thủy Dùng Năng Lượng Vũ Trụ Đặc Biệt -Thiền Định-Lục Khí của Thầy Nhất Nam
2/17/2020
Giải nghĩa các thuật ngữ trong địa lý phong thủy (Tác giả: Hoàng Văn Trường-Nhất Nam-Nhật Sư Hoàn Đạo)
1/15/2020
Đặt tên cho con
5/29/2019
Xem phong thuỷ hướng nhà và cách để cải vận
6/7/2018
Nhờ chú xem giúp cháu Thay đổi vị trí ban thờ Thần Tài
1/26/2018


Bạn chưa đăng nhập


ĐĂNG NHẬP - ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

Gmail: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/buiquangchinh77

Fanpage: https://www.facebook.com/Tutruthienmenh.com.BuiQuangChinh/          

Blog: https://giaimabiansomenh.blogspot.com/

Địa chỉ: 87 - Lý Tự Trọng - TP Vinh - Nghệ An. Hotline: 0812.373.789 hoặc 09.68.68.29.28 (Thầy Bùi Quang Chính)

Facebook chat